Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học

Tóm tắt

Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong xu thế toàn

cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhất là giảng viên tại các trường đại học và

học viện phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên

cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, hiệu quả hoạt

động nghiên cứu khoa học các trường đại học ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Kiến

trúc Đà Nẵng nói riêng chưa cao cả về chất và lượng. Công trình nghiên cứu khoa học không

mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí đề tài nghiệm thu xong chỉ để “xếp ngăn kéo”

diễn ra phổ biến. Chính vì vậy, việc nâng cao cả chất và lượng của hoạt động nghiên cứu

khoa học gắn liền với sứ mạng và mục tiêu đào tạo của nhà trường để những công trình

nghiên cứu thực sự đem lại hiệu quả trong giảng dạy, nâng cao vị thế của trường và ứng

dụng thực tiễn là việc làm rất cần thiết.

Bài viết dưới đây của tác giả với mong muốn cùng nhà trường “giải phẫu” công cuộc

nghiên cứu khoa học và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học. Bài

viết là những kinh nghiệm và suy nghĩ cá nhân; và trên cơ sở tổng hợp những kiến thức từ các

tài liệu về nghiên cứu khoa học nhằm tập trung “mổ xẻ” một số vấn đề như: Vì sao cần làm

nghiên cứu khoa học; thực trạng và những rào cản cản trở sự phát triển nghiên cứu khoa

học; và giải pháp khắc phục.

