Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân gây thoái hóa đất làm căn cứ đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý, bền vững vùng Đông Nam bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng Đông Nam bộ có 6 loại hình thoái hóa đất là xói mòn do mưa, khô hạn sa mạc hóa, kết von và đá ong, suy giảm độ phì nhiêu, mặn hóa và phèn hóa. Trong đó diện tích đất bị suy giảm độ phì nhiêu là lớn nhất với 1.282.960 ha, chiếm 67,05% tổng diện tích đất điều tra. Kết quả tổng hợp cho thấy chỉ có 244.360 ha, chiếm 12,77% tổng diện tích điều tra không bị thoái hóa, diện tích đất bị thoái hóa là 1.669.169 ha, tương ứng với 87,23% tổng diện tích điều tra bị thoái hóa, trong đó tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa ở mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 26,35%; 37,89% và 22,99% tổng diện tích điều tra. Kết quả đánh giá thực trạng thoái hóa đất là căn cứ quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất bền vững, chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu của vùng

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 1

Trang 1

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 2

Trang 2

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 3

Trang 3

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 4

Trang 4

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 5

Trang 5

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 6

Trang 6

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 7

Trang 7

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 8

Trang 8

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 9

Trang 9

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4600
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ

Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam Bộ
xác định trên cơ sở phân tích chỉ 
tiêu tổng số muối tan trong đất. Mức độ mặn hóa 
được phân cấp trên cơ sở khoảng biến động tổng số 
muối tan Δl (không bị mặn hóa Δl < 0,25%; mặn hóa 
nhẹ 0,25 ≤ Δl < 0,5; trung bình 0,5 ≤ Δl < 0,75; nặng Δl 
> 0,75). Kết quả tổng hợp diện tích đất bị mặn hóa 
của vùng thể hiện qua bảng 5. 
Bảng 5. Tổng hợp diện tích đất bị mặn hóa 
Mức độ mặn hóa (ha) 
Tiêu chí Không bị 
mặn hóa 
Nhẹ 
Trung 
bình 
Nặng 
Tổng diện 
tích đất bị 
mặn hóa 
Diện tích 
điều tra 
(ha) 
I. Theo loại hình sử dụng đất 
1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.361.060 916 - 1.938 2.854 1.363.914 
2. Đất lâm nghiệp 496.753 - - 5.782 5.782 502.535 
3. Đất nuôi trồng thủy sản 24.345 - - 3.517 3.517 27.862 
4. Đất làm muối 2.383 - - 835 835 3.218 
5. Đất nông nghiệp khác 6.541 - - - - 6.541 
6. Đất chưa sử dụng 9.259 - - 200 200 9.459 
II. Theo đơn vị hành chính 
1. TP. Hồ Chí Minh 113.684 916 - - 916 114.600 
2. Bình Phước 620.969 - - - - 620.969 
3. Bình Dương 212.540 - - - - 212.540 
4. Đồng Nai 469.048 - - - - 469.048 
5. Bà Rịa - Vũng Tàu 136.948 - - 12.272 12.272 149.220 
6. Tây Ninh 347.152 - - - - 347.152 
Tổng số (ha) 1.900.341 916 - 12.272 13.188 1.913.529 
Cơ cấu (% diện tích điều tra) 99,31 0,05 - 0,64 0,69 100,00 
Số liệu bảng 5 cho thấy, phần lớn diện tích đất 
của vùng đều không bị mặn hóa với diện tích 
1.900.341 ha, chiếm 99,31% tổng diện tích điều tra. 
Đất bị mặn hóa ở mức nhẹ có 916 ha tập trung ở TP. 
Hồ Chí Minh trên đất sản xuất nông nghiệp. Diện 
tích đất bị mặn hóa nặng là 12.272 ha chiếm 0,64% 
