Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Trước những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo

dục nói chung và những yêu cầu của việc thực hiện

chương trình giáo dục mầm non nói riêng, Bộ GD-ĐT có

Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 quy

định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

(CNNGVMN) [1]. CNNGVMN là cơ sở để xây dựng,

đổi mới mục tiêu, nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm

non ở các đơn vị giáo dục - nơi giáo viên (GV) mầm non

đang làm việc, vừa là căn cứ để các cấp quản lí đánh giá

GV hàng năm theo quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm

non và xây dựng đội ngũ GV mầm non trong giai đoạn

mới; là cơ sở để đề xuất chế độ chính sách đối với GV

được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp. Đồng thời,

CNNGVMN giúp GV tự đánh giá năng lực nghề nghiệp,

từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu

nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên

môn, nghiệp vụ của bản thân.

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5600
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở các trường Mầm non tư thục quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
đội ngũ GV; tuy nhiên, CBQL và GV vẫn chưa chú trọng 
đến nội dung này. 
Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, chúng 
tôi đã tiến hành phỏng vấn một số CBQL các trường 
mầm non, đa số đều cho rằng: Nhà trường chủ yếu dựa 
trên hướng dẫn của các thông tư về bồi dưỡng thường 
xuyên mà Bộ GD-ĐT ban hành để triển khai hoạt động 
bồi dưỡng, chứ chưa chú trọng cụ thể hóa để phù hợp với 
điều kiện của từng trường, đặc biệt là những trường tư 
thục. Do đó, việc mô tả các mục tiêu đầu ra chưa được 
các hiệu trưởng quan tâm và điều chỉnh kịp thời cho lần 
bồi dưỡng tiếp theo. 
2.3.2. Thực trạng quản lí chương trình hoạt động bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên mầm non 
Kết quả khảo sát thu được như sau (xem bảng 2 trang bên). 
Bảng 2 cho thấy, các nội dung quản lí chương trình 
hoạt động bồi dưỡng được đánh giá ở mức trung bình với 
ĐTB chung là 3,17. Trong đó, chỉ duy nhất một nội dung 
được đánh giá ở mức khá là “Phân công hợp lí CBQL và 
GV khi xây dựng chương trình bồi dưỡng” (3,60 điểm), 
còn là đều ở mức trung bình. 
Được đánh giá thấp nhất là nội dung “Kiểm tra, đánh 
giá kịp thời chương trình bồi dưỡng trong quá trình bồi 
dưỡng” (2,61 điểm, gần sát với điểm của mức yếu); tiếp 
theo là nội dung “Xây dựng nội dung chương trình bồi 
dưỡng GV theo CNNGVMN và theo yêu cầu nhiệm vụ 
năm học của ngành” (2,79 điểm). Đây là hai nội dung rất 
quan trọng, quyết định đến chất lượng của hoạt động bồi 
dưỡng bởi vì nếu không có nội dung chương trình tốt thì 
không thể có khóa học tốt được và nếu không điều chỉnh 
Bảng 1. Mức độ thực hiện việc quản lí mục tiêu hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV theo CNNGVMN 
TT Nội dung ĐTB ĐLC TH Mức độ 
1 Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng GV theo CNNGVMN 3,66 1,09 1 Khá 
2 Đảm bảo các mục tiêu bồi dưỡng mang lại hiệu quả 2,61 1,54 6 
Trung 
bình 
3 
Phân công các chuyên viên và CBQL khi xây dựng mục tiêu 
bồi dưỡng GV theo CNNGVMN 
3,42 1,30 4 Khá 
4 
Xác định được sự phối hợp giữa các bộ phận trong công tác 
quản lí mục tiêu bồi dưỡng 
3,62 1,11 2 Khá 
5 
Kịp thời triển khai các văn bản của Sở, Phòng GD-ĐT liên 
quan đến mục tiêu bồi dưỡng 
3,50 1,30 3 Khá 
6 
Kiểm tra, điều chỉnh kịp thời mục tiêu bồi dưỡng trong quá 
trình bồi dưỡng GV theo CNNGVMN 
2,62 1,33 5 
Trung 
bình 
ĐTB chung các nội dung 3,24 
Trung 
bình 
(Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, TH: Thứ hạng) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 2-6 
4 
chương trình sau mỗi khóa bồi dưỡng thì chương trình 
không thể phát triển được. Khi phỏng vấn một số GV, 
chúng tôi được biết: nhìn chung nội dung chương trình bồi 
dưỡng không có gì thay đổi qua các đợt bồi dưỡng mà chủ 
yếu là bám sát những nội dung trong thông tư của Bộ. 
2.3.3. Thực trạng quản lí phương pháp tổ chức hoạt động 
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên mầm non 
Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3 cho thấy, việc quản lí phương pháp tổ chức 
