Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La

Bài báo đã đánh giá đúng đắn về thực trạng phong trào tập luyện bơi lội, xác định các

nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn

La. Từ đó, đề xuất được 4 giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố

Sơn La - tỉnh Sơn La.

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 1

Trang 1

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 2

Trang 2

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 3

Trang 3

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 4

Trang 4

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 5

Trang 5

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 6

Trang 6

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6920
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La

Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La
ứu và bàn luận
Trong quá trình nghiên cứu, bài báo đã sử 
dụng các phương pháp thường quy trong nghiên 
cứu khoa học TDTT, bao gồm: Phương pháp 
phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp 
quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn và 
tọa đàm; Phương pháp toán học thống kê.
2.1. Thực trạng các điều kiện đồng bộ 
phát triển phong trào tập luyện bơi lội trên 
địa bàn thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La
2.1.1. Thực trạng trang thiết bị cơ sở vật 
chất bơi lội của thành phố Sơn La 
Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu 
tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phong 
THỰC TRẠNG PHONG TRÀO TẬP LUYỆN BƠI LỘI 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA - TỈNH SƠN LA
Nguyễn Văn Quang, Phạm Đức Viễn
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Bài báo đã đánh giá đúng đắn về thực trạng phong trào tập luyện bơi lội, xác định các 
nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn 
La. Từ đó, đề xuất được 4 giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố 
Sơn La - tỉnh Sơn La.
Từ khoá: Thực trạng tập luyện bơi lội, phong trào tập luyện bơi lội, bơi lội thành phố Sơn La.
11
trào TDTT nói chung và phong trào tập luyện 
môn bơi lội nói riêng, cơ sở vật chất tốt góp 
phần vào tạo động lực, hứng thú cho người tập. 
Tuy nhiên, về cơ sở vật chất phục vụ cho tập 
luyện bơi lội còn nhiều thiếu thốn. Cụ thể, được 
trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Thực trạng về trang thiết bị, cơ sở vật chất bơi lội của thành phố Sơn La
Cấp quản lý Cơ sở vật chất Số lượng
Mức độ sử dụng
Tốt Trung bình Kém
Ngoài Nhà nước
1 Bể bơi 7 6 1 0
2 Phao cứu hộ 135 122 13 43
3 Phao tập bơi 40 13 27 0
4 Sào cứu hộ 21 4 10 7
5 Bục xuất phát 0 0 0 0
6 Phòng thay đồ, tắm 57 24 14 19
7 Âm thanh, ánh sáng 7 bộ 2 5 0
8 Bảng nội quy, biển báo 7 7 0 0
Nhà nước quản 
lý
1 Bể bơi 0
2 Phao cứu hộ 0
3 Phao tập bơi 0
4 Sào cứu hộ 0
5 Bục xuất phát 0
6 Phòng thay đồ, tắm 0
7 Âm thanh, ánh sáng 0
8 Bảng nội quy, biển báo 0
Qua bảng 1 cho chúng ta thấy cơ sở vật chất, 
trang thết bị tập luyện bơi lội của thành phố đã 
có sự đầu tư, song hệ thống cơ sở vật chất này 
là do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, các 
khu tập luyện bơi lội công cộng của nhà nước 
thì chưa có. Do vậy, người tập khi tham gia tập 
luyện phải mất phí. Bên cạnh đó, mức phí thu 