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học trang 1

Trang 1

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học trang 2

Trang 2

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học trang 3

Trang 3

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học trang 4

Trang 4

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học trang 5

Trang 5

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 9501
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học
KH, người làm nghiên 
cứu phải đọc và viết rất nhiều. Đọc giúp cho 
nhà khoa học thu thập thông tin, và giúp mở 
mang trí não đến những khung trời kiến 
thức mới. Viết là kỹ năng quan trọng để nhà 
khoa học có thể truyền tải thông tin đến 
người đọc. Ngoài đọc và viết, người làm 
khoa học còn phải biết kỹ năng nói và nghe, 
giúp nhà khoa học có thể thu thập thông tin 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019 
 73 
qua phỏng vấn, tương tác với đối tượng 
nghiên cứu và tương tác với đồng nghiệp 
trong các hội nghị. Đồng thời nói và nghe 
cũng là hai phương thức để suy nghĩ có hệ 
thống và qua đó nhà khoa học có thể sắp 
xếp thông tin và ý tưởng theo chủ đề. Tất cả 
những kỹ năng trên là những phương tiện 
luyện tập thể dục tinh thần rất hiệu quả. 
1.4. Nghiên cứu khoa học là một 
cách để xây dựng sự nghiệp, thăng tiến và 
hội nhập quốc tế. 
NCKH là một cách giúp chúng ta đạt 
được mục tiêu trong đời. Những mục tiêu 
này có thể là việc làm, có học bổng, được tài 
trợ cho nghiên cứu, hợp tác trong kinh 
doanh NCKH thường dẫn đến công bố 
những bài báo khoa học trên các tập san 
quốc tế. Những bài báo khoa học này như 
những viên gạch để xây dựng sự nghiệp của 
một nhà khoa học. 
1.5. Nghiên cứu khoa học là nhằm 
nâng cao phẩm chất giảng dạy 
Đối với giảng viên, việc làm mới bài 
giảng và giáo trình là một nhu cầu rất quan 
trọng, bởi vì nếu chỉ sử dụng suốt một giáo 
trình suốt năm này sang năm khác sẽ dễ làm 
cho sinh viên nhàm chán, và ngay cả người 
giảng cũng nhàm chán. NCKH giúp cho 
giảng viên có cơ hội cập nhật hóa kiến thức 
chuyên ngành. Nhưng ngoài việc cập nhật 
hóa lượng kiến thức và thông tin, giảng viên 
còn có thể sáng tạo ra tri thức mới, dữ liệu 
mới và có thể chia sẻ với sinh viên, từ đó 
nâng cao vị thế của giảng viên là một người 
thầy hơn là một người thợ giảng. 
2. Thực trạng nghiên cứu khoa học và 
Rào cản 
Trong những năm qua, hoạt động 
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên 
trong các nhà trường đã có những chuyển 
biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. 
Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng 
của đất nước, trước sứ mạng đào tạo, mục 
tiêu phát triển và tầm nhìn của trường Đại 
học kiến trúc Đà Nẵng thì hoạt động nghiên 
cứu khoa học của giảng viên chưa đáp ứng 
được yêu cầu (cả về số lượng và chất 
lượng). 
Một là, tình trạng đối phó trong 
nghiên cứu khoa học của giảng viên. 
Môi trường nghiên cứu khoa học trong 
trường còn chưa sôi nổi, năng động và có 
phần còn kém hiệu quả. Thời gian dành cho 
nghiên cứu khoa học còn rất ít, mặc dù Bộ 
Giáo dục và Đào tạo và nhà trường đã có 
quy chế phân bổ thời gian nghiên cứu khoa 
học cho các giảng viên. Theo quy định của 
Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31-
12-2014 quy định chế độ làm việc đối với 
giảng viên đã quy định về nghiên cứu khoa 
học là: Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng 
quỹ thời gian làm việc trong năm học để 
làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Mỗi 
năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ 
nghiên cứu khoa học được giao tương ứng 
với chức danh hoặc vị trí công việc đang 
đảm nhiệm. Nghiên cứu khoa học được xem 
là nhiệm vụ bắt buộc và là tiêu chí đánh giá 
lao động của giảng viên. 
Tuy nhiên, công việc này của giảng 
viên hiện chưa được chú trọng đúng mức, 
chưa thật sự phát triển mạnh mẽ, diễn ra 
