Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19

Những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng khẳng định được vai trò

quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) cũng phải

đối mặt với nhiều khó khăn khi phần lớn các DNTN là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt

trong giai đoạn hiện nay, khi dịch COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất

lớn đến sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các DNTN nói

riêng. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm giúp cho doanh nghiệp vượt qua

những khó khăn, tuy nhiên, thực trạng thực thi các chính sách còn gặp nhiều vướng mắc. Bài viết

sẽ đánh giá thực trạng phát triển DNTN và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch COVID-19,

từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DNTN khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ để các

doanh nghiệp có thể phục hồi và tiếp tục phát triển giai đoạn “hậu COVID-19”.

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2440
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19
c tiễn phát 
triển của nền kinh tế sau 30 năm Đổi mới.
Theo Sách trắng Việt Nam năm 2019, DNTN trong nước tạo ra khoảng 42% GDP, đóng góp 
khoảng 30% thu ngân sách nhà nước. Đây là nỗ lực lớn của các DNTN trong việc tìm kiếm thị 
trường, tạo thời cơ, vận hội mới không chỉ cho doanh nghiệp phát triển, mà còn tạo ra diện mạo 
mới cho toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh của cuộc Cách mạng công 
nghiệp 4.0, dịch bệnh COVID-19, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt 
việc phát triển DNTN ở Việt Nam đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ vừa mang tính cụ thể trước 
mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài để bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, thúc đẩy 
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do đó, nghiên cứu thực trạng phát triển của các DNTN và hiệu quả của các chính sách hỗ 
trợ DNTN trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết, từ đó, đề xuất những giải pháp tháo gỡ 
khó khăn cho các DNTN khi thực thi các chính sách này. Đây cũng chính là mục tiêu mà nghiên 
cứu hướng đến. 
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH 
HỖ TRỢ TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH COVID-19
2.1. Thực trạng của các doanh nghiệp tư nhân 
•	Về	số	lượng	và	quy	mô	doanh	nghiệp
Hình 1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và ngừng hoạt động 
giai đoạn 2011 - 2019
77,548
69,784
76,955 74,842
94,754
110,000
126,859 131,300
138,100
54,198 54,216 60,737
67,823
80,858
73,000
60,533
90,651
72,400
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
DN thành lập DN ngừng hoạt động
Nguồn: Tổng cục Thống kê
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
664
Năm 2019 cả nước có 138.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 5,2% về số doanh 
nghiệp so với năm 2018. Tuy nhiên, cũng trong năm 2019, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 
72.400, giảm 20,1% so với năm 2018. Theo đó, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền 
kinh tế năm 2018 lên đến 758.610 doanh nghiệp, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2018.
Bảng 1. Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động và hình thức sở hữu năm 2018
Loại hình sở hữu
Tổng cộng
DNNN DNTN DNFDI
Q
uy
 m
ô 
D
N
th
eo
 la
o 
độ
ng
DNNVV
Số lượng (DN) 1.495 569.106 12.700 583.301
Tỷ lệ theo dòng (%) 0,26 97,57 2,18 98,33
Tỷ lệ theo cột (%) 59,16 98,95 81,87
DN lớn
Số lượng (DN) 1.032 6.039 2.812 9.883
Tỷ lệ theo dòng (%) 10,44 61,10 28,45 1,67
Tỷ lệ theo cột (%) 40,84 1,05 28,45
Tổng cộng
Số lượng (DN) 2.527 575.145 15.512 593.184
Tỷ lệ (%) 0,43 96,96 2,62
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2018 của Tổng cục Thống kê
Theo số liệu Bảng 1 và Bảng 2, năm 2018 Việt Nam có khoảng 583 nghìn doanh nghiệp, 
trong đó có trên 596 nghìn DNTN và có tới hơn 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Kết 
quả cũng tương tự nếu tính theo quy mô nguồn vốn. Theo đó, có đến 94,46% doanh nghiệp 
là DNNVV, các doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm 5,54% tổng số doanh nghiệp đang hoạt 
động. Ngoài ra, có đến 97,96% các DNNVV thuộc khu vực tư nhân, trong khi trên 60% các 
DNNN có quy mô lớn. 
Bảng 2. Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô vốn và hình thức sở hữu năm 2018
Loại hình sở hữu
Tổng cộng
DNNN DNTN DNFDI
Q
uy
 m
ô 
D
N
th
eo
 n
gu
ồn
 v
ốn
DNNVV
Số lượng (DN) 975 548.856 10.465 560.296
Tỷ lệ theo dòng (%) 0,17 97,96 1,87 94,46
Tỷ lệ theo cột (%) 38,58 95,43 67,46
DN lớn
Số lượng (DN) 1.552 26.289 5.047 32.888
Tỷ lệ theo dòng (%) 4,72 79,93 15,35 5,54
Tỷ lệ theo cột (%) 61,42 4,57 32,54
Tổng cộng
Số lượng (DN) 2.527 575.145 15.512 593.184
Tỷ lệ (%) 0,43 96,96 2,62
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2018 của Tổng cục Thống kê
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản 
phẩm nên bị áp lực về dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các biện pháp cắt giảm 
dòng tiền chi ra trong bối cảnh doanh thu hạn chế. Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu phát 
triển KTTN cho thấy, có hơn 60% doanh nghiệp được khảo sát chịu ảnh hưởng giảm hơn 50% 
doanh thu, 28,9% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng giảm từ 20% - 50% doanh thu (Báo cáo kết quả 
khảo sát lần 1 của Ban Nghiên cứu phát triển KTTN). Có đến 74% số doanh nghiệp trả lời khảo 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