không được các cơ quan ban ngành quy định 
cho các bể bơi. Số lượng bể bơi tương đối ít, 
chỉ có 7 bể bơi, trong đó có 4 bể bốn mùa cho 
nên số lượng người tập luyện trong bể bơi ít. 
Ngoài ra trang thiết bị phục vụ cho tập luyện 
bơi lội như: phao bơi, quần áo, kính bơi, các 
thiết bị hỗ trợ cho tập luyện hầu hết do người 
tập tự trang bị. Vì thế, số lượng người tham gia 
tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn 
La còn ít, chủ yếu tập trung ở những con em 
và gia đình có điều kiện. Đây là nguyên nhân 
chính làm hạn chế phong trào tập luyện môn 
bơi lội của thành phố. 
2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên 
môn phòng văn hóa thể thao và du lịch, hướng 
dẫn viên và huấn luyện viên bơi lội của thành 
phố Sơn La
Đội ngũ cán bộ chuyên môn chịu trách 
nhiệm về TDTT là yếu tố tác động trực tiếp 
tới sự phát triển phong trào TDTT. Chất lượng 
phong trào tập luyện lại phụ thuộc vào các 
huấn luyện viên và hướng dẫn viên. Do đó việc 
tìm hiểu đánh giá về số lượng và trình độ cán 
bộ TDTT, huấn luyện viên và hướng dẫn viên 
là vấn đề hết sức cần thiết, giúp cho phong trào 
tập luyện bơi lội phát triển phù hợp với tiềm 
năng, điều kiện của thành phố được trình bày 
tại bảng 2.
12
Qua kết quả bảng 2 cho ta thấy thực trạng 
cán bộ chuyên môn phòng văn hóa thể thao và 
du lịch của thành phố Sơn La: đội ngũ quản lý và 
chuyên viên gồm 4 người, là một con số tương đối 
ít so với khối lượng công việc mà phòng cần đảm 
nhiệm. Hướng dẫn viên và huấn luyện viên tại các 
bể bơi không chịu sự quản lý của phòng Văn hóa 
thể thao và Du lịch, trong công tác của mình, đa 
số họ không xuất phát từ VĐV mà chỉ qua đào tạo 
chính quy về bơi lội và là những người yêu thích 
môn thể thao này, bên cạnh đó cũng góp phần vào 
việc thu nhập cá nhân nên họ tham gia vào công 
tác hướng dẫn và huấn luyện bơi lội tại các bể bơi. 
2.1.3. Thực trạng phong trào tập luyện bơi 
lội trên địa bàn thành phố Sơn La
Nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng 
phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành 
phố Sơn La, bài báo tiến hành khảo sát và thu 
thập số liệu về các mặt hoạt động như:
- Số người tham gia tập luyện bơi lội.
- Số gia đình tham gia tập luyện bơi lội.
- Số câu lạc bộ bơi lội. 
Trong tổng số 172,826 người dân, số hộ gia 
đình 37,222 hộ trên địa bàn thành phố (số liệu 
phòng thống kê dân số và kế hoạch hóa gia đình 
thành phố Sơn La năm 2019). Kết quả điều tra 
khảo sát phong trào tập luyện bơi lội của thành 
phố được trình bày bảng 3.
Bảng 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn TDTT, huấn luyện viên và 
hướng dẫn viên của thành phố Sơn La.
Bảng 3. Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La
Cấp quản lý Loại hình cán bộ
Số 
lượng
Trình độ đào tao
ThS ĐH CĐ
Nhà nước quản 
lý
1 Cán bộ quản lý 1 1
2 Chuyên viên 3 3
Ngoài Nhà nước
1 Hướng dẫn viên bơi lội 7 7
2 Huấn luyện viên bơi lội 11 6 5
Chuyên môn
Điền kinh 7
Cầu lông 1
Bóng đá 3
Bơi lội 4
Bóng chuyền 7
Môn thể 
thao
Loại hình tổ chức tập luyện
Số gia đình thể thao Số Câu lạc bộ Số người tập luyện
SL % SL % SN %
Bơi lội 22 0,06% 0 0 2155 1,25
Qua bảng 3 ta thấy thực trạng phong trào 
tập luyện bơi lội ở thành phố Sơn La số người 
