Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia

trên thế giới và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội

nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các

lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nước ta được xem như một ví dụ điển hình và là bài học cho

các nước đang phát triển trong việc chống lại đại dịch và thực hiện mục tiêu duy trì tăng trưởng

kinh tế. Bài viết sẽ phân tích những tác động của dịch COVID-19 đến sự tăng trưởng kinh tế và

phát triển bền vững ở Việt Nam trong năm 2020. Từ đó, bài viết gợi mở một số đề xuất cho sự

phát triển bền vững trong thời gian tới.

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 1

Trang 1

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 2

Trang 2

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 3

Trang 3

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 4

Trang 4

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 5

Trang 5

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 6

Trang 6

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 7

Trang 7

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19

Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19
c.
Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ 
tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành công nghiệp 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
88
chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 
5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất 
thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản 
xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 
27,1%; 14,4%; 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan trong 
bối cảnh dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào.
 Khu vực dịch vụ có dấu hiệu phục hồi mạnh, tăng 2,75% (so với quý II/2020 giảm 1,93%); 
lũy kế 9 tháng tăng 1,37% (thấp hơn so với mức tăng 6,85% cùng kỳ năm trước); đóng góp 
28,03% vào tăng trưởng chung. Sau thời gian tăng trưởng âm, hoạt động thương mại, dịch vụ 
tháng 9/2020 tăng trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 
tăng 2,7% so với tháng 8/2019 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 9 tháng đầu 
năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%. Hoạt động 
vận tải tháng 9/2020 có những tín hiệu tích cực hơn, tăng 6,8% lượng hành khách vận chuyển và 
tăng 4,5% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng 8/2020. Tính chung 9 tháng đầu năm 2020, 
vận chuyển hành khách giảm 29,6% và vận chuyển hàng hóa giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 
2019. Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất trong 9 tháng đầu năm 2020, với mức 
giảm 45,5% về lượng hành khách và 39,4% về lượng hàng hóa vận chuyển. Tổng kim ngạch 
xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 
tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%. Khu vực kinh tế trong nước có 
giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao 20,2%, nhập khẩu tăng 4,7%. Cán cân thương mại 
9 tháng tiếp tục xuất siêu, đạt mức 17 tỷ USD, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2019. 
Toàn bộ hệ thống thị trường và nền kinh tế trong nước, thế giới đều suy giảm nhanh chóng. 
Hai động lực quan trọng nhất của tăng trưởng là đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đều suy yếu. 
Do vậy, một trong những nhân tố tạo động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế là việc đẩy 
mạnh đầu tư công. Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho 
thấy, Chính phủ đã chủ động thực hiện các chính sách đẩy mạnh đầu tư công để hạn chế đà suy 
giảm kinh tế. Tuy nhiên, giải ngân đầu tư công còn chậm, chưa đạt mức kỳ vọng và không lớn để 
bù đắp cho sự sụt giảm của đầu tư tư nhân và đầu tư FDI, nhưng tốc độ giải ngân tháng 9/2020 và 
9 tháng đầu năm 2020 (đạt 59,7% kế hoạch) đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. 
Vốn đầu tư công được tập trung chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng 
điểm, nhằm thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài (FDI), góp phần tăng 
tổng đầu tư phát triển và duy trì an sinh xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững.
Khi đại dịch xảy ra và trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19, Chính 
phủ đã kịp thời chỉ đạo đưa ra các gói hỗ trợ, chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ 
trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sự điều hành kịp thời của Chính 
phủ, thể hiện ở các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hướng đến 
sự phát triển bền vững, bao gồm:
Thứ nhất, gói chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoãn nợ và xem xét giảm 
lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng.
Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu 
đãi hơn tín dụng thông thường từ 1% - 2,5%/năm.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
89
Thứ ba, gói tài khóa (giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá 
trị 180.000 tỷ đồng.
Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế.
