Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

1. Mở đầu Trong quá trình lĩnh hội tri thức, ngoài việc tiếp nhận kiến thức từ người dạy thì người học cũng cần phải có ý thức trong quá trình học tập của mình. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. Bên cạnh đó, kĩ năng tự học còn giúp người học hình thành tính tích cực, độc lập, tự giác trong quá trình học tập của mình. Luật Giáo dục 2005 nhấn mạnh: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (Quốc hội, 2005). Lí luận dạy học hiện đại chỉ ra rằng: hoạt động nhận thức của sinh viên ở đại học là hoạt động mang tính chất nghiên cứu. Vì vậy, trong quá trình học, sinh viên phải tự mình chiếm lĩnh các tri thức, rèn luyện các kĩ năng để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai, đồng thời tham gia vào các hoạt động tìm kiếm các kiến thức mới (Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức, 2009)

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 1

Trang 1

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 2

Trang 2

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 3

Trang 3

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 4

Trang 4

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3140
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
ột số khái niệm cơ bản 
2.1.1. Kĩ năng 
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2011), kĩ năng là năng lực sử dụng những tri thức đã lĩnh hội được nhằm 
áp dụng vào vấn đề thực tế. Theo Nguyễn Văn Đồng (2009), kĩ năng là năng lực sử dụng những kiến thức đã được 
học tập để tiến hành một hoạt động cụ thể mang lại kết quả. 
Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, kĩ năng được hiểu là năng lực tiến hành một hành động có kết quả bằng 
cách sử dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để áp dụng vào thực tiễn. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
50 
2.1.2. Tự học 
Theo tác giả Nguyễn Hiến Lê (1992), tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. 
Người học cần làm chủ hoàn toàn quá trình học tập của mình, muốn học bao giờ, học môn gì tùy ý, đó mới là điều 
kiện quan trọng. 
Theo Lưu Xuân Mới (2000), tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri 
thức và kĩ năng do chính sinh viên tiến hành trên lớp, ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa 
đã quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái 
cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học”. 
Như vậy, tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình sử dụng các năng lực trí 
tuệ cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức, biến tri thức thành sở hữu của bản thân. Vì thế, sinh 
viên muốn làm chủ kiến thức thì cần phải tự thân, tự giác nghiên cứu để những tri thức, kinh nghiệm đó được hình 
thành bền vững và phát huy một cách hiệu quả. 
2.1.3. Kĩ năng tự học 
Theo tác giả Nguyễn Thị Cúc (2011), kĩ năng tự học là khả năng người học thực hiện có kết quả một hay một 
nhóm các hành động tự học bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động 
phù hợp với điều kiện thực tiễn cho phép. 
Trong phạm vi của bài báo này, kĩ năng tự học được hiểu là năng lực của người học tiến hành thực hiện hành 
động tự học có kết quả bằng cách sử dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để áp dụng vào thực tiễn. 