hoạt động bồi dưỡng được thực hiện tương tối tốt với 
ĐTB chung các nội dung là 4,01 (mức khá). Trong đó, 
nội dung “Lựa chọn các vấn đề cần thảo luận và quy định 
cách thức thảo luận” được đánh giá tốt nhất với điểm 
đánh giá là 4,30 (mức độ tốt); tiếp đến là nội dung “Nội 
dung tọa đàm, phân công nhân sự theo nhóm phụ trách 
về nội dung và phụ trách về tổ chức” (4,27 điểm, mức 
tốt). Bên cạnh đó, các nội dung được cho là thể hiện việc 
quản lí phương pháp tổ chức theo hướng tích cực, học đi 
đôi với hành thì lại được đánh giá thấp hơn, đó là “Giao 
nhiệm vụ thuyết trình và chuẩn bị các phương tiện cũng 
như con người cho GV luyện tập thực hành” (3,74 điểm, 
mức khá, xếp TH 4); kết quả này cũng logic với việc 
“Tạo điều kiện về phương tiện, thiết bị, thời gian, kinh 
phí để báo cáo viên có thể sử dụng và phối hợp tốt các 
phương pháp” khi nội dung này được đánh giá thấp nhất 
với 3,71 điểm (mức khá). Điều này chứng tỏ, việc tổ chức 
hoạt động bồi dưỡng còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật 
chất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, 
GV/báo cáo viên không đủ các phương tiện để tổ chức 
thực hành. Qua trao đổi phỏng vấn một số cán bộ quản lí 
và GV, đa số đều cho rằng, các lớp bồi dưỡng vẫn nặng 
về thuyết trình, chưa tổ chức cho GV thực hành và chưa 
phối hợp các phương pháp trong quá trình bồi dưỡng. 
Bảng 2. Mức độ thực hiện quản lí chương trình hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV theo CNNGVMN 
TT Nội dung ĐTB ĐLC TH Mức độ 
1 
Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng GV theo 
CNNGVMN và theo yêu cầu nhiệm vụ năm học của ngành 
2,79 1,10 5 
Trung 
bình 
2 
Đảm bảo các nội dung của chương trình bồi dưỡng mang lại 
hiệu quả 
3,23 1,26 4 
Trung 
bình 
3 
Phân công hợp lí CBQL và GV khi xây dựng chương trình 
bồi dưỡng 
3,60 1,08 1 Khá 
4 
Xác định được sự phối hợp giữa các bộ phận trong công tác 
quản lí chương trình bồi dưỡng 
3,40 1,22 2 
Trung 
bình 
5 
Kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở, Phòng GD-
ĐT liên quan đến chương trình bồi dưỡng 
3,40 1,24 2 
Trung 
bình 
6 
Kiểm tra, đánh giá kịp thời chương trình bồi dưỡng trong quá 
trình bồi dưỡng 
2,61 1,04 6 
Trung 
bình 
ĐTB chung các nội dung 3,17 
Trung 
bình 
Bảng 3. Đánh giá về thực trạng quản lí phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV theo CNNGVMN 
TT Nội dung ĐTB ĐLC TH Mức độ 
1 
Lựa chọn các vấn đề cần thảo luận và quy định cách thức thảo 
luận 
4,30 0,79 1 Tốt 
2 
Nội dung tọa đàm, phân công nhân sự theo nhóm phụ trách 
về nội dung và phụ trách về tổ chức 
4,27 0,82 2 Tốt 
3 
Xây dựng các yêu cầu của nội dung thuyết trình, giao nhiệm 
vụ cho các nhóm 
4,06 0,98 3 Khá 
4 
Giao nhiệm vụ thuyết trình và chuẩn bị các phương tiện cũng 
như con người cho GV luyện tập thực hành 
3,74 1,03 4 Khá 
5 
Tạo điều kiện về phương tiện, thiết bị, thời gian, kinh phí để 
báo cáo viên có thể sử dụng và phối hợp tốt các phương pháp 
3,71 1,09 5 Khá 
ĐTB chung các nội dung 4,01 Khá 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 2-6 
5 
2.3.4. Thực trạng quản lí hình thức tổ chức hoạt động bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên mầm non 
Kết quả khảo sát thu được như ở bảng 4. 
Bảng 4 cho thấy, CBQL và GV đánh giá việc quản lí 
hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chỉ ở mức độ 
trung bình với ĐTB chung là 2,98 (mức điểm tương đối 
thấp), trong đó chỉ duy nhất nội dung “Phân công GV 
tham dự các chuyên đề được tổ chức tập trung ở cụm theo 
kế hoạch của Phòng GD-ĐT (trong năm học)” là được 
đánh giá ở mức khá, các nội dung còn lại đều ở mức trung 
bình. Điều này cho thấy, sự đồng thuận của CBQL và 
GV với công tác tổ chức các chuyên đề tập trung theo 
cụm. Với đặc thù GV mầm non luôn bận rộn cho công 
tác chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường, việc tổ chức các 
chuyên đề theo cụm sẽ giúp GV có nhiều cơ hội để học 
tập, thực hành một cách thực tế, cụ thể các kiến thức 
chuyên môn về chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là hình thức 
rất có hiệu quả trong quá trình tổ chức hoạt động bồi 
dưỡng động ngũ GV. 
Dù chỉ được đánh giá ở mức trung bình, nhưng nội 
dung “Sắp xếp cho GV tham gia các buổi học được tổ 