Như vậy, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ và làm suy giảm nền kinh tế nước ta 
nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế đã suy giảm chạm đáy ở quý 2/2020, sau đó phục hồi và phát 
triển là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19 cùng 
với việc tung ra các gói hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư công, cải thiện môi 
trường kinh doanh, ổn định an sinh xã hội.
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỜI GIAN TỚI
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến thích nghi với trạng thái mới và có 
dấu hiệu phục hồi trước những thách thức của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn 
còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại. Đại dịch COVID-19 vẫn kéo dài trên toàn 
cầu nên vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Từ 
những chỉ số kinh tế vĩ mô của 9 tháng đầu năm 2020, như: tăng trưởng kinh tế đạt 2,12%, tỷ lệ 
lạm phát đạt 3,2%, thặng dư thương mại gần 17 tỷ USD, cho thấy những tín hiệu phục hồi khá 
rõ của kinh tế Việt Nam, tạo tiền đề phát triển cho năm 2021 và những năm tiếp theo.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đây là những tín hiệu trong tương lai cho thấy sự phục hồi 
kinh tế của Việt Nam được củng cố và trở nên mạnh hơn. Với mức tăng GDP 2,91% trong năm 
2020, mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất của kinh tế Việt Nam trong thập kỷ 2011 - 2020; 
tuy nhiên, Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm 2020 và 
có triển vọng phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn rất tích cực. Bên cạnh đó, việc tham 
gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế phục hồi, Việt Nam 
cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang 
những quốc gia có chi phí thấp hơn.
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2020, 
nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. 
GDP Việt Nam năm 2020 ước đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia 
với 336,3 tỷ USD.
Hình 1. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
90
Theo Báo Bưu điện ASEAN (The ASEAN Post) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích 
cực và có thể đạt mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2020. Việt Nam đã đưa ra những quyết sách 
đúng đắn để thoát khỏi sự suy thoái kinh tế của đại dịch COVID-19 đó là:
Thứ nhất, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp giảm thuế, giãn, hoãn nộp thuế và miễn phí sử 
dụng đất đối với các doanh nghiệp.
Thứ hai, Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư bằng cách giảm các 
thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ dòng vốn đầu tư 
nước ngoài nhanh chóng, hiện vẫn đang tăng lên (FDI trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng so 
với 720 triệu USD của tháng 8/2020). Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số phát triển 
nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý là trong 4 năm qua đã có tới gần 1 tỷ USD được 
đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu 
(EU) − EVFTA. Từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam 
và sẽ dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới.
Ðể đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, 
bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững trong năm 2021, Việt Nam cần thực hiện một số giải 
pháp sau:
Thứ nhất, nhanh chóng khoanh vùng, xét nghiệm trên diện rộng để tiến tới hạn chế sự lây 
lan của dịch bệnh. Hạn chế những hoạt động có sự tương tác đông người (du lịch, lễ hội, quán 
bar), nhất là tại những điểm nóng về dịch bệnh. Cần tuyên truyền để người dân thực hiện các 
biện pháp phòng, chống sự lây lan của virus như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người nơi 
công cộng, rửa tay thường xuyên.
Thứ hai, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra, gắn 
trách nhiệm giải ngân đầu tư công cho người đứng đầu; các bộ, ban, ngành, địa phương cần đồng 
hành, chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng 
điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, vừa kích thích 
tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tạo ra năng lực cho nền kinh tế nhằm tăng trưởng trong dài hạn.
Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để chủ động 
nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường. Khu vực FDI - xét cả về đầu tư trực tiếp 
nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu - trong 6 tháng đầu năm 2020 có tăng trưởng âm, điều này 
là do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế thế giới, làm đứt gãy chuỗi cung 
ứng toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, khu vực kinh tế trong nước có mức tăng trưởng đầu tư giảm, 
nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng vẫn tương đối tốt. Đối với khu vực này, Chính phủ cần có các 
chính sách hỗ trợ (miễn, giảm thuế, giãn nộp bảo hiểm xã hội, giảm lãi suất) cho các doanh 
nghiệp trong nước trước các khó khăn và cú sốc tiêu cực từ bên ngoài.
Thứ tư, tiếp tục duy trì và tăng quy mô gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn 