tổng diện tích điều tra, tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu 
phân bố trên các loại đất sản xuất nông nghiệp, lâm 
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất 
chưa sử dụng. Diện tích đất bị mặn hóa nặng phần 
lớn nằm gần các con sông, chịu ảnh hưởng của 
nước biển, vào các tháng mùa khô lượng nước ngọt 
từ đầu nguồn về thiếu hụt đã tạo điều kiện cho 
nước mặn xâm nhập vào nội đồng gây nhiễm mặn. 
3.6. Đất bị phèn hóa 
Kết quả đánh giá đất bị phèn hóa được xác định 
trên cơ sở phân tích hàm lượng lưu huỳnh tổng số 
(SO4
2-) thể hiện cụ thể qua bảng 6. 
Bảng 6. Tổng hợp diện tích đất bị phèn hóa 
Mức độ phèn hóa (ha) 
Tiêu chí Không bị 
phèn hóa 
Nhẹ 
Trung 
bình 
Nặng 
Tổng diện 
tích đất bị 
phèn hóa 
Diện tích 
điều tra (ha) 
I. Theo loại hình sử dụng đất 
1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.363.191 - 219 504 723 1.363.914 
2. Đất lâm nghiệp 497.528 - 3.448 1.559 5.007 502.535 
3. Đất nuôi trồng thủy sản 25.122 - 1.248 1.492 2.740 27.862 
4. Đất làm muối 2.383 - 212 623 835 3.218 
5. Đất nông nghiệp khác 6.541 - - - - 6.541 
6. Đất chưa sử dụng 9.259 - - 200 200 9.459 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 33 
II. Theo đơn vị hành chính 
1. TP. Hồ Chí Minh 114.600 - - - - 114.600 
2. Bình Phước 620.969 - - - - 620.969 
3. Bình Dương 212.540 - - - - 212.540 
4. Đồng Nai 469.048 - - - - 469.048 
5. Bà Rịa - Vũng Tàu 139.715 - 5.127 4.378 9.505 149.220 
6. Tây Ninh 347.152 - - - - 347.152 
Tổng số (ha) 1.904.024 - 5.127 4.378 9.505 1.913.529 
Cơ cấu (% diện tích điều tra) 99,50 - 0,27 0,23 0,50 100,00 
Kết quả tổng hợp cho thấy, hầu hết diện tích đất 
của vùng Đông Nam bộ không bị phèn hóa, với 
1.904.024 ha tương đương với 99,50 % tổng diện tích 
điều tra. Một phần diện tích đất bị phèn hóa ở mức 
trung bình và nặng với 9.505 ha, chiếm 0,50% tổng 
diện tích điều tra, phân bố tại tỉnh Bà Rịa – Vũng 
Tàu, tập trung chủ yếu trên lâm nghiệp và đất nuôi 
trồng thuỷ sản, nơi đất ngập nước thường xuyên có 
xảy ra quá trình phân giải chất hữu cơ trong thành 
phần chứa nhiều lưu huỳnh (nguồn gốc sinh phèn) 
trong điều kiện yếm khí. 
Hình 5. Bản đồ đất bị mặn hóa Hình 6. Bản đồ đất bị phèn hóa 
3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá thoái hóa đất 
Kết quả tổng hợp đánh giá thoái hóa đất cho 
thấy trên địa bàn vùng Đông Nam bộ đã xuất hiện 6 
loại hình thoái hóa gồm: đất bị xói mòn; đất bị khô 
hạn; đất bị kết von; đất bị suy giảm độ phì, đất bị mặn 
hóa và đất bị phèn hóa. Nghiên cứu này áp dụng 
phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) để xác định 
diện tích và mức độ thoái hóa đất của vùng (bảng 7). 
Bảng 7. Tổng hợp diện tích đất bị thoái hóa 
Mức độ thoái hóa đất (ha) 
Tiêu chí 
Không 
bị thoái 
hóa 
Nhẹ 
Trung 
bình 
Nặng 
Tổng diện 
tích đất bị 
thoái hóa 
Diện tích 
điều tra 
(ha) 
I. Theo loại hình sử dụng đất 
1. Đất sản xuất nông nghiệp 191.164 353.089 514.328 305.333 1.172.750 1.363.914 
2. Đất lâm nghiệp 29.325 144.545 206.683 121.982 473.210 502.535 
3. Đất nuôi trồng thủy sản 13.093 5.097 1.363 8.309 14.769 27.862 
4. Đất làm muối 279 - 802 2.137 2.939 3.218 
5. Đất nông nghiệp khác 5.637 486 - 418 904 6.541 
6. Đất chưa sử dụng 4.862 1.011 1.776 1.810 4.597 9.459 
II. Theo đơn vị hành chính 
1. TP. Hồ Chí Minh 39.478 6.651 10.237 58.234 75.122 114.600 
2. Bình Phước 46.523 240.240 253.462 80.744 574.446 620.969 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 34 