665
sát có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao 
động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí... cho hoạt động 
sản xuất - kinh doanh và các chi phí khác. Đợt khảo sát lần thứ 3 của Ban Nghiên cứu phát triển 
KTTN vào tháng 8/2020 về những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian tới 
cho thấy, có tới 76% doanh nghiệp được khảo sát trả lời, hiện nay không cân đối được thu chi, 
trong đó 54% có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. 
•	Về	đóng	góp	cho	nền	kinh	tế
Trong những năm qua, khu vực KTTN đã góp phần quan trọng trong sự phát triển năng động 
của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, mạnh dạn đột phá và 
đi đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới. Do đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu 
vực KTTN phát triển cũng chính là tạo điều kiện để giải phóng các nguồn lực phát triển trong 
xã hội, để nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó. 
DNTN tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp hơn 40% GDP mỗi năm. Phát triển KTTN 
là nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, tạo nguồn thu cho ngân 
sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, 
xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực KTTN liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, 
chiếm tỷ trọng từ 40% - 43%; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động. Đóng góp của khu vực 
KTTN trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43% GDP (so với khu vực KTNN 28,9% GDP và khu 
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 18% GDP). Thương hiệu của khu vực tư nhân 
không chỉ được ghi nhận ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường khu vực và quốc tế; đã xuất 
hiện những tập đoàn KTTN có quy mô lớn cả về vốn và công nghệ cao.
 2.2. Đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh dịch COVID-19 
 Trong Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam do Phòng 
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện 
năm 2020, trong số 8.633 DNTN trong nước tham gia khảo sát có 87,1% doanh nghiệp cho biết 
chịu ảnh hưởng tiêu cực, 11% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng, 2% doanh nghiệp hoạt động 
tích cực. Lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là may mặc (97% doanh nghiệp), thông tin, truyền 
thông (96% doanh nghiệp), thiết bị điện (94% doanh nghiệp), sản xuất xe có động cơ (93% 
doanh nghiệp)
 Trước tác động của dịch bệnh, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành các chính sách hỗ 
trợ cho doanh nghiệp nói chung và các DNTN, DNNVV nói riêng như: Chỉ thị số 11/CT-TTg 
ngày 04/03/2020, Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP 
ngày 09/04/2020, Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/05/2020, Kết luận số 77-KL/TW ngày 
5/6/2020, Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày10/8/2020, Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 
25/9/2020... Đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 
tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 
2021. Theo đó, Nghị quyết đã bổ sung mở rộng các giải pháp trọng tâm thực hiện để phù hợp với 
tình hình mới, thích ứng với bối cảnh dịch COVID-19 và mục tiêu phát triển bền vững.
Nhìn chung, các chính sách tập trung tháo gỡ các khó khăn lớn của các doanh nghiệp trong 
bối cảnh dịch bệnh như: đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ, thiếu hụt 
nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh, các vấn đề khó khăn về trả lương cho người lao động... Các 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
666
chính sách tập trung vào các nhóm giải pháp như: cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian 
xét duyệt hồ sơ vay vốn; điều chỉnh về cơ cấu các khoản nợ và điều kiện cho vay; các chính sách 
về gia hạn, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn; gia hạn nộp thuế (thuế giá trị 
gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) và gia hạn, giảm tiền thuê đất; không điều chỉnh tăng giá 
các yếu tố đầu vào; giảm thủ tục hành chính và hỗ trợ các chi phí logistics; hỗ trợ doanh nghiệp 
đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và tìm thị trường mới.
 Tuy nhiên, Báo cáo của VCCI cũng đánh giá việc các bộ, ngành thiết kế các chính sách chưa 
thật sự bám sát thực tiễn của cuộc sống, vẫn còn nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà chưa 
đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp. Chính những điều này khiến nhiều doanh nghiệp đặc 
biệt là các DNTN có quy mô nhỏ và vừa vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ ứng phó với dịch 
COVID-19 của Chính phủ. Đáng chú ý là việc xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương 
đang là một rào cản. Cụ thể: 
•	Đối	với	các	chính	sách	ưu	đãi	về	cơ	cấu	nợ	và	vay	ưu	đãi
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong nộp hồ sơ nộp xin hưởng ưu đãi về chính sách cho 
vay và cơ cấu nợ. Cụ thể, để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải chứng minh trên báo cáo kế 
toán các ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm suy giảm khả năng trả nợ. Tuy nhiên, các doanh 
nghiệp cho rằng, những tác động của dịch đối với doanh nghiệp thực tế hiện hữu, do vậy, ngân 
hàng và các tổ chức tín dụng bỏ yêu cầu về báo cáo chứng minh này. 
Các chính sách hỗ trợ tài chính mới chỉ tập trung cho các khoản vay bằng tiền VND, trong khi 