không đồng đều và gần như chỉ tập trung 
vào một số ít giảng viên. Số lượng giảng 
viên tham gia nghiên cứu không nhiều, chưa 
thực sự nhiệt tình và say mê nghiên cứu. 
Bên cạnh đó, do áp lực phải thực hiện nhiệm 
vụ nghiên cứu khoa học nên việc nghiên cứu 
còn mang tính hình thức, dựa trên áp dụng 
những thứ “có sẵn” nhằm giảm thiểu thời 
09/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
74 
gian, chi phí thực hiện, dẫn tới chất lượng 
công trình nghiên cứu chưa thực sự cao. Vì 
thế, nhiều giảng viên chỉ thực hiện để cho 
đủ giờ, ít quan tâm đến chất lượng công 
trình mà mình công bố. 
Hai là, sự gắn kết giữa nghiên cứu và 
giảng dạy còn thấp 
Một số giảng viên theo đuổi hướng 
nghiên cứu khác xa với môn học do mình 
đảm nhiệm nên việc thực hiện nghiên cứu 
nhằm bổ sung cho nội dung giảng dạy sau 
khi nghiên cứu không đem lại kết quả. 
Giảng viên vẫn chủ yếu giảng dạy lý thuyết 
trong giáo trình, quá trình giảng dạy - 
nghiên cứu tiến hành một cách độc lập, tách 
rời nhau. 
Ba là, khối lượng giảng dạy lớn, thời 
lượng dành cho nghiên cứu còn thấp 
Thực tế hiện nay ở hầu hết các trường 
đại học trong nước, trong đó có trường Đại 
học kiến trúc Đà Nẵng, tỷ lệ sinh viên trên 
giảng viên hiện vẫn còn cao, có ngành lên 
trên 35 sinh viên/giảng viên; số giờ giảng 
trung bình quy định của mỗi giảng viên ở 
mức rất cao, khoảng 436 giờ chuẩn (chưa kể 
các hoạt động đoàn thể, xã hội ngoài chuyên 
môn). Do đó, thời gian để làm nghiên cứu 
khoa học còn ít so với tổng định mức công 
việc trên đầu mỗi giảng viên. Mặc dù 
NCKH được quan niệm là một trong những 
nhiệm vụ chính của giảng viên, nhưng để 
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất 
lượng của NCKH cần đòi hỏi sự hợp tác và 
kết nối về chiều sâu thì thực tế điều này 
chưa được bộc lộ qua các hoạt động và kết 
quả cụ thể. 
Bốn là, ứng dụng vào thực tiễn của 
các công trình nghiên cứu khoa học chưa 
hiệu quả 
Mối quan hệ với các doanh nghiệp của 
Nhà trường chưa thực sự phát triển mạnh 
mẽ, chưa phát huy tính kết nối trong nghiên 
cứu giữa các đơn vị trong trường. Các giảng 
viên khi bắt tay vào làm nghiên cứu khoa 
học vẫn đang còn tâm lý lo ngại: không biết 
nghiên cứu của mình rồi có ứng dụng được 
không? Có được sử dụng không?, chưa kể 
tới các đơn vị sản xuất, đơn vị đặt hàng ứng 
dụng cũng không hào hứng lắm với việc 
ứng dụng cái mới vào doanh nghiệp của họ 
bởi chi phí đầu tư cho nghiên cứu thường 
khá lớn lớn, ứng dụng vào đơn vị của họ thì 
lại không nhiều 
Năm là, môi trường nghiên cứu khoa 
học còn thiếu “không khí tự do học 
thuật” 
Một trong những trở ngại lớn của hoạt 
động nghiên cứu khoa học ở các trường đại 
học nói chung hiện nay là còn thiếu “không 
khí tự do học thuật”. Tự do học thuật được 
hiểu chính là giảng viên được trao quyền tự 
do giảng dạy, tự do nghiên cứu và thảo luận 
khoa học, tự do công bố kết quả nghiên cứu 
ở trong nước và quốc tế và tự do phát biểu ý 
kiến cho các vấn đề thuộc về khoa học và 
công nghệ, đời sống kinh tế - xã hội trên 
tinh thần khoa học. Tự do học thuật luôn đi 
đôi với trách nhiệm học thuật, trong đó quan 
trọng nhất là sự khách quan và trung thành 
với chân lý, sự tuân thủ các chuẩn mực về 
đạo đức và chuyên môn, sự tôn trọng quyền 
tự do học thuật của những thành viên khác 
trong cộng đồng học thuật và đối xử công 
bằng với những quan điểm học thuật khác 
biệt. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng hạn chế 
về tự do học thuật và tư duy phản biện trong 
nghiên cứu khoa học lại diễn ra ở nhiều 
trường đại học. Điều này là yếu tố chính 
khiến cho các giảng viên không được 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019 
 75 
khuyến khích tiếp cận để tìm ra những 
hướng mới và khiến cho rào cản về cách 
tiếp cận các vấn đề nghiên cứu khác với 
truyền thống trở nên khó tháo dỡ. 
Thêm vào đó, thực hiện tự chủ của các 
trường đại học mới chỉ ở trong giai đoạn thí 