tham gia tập luyện là rất hạn chế, số người 
tạp luyện bơi lội chỉ chiếm 1,25% dân số toàn 
thành phố. Trong đó bao gồm nhiều đối tượng 
khác nhau. Học sinh, lực lượng vũ trang, công 
nhân, viên chức và quần chúng nhân dân. Các 
đối tượng tham gia tập luyện chủ yếu vào các 
dịp nghỉ hè, các ngày cuối tuần... Nhưng số gia 
đình tham gia tập luyện còn ở mức độ khiêm 
13
tốn chiếm 0,06% so với số gia đình toàn thành 
phố. Thành phố chưa thành lập được câu lạc bộ 
bơi lội nào. Điều này dẫn đến phong trào tập 
luyện bơi lội là khá phát triển nhưng chỉ mang 
tính tự phát, chưa đi vào quy củ và có cơ chế 
tập luyện rõ ràng và chỉ mang tính thời vụ. Vì 
vậy đòi hỏi cần tìm ra những mặt còn tồn tại và 
hạn chế, để từ đó đưa ra những giải pháp phát 
triển phong trào tập luyện bơi lội của thành 
phố ngày càng phát triển.
2.1.4. Thực trạng các giải thi đấu bơi lội ở 
thành phố Sơn La
Để phong trào tập luyện bơi lội thực sự phát 
triển sâu rộng trên địa bàn thành phố thì một trong 
những yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến phong 
trào tập luyện bơi lội đó là thường xuyên tổ chức 
các giải thi đấu. Một mặt tạo động lực cho người 
tập tích cực tham gia tập luyện, mặt khác qua các 
giải đấu giúp cho các nhà chuyên môn tuyển chọn 
lực lượng vận động viên, góp phần vào sự phát triển 
thể thao thành tích cao cho tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, 
trên thực tế hàng năm số lượng các giải thi đấu bơi 
lội trên địa bàn thành phố còn rất ít tổ chức. Cụ thể, 
thực trạng các giải bơi lội trong 3 năm từ 2017 đến 
2019 ở thành phố Sơn La được trình bày ở bảng 4. 
Bảng 4. Thực trạng các giải thi đấu thể thao của Thành phố Sơn La từ năm 2017 - 2019
TT Năm Số lượng 
giải bơi
Đơn vị tổ chức
Số lượng người 
tham gia
Hệ thống giải
1 2017 1 Trung tâm huấn luyện 
và thi đấu TDTT tỉnh
37 Nhà nước quản lý
2 2019
1 Tỉnh đoàn tổ chức 55 Nhà nước quản lý
1 Bể bơi KGT 67 Doanh nghiệp tôt chức
Qua bảng 4 cho thấy, việc tổ chức các giải 
bơi lội hàng năm ở thành phố còn quá ít so với 
nhu cầu của đông đảo người tập, mỗi năm chỉ 
có một giải được tổ chức. Các giải đấu chưa 
mang tính thường niên, số lượng người tham 
gia các giải đấu còn ít và còn mang tính tự phát. 
Hầu hết các giải đấu tổ chức chưa được tuyên 
truyền sâu rộng đến đông đảo người dân trên địa 
bàn. Mặt khác, các giải đấu khi được tổ chức 
chỉ mang tính cục bộ trong các nhóm tập luyện 
với nhau, chưa mở rộng giao lưu đến các địa 
phương khác ngoài địa bàn thành phố Do đó 
cũng ảnh hưởng đến phong trào tập luyện bơi 
lội trên địa bàn.
2.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự 
phát triển môn bơi lội của thành phố Sơn La
Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng phong 
trào tập luyện bơi lội của thành phố Sơn La - tỉnh 
Sơn La và xin ý kiến của các chuyên gia, các huấn 
luyện viên, hướng dẫn viên và các nhà khoa học. 
Bài báo xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến 
phong trào tập luyện bơi lội của thành phố Sơn 
La - tỉnh Sơn La, kết quả được trình bày tại bảng 5.
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào tập luyện 
bơi lội của thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La
TT Nguyên nhân
Ý kiến đánh giá (n = 33)
Đồng ý Tỷ lệ % Không đồng ý Tỷ lệ %