2.2. Khảo sát kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Để khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên 254 sinh viên năm thứ 2, 
năm thứ 3 và năm thứ 4 của ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Thời gian khảo sát: từ tháng 
5-9/2020. 
2.2.1. Thời gian tự học của sinh viên (bảng 1) 
Bảng 1. Thời gian dành cho việc tự học của sinh viên chính quy 
ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (n = 254) 
 Thời gian tự học 
trong ngày 
Đối tượng 
sinh viên, 
học lực 
0 - dưới 
1 giờ 
(%) 
1 - dưới 2 
giờ (%) 
2 - dưới 
3 giờ 
(%) 
3 - dưới 4 
giờ (%) 
Từ 4 giờ 
trở lên 
(%) 
Tổng 
cộng 
Năm 
thứ 
Năm thứ 2 39,3 19,0 15,5 14,3 11,9 100 
Năm thứ 3 28,2 18,8 22,4 16,5 14,1 100 
Năm thứ 4 15,3 24,7 27,1 12,9 20,0 100 
Học lực 
Xuất sắc 0,0 0,0 0,0 55,1 44,8 100 
Giỏi 1,9 4,7 11,0 47,2 35,0 100 
Khá 3,9 8,2 43,3 9,8 14,1 100 
Trung bình 25,2 26,3 24,8 14,1 9,4 100 
Yếu 25,2 42,5 32,2 0,0 0,0 100 
Bảng 1 cho thấy, thời gian tự học của sinh viên chính quy chuyên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Thủ 
đô Hà Nội tập trung nhiều ở mức 2 giờ đến dưới 3 giờ mỗi ngày. Thông qua khảo sát có thể nhận thấy, 1/3 số sinh 
viên sử dụng 2 đến 3 giờ mỗi ngày dành cho việc tự học như học ở nhà, thư viện trường, nhà sách, 
Phỏng vấn giảng viên Đặng Lan P. (ngành Giáo dục mầm non), chúng tôi được biết, sinh viên cần phải dành thời 
gian từ 5 đến 8 giờ mỗi ngày cho việc tự học thì mới đạt kết quả cao được. Phỏng vấn 30 sinh viên chuyên ngành 
Giáo dục mầm non, có 24/30 sinh viên (chiếm 73,3%) cho rằng cần phải dành 4 giờ mỗi ngày cho việc tự học, có 
3/30 sinh viên (chiếm 10,0%) cho rằng chỉ cần 1 giờ đến 2 giờ mỗi ngày cho việc tự học là đủ. Từ kết quả khảo sát 
trên, có thể nhận thấy phần lớn sinh viên đều nhận thức được rằng cần phải dành nhiều thời gian cho việc học (từ 4 
giờ trở lên) mới đạt được kết quả cao trong quá trình học tập của mình. 
Khảo sát thời gian sinh viên dành cho việc học với kết quả học tập mà sinh viên đạt được, có thể nhận thấy rằng, 
sinh viên nào dành ít thời gian cho việc học thì kết quả học tập sẽ không cao. Ngược lại, các sinh viên dành nhiều 
thời gian cho việc học (từ 3 giờ đến trên 4 giờ mỗi ngày) sẽ đạt được kết quả tốt hơn. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
51 
2.2.2. Thực trạng kĩ năng lập kế hoạch tự học của sinh viên (bảng 2) 
Bảng 2. Kĩ năng lập kế hoạch tự học của sinh viên chính quy 
ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (n = 254) 
STT Nội dung 
Mức độ 
ĐTB 
Thứ 
bậc 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không 
bao giờ 
1 Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên 52,0 29,9 18,1 2,34 1 
2 Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch đã đặt ra 20,5 34,3 45,3 1,75 5 
3 Dán mục tiêu học tập của bản thân 24,4 40,9 34,6 1,90 4 
4 
Xác định được thời gian dành cho việc học 
trong một ngày 
23,2 44,1 32,7 1,91 3 
5 Ghi lại những bài tập cần thực hiện ra sổ tay 28,7 38,2 33,1 1,96 2 
6 Ý kiến khác 0 0 0 0 0 
Bảng 2 cho thấy, hầu hết các hành động sinh viên lựa chọn trong việc lập kế hoạch trong học tập đều được sinh 
viên tiến hành ở mức “thỉnh thoảng”. Chỉ duy nhất việc sinh viên lựa chọn “Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên” 
