Thực trạng hoạt động của câu lạc bộ bóng chuyền sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
Sử dụng các phương pháp thường quy để đánh giá thực trạng hoạt động câu lạc
bộ (CLB) Bóng chuyền sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, thông
qua: Thực trạng công tác quản lý, công tác chuyên môn, các yếu tố đảm bảo hoạt động CLB
bóng chuyền sinh viên. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động của câu lạc bộ bóng chuyền sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động của câu lạc bộ bóng chuyền sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
27 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG CHUYỀN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI TS. Phạm Thị Hương TS. Trần Văn Cường ThS. Đào Xuân Anh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua công tác giáo dục thể chất (GDTC) của Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội có những bước phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục nhất định trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa, các câu lạc bộ thể dục thể thao (TDTT) hoạt động dưới hình thức tự chọn (đội tuyển) như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Võ thuật... phát triển mạnh, thu hút được nhiều sinh viên tham gia, đặc biệt CLB bóng chuyền được nhiều sinh viên lựa chọn để tập luyện và thi đấu mang nhiều thành tích, huy chương tại các giải Học sinh - Sinh viên Khu vực Hà Nội và toàn quốc... Tuy nhiên hoạt động các CLB TDTT sinh viên nói chung và CLB bóng chuyền sinh viên trường nói riêng diễn ra còn mang tính tự phát, thiếu tính tổ chức, chưa có tính hệ thống, chưa có được sự đánh giá hiệu quả về công tác tổ chức, quản lý, tiêu chuẩn đánh giá trình độ người tập... Vì vậy việc tiến hành đánh giá: “Thực trạng hoạt động CLB Bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội” là cơ sở để từ đó tìm ra các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên. Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp thường quy để đánh giá thực trạng hoạt động câu lạc bộ (CLB) Bóng chuyền sinh viên trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, thông qua: Thực trạng công tác quản lý, công tác chuyên môn, các yếu tố đảm bảo hoạt động CLB bóng chuyền sinh viên. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội. Từ khóa: Câu lạc bộ, bóng chuyền, sinh viên. Abstract: Using routine methods to evaluate the current situation of Hanoi University of Physical Education and Sports students' volleyball club, through the current status of management, professional work, assurance club activities. On that basis, find out the main reasons affecting the performance of the volleyball club of Hanoi University of Physical Education and Sports Key words: Club, volleyball, student THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 28 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn toạ đàm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng công tác quản lý CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Trong những năm qua, Đảng ủy - Ban giám hiệu Nhà trường rất quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, hoạt động TDTT của sinh viên trong quá trình học tập, xác định đó là một mặt giáo dục góp phần xây dựng đời sống văn hóa TDTT lành mạnh của sinh viên Nhà trường, tuy nhiên công tác quản lý công tác TDTT trong Nhà trường mới chỉ thực hiện qua các văn bản chỉ đạo. Cơ cấu tổ chức quản lý TDTT này chưa được các khoa, bộ môn phát huy tốt vai trò chủ đạo, bên cạnh đó sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng và các tổ chức đoàn thể còn thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp gắn kết, còn chồng chéo, chưa có tính khoa học nên chưa thu hút đông đảo sinh viên tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa. Về công tác cán bộ, tham gia quản lý CLB bóng chuyền sinh viên còn thiếu, chưa có kinh nghiệm về công tác quản lý CLB TDTT, kết quả phỏng vấn các giảng viên trong Khoa Các môn