1 Cơ sở vật chất dụng cụ, sân bãi, bể bơi, 
hồ tắm phục vụ cho tập luyện môn bơi
32 97% 1 3%
2 Cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên và 
huấn luyện viên bơi lội
33 100% 0 0
3 Nhận thức về bơi lội của nhân dân thành 
phố Sơn La
33 100% 0 0
4 Các giải thi đấu bơi lội 29 88% 4 12
14
Qua bảng 5 cho thấy các nhà quản lý, các nhà 
khoa học, các chuyên gia đánh giá từ 80% trở 
lên. Điều này có thể khẳng định đây là những 
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát 
triển đến phong trào tập luyện bơi lội trên địa 
bàn thành phố Sơn La. Vì vậy, cần có những 
biện pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội 
trên địa bàn thành phố Sơn La. 
3. Đề xuất một số biện pháp phát triển 
phong trào tập luyện môn bơi lội trên địa 
bàn Thành phố Sơn La
Căn cứ nhu cầu của thực tiễn phong trào 
tập luyện TDTT của quần chúng nói chung và 
môn bơi lội nói riêng trên địa bàn thành phố 
Sơn La.
Căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng và 
nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào tập 
luyện bơi lội trên địa bàn thành phố.
Căn cứ vào sự đồng thuận của cơ quan quản 
lý phong trào TDTT thành phố Sơn La.
Đề tài xây dựng và lựa chọn các giải pháp 
thông qua việc phỏng vấn các nhà quản lý, 
chuyên gia, các huấn luyện viên, hướng dẫn 
viên có kinh nghiệm trong phong trào TDTT 
trên địa bàn thành phố và ở Trường Đại học Tây 
Bắc. Kết quả lựa chọn được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội
 trên địa bàn Thành phố Sơn La (n = 33)
TT Nội dung giải pháp
Ý kiến đánh giá (n = 33)
Đồng ý Tỷ lệ % Không đồng ý Tỷ lệ %
1
Tăng cường cơ sở vật chất dụng cụ, sân 
bãi, bể bơi, hồ tắm phục vụ cho tập luyện 
môn bơi
33 100% 0 0
2
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ 
chuyên môn DTTT, hướng dẫn viên và 
huấn luyện viên bơi lội
30 91% 3 9%
3
Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức 
về tập luyện môn bơi lội cho các tầng lớp 
nhân dân
33 100% 0 0
4 Tăng cường tổ chức các cuộc thi đấu bơi 
lội ở các cấp
29 88% 4 12%
5
Tăng cường kinh phí, trang thiết bị tập 
luyện môn bơi lội
23 69,7% 10 30,3%
6
Khai thác và phát huy những tiềm năng có 
sẵn để phát triển tập luyện môn bơi lội
22 66,7% 11 33,3%
7
Tăng cường phối hợp với các ngành mở 
các lớp dạy bơi trong dịp hè
19 57,6% 14 42,4%
8 Tăng cường công tác vận động và hướng 
dẫn quần chúng tham gia tập luyện bơi lội
21 63,6% 12 36,4%
9
Có chế độ đãi ngộ hợp lý cho cán bộ HLV, 
VĐV thể thao
20 60,6% 13 39,4%
Qua bảng 6 cho thấy, ý kiến đánh giá về các 
giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn 
bơi lội đều có sự nhất trí cao ở một số giải pháp. 
Những giải pháp có tỷ lệ đồng ý đạt từ 80% trở 
lên được đề tài lựa chọn đề xuất cho sự phát 
triển phong trào tập luyện bơi lội trên địa bàn 
thành phố, bao gồm: 
15
1. Tăng cường cơ sở vật chất dụng cụ, sân bãi, 
bể bơi, hồ tắm phục vụ cho tập luyện môn bơi.
2. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ 
chuyên môn DTTT, hướng dẫn viên và huấn 
luyện viên bơi lội.
3. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận 
thức về tập luyện môn bơi lội cho các tầng lớp 
nhân dân.
4. Tăng cường tổ chức các cuộc thi đấu bơi 
lội ở các cấp.
3. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số 