chức tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD-
ĐT (thời gian hè)” có ĐTB tương đối cao (3,24 điểm, 
xếp hạng 2/4). Qua tìm hiểu một số CBQL các trường 
này, chúng tôi được biết, thường thì Phòng GD-ĐT chỉ 
triệu tập mỗi trường một số CBQL và GV cốt cán (do 
diều kiện cơ sở vật chất không cho phép để tập huấn số 
lượng lớn), sau đó bộ phận này về tập huấn lại cho đội 
ngũ trong trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc tập 
huấn lại cho đội ngũ thường bị “lãng quên” và nếu có thì 
cũng làm rất hình thức dẫn đến kết quả không cao. Đối 
với hình thức này, Phòng GD-ĐT và các nhà trường cần 
nghiên cứu thực hiện hiệu quả hơn để đảm bảo mang lại 
kết quả cao cho công tác bồi dưỡng GV. 
Hai nội dung được đánh giá thấp là “Theo dõi và 
kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình quy định 
của GV” (2,64 điểm) và “Tổ chức các buổi tập huấn tại 
trường theo kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng 
thường xuyên của nhà trường” (2,61 điểm) đều ở mức 
trung bình và điểm số rất thấp (gần sát với điểm của mức 
yếu). Kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng hiện nay 
của GV mầm non, đặc biệt là GV các trường mầm non 
tư thục. Hầu hết GV đều không tự giác lên kế hoạch bồi 
dưỡng cho bản thân và theo quy định. Chỉ khi có chế tài 
của Ban Giám hiệu thì GV mới thực hiện và đôi khi thực 
hiện rất hình thức và máy móc. Đây là thách thức không 
nhỏ cho ngành mầm non trong thời kì phát triển và hội 
nhập. Một trong những nguyên nhân làm cho GV chưa 
tự giác lên kế hoạch bồi dưỡng cho bản thân chính là việc 
tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của các 
nhà trường chưa tốt. Vì thế, các nhà trường cần tổ chức 
hoạt động bồi dưỡng một cách nghiêm túc, có sự động 
viên, khuyến khích GV tích cực tham gia vào quá trình 
bồi dưỡng để từ đó tạo động lực cho GV tự giác nâng cao 
ý thức tự bồi dưỡng cho bản thân. 
2.3.5. Thực trạng quản lí điều kiện tổ chức hoạt động bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên mầm non 
Kết quả khảo sát như sau (xem bảng 5 trang bên). 
Bảng 5 cho thấy, tất cả các nội dung đều được đánh 
giá ở mức khá với ĐTB chung là 3,51. Đây là một kết 
quả khả quan vì các cấp lãnh đạo cấp sở, phòng và các 
nhà trường đã quan tâm đến các điều kiện tổ chức hoạt 
động bồi dưỡng GV nhằm tạo cho GV có một môi trường 
thuận lợi và thoải mái khi tham gia hoạt động bồi dưỡng. 
Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Tạo mọi điều 
kiện để GV thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi 
dưỡng (về thời gian, địa điểm, chương trình)” được đánh 
giá cao nhất với 3,66 điểm. Qua trao đổi với một số 
CBQL và GV các trường này, chúng tôi được biết: Phòng 
GD-ĐT cũng như các nhà trường đã lựa chọn thời gian 
cũng như địa điểm phù hợp với lịch trình làm việc của 
Bảng 4. Mức độ thực hiện quản lí hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV theo CNNGVMN 
TT Nội dung ĐTB ĐLC TH Mức độ 
1 
Sắp xếp cho GV tham gia các buổi học được tổ chức tập trung 
theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD-ĐT (thời gian hè) 
3,24 1,25 2 
Trung 
bình 
2 
Phân công GV tham dự các chuyên đề được tổ chức tập trung 
ở cụm theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT (trong năm học) 
3,44 1,16 1 Khá 
3 
Tổ chức các buổi tập huấn tại trường theo kế hoạch tổ chức 
hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường 
2,61 1,20 4 
Trung 
bình 
4 
Theo dõi và kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình 
quy định của GV 
2,64 0,95 3 
Trung 
bình 
ĐTB chung các nội dung 2,98 
Trung 
bình 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 2-6 
6 
GV và ưu tiên sự sắp xếp của các trường trong việc bồi 
dưỡng. Ngay cả chương trình bồi dưỡng cũng triển khai 
theo hướng “mở” (trừ những nội dung mang tính bắt 
buộc về nhiệm vụ chính trị); còn lại, GV được tự do lựa 
chọn nội dung bồi dưỡng theo năng lực còn hạn chế của 
bản thân. 
Được đánh giá thấp nhất là nội dung “Hỗ trợ, cung 
cấp hoặc tư vấn tài liệu học tập, tham khảo cho GV” với 
3,42 điểm. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Phòng GD-
ĐT và các trường cũng đã cung cấp các tài liệu có liên 