bóng, Bộ môn Bóng chuyền tham gia CLB Bóng chuyền sinh viên, HLV các đội tuyển thể thao sinh viên của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội về việc quản lý các hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên trong Nhà trường được đề tài trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn về việc quản lý hoạt động CLB Bóng chuyền sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n = 23) TT Nội dung quản lý hoạt động Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch xây dựng và phát triển CLB Bóng chuyền 4 17 12 53 7 30 2 Tổ chức các hoạt động thi đấu của CLB và đội tuyển 0 0 8 35 15 65 3 Tham gia thi đấu các giải khu vực, toàn quốc ... 7 30 16 70 0 0 4 Tham gia thi đấu giao lưu, giao hữu 0 0 17 74 6 26 5 Xây dựng quy định, quy chế hoạt động của CLB bóng chuyền 4 17 9 39 10 31 6 Chế độ khen thưởng, động viên cho học viên, hướng dẫn viên 0 0 8 35 15 65 7 Công tác xã hội hóa và vận động tài trợ 0 0 0 0 23 100 29 Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Hầu hết các hoạt động quản lý chỉ ở mức độ không thường xuyên, một số hoạt động quản lý của câu lạc bộ bóng chuyền như: Xây dựng kế hoạch, xây dựng và phát triển CLB bóng chuyền được thực hiện thường xuyên nhưng mức độ thấp (17%), thậm chí các tiêu chí như tổ chức các hoạt động thi đấu của CLB và đội tuyển, tham gia thi đấu các giao hữu, giao lưu, chế độ khen thưởng, động viên cho học viên, HLV, thì hoạt động quản lý thường xuyên là không (0%). 3.2. Thực trạng công tác chuyên môn CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 3.2.1. Thực trạng kế hoạch huấn luyện chuyên môn Kết quả phỏng vấn các giảng viên, huấn luyện viên (HLV), sinh viên CLB bóng chuyền trong Nhà trường được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn về kế hoạch huấn luyện chuyên môn CLB chuyền sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n = 23) TT Các hoạt động huấn luyện chuyên môn Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện SL % SL % SL % 1 Xây dựng tiến trình huấn luyện 3 13 18 78 2 9 2 Xây dựng kế hoạch huấn luyện hàng năm 5 22 15 65 3 13 3 Xây dựng giáo án huấn luyện 12 52 7 31 4 17 4 Xây dựng lịch thi đấu 0 0 16 69 7 31 Từ kết tại bảng 3.2 cho thấy: Các hoạt động có kế hoạch huấn luyện chuyên môn của CLB Bóng chuyền sinh viên là không thường xuyên, các kế hoạch huấn luyện thường có tỉ lệ thấp như xây dựng tiến trình huấn luyện 9%; xây dựng kế hoạch huấn luyện hàng năm 13% và không có kế hoạch xây dựng lịch thi đấu. 3.2.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên, HLV tham gia huấn luyện Với đội ngũ giảng viên trường có đủ số lượng và trình độ chuyên môn nhất định nhưng phân bố không đều, dưới đây là bảng thống kê số lượng giảng viên được đào tạo chuyên sâu các môn: Bảng 3.3. Thống kê số lượng giảng viên được đào tạo chuyên sâu môn Bóng chuyền ở các trình độ (tính đến năm 2017) TT Chuyên sâu Bóng chuyền Số lượng (7 giảng viên) Ghi chú 1 Trình độ Đại học 4 2 Trình độ Thạc sĩ 3 3 Trình độ Tiến sĩ 0 4 Trình độ HLV - Trọng tài quốc gia 1 30 Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy: Chưa có giảng viên chuyên sâu về môn bóng chuyền là trình độ tiến sĩ, có 01 giảng viên có trình độ Thạc sĩ - kiêm HLV và trọng tài quốc gia. Đây là một khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên môn của CLB bóng chuyền sinh viên của Nhà trường, vì vậy đòi hỏi phải có những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đội ngũ giảng viên, HLV- trọng tài cho CLB, thì mới nâng cao được công tác chuyên môn của CLB Bóng chuyền sinh viên của Nhà trường. 3.3. Thực trạng các yếu tố đảm bảo hoạt động CLB Bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 3.