đạt mức độ “thường xuyên” cao nhất (ĐTB = 2,34). Điều này chứng tỏ rằng phần nào sinh viên đã ý thức trong việc 
sắp xếp công việc của bản thân. Biết lựa chọn công việc cần giải quyết trước, công việc cần giải quyết sau. Tuy nhiên, 
việc lập kế hoạch, sắp xếp công việc bao gồm nhiều hành động cụ thể thì mới đem lại kết quả cao được, ví dụ: sinh 
viên đang lựa chọn môn nào quan trọng thì sắp xếp trước còn môn nào không quan trọng thì dành ít thời gian hơn 
hoặc có thể bỏ qua. 
Hành động “Ghi lại những bài tập cần thực hiện ra sổ tay” được sinh viên thực hiện ở mức độ thường xuyên số 
2 (ĐTB = 1,96), sau đó là “Xác định được thời gian dành cho việc học mỗi ngày” (ĐTB = 1,91). Nhưng khi hỏi sinh 
viên thì nhận thấy rằng các hành động này gần như được sinh viên thực hiện mang tính bắt buộc để hoàn thành nhiệm 
vụ bài học, chứ chưa có sự trau dồi, đào sâu kiến thức để hiểu nội dung bài học hơn. 
Đặc biệt, các hành động, yêu cầu cụ thể cần có khi tự học cũng chỉ được sinh viên thực hành ở mức độ “thỉnh 
thoảng” hoặc “không bao giờ”, trong khi đó chính các hành động ấy mới giúp sinh viên theo đuổi kế hoạch và là căn 
cứ để đánh giá mức độ hoàn thành lập kế hoạch tự học của sinh viên. 
2.2.3. Thực trạng kĩ năng đọc sách của sinh viên (bảng 3) 
Bảng 3. Kĩ năng đọc sách của sinh viên chính quy 
ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (n = 254) 
STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) 
1 Lựa chọn tài liệu theo mục đích có sẵn 236 92,9 
2 Chọn sách theo độ uy tín của nhà xuất bản 216 85,0 
3 Chú ý đến năm xuất bản, số lần tái bản của sách 77 30,3 
4 Đọc phần lời giới thiệu, tóm tắt của sách 96 37,8 
5 Kĩ thuật thao tác khi đọc sách (đọc lướt, đọc có suy nghĩ, đọc có hệ thống,) 85 33,5 
6 Đọc sách ở nhà 220 86,6 
7 Đọc sách ở thư viện hoặc nhà sách 97 38,2 
8 Xác định được thông điệp của tác giả 102 40,2 
9 Đánh giá được nội dung sau khi đọc qua quyển sách 85 33,5 
Hiệu quả của việc đọc sách không chỉ phụ thuộc vào việc chúng ta đọc cái gì, mà còn phụ thuộc cách thức chúng 
ta đọc như thế nào. Sinh viên muốn nắm được nội dung, hiểu được quyển sách muốn truyền tải thông điệp gì thì sinh 
viên cần phải xác định được mối liên hệ của từng phần nội dung được trình bày trong quyển sách, phát hiện được 
nội dung nào cần cho mình (Phan Văn, 1987). 
Từ kết quả khảo sát về kĩ năng đọc sách của sinh viên qua bảng 3, có thể nhận thấy rằng, sinh viên “Lựa chọn tài 
liệu theo mục đích có sẵn” (chiếm 92,9%), kết quả này phản ánh rất chân thực thực trạng của sinh viên khi lựa chọn 
mua sách. Đây là hành động đúng, vì xác định được mục đích tìm kiếm sách, nội dung cần mua sẽ tiết kiệm được thời 
gian chọn sách và tìm được tài liệu phục vụ mục tiêu học tập của mình một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, sinh viên 
cũng lựa chọn “Chọn sách theo độ uy tín của nhà xuất bản” (chiếm 85%), đây cũng được đánh giá là hành động đúng 
đắn, vì lựa chọn được nhà xuất bản uy tín đồng thời cũng sẽ chọn lựa được nội dung, kiến thức của các tác giả uy tín. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
52 
Các hành động khác cũng rất nên làm như: chú ý đến năm xuất bản, đọc được thông điệp của tác giả, đọc lời giới 
thiệu của tác giả, đánh giá được nội dung quyển sách) đều cũng rất nên làm nhưng sinh viên lại bỏ qua. 