điểm, các trường đại học hầu như vẫn đào 
tạo theo khung chương trình do Bộ Giáo dục 
và Đào tạo quy định, trong đó có các môn 
học bắt buộc chiếm khá nhiều thời gian học 
của nghiên cứu sinh, học viên cao học và 
sinh viên, ảnh hưởng chung đến công tác 
nghiên cứu khoa học của các trường. 
Sáu là, định hướng nghiên cứu chưa 
thực sự khoa học 
Hiện nay, việc đăng ký đề tài mặc dù 
được thông qua hội đồng khoa học nhiều lần 
nhưng chủ yếu phụ thuộc vào người đăng 
ký, chưa theo hướng nghiên cứu để lựa chọn 
nơi thực hiện vì thế nhiều khi không xuất 
phát từ nhu cầu thực của trường, của các 
ngành học hay của xã hội. 
Thù lao được trả chưa xứng với công 
sức bỏ ra: Kinh phí cấp cho các đề tài 
nghiên cứu thường rất thấp; vì thế, không 
khuyến khích được giảng viên nghiên cứu... 
3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển 
nghiên cứu khoa học 
3.1. Tăng cường nhận thức của giảng 
viên 
Trong một thập kỷ qua, có thể nói việc 
xếp hạng đại học toàn cầu đã đặt ra áp lực 
rất lớn lên tất cả các trường đại học trên thế 
giới. Chính phủ nhiều nước coi các trường 
đại học đẳng cấp quốc tế là biểu tượng cho 
sự giàu mạnh và niềm tự hào quốc gia. Tất 
cả các bảng xếp hạng đều đặt nặng vấn đề 
nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. 
Tiêu chí NCKH được gắn trọng số cao, 
khoảng 60%. Do vậy yếu tố quyết định thứ 
hạng của các đại học là NCKH. Bởi lẽ: 
- Thứ nhất, nghiên cứu khoa học là để 
phát triển khoa học, để biết thêm, hiểu sâu 
hơn. 
- Thứ hai, việc nghiên cứu có ảnh 
hưởng tích cực đối với việc giảng dạy và 
học tập. Nghiên cứu làm tăng chất lượng 
cho giảng dạy, đưa vào giảng dạy những 
hiểu biết mới. Với sự tiến triển nhanh của 
khoa học, một giảng viên không làm nghiên 
cứu sẽ như một cái băng đĩa, cứ tua đi tua 
lại những kiến thức cũ có khi đã hết giá trị. 
Ngoài ra, thông qua nghiên cứu khoa học sẽ 
còn rèn luyện được những kiến thức và kỹ 
năng cho sinh viên. 
- Thứ ba, nghiên cứu phục vụ cho công 
tác đào tạo sau đại học: bản thân giảng viên 
phải làm công tác nghiên cứu thì mới có đủ 
khả năng và phẩm chất khoa học để hướng 
dẫn các học viên thực hiện các đề tài sau đại 
học. 
3.2. Tác động và nuôi dưỡng các yếu 
tố tạo nên thành công trong NCKH 
Nhà trường cần có giải pháp để thúc 
đẩy động lực nghiên cứu của mỗi giảng 
viên. Động lực càng mạnh mẽ thì năng lực 
nghiên cứu càng được phát huy tốt. Động 
lực nghiên cứu của một giảng viên, tùy 
thuộc vào mỗi người, có thể là: niềm đam 
mê, ham nghiên cứu tìm tòi cái mới, khát 
vọng muốn khẳng định bản thân, muốn hơn 
người khác, học hàm, học vị, lợi ích kinh 
tế,... 
Công thức để dẫn đến thành công 
trong NCKH là 
Năng lực nghiên cứu + Động lực 
nghiên cứu + Môi trường nghiên cứu tốt = 
Thành công trong NCKH. 
09/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
76 
Do đó, cần phải đầu tư vào ba yếu tố 
này! 
Một là, tạo động lực cho công tác 
NCKH: 
Hiện nay, vấn đề nan giải nhất là: thu 
nhập của một giảng viên, đặc biệt là giảng 
viên trẻ quá thấp, thấp hơn rất nhiều so với 
thu nhập của nhiều ngành nghề khác, khiến 
họ không sống nổi bằng lương. Thêm vào 
đó, các giảng viên lại phải giảng dạy rất 
nhiều để tăng thu nhập, lo cơm áo gạo tiền. 
Trong hoàn cảnh như thế, giảng viên sẽ 
không còn thì giờ, tâm trí và sức lực để làm 
nghiên cứu. 
- Nhà trường phải cố gắng tăng thu 
nhập cho các giảng viên với nguyên tắc: thu 
nhập tăng thêm nhiều hay ít phải tùy thuộc 
vào kết quả công tác nghiên cứu. Giảng viên 
làm nghiên cứu có chất lượng, có công bố 
quốc tế phải có thu nhập tốt hơn so với 
giảng viên không làm nghiên cứu. Như thế 
mới công bằng và sự chênh lệch về thu nhập 
theo cách như vậy sẽ tạo ra động lực NCKH 
cho giảng viên. 
- Đưa vào những cơ chế, chính sách tạo 
động lực cho giảng viên, ví dụ như: những 
giảng viên thực hiện những đề tài có thành 
tích nghiên cứu được xem xét đưa vào hệ số 