do dịch bệnh COVID-19. Gói hỗ trợ tài chính phải đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho 
sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây 
là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%). Hiện gói hỗ trợ quy mô 62 nghìn 
tỷ đồng mới giải ngân được 13 nghìn tỷ đồng, chủ yếu cho đối tượng là người lao động, còn các 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
91
doanh nghiệp khó tiếp cận do thủ tục khó khăn. Lao động tự do, hộ kinh doanh, người nhập cư, 
người dân tộc thiểu số chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19 nặng nề hơn so với các nhóm đối 
tượng khác, vì thế gói hỗ trợ Chính phủ đang triển khai cần tháo gỡ điểm nghẽn để nguồn lực hỗ 
trợ tìm đến được đúng các địa chỉ chịu tổn thương nhất từ dịch bệnh. 
Thứ năm, cú sốc dịch tễ chưa có tiền lệ này cho thấy hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam 
cần được củng cố và có những thay đổi căn bản. Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cần tăng 
cường đầu tư cơ sở vật chất y tế và giáo dục nhằm ứng phó hiệu quả trước các cú sốc y tế trong 
tương lai. Quan trọng hơn, cơ sở vật chất y tế và giáo dục cần được thay đổi để tận dụng các 
thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ví dụ như học online, làm việc tại nhà,) 
nhằm thích nghi tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Thứ sáu, trong nền kinh tế tương thuộc lẫn nhau, sự suy giảm tăng trưởng hay đứt gãy chuỗi 
cung ứng bên ngoài sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và hoạt động sản xuất trong nước. 
Tuy nhiên, phụ thuộc quá mức vào khu vực FDI (trong đầu tư và xuất khẩu) sẽ tạo nên rủi ro lớn 
cho nền kinh tế khi gặp phải các cú sốc bên ngoài. Trong tình hình này, Việt Nam cần tư duy và 
nhìn nhận lại mô hình phát triển để tạo nên mô hình có sự cân bằng và liên kết tốt hơn giữa các 
động lực của tăng trưởng, các khu vực kinh tế.
Thứ bảy, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định 
thương mại tự do là xu thế tất yếu; tuy nhiên, nền kinh tế cũng sẽ phải đương đầu với nhiều cú 
sốc từ bên ngoài hơn. Xây dựng một nền kinh tế mạnh là cần thiết, nhưng việc xây dựng một nền 
kinh tế có tính thích nghi cao, có sức chống chịu tốt trong một thế giới diễn biến phức tạp, khó 
lường sẽ cần thiết hơn. Điều này đòi hỏi phải có tầm nhìn, chiến lược nhằm phát triển lực lượng 
doanh nghiệp trong nước có tính gắn kết, có sức cạnh tranh và thực sự là những trụ cột cho nền 
kinh tế trong tương lai.
Thứ tám, đại dịch COVID-19 đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức vô cùng to lớn, 
đồng thời đem lại những cơ hội. Cú sốc này góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số 
của nền kinh tế; lợi ích to lớn trong ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư đem lại được nhìn nhận rõ nét hơn, sản phẩm mới xuất hiện và phát triển rộng rãi. Các 
xu thế này đòi hỏi phải có sự thay đổi thể chế, quy định nhằm thúc đẩy nền kinh tế số phát triển.
Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp nền 
kinh tế sớm vượt qua khó khăn và tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng 
cường và thịnh vượng trong tương lai. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại 
nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi 
biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội nước ta. Dịch 
COVID-19 tuy được khống chế ở nước ta nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới nên không 
thể chủ quan, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, 
lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm 
bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện 
mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
92
và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh 
là ưu tiên hàng đầu, quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội đồng thời khai 
thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về 
đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
2. Đào Ngọc Dũng (2020), Tác động của dịch COVID-19 đến kinh tế Việt Nam và vai trò của chính 
sách tiền tệ, truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021 từ https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tac-dong-
cua-dich-covid19-den-kinh-te-viet-nam-va-vai-tro-cua-chinh-sach-tien-te-329764.html
3. Tổng cục Thống kê (2021), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020, truy cập 
ngày 14 tháng 2 năm 2021 từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/09/
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-9-va-9-thang-nam-2020/
4. Tổng cục Thống kê, Báo cáo số 154/BC-TCTK ngày 28/9/2020.
5. Bạch Hồng Việt (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát 
triển bền vững ở Việt Nam, truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021 từ https://vass.gov.vn/nghien-
cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Tac-dong-cua-dai-dich-COVID-19-den-tang-truong-
kinh-te-va-phat-trien-ben-vung-o-Viet-Nam-104

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_cho_nen_kinh_te_viet_nam_truoc_tac_d.pdf