3. Bình Dương 18.342 42.180 82.147 69.871 194.198 212.540 
4. Đồng Nai 15.437 91.065 228.375 134.171 453.611 469.048 
5. Bà Rịa - Vũng Tàu 43.791 25.222 53.751 26.456 105.429 149.220 
6. Tây Ninh 80.789 98.870 96.980 70.513 266.363 347.152 
Tổng số (ha) 244.360 504.228 724.952 439.989 1.669.169 1.913.529 
Cơ cấu (% diện tích điều tra) 12,77 26,35 37,89 22,99 87,23 100,00 
Số liệu bảng 7 cho thấy, phần lớn đất vùng Đông 
Nam bộ đang bị thoái hóa ở các mức độ khác nhau là 
rất lớn với diện tích 1.669.169 ha tương ứng 87,23% 
tổng diện tích điều tra, phân bố chủ yếu trên địa bàn 
các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh, tập trung 
trên đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Thực tế này là 
nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức 
sản xuất của đất, làm thu hẹp diện tích đất canh tác 
của vùng. 
- Diện tích đất bị thoái hóa mức nặng có 439.989 
ha, chiếm 22,99% diện tích điều tra và phân bố trên đất 
sản xuất nông nghiệp với 305.333 ha (bao gồm các loại 
sử dụng: đất ruộng lúa, lúa màu 53.204 ha, đất bằng 
trồng cây hàng năm 25.818 ha, đất trồng cây lâu năm 
226.311 ha); đất lâm nghiệp có 121.982 ha; đất nuôi 
trồng thủy sản có 8.309 ha; đất làm muối có 2.137 ha; 
đất nông nghiệp khác có 418 ha; đất chưa sử dụng có 
1.810 ha. 
Hình 7. Bản đồ thoái hóa đất vùng Đông Nam bộ 
- Diện tích đất bị thoái hóa mức trung bình có 
724.952 ha, chiếm 37,89% diện tích điều tra và phân bố 
trên đất sản xuất nông nghiệp 514.328 ha (bao gồm 
các loại sử dụng: đất ruộng lúa, lúa màu 39.571 ha, đất 
bằng trồng cây hàng năm 33.632 ha, đất trồng cây lâu 
năm 441.125 ha), đất lâm nghiệp 206.683 ha. 
- Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ có 504.228 ha, 
chiếm 26,35% diện tích điều tra và phân bố trên đất 
sản xuất nông nghiệp 353.089 ha (bao gồm các loại sử 
dụng: đất ruộng lúa, lúa màu 27.702 ha, đất bằng trồng 
cây hàng năm 21.489 ha, đất trồng cây lâu năm 
303.898 ha), đất lâm nghiệp 144.545 ha, đất nuôi trồng 
thủy sản 5.097 ha. 
3.8. Nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa đất 
vùng Đông Nam bộ 
3.8.1. Nguyên nhân tự nhiên 
- Lượng mưa trung bình hàng năm tại vùng ĐNB 
không lớn (1.800 - 2.000 mm/năm), tuy nhiên, do 
trên 70-80% lượng mưa tập trung trong 4-5 tháng mùa 
mưa nên dễ xảy ra xói mòn trên các vùng đất dốc. 
Ngược lại, mùa khô kéo trong 5 tháng (tháng 12 đến 
tháng 4 năm sau) với lượng mưa rất ít và bức xạ mặt 
trời lớn đã làm tăng lượng bốc hơi nước một cách 
mãnh liệt, kèm theo bức xạ mặt trời lớn đã gây ra 
hạn hán cục bộ. Các quá trình lý hóa học đan xen 
xảy ra trong đất ở cả mùa mưa và mùa khô đã đẩy 
nhanh quá trình khoáng hóa hữu cơ, làm suy giảm 
độ phì nhiêu của đất. 
- Địa hình có ảnh hưởng lớn đến thoái hóa đất 
của vùng Đông Nam bộ, nhất là quá trình xói mòn 
đất và biến đổi chất dinh dưỡng trong đất. Toàn vùng 
có 235.500 ha đất đồi núi với độ dốc > 150 (chiếm 10% 
diện tích tự nhiên) và 330.000 ha đất đồi gò lượn sóng 
với độ dốc 8-150 (chiếm 14% diện tích tự nhiên), phân 
bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc thuộc các tỉnh Tây 
Ninh, Bình Phước và Đồng Nai. Trong điều kiện khí 
hậu nhiệt đới mùa mưa với lượng mưa lớn, tập trung, 
các quá trình xói mòn, rửa trôi đất rất dễ dàng xảy ra 
trên bề mặt này. Đối với các khu vực có địa hình gò 
đồi, kết hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm là nguyên 
nhân chính gây nên hiện tượng đất bị kết von tại các 
tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng 
Tàu. Đối với các khu vực có địa hình thấp, trũng quá 
trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy 
sản làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, 
suy giảm rừng ngập mặn ven biển, ảnh hưởng đến 
các hệ sinh thái rừng ngập mặn. 
- Chế độ thủy văn, hải văn là một trong những 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 35 
yếu tố góp phần gây ra tình trạng đất bị mặn hóa, 
xâm nhập mặn, khô hạn, ngập úng của vùng. Vào 
thời điểm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau 
do ảnh hưởng của thủy triều nước mặn xâm nhập sâu 
vào nội đồng làm gia tăng tình trạng nhiễm mặn. 
Khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của chế độ hải văn, 
thủy văn là vùng đất phù sa ven biển ở các huyện 
Bình Chánh, Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh); 
huyện Đất Đỏ, Tân Thành, Long Điền, Xuyên Mộc 
(tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), biên độ triều 50 cm - 100 
cm, nơi cao nhất đạt 160 cm trực tiếp hoặc gián tiếp 
gây tác động đến quá trình mặn hóa đất. 
3.8.2. Nguyên nhân từ sử dụng đất của con người 
Áp lực từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự 
gia tăng dân số, quá trình biến đổi phân bố dân cư, 
mở rộng đô thị tạo sức ép lên tài nguyên đất. Vấn đề 
chuyển đổi nghề nghiệp, an ninh lượng thực và sinh 
kế tác động không nhỏ đến quá trình canh tác, sản 
xuất nông nghiệp (tăng hệ số sử dụng đất, tăng mức 
độ và số lượng bón phân, hóa chất bảo vệ thực vật) 
dẫn đến đất bị suy giảm độ phì, khô hạn, xói mòn, 
mặn hóa. Trong những năm gần đây, diện tích đất 
trồng lúa toàn vùng giảm bình quân khoảng 6.300 
ha/năm; đất trồng cây hàng năm khác giảm bình 
quân khoảng 4.000 ha/năm, vì vậy để giải quyết mưu 
sinh, người nông dân phải gia tăng sản lượng nông 
nghiệp bằng cách sử dụng nhiều phân bón vô cơ, 
thuốc bảo vệ thực vật, tăng hệ số quay vòng làm cho 
đất dễ bị chai cứng, chặt bí, độ xốp và khả năng thoát 
nước của đất giảm, đất bị chua hóa, mất cân bằng 
dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. 
Hiện tượng phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi 
trồng thủy sản, gây tác động xấu đến đất, gây thoái 
hóa đất. Phá hủy hệ sinh thái bản địa, thay đổi cảnh 
quan (mất rừng do chặt phá, cháy rừng, canh tác 
thiếu bền vững trên đất dốc, chuyển đổi đất nông 
nghiệp sang đất phi nông nghiệp). Theo số liệu 
thống kê cho thấy những năm gần đây diện tích đất 
lâm nghiệp toàn vùng giảm bình quân khoảng 2.400 
ha/năm (bao gồm rừng sản xuất và rừng đặc dụng). 
Việc chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa ở 
những vùng ven biển sang nuôi trồng thủy sản đang 
làm tăng nguy cơ nhiễm mặn sâu vào trong đất liền. 
4. KẾT LUẬN 
Vùng Đông Nam bộ có 6 loại hình thoái hóa đất 
gồm: xói mòn đất do mưa, khô hạn sa mạc hóa, kết 
von đá ong, suy giảm độ phì nhiêu, mặn hóa và phèn 
hóa. Trong đó các loại hình thoái hóa có diện tích lớn 
lần lượt là đất suy giảm độ phì nhiêu 1.282.960 ha 
(chiếm 67,05% tổng diện tích điều tra), khô hạn 
865.339 ha (chiếm 45,22% tổng diện tích điều tra), xói 
mòn do mưa 422.785 ha (chiếm 22,09% tổng diện tích 
điều tra), kết von đá ong 244.706 ha (chiếm 12,79% 
tổng diện tích điều tra), diện tích đất bị mặn hóa và 
phèn hóa không đáng kể. 
Kết quả tổng hợp cho thấy diện tích đất bị thoái 
hóa của vùng là 1.669.169 ha, chiếm 87,23% tổng diện 