để thưởng hoặc lương 2, xây dựng những 
nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng những 
nhóm nghiên cứu định hướng ưu tiên và có 
kinh phí ưu tiên từ nhà trường cho một số 
lĩnh vực để tạo động lực cho giảng viên. 
- Trường cần tăng kinh phí cho các đề 
tài đi đôi với việc đổi mới cơ chế xét duyệt 
và nghiệm thu, thanh quyết toán đề tài. Việc 
xét duyệt và cấp kinh phí đề tài cần nghiêm 
túc, minh bạch và được tiến hành bởi các 
hội đồng khoa học thực sự đảm bảo về chất 
lượng chuyên môn cũng như tính khách 
quan trong đánh giá. Việc nghiệm thu, thanh 
quyết toán nên theo cơ chế khoán sản phẩm. 
Sản phẩm đầu ra của một đề tài là quan 
trọng nhất, là thước đo hiệu quả của việc 
thực hiện đề tài. Cơ chế khoán sẽ giúp lược 
bỏ bớt những khâu trung gian, những thủ tục 
hành chính giúp cho các giảng viên tiết 
kiệm được thời gian và công sức để tập 
trung cho công tác nghiên cứu. 
Hai là, cải thiện môi trường NCKH 
và xây dựng các nhóm nghiên cứu chủ lực 
Cải thiện môi trường nghiên cứu khoa 
học chính là cải thiện cơ sở vật chất, trang 
thiết bị phòng thí nghiệm, hệ thống thư viện, 
tài liệu, internet phục vụ cho công tác 
nghiên cứu. Một trong những vấn đề đáng 
quan tâm chính là cơ chế tổ chức NCKH. 
Chúng ta cần phải xây dựng cơ chế tổ chức 
làm việc theo nhóm nghiên cứu thay vì như 
hiện nay vẫn đang là phương thức làm việc 
đơn độc, mỗi người theo đuổi một vấn đề 
riêng lẻ. 
Trong một nhóm nghiên cứu, mỗi 
thành viên có thể theo đuổi các bài toán 
khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục 
tiêu, một hướng nghiên cứu chung. Khi đó, 
các thành viên trong nhóm có cùng mối 
quan tâm chung, có sự hợp tác, giao tiếp 
trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau, học hỏi 
lẫn nhau. Thế mạnh của từng người sẽ được 
phát huy tối đa theo sự cộng hưởng lẫn 
nhau, còn điểm yếu thì lại được bù đắp. 
Năng suất, chất lượng hiệu quả nghiên cứu 
của từng thành viên sẽ tăng lên rất nhiều so 
với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân 
và sẽ được lũy tiến theo thời gian. 
Trường cần chủ động lập ra những 
nhóm nghiên cứu mạnh để định hướng các 
đề tài nghiên cứu có thể tiếp cận những quỹ 
khoa học có uy tín và có sự kết nối giữa các 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019 
 77 
đề tài nghiên cứu với các tổ chức nghiên 
cứu, cơ sở sản xuất và gắn với đời sống xã 
hội. Trường cần mạnh dạn hơn nữa trong 
việc tổ chức các buổi hội thảo, học hỏi kinh 
nghiệm của các viện nghiên cứu, các trường 
đại học trong và ngoài nước đã có nhiều 
thành tựu về nghiên cứu khoa học để cùng 
nhau mở rộng biên cương của nghiên cứu 
khoa học, trên cơ sở đó xây dựng thành 
nguồn lực nội tại về NCKH cho Nhà trường. 
Ba là, Gắn kết giữa NCKH và đào 
tạo sau đại học 
Gắn kết NCKH với đào tạo sau đại học 
là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất 
lượng hoạt động KHCN cũng như đào tạo 
nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu 
khoa học và đào tạo sau đại học có mối 
quan hệ khăng khít với nhau. Nghiên cứu 
khoa học là một trong những nhân tố quyết 
định đến chất lượng đào tạo sau đại học và 
ngược lại. Ngoài ra, những quy định như 
muốn được xét chức danh tiến sĩ, giáo sư 
phải hướng dẫn chính thành công các đề tài 
nghiên cứu khoa học của thạc sĩ hoặc tiến sĩ, 
đây cũng là động lực khá mạnh cho các 
giảng viên hướng dẫn. 
Trên đây là một số giải pháp giúp thúc 
đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của 
trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng. Những 
giải pháp này có thực hiện được tốt và mang 
lại kết quả hay không phụ thuộc vào các 
nhân tố: con người, nguồn tài chính và cơ 
chế quản trị đại học, trong đó yếu tố con 
người là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất và 
có tính quyết định. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_thuc_day_phat_trien_nghien_cu.pdf