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động CLB bóng chuyền sinh viên của Trường Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ công tác GDTC và hoạt động CLB bóng chuyền sinh viên của Trường được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Thực trạng sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện CLB bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội TT Sân bãi - dụng cụ Số lượng Chất lượng Hiệu quả Tốt Không tốt 1 Đường chạy 1 Nhựa tổng hợp X 2 Sân Bóng chuyền ngoài trời 8 Nền tổng hợp X 3 Sân bóng đá 11 người 1 Sân cỏ tổng hợp X 4 Sân bóng rổ 1 Nền tổng hợp X 5 Máy bắn bóng 0 6 Máy tập thể lực 15 X 7 Bóng, lưới theo tiêu chuẩn Thực tế SV X 8 Sân bóng chuyền trong nhà 0 Qua bảng 3.4 cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ môn Bóng chuyền của Trường ĐHSP TDTT Hà Nội về cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, cũng như hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên. 3.3.2. Thực trạng nhu cầu tập luyện CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Để đánh giá được nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên đối với CLB bóng chuyền, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sinh viên của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.5 như sau: 31 Bảng 3.5. Kết quả điều tra về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên đối với CLB bóng chuyền sinh viên (n=105) STT NỘI DUNG PHỎNG VẤN KẾT QUẢ SỐ LƯỢNG % 1 Sự cần thiết của CLB bóng chuyền sinh viên - Cần thiết - Không cần thiết 95 10 91 9 2 Nếu nhà trường tổ chức CLB bóng chuyền sinh viên: - Đăng ký tham gia ngay - Sẽ đăng ký và tham gia khi có điều kiện - Không tham gia 62 24 19 59 23 18 3 Bạn tham gia tập luyện CLB bóng chuyền sinh viên vì: - Yêu thích thể thao - Nâng cao thành tích - Giao lưu với bạn bè - Để thư giản nghỉ ngơi tích cực 30 11 32 32 28 10 31 31 4 Thời gian tập luyện CLB bóng chuyền sinh viên - 2 buổi/ tuần(15h - 17h) - 2 buổi/ tuần(17h - 19h) 99 6 95 5 5 Lệ phí sinh hoạt CLB bóng chuyền sinh viên - 50.000đ/tháng - 00.000đ/tháng 3 102 2 98 Từ kết quả tại bảng 3.5 cho thấy: Có đến 91% sinh viên nhận thức được sự cần thiết của CLB bóng chuyền sinh viên, với 59% số sinh viên đăng ký tập luyện, có đến 18% sinh viên trả lời không đăng ký và 23% số sinh viên chưa trả lời ngay. Có thể thấy nhận thức của sinh viên chưa đầy đủ, sự quan tâm của Nhà trường và các cấp quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, việc tổ chức quản lý TDTT chưa được xây dựng thành kế hoạch hành động và biện pháp cụ thể, sinh viên còn do dự và ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, chúng tôi nhận thấy: 1- Hầu hết các hoạt động quản lý chỉ ở mức độ không thường xuyên, một số hoạt động quản lý của CLB bóng chuyền như: Xây dựng kế hoạch và phát triển CLB bóng chuyền (dưới hình thức đội tuyển) được thực hiện thường xuyên nhưng mức độ thấp. 2- Các kế hoạch huấn luyện chuyên môn của CLB bóng chuyền sinh viên là không thường xuyên, các kế hoạch huấn luyện thường xuyên có tỉ lệ thấp, chưa có kế hoạch xây dựng lịch thi đấu. 3- Chưa có giảng viên trình độ cao chuyên sâu về bộ môn bóng chuyền, số 32 giảng viên có trình độ HLV-Trọng tài quốc gia quá ít. 4- Cơ sở vật chất phục vụ cho CLB bóng chuyền là chưa đảm bảo được chất lượng cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của CLB bóng chuyền sinh viên như: chưa có sân trong nhà. 5- Nhận thức của sinh viên chưa đầy đủ, việc tổ chức quản lý TDTT chưa được xây dựng thành kế hoạch hành động và biện pháp cụ thể, sinh viên còn do dự và ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đây cũng là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CLB Bóng chuyền sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Đình Bẩm (2008), Giáo trình quản lý TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Quy chế tổ chức và hoạt động của CLB TDTT cơ sở (2003), Ban hành theo quyết định số 1589/2003/QĐ - UBTDTT ngày 19/09/2003. 3. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp Thống kê trong TDTT, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 4. Đặng Hùng Mạnh (2013), Bóng chuyền, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
File đính kèm:
- thuc_trang_hoat_dong_cua_cau_lac_bo_bong_chuyen_sinh_vien_tr.pdf