tích điều tra, cụ thể ở các mức độ nhẹ, trung bình và 
nặng lần lượt là 26.35%; 37,89% và 22,99%. Thoái hóa 
đất tập trung nhiều trên đất sản xuất nông, lâm 
nghiệp và nuôi trồng thủy sản (chiếm 86,79% tổng 
diện tích điều tra. Các tỉnh có diện tích thoái hóa đất 
lớn lần lượt là Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và 
Bình Dương. 
Kết quả đánh giá thực trạng thoái hóa đất là căn 
cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý và sử 
dụng đất hợp lý, bền vững, chủ động ứng phó với 
biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển kinh tế xã 
hội của vùng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phân viện Quy 
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, 2004. 
Báo cáo thuyết minh bản đồ đất các tỉnh vùng Đông 
Nam bộ (kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/50.00 và 
1/100.000). 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Thông tư 
số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 
của BTN&MT ban hành kỹ thuật điều tra thoái hóa 
đất. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. Thông tư 
số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 
của BTN&MT quy định về việc điều tra, đánh giá đất 
đai. 
4. FAO-UNESCO, 1990. Soil Map of the World. 
FAO-ROME 1990. 
5. FAO-UNESCO, 1990. Guidelines for soil 
description. ROME 1990. 
6. Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000. Đất Việt 
Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
7. Nguyễn Hữu Thành, 2007. Thoái hóa và phục 
hồi đất. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 36 
8. Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên & 
Môi trường, 2017. Dự án điều tra, đánh giá thoái hóa 
đất vùng Đông Nam bộ phục vụ quản lý sử dụng đất 
bền vững. 
9. Tổng cục Thống kê (2015, 2019). Niên giám 
Thống kê các năm. NXB Thống kê. 
CURRENT SITUATION OF SOIL DEGRADATION IN THE SOUTHEAST REGION 
Khuong Manh Ha1, Nguyen Tuan Duong1, 
Pham Thi Trang1, Tran Manh Cong2 
1Bac Giang Agriculture and Forestry University 
2Land Investigation and Planning Center - General Department of Land Administration 
Summary 
The research aims to assess the current situation and determine the causes of land degradation to propose 
some reasonable solutions to sustainable land use and land management in the Southeast. The research 
results indicate that the Southeast has 6 types of land degradation including erosion due to rain, 
deserttification, laterite curdling, reducing fertility, salinity and alumification. In which 1,282,960 ha is the 
largest decreasing-fertility area, accounting for 67.05% of the total investigated land. There are 244,360 ha is 
not degraded, accounting for 12.77% total area, the degraded area is 1,669,169 ha, equivalent to 87.23% of the 
total area to be degraded, in which the percentage of land with light, medium and heavy degradation is 
26.35%; 37.89% and 22.99% of the total surveyed area. The results of current soil degradation evaluation play 
an important role in proposing some solutions to to sustainable land use and land management, to actively 
cope with regional cliamte change. 
Keywords: Current situation, fertility decreasing, soil degradation, Southeart Region. 
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ 
Ngày nhận bài: 3/7/2020 
Ngày thông qua phản biện: 4/8/2020 
Ngày duyệt đăng: 11/8/2020 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_thoai_hoa_dat_vung_dong_nam_bo.pdf