Hơn nữa, điều đáng chú ý là nơi mà sinh viên chính quy ngành Giáo dục mầm non lựa chọn để đọc sách hầu như 
đều là “đọc ở nhà” (chiếm 86,6%) hơn là đọc sách trên thư viện hoặc các nhà sách (chiếm 38,2%) - đây là những nơi 
phù hợp và thuận lợi cho việc đọc sách nhưng sinh viên lại không lựa chọn. 
2.2.4. Thực trạng kĩ năng ghi chép của sinh viên (bảng 4) 
Bảng 4. Kĩ năng ghi chép của sinh viên chính quy 
ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (n = 254) 
STT Nội dung 
Mức độ (%) 
ĐTB 
Thứ 
bậc 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không 
bao giờ 
1 Sơ đồ hóa nội dung bài học 28,7 25,2 46,1 1,83 4 
2 Ghi ra giấy rời rồi đóng thành quyển 31,1 47,2 21,7 2,09 2 
3 Ghi ví dụ minh họa cho từng nội dung bài học 21,7 34,6 43,7 1,78 5 
4 
Ghi chú thích, kết luận sư phạm cho từng nội 
dung theo nhận định bản thân 
19,3 30,7 50,0 1,69 6 
5 Dùng sổ/vở để ghi chép lại nội dung bài học 24,0 27,2 48,8 2,03 3 
6 
Tô đậm các từ khóa quan trọng trong nội dung 
bài học 
53,1 28,7 18,1 2,35 1 
7 Chép nguyên văn nội dung trong giáo trình 17,3 18,9 63,8 1,54 7 
8 Ý kiến khác 0 0 0 0 
Để hiệu quả cho việc học, cần thực hiện đọc tài liệu và ghi chép một cách song hành. Nếu sinh viên chỉ đọc mà 
không có kĩ năng ghi chép lại nội dung học thì sẽ không nhớ lâu được nội dung bài học và điều đó sẽ trở thành vô 
nghĩa vì khả năng ghi nhớ của con người có giới hạn. 
Qua kết quả khảo sát ở bảng 4, có thể nhận thấy kĩ năng ghi chép của sinh viên chính quy Trường Đại học Thủ 
đô Hà Nội không mấy khả quan. Kết quả này cũng tương đồng với nhận xét của một số giảng viên khi dạy rằng: sinh 
viên không hoàn thành việc ghi chép của họ trên lớp và kĩ năng “Sơ đồ hóa kiến thức” (xếp hạng 4) của sinh viên 
cũng không tốt. 
Với kĩ năng ghi chép, mức độ thường xuyên được sinh viên lựa chọn sử dụng nhiều nhất là “Tô đậm các từ khóa 
quan trọng trong nội dung bài học” (ĐTB = 2,35). Kĩ năng này sẽ giúp sinh viên tri giác lại tài liệu nhưng nó chưa 
phải là hành động mang lại hiệu quả cao nhất khi ghi chép mà kĩ năng tốt nhất trong khi ghi chép sẽ phải là kĩ năng 
“Ghi chú thích, kết luận sư phạm cho từng nội dung theo nhận định bản thân” (xếp hạng 6) và “Ghi ví dụ minh họa 
cho từng nội dung bài học” (xếp hạng 5) mới giúp sinh viên tích lũy thông tin kiến thức tốt, dễ dàng trong quá trình 
tra cứu và nhớ nội dung, hiểu bài học hơn. 
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự học của sinh viên chính quy ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại 
học Thủ đô Hà Nội 
Bảng 5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự học của sinh viên chính quy 
ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (n = 540) 
STT Yếu tố ảnh hưởng 
Mức độ (%) 
ĐTB Thứ bậc 
Nhiều Vừa phải 
Không 
ảnh hưởng 
1 
Hình thức, phương pháp giảng dạy 
của giảng viên 
47,2 18,5 34,3 2,13 4 
2 Cơ sở vật chất 40,2 38,2 21,7 2,19 3 
3 
Ý thức rèn luyện kĩ năng tự học của 
sinh viên 
82,7 13,4 3,9 2,79 1 
4 
Nhận thức về tầm quan trọng của 
việc tự học 
81,9 14,6 3,5 2,78 2 
5 
Các hoạt động Đoàn - Hội trong 
nhà trường 
34,3 21,3 44,5 1,90 6 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
53 
6 Chương trình học tập 38,6 33,9 27,6 2,11 5 
7 Yếu tố khác 0 0 0 0 0 