các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lại có nhu cầu vay vốn bằng tiền USD rất nhiều. 
Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất ngân hàng đã có điều chỉnh giảm, song vẫn ở mức cao đối với 
các doanh nghiệp nhỏ, đang trong giai đoạn khó khăn của ngành.
•	Đối	với	chính	sách	hỗ	trợ	người	sử	dụng	lao	động
Theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020, doanh nghiệp - người sử dụng lao động được 
hỗ trợ cho vay để trả lương người lao động. Tuy nhiên, để nhận được hỗ trợ này, doanh nghiệp 
cần chứng minh 50% người lao động trong doanh nghiệp thiếu việc làm. Quy định này cũng gây 
khó khăn và kéo dài thời gian nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ, trong khi đó doanh nghiệp cần được vay 
sớm, trả lương để giữ chân người lao động.
•	Các	chính	sách	gia	hạn	thời	gian	nộp	thuế
Một số chính sách tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về gia hạn thời gian nộp thuế 
giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất của doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với số thuế 
phát sinh từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 và chỉ có thời hạn nộp giấy Đề nghị gia hạn trước ngày 
30/7, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ ko được thụ hưởng nếu nộp sau thời gian này.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp đặc biệt là các DNTN. Đây là 
khó khăn nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực thực sự, sức chống 
chịu, thích ứng trước biến cố thị trường; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu, 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
667
khách hàng và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hình sản 
xuất, chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầu mới của thị trường. Tuy 
nhiên, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ 
với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc 
vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh 
và củng cố thị phần. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể đứng vững trong bối cảnh 
dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, ngoài những chính sách đã thực hiện, Chính phủ cũng rất 
cần phải rà soát đánh giá cụ thể về hiệu quả của những chính sách này, đồng thời có kế hoạch 
triển khai những chính sách mới để các doanh nghiệp có thể phục hồi và tiếp tục phát triển giai 
đoạn “hậu COVID-19”. Cụ thể: 
- Tăng khả năng tiếp cập các gói hỗ trợ đặc biệt đối với các DNTN cũng như mở rộng đối 
tượng hỗ trợ các doanh nghiệp/lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 như hàng không, 
du lịch
- Hỗ trợ DN trong việc đảm bảo dòng tiền thanh toán; giãn nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp; 
tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp. Dịch COVID-19 tác động đến cả 
cung và cầu hàng hóa trên thị trường. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu và đẩy nhanh các gói 
cứu trợ nền kinh tế tác động đến cả cung và cầu. Ví dụ như: giảm thuế giá trị gia tăng giúp giảm 
chi phí sản xuất, hạ giá thành, phục hồi được tiêu dùng, từ đó phát triển sản xuất.
- Tái cơ cấu doanh nghiệp khu vực tư nhân nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ dịch bệnh 
COVID-19, tập trung vào các ngành, lĩnh vực chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Hỗ trợ doanh 
nghiệp tiếp cận các kênh thông tin về xuất, nhập khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới nhập khẩu 
nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt 
động thương mại điện tử số, kinh tế số.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Chính phủ cần tháo 
gỡ những vướng mắc về logistics, giảm thiểu tình trạng ách tắc ở biên giới do công tác phòng 
dịch. Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho những ngành xuất khẩu 
chủ lực. Hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng vật tư trong nước để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu 
trong nước.
- Đồng thời, cần tập trung hỗ trợ những doanh nghiệp có đầu ra (có các đơn hàng) nhưng 
thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Thực hiện phân nhóm cụ thể, tập trung vào các ngành, lĩnh vực 
chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh của dịch COVID-19, bên cạnh đó là các DNTN, DNNVV. Sử 
dụng hiệu quả Quỹ phát triển DNNVV để tạo điều kiện cho DNNVV có nguồn tài chính để vượt 
qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo Đề dẫn thảo luận Gói cứu trợ lần 2 nhằm kịp thời 
khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất - kinh doanh, đảm bảo ổn định xã hội trong tình hình 
hiện nay.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, NXB Thống 
kê, Hà Nội.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
668
3. Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) (2020), Báo cáo dệt 
may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa.
4. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020.
5. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá tác động của dịch COVID-19 
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Tổng cục Thống kê (2019), Điều tra doanh nghiệp 2019.
7. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (2020), Báo cáo định kỳ 6 tháng 
đầu năm 2020: Triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 trong bối cảnh đại dịch 
COVID-19 và một số cảnh báo.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_doanh_nghiep_tu_nhan_va_cac_chinh_sach.pdf