quan đến chương trình bồi dưỡng; tuy nhiên, số lượng tài 
liệu cũng còn hạn chế, hầu hết các trường mầm non tư 
thục chưa có tủ sách tài liệu tham khảo dành riêng cho 
GV. Do đó, hiệu trưởng các trường cần có sự đầu tư tài 
liệu học tập, tham khảo cho GV; tạo điều kiện hết sức 
thuận cho GV tra cứu phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng 
đội ngũ GV. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và GV đánh giá 
thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV theo 
CNNGVMN ở các trường mầm non tư thục quận Bình 
Tân, TP. Hồ Chí Minh chủ yếu ở mức trung bình. Bên 
cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số nội 
dung thực hiện chưa tốt về quản lí mục tiêu, chương 
trình, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức hoạt 
động bồi dưỡng như: việc kiểm tra, điều chỉnh kịp thời 
mục tiêu bồi dưỡng trong quá trình bồi dưỡng GV theo 
CNNGVMN; đảm bảo các mục tiêu bồi dưỡng mang lại 
hiệu quả; kiểm tra, đánh giá kịp thời chương trình bồi 
dưỡng trong quá trình bồi dưỡng; xây dựng nội dung 
chương trình bồi dưỡng GV theo CNNGVMN và theo 
yêu cầu nhiệm vụ năm học của ngành; giao nhiệm vụ 
thuyết trình và chuẩn bị các phương tiện cũng như con 
người cho GV luyện tập thực hành; tạo điều kiện về 
phương tiện, thiết bị, thời gian, kinh phí để báo cáo viên 
có thể sử dụng và phối hợp tốt các phương pháp; theo dõi 
và kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình quy 
định của GV; tổ chức các buổi tập huấn tại trường theo 
kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của 
nhà trường; hỗ trợ, cung cấp hoặc tư vấn tài liệu học tập, 
tham khảo cho GV. 
Từ thực trạng trên, rất cần có các cách thức quản lí để 
tháo gỡ khó khăn và khắc phục các bất cập để quản lí 
hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV ở các trường 
mầm non tư thục quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh theo 
Chuẩn nghề nghiệp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng 
đội ngũ GV mầm non, đáp ứng yêu cầu CNNGVMN 
hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 26/2018/TT-
BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-
ĐT về Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên mầm non. 
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT 
ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Ban 
hành Chương trình giáo dục mầm non. 
[3] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 36/2011/TT-
BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 
về Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên 
giáo viên mầm non. 
[4] Bộ GD-ĐT (2016). Quyết định số 2189/QĐ-
BGDĐT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 
về Ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu 
chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non 
hạng IV. 
[5] Nguyễn Thị Nguyên (2018). Thực trạng quản lí 
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Chuẩn 
nghề nghiệp cho giáo viên các trường mầm non xã 
Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí 
Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 23-28. 
[6] Nguyễn Tiến Phúc (2015). Quản lí hoạt động bồi 
dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn 
nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc. Luận án tiến sĩ Khoa 
học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[7] Vũ Thị Ngần (2018). Thực trạng quản lí hoạt động 
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề 
nghiệp tại các trường mầm non thị trấn Gia Bình, 
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Giáo dục, số 
đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 17-22.
Bảng 5. Mức độ thực hiện quản lí điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV theo CNNGVMN 
TT Nội dung ĐTB ĐLC TH Mức độ 
1 
Tạo mọi điều kiện để GV thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi 
dưỡng (về thời gian, địa điểm, chương trình) 
3,66 1,27 1 Khá 
2 Hỗ trợ, cung cấp hoặc tư vấn tài liệu học tập, tham khảo cho GV 3,42 1,39 3 Khá 
3 
Quản lí tốt việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho 
hoạt động bồi dưỡng GV 
3,43 1,17 2 Khá 
ĐTB chung các nội dung 3,51 Khá 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_boi_duong_doi_ngu_giao_vien_the.pdf