Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế

1. Mở đầu Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL) là 1 trong 8 trường đại học thành viên của Đại học Huế. Trường hiện có 5 phòng chức năng (Phòng Tổ chức, Hành chính và Cơ sở vật chất; Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên (SV); Phòng Khảo thí, Bảo đảm chất lượng giáo dục, Thanh tra và Pháp chế; Phòng Khoa học, Hợp tác Quốc tế và Thông tin Thư viện; Phòng Kế hoạch - Tài chính) và 7 khoa trực thuộc (Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Cơ khí và Công nghệ, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Nông học, Khoa Phát triển nông thôn, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Khoa Thủy sản), 23 bộ môn, 5 trung tâm thuộc khoa. Một trong những thước đo thành công của trường đại học là có bao nhiêu SV khởi nghiệp và thành danh, chứ không chỉ là bao nhiêu SV kiếm được việc làm (Phương Hiền, 2017). Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo hiện nay đã được các học giả công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu riêng, đang phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của cả các nhà hoạch định chính sách và SV. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, giáo dục khởi nghiệp sáng tạo là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp người học phát triển tư duy, thái độ và kĩ năng khởi nghiệp sáng tạo, không nhất thiết phải trực tiếp tập trung vào việc tạo ra các doanh nghiệp mới (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2018; Đoàn Thị Thu Trang, 2018). Trong bài báo này, chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường ĐHNL - Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lí, các lực lượng giáo dục có liên quan nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho SV trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế trang 1

Trang 1

Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế trang 2

Trang 2

Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế trang 3

Trang 3

Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế trang 4

Trang 4

Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7500
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế

Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông lâm - Đại học huế
hảo sát, phục vụ cho 
việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho 
SV Trường ĐHNL - Đại học Huế. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi là cơ sở xác định các vấn đề cần tìm hiểu sâu 
hơn và làm cơ sở thiết kế đề cương phỏng vấn; - Thời gian tiến hành phỏng vấn sâu: tháng 11/2020. 
* Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS 22.0 để nhập và xử lí số liệu, 
lập bảng, biểu để phân tích ĐTB, độ lệch chuẩn (ĐLC) để đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu. 
2.2. Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận theo hướng: các trường đại học phải giúp SV định vị được bản thân để 
tránh khởi nghiệp thất bại nếu tố chất không phù hợp với các yêu cầu của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, mặt khác, 
tạo điều kiện tối đa để số SV còn lại có thể khởi nghiệp và thành danh. Năng lực khởi nghiệp sáng tạo của mỗi cá 
nhân được xây dựng thông qua giáo dục nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ về khởi nghiệp sáng tạo cho 
mỗi người; đảm bảo cho mỗi cá nhân có khả năng tự lập sau khi tốt nghiệp. Năng lực khởi nghiệp sáng tạo cần trang 
bị cho SV gồm 6 nội dung, được trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Đánh giá của VCQL, GV và SV về năng lực khởi nghiệp sáng tạo của SV Trường ĐHNL 
TT Năng lực khởi nghiệp sáng tạo của SV 
VCQL, GV, 
VCHC 
SV 
t(499) 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 Thái độ khởi nghiệp của SV 3,40 0,78 3,64 0,84 3,30** 
2 Kiến thức về tố chất nhà doanh nghiệp của SV 3,15 0,72 3,49 0,84 4,70*** 
3 
Kiến thức về các bước thành lập doanh nghiệp khởi 
nghiệp của SV 
2,88 0,79 3,12 0,97 3,05** 
4 
Kiến thức về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và động 
lực phát triển nghề nghiệp của SV 
2,73 0,79 3,11 0,97 4,82*** 
5 Kiến thức về thương mại khởi nghiệp của SV 2,74 0,85 3,10 0,98 4,41*** 
6 
Kĩ năng quan hệ với những bên có lợi ích tương 
quan trong khởi nghiệp của SV 
3,03 0,76 3,53 0,87 6,93*** 
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; **: p<0,01; ***: p<0,001 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
46 
Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, “Thái độ khởi nghiệp của SV” của SV Trường ĐHNL được cả VCQL, GV, 
VCHC và SV đánh giá ở mức khá (3,4 ≤ ĐTB < 4,2), mức cao nhất (ĐTB = 3,40 và ĐTB = 3,64). Đây là điều kiện 
thuận lợi, thể hiện khuynh hướng, quan điểm và niềm tin về khởi nghiệp của SV. Qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy 
khá nhiều SV Trường ĐHNL có thái độ tích cực với việc khởi nghiệp, có hứng thú với hoạt động kinh doanh. 
Tuy nhiên, “Kiến thức về các bước thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp của SV”, “Kiến thức về đổi mới sáng 
tạo, khởi nghiệp và động lực phát triển nghề nghiệp của SV”, “Kiến thức về thương mại khởi nghiệp của SV” được 
cả VCQL, GV, VCHC và SV đánh giá ở mức thấp nhất, chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Ngoài ra, “Kiến 
thức về tố chất nhà doanh nghiệp của SV” và “Kĩ năng quan hệ với những bên có lợi ích tương quan trong khởi 
nghiệp của SV” cũng không được VCQL, GV và VCHC đánh giá cao. 
 Không chỉ ở Trường ĐHNL, năng lực khởi nghiệp sáng tạo của SV ở các trường đại học châu Âu cũng không 
được đánh giá cao. SV ở các trường đại học châu Âu vẫn chưa được trang bị đầy đủ, thực hành nhuần nhuyễn các kĩ 
năng khởi nghiệp bao gồm cả việc tự bắt đầu và vận hành một mô hình kinh doanh riêng. Cho dù có thể có nhiều 
các ý tưởng tốt, sáng tạo và thị trường tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ thì khả năng để cụ thể hóa những tiềm năng 
trên vẫn còn ở mức thấp (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2018, tr 15). 
Thực tiễn ở Việt Nam cũng cho thấy, phần lớn các trường đại học hiện nay không có các tập hợp chương trình phù 
hợp để đào tạo SV những kiến thức và kĩ năng về khởi nghiệp. Giáo dục khởi nghiệp dường như chỉ gói gọn trong 
một vài môn học về quản trị kinh doanh và hầu hết chỉ thấy ở các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế. Nhiều chương 
trình đào tạo không có sự thống nhất về nội dung, thiếu cụ thể và tính hệ thống. Rất nhiều SV sau khi ra trường vẫn 
còn lạ lẫm về kiến thức quản trị doanh nghiệp và thiếu các kĩ năng mềm cần thiết khác để phát triển những ý tưởng 
khởi nghiệp của mình. Thậm chí, không ít SV sau khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa có ý niệm đầy đủ về lập thân, lập 
nghiệp (Lê Thị Khánh Vân, 2017, tr 8-11). Hiện tại, việc xây dựng và chuẩn hóa những chương trình, cung cấp một 
cách xuyên suốt các kiến thức, kĩ năng, tư duy và công cụ để khởi nghiệp là rất cần thiết. Ngoài việc thiếu hụt các 
chương trình giáo dục về tinh thần khởi nghiệp thì chương trình đào tạo kĩ năng khởi nghiệp hiện nay cũng chủ yếu 
dưới dạng “phong trào, bề nổi”, còn nhiều hạn chế về hiệu quả thực tiễn (Lê Duy Bình và cộng sự, 2016). Đây là một 
trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng lực khởi nghiệp sáng tạo của SV còn nhiều hạn chế. 
Kết quả phân tích Independent - Samples t-test ở Bảng 1 cũng cho thấy, có sự khác biệt lớn về ý kiến giữa VCQL, 