kết luận sau:
1. Qua nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được 
thực trạng phát triển phong trào tập luyện môn 
bơi lội ở thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La:
- Thực trạng trang thiết bị cơ sở vật chất bơi 
lội của thành phố Sơn La.
- Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn 
phòng văn hóa thể thao và du lịch, hướng dẫn 
viên và huấn luyện viên bơi lội của thành phố 
Sơn La.
- Thực trạng phong trào tập luyện bơi lội trên 
địa bàn thành phố Sơn La.
- Thực trạng các giải thi đấu bơi lội ở thành 
phố Sơn La.
2. Từ thực trạng đề tài xác định được các 
nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào tập 
luyện môn bơi lội của thành phố Sơn La - tỉnh 
Sơn La:
- Cơ sở vật chất dụng cụ, sân bãi, bể bơi, hồ 
tắm phục vụ cho tập luyện môn bơi.
- Cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên và 
huấn luyện viên bơi lội.
- Nhận thức về bơi lội của nhân dân thành 
phố Sơn La.
- Các giải thi đấu bơi lội.
3. Xuất phát từ những thực trạng và nguyên 
nhân ảnh hưởng đến phong trào tập luyện bơi lội 
trên địa bàn thành phố Sơn La đề tài đã lựa chọn 
được 4 giải pháp pháp triển phong trào tập luyện 
bơi lội trên địa bàn thành phố Sơn La gồm:
- Giải pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất 
dụng cụ, sân bãi, bể bơi, hồ tắm phục vụ cho tập 
luyện môn bơi lội. 
- Giải pháp 2: Tăng cường tuyên truyền giáo 
dục nâng cao nhận thức về tập luyện môn bơi 
lội cho các tầng lớp nhân dân
- Giải pháp 3: Tăng cường công tác đào tạo 
cán bộ, HLV bơi lội. 
- Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức các cuộc 
thi đấu bơi lội ở các cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hàng năm về công tác 
TDTT của thành phố Sơn La năm 2018.
2. Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường 
chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn 
thương tích và đuối nước cho học sinh, 
trẻ em.
3. Công văn Số: 1564/BGDĐT-GDTC V/v 
tăng cường các giải pháp phòng, chống 
tai nạn đuối nước HSSV dịp hè năm 2019 
ngày 12 tháng 4 năm 2019.
4. Chỉ thị 36/CT-TW của Ban bí thư Trung 
ương Đảng về công tác TDT trong giai 
đoạn mới.
5. Hà Đình Lâm Giáo trình Bơi lội nhà xuất 
bàn TDTT 2004.
6. Lê Văn Lẫm – Phạm Đình Bẩm, “Quan 
điểm về các giải pháp phát triển TDTT 
trong cơ chế thị trường có sự quản lý của 
Nhà nước theo định hưỡng XHCN”, (Đề 
tài khoa học cấp Nhà nước – KH- 07 – 06 
– 07).
7. Phạm Đình Bẩm - Đặng Đình Minh 
(1998), “Quản lý TDTT”, Trường Đại 
học TDTT I (Dùng cho sinh viên đại học 
TDTT).
16
CURRENT SITUATION OF SWIMMING PRACTICE MOVEMENT 
IN SON LA CITY, SON LA PROVINCE
Nguyen Van Quang, Pham Duc Vien
Tay Bac University
Abstract: The article has properly assessed the real situation of swimming practice movement 
in Son La city and identified the influential causes before proposing 4 solutions to develop the 
swimming movement in Son La city, Son La province.
Keywords: Situation of swimming practice, moveswimming practice movement in Son La city.
___________________________________________
Ngày nhận bài: 7/8/2019 Ngày nhận đăng: 12/11/2019
Liên lạc: Nguyễn Văn Quang; e-mail: quangtbu03@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phong_trao_tap_luyen_boi_loi_tren_dia_ban_thanh_p.pdf