Các sinh viên được khảo sát hầu như đều đồng tình với việc “Ý thức rèn luyện kĩ năng tự học của sinh viên” (xếp 
hạng 1) và “Nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học” (xếp hạng 2) là đứng hàng đầu trong các yếu tố. Như vậy, 
cần làm cho sinh viên nhận thức được vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của việc tự học thì họ sẽ chủ động rèn luyện 
các kĩ năng tự học sao cho có hiệu quả nhất. Điều này thống nhất với ý kiến của nhiều giảng viên cho rằng, nếu ý 
thức tự học của sinh viên không tốt thì dù giảng dạy có chất lượng, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ thì kết quả đào tạo 
cũng không thể cao được. 
Yếu tố “Các hoạt động Đoàn - Hội trong nhà trường” ảnh hưởng ở mức vừa phải. Sinh viên cũng đánh giá yếu 
tố “Hình thức, phương pháp giảng dạy của giảng viên” cũng có ảnh hưởng. Nếu giảng viên sử dụng các phương 
pháp dạy học tích cực và đặt ra các yêu cầu tự học cho sinh viên, đồng thời sát sao trong việc kiểm tra, đánh giá thì 
phần lớn sinh viên sẽ phải chú ý nhiều hơn đến việc tự học. 
Như vậy, kết quả cho thấy, đa số sinh viên chính quy chuyên ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại học Thủ đô 
Hà Nội đều có những nhận thức đúng ban đầu về kĩ năng tự học, tiến hành một số hành động đúng trong mỗi kĩ năng 
nhưng còn thiếu nhiều hành động để mang lại kết quả cao hơn trong quá trình tự học của mình. Các yếu tố ảnh hưởng 
đến kĩ năng tự học của sinh viên trong khảo sát bao gồm các yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan, nhưng nhìn 
chung yếu tố chủ quan ở bản thân sinh viên ảnh hưởng cao hơn. 
3. Kết luận 
Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh viên. Trên thực tế, giảng viên có dạy giỏi, có kiến thức 
sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy nhưng nếu sinh viên không có ý thức tự rèn luyện, nâng cao khả 
năng tự học thì kết quả học tập cũng không thể cao. Để có thể nâng cao kĩ năng tự học của sinh viên thì nhà trường, 
giảng viên, các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần có những biện pháp phù hợp và đặc biệt là ý thức tự nỗ 
lực của sinh viên để có thể đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập của mình. 
Tài liệu tham khảo 
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009). Lí luận dạy học đại học. NXB Đại học Sư phạm. 
Hoàng Phê (2011). Từ điển tiếng Việt. Trung tâm từ điển, NXB Đà Nẵng. 
Levitov H.D (1963). Tâm lí học lao động. NXB Matxcova. 
Lưu Xuân Mới (2000). Lí luận dạy học đại học. NXB Giáo dục. 
Nguyễn Hiến Lê (1992). Tự học - một nhu cầu của thời đại. NXB Văn hóa - Thông tin. 
Nguyễn Thị Cúc (2011). Thực trạng kĩ năng tự học môn Tâm lí học, Giáo dục học của sinh viên sư phạm Trường 
Đại học An Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, số 46, tr 1-4. 
Nguyễn Văn Đồng (2009). Tâm lí học giao tiếp. NXB Chính trị - Hành chính. 
Phan Văn (1987). Công tác độc giả. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 
Phí Đình Khương, Lâm Thùy Dương (2020). Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Đại học Thái Nguyên. Tạp 
chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 300-305. 
Quốc hội (2005). Luật Giáo dục. Luật số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ki_nang_tu_hoc_cua_sinh_vien_chinh_quy_nganh_giao.pdf