GV, VCHC và SV ở cả 6 nội dung (p<0,01 và p<0,001). Sự khác biệt theo hướng VCQL, GV, VCHC đánh giá năng 
lực khởi nghiệp sáng tạo của SV thấp hơn so với đánh giá của SV. 
2.3. Thực trạng nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm - Đại 
học Huế 
Việc xác lập nhận thức về hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV là nội dung rất quan trọng. Đây là cơ 
sở để định hướng trong quản lí nhằm tăng hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường 
ĐHNL hiện nay. Trong nội dung này, chúng tôi phân tích theo 2 khía cạnh: nhận thức về tầm quan trọng của hoạt 
động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV và nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của 
hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV. 
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên Trường Đại học 
Nông Lâm - Đại học Huế 
Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV đang trở 
thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục đại 
học cả nước. Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục 
khởi nghiệp sáng tạo cho SV trong các trường đại 
học được thể hiện qua việc thúc đẩy sự phát triển của 
cá nhân và kinh tế của đất nước, hoạt động giáo dục 
khởi nghiệp sáng tạo cho SV còn được coi là một 
trong những thước đo thành công của trường đại học, 
thể hiện qua việc trường đại học đó có bao nhiêu SV 
khởi nghiệp và thành danh, chứ không chỉ bao nhiêu 
SV kiếm được việc làm. 
Số liệu ở biểu đồ 1 cho thấy cả 2 nhóm đối 
tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát đều đánh giá 
cao về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục khởi 
Biểu đồ 1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng 
của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo 
0,5% 1,0%
9,5 %
69,5%
19,5%
0,3%
11,3%
0,0 %
64,8%
23,6%
Hoàn toàn 
không 
quan trọng
Không 
quan trọng
Bình 
thường
Quan 
trọng
Rất quan 
trọng
CBQL, GV, VCHC SV
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
47 
nghiệp sáng tạo cho SV. Phần lớn đều cho rằng hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV ở mức “quan trọng” 
trở lên (89,0% và 88,4%). Đây là sự nhận thức đúng đắn vì giáo dục hiện nay không chỉ mang lại cho SV những kiến 
thức, hiểu biết, kĩ năng về các khoa học cơ bản mà còn cả những kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo để giúp SV định 
vị được bản thân để tránh khởi nghiệp thất bại nếu tố chất không phù hợp với các yêu cầu của hoạt động khởi nghiệp 
sáng tạo; mặt khác tạo điều kiện tối đa để số SV còn lại có thể khởi nghiệp và thành danh. 
Bên cạnh phần lớn các đối tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động 
giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường ĐHNL, vẫn còn không ít VCQL, GV, VCHC và SV chọn mức 3 trở 
xuống (11,0% và 11,6%) khi được hỏi về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV. 
2.3.2. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của hoạt động giáo dục đổi mới sáng tạo 
cho sinh viên 
Để khảo sát thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của hoạt động giáo dục 
khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường ĐHNL, chúng tôi đưa ra 4 nhận định tích cực (nhận định 1, 2, 3, 5 ở bảng 2), 
nếu các nhận định nhận được sự đồng ý cao chứng tỏ các đối tượng được khảo sát có nhận thức đúng về ý nghĩa, 
tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV. 
Bảng 2. Đánh giá của VCQL, GV và SV về tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể 
của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường ĐHNL 
TT 
Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục 
khởi nghiệp sáng tạo cho SV 
VCQL, GV, 
VCHC 
SV 
t (499) 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 
Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan 
trọng trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp 
sáng tạo của SV 
4,22 0,60 3,92 0,94 4,41*** 
2 
Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan 
trọng trong việc giúp SV nhận thức được bản thân 
(sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp) so 
với các yêu cầu của hoạt động khởi nghiệp sáng 
tạo 
4,18 0,62 3,86 0,96 4,45*** 
3 
Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan 
trọng trong việc trang bị các kiến thức, kĩ năng về 
khởi nghiệp sáng tạo cho SV 
4,19 0,54 3,92 0,95 4,17*** 
4 
Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan 
trọng trong việc giúp tất cả SV thành lập doanh 
nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo 
3,24 0,90 3,36 1,13 1,34 
5 
Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan 
trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ 
SV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án 
khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho SV sau khi 
tốt nghiệp 
4,08 0,62 3,75 0,98 4,49*** 
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; ***: p<0,001 
Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy, các nhận định 1, 2, 3, 5 đều nhận được sự đồng ý khá cao của các đối tượng 
khảo sát, nội dung được đánh giá cao nhất là “Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc thúc 
đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của SV” (ĐTB = 4,22 và ĐTB = 3,92). Các nội dung còn lại, gồm: “Giáo dục 
khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc giúp SV nhận thức được bản thân (sở thích, khả năng, cá tính, 
giá trị nghề nghiệp) so với các yêu cầu của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo”, “Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo có vai 
trò quan trọng trong việc trang bị các kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp sáng tạo cho SV”, “Giáo dục khởi nghiệp 
sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ SV hình thành và hiện thực hóa các ý 
tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp” đều nhận được ý kiến ở mức đồng ý 
(mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2). Tuy nhiên, vẫn còn không ít VCQL, GV, VCHC và SV phân vân hoặc không đồng ý với 
các nhận định trên, thể hiện qua việc chỉ có nhận định 1 là được VCQL, GV, VCHC đánh giá ở mức cao nhất (mức 
5: 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5). Ngoài ra, vẫn còn khá nhiều đối tượng được khảo sát cho rằng “Giáo dục khởi nghiệp sáng tạo 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
48 
có vai trò quan trọng trong việc giúp tất cả SV thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo” (ĐTB = 3,24 và 
ĐTB = 3,26), đây là nhận định chưa chính xác về vai trò của giáo dục khởi nghiệp sáng tạo hiện nay. 
Kết quả phân tích Independent - Samples t-test ở bảng 2 cũng cho thấy, ngoại trừ nhận định “Giáo dục khởi 
nghiệp sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc giúp tất cả SV thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo” 
không có sự khác biệt ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tượng được khảo sát, các nhận định còn lại đều có sự khác 
biệt lớn về ý kiến giữa VCQL, GV, VCHC và SV (p<0,001). 
Kết quả khảo sát ở biểu đồ 1 và bảng 2 cho thấy mặc dù phần lớn các đối tượng được khảo sát đã nhận thức đầy 
đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường ĐHNL; tuy nhiên, vẫn 
còn không ít VCQL, GV, VCHC và SV chưa có nhận thức đúng và đầy đủ. Điều này đòi hỏi các chủ thể quản lí cần 
tổ chức nâng cao nhận thức cho VCQL, GV, VCHC và SV về quan trọng của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng 
tạo cho SV Trường ĐHNL trong bối cảnh hiện nay. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực khởi nghiệp sáng tạo của SV Trường ĐHNL được các đối tượng khảo sát 
đánh giá không cao, SV chưa được trang bị đầy đủ, thực hành nhuần nhuyễn các kiến thức và kĩ năng liên quan đến 
khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít VCQL, GV, VCHC và SV chưa có nhận thức đúng và đầy đủ 
về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV. 
Nguyên nhân của thực trạng trên có thể vì giáo dục khởi nghiệp sáng tạo là một nội dung còn hết sức mới mẻ, 
nên trong thực tế việc tiến hành thực hiện các nội dung này một cách bài bản, thường xuyên là hết sức khó khăn. Kết 
quả phỏng vấn cũng cho thấy, Trường ĐHNL mới chú trọng giáo dục cho SV về thái độ khởi nghiệp - đây là nội 
dung có thể lồng ghép trong các môn học khác hoặc trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp của SV, trong khi 
các nội dung khác chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ. 
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, để nâng cao năng lực khởi nghiệp sáng tạo, nhận thức về tầm quan trọng 
của giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV Trường ĐHNL, các chủ thể quản lí cần tập trung thực hiện các biện pháp 
sau: (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV về tầm quan trọng của 
hoạt động giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho SV; (2) Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng 
hoá hình thức tổ chức giáo dục khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với đặc điểm SV Trường ĐHNL; (3) Tăng cường các 
điều kiện hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cho SV. 
Tài liệu tham khảo 
Bùi Thị Hồng Hà (2018). Vận dụng kinh nghiệm về giáo dục khởi nghiệp ở bậc phổ thông của một số nước trên thế 
giới vào thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 11, tr 23-27. 
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2018). Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp hiện nay trên thế giới. 
Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, tháng 7. 
Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm (2020). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tại Đại hội Đảng bộ 
lần thứ XI, nhiệm kì 2020-2025. 
Đoàn Thị Thu Trang (2018). Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên 
cứu trường hợp sinh viên khối ngành kĩ thuật. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Lê Duy Bình, Trương Đức Trọng, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thúy Nhị (2016). Việt Nam - Đất lành cho khởi nghiệp: 
Tại sao không? Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc 
tế Hoa Kì (USA ID). 
Lê Thị Khánh Vân (2017). Tạo lập môi trường khởi nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số tháng 9, tr 12-15. 
Phương Hiền (2017). Không có giới hạn với tinh thần khởi nghiệp. 
voi-tinh-than-khoi-nghiep, truy cập ngày 23/11/2020. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nang_luc_khoi_nghiep_sang_tao_va_nhan_thuc_ve_gia.pdf