Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Sử dụng các phương pháp (PP) nghiên cứu

khoa học thường quy trong Thể dục thể thao

(TDTT), đề tài đánh giá thực trạng về công tác

quản lí hoạt động tự học bao gồm: Thực trạng về

tự học của SV (SV) chuyên ngành bóng bàn và

thực trạng công tác quản lí tự học SV chuyên

ngành bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao

(HLTT) ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

 

Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 1

Trang 1

Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 2

Trang 2

Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 3

Trang 3

Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 4

Trang 4

Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6140
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học môn Bóng bàn ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
vai trò tự học
Để tìm hiểu rõ hơn việc nhận thức việc tự học của
SV, đề tài tiến hành phỏng vấn giảng viên bộ môn và
SV chuyên ngành HLTT. Kết quả được trình bày ở
bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: SV nhận thức được vai trò
của hoạt động học tập với những mục tiêu trước mắt,
ngắn hạn và có tác động ngay đến bản thân.
Một số vai trò của hoạt động học tập có tính chất
lâu dài thì SV chưa nhìn nhận và đánh giá ở mức độ
còn thấp: Giúp SV rèn luyện thói quen, học tập và
năng lực tự học suốt đời; Giúp SV rèn luyện khả năng
tư duy; Giúp SV hình thành và phát nhân cách. Tự học
giúp các em thi đạt được kết quả cao, các em cho rằng
là rất quan trọng chiếm tỷ lệ 66,67%, đây là nhận thức
trước mắt. Vì vậy, các thầy cô bộ môn cần quan tâm
đến nội dung này để các em hiểu sâu hơn đến vai trò
tự học mang tính lâu dài.
2.1.2. Xác định động cơ, mục đích tự học cho SV
chuyên ngành bóng bàn HLTT
Xác định được động cơ, mục đích tự học môn bóng
bàn đúng đắn, giúp SV tích cực trong quá trình tập
luyện, học tập. Đề tài tiến hành phỏng vấn các thầy
cô bộ môn. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Công tác giáo dục động cơ tự
học môn bóng bàn cho SV chuyên ngành HLTT, tập
chung vào 3 nội dung mà các thầy cô thường xuyên sử
dụng trong quá trình dạy học và các nội dung này đem
lại hiệu quả tốt, tác động cho SV giúp các em tích cực,
Bảng 1. Kết quả đánh giá nhận thức vai trò hoạt động tự học của SV chuyên ngành bóng bàn ngành HLTT
Giảng viên (n = 7) SV (n = 12) 
T
T 
Vai trò tự học 
Rất 
quan 
trọng 
(%) 
Quan 
trọng 
(%) 
Bình 
thường 
(%) 
Không 
quan 
trọng 
(%) 
Rất 
quan 
trọng 
(%) 
Quan 
trọng 
(%) 
Bình 
thường 
(%) 
Không 
quan 
trọng 
(%) 
1 Giúp SV củng cố, mở rộng và nắm 
vững kiến thức 
85,71 14,29 0 0 91,67 8,33 0 0 
2 Giúp SV đạt kết quả cao trong thi kết 
thúc học phần 
0 42,86 57,14 0 66,67 33,33 0 0 
3 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo trong học tập. 
100 0 0 0 83,33 16,67 0 0 
4 Giúp SV rèn luyện thói quen, học tập 
và năng lực tự học suốt đời 
85,71 14,29 0 0 25 41,67 33,33 0 
5 Giúp SV hình thành động cơ học tập tốt 100 0 0 0 83,33 16,67 0 0 
6 Giúp SV hình thành PP học tập tốt 100 0 0 0 75 25 0 0 
7 Giúp SV rèn luyện khả năng tư duy 71,42 28,58 0 0 16,67 33,33 50 0 
8 Giúp SV hình thành và phát nhân cách 85,71 14,29 0 0 25 16,67 58,33 0 
Bảng 2. Kết quả xác định mục đích, động cơ tự học của SV chuyên ngành bóng bàn ngành HLTT( n=12)
Mực độ (%) 
TT Nội dung giáo dục Thường 
xuyên 
Kết quả 
đạt được 
(tốt) 
1 Tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục mục đích lý tưởng sống, truyền thống của bộ môn 
về học tập môn chuyên ngành bóng bàn 
100 71,42 
2 Xây dựng môi trường học tập tích cực, động viên, giúp đỡ nhau trong học tập 71,42 85,71 
3 Nâng cao nhận thức của SV về mục tiêu đào tạo chuyên ngành BB, xác định đúng vị trí 
việc làm sau khi ra trường 
85,71 85,71 
4 Giáo dục xác định đúng vai trò của tự học, phong cách làm việc khoa học, năng lực tự 
học suốt đời 
57,14 57,14 
5 Tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại tại các Trung tâm HLTT ở khu vực phía bắc 42,85 100% 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
52 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
tự giác học tập chiếm tỷ lệ 71,42-100% và kết quả đạt
được 71,42%- 85,71%. Các nội dung còn lại, các thầy
cô sử dụng chưa thường xuyên nhưng cũng đem lại
hiệu quả rất cao. Vì vậy, các thầy cô cần tổ chức các
buổi tham quan, dã ngoại tại các Trung tâm HLTT ở
khu vực phía bắc, đây cơ hội thực tế nhất giúp các em
có định hướng tốt sau khi ra trường.
2.1.3.Về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự
học của SV chuyên ngành bóng bàn ngành HLTT
Đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự
học của SV chuyên ngành bóng bàn ngành HLTT. Kết
quả được trình bầy tại bảng 3
Qua bảng 3 cho thấy: Trong các kỹ năng xây dựng
kế hoạch tự học tập, chỉ có 2 kỹ năng được SV thường
xuyên sử dụng kỹ năng liệt kê và ghi ra những công
những công việc cần làm và sắp xếp, phân phối thời
gian hợp lý cho nhiệm vụ học tập, chiếm tỷ lệ
41,67%- 50% SV thường xuyên sử dụng. Các nội dung
còn lại chưa thường xuyên sử dụng, do đó thầy cô cần
xem xét và có biện pháp cụ thể.
2.1.4. Nội dung tự học của SV chuyên ngành bóng
bàn HLTT
Để tìm hiểu các nội dung tự học tập, nghiên cứu
của SV chuyên ngành bóng bàn HLTT hiện nay, đề
tài đi tìm hiểu thực tế, trao đổi cùng các em và dùng
phiếu hỏi để xác định các nội dung cụ thể mà các em
thường xuyên sử dụng tự học của mình. Kết quả được
trình bày bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy: Nội dung tự học được đa số
SV thường xuyên tham gia là: Đi học thêm, tập luyện
tại các CLB ở Hà Nội hay Từ Sơn chiếm tỷ lệ 83,33%
và làm các bài tập hay bài tiểu luận có phần kiểm tra
đánh giá quá trình chiếm tỷ lệ 75%. Các nội dung tự
học khác đa số SV chỉ chú trọng đối phó với các
nhiệm vụ học tập trước mắt, do giảng viên giao cho,
SV chưa thật sự chủ động học những nội dung mở
rộng, đi sâu tìm tòi, khám phá kiến thức chuyên ngành
ngoài nội dung học tập trên lớp. 
2.1.5. Xác định các PP học tập của SV chuyên
ngành bóng bàn HLTT
Xác định các PP học tập hiện nay của SV chuyên
ngành bóng bàn HLTT sử dụng những PP nào trong
quá trình tự học, đề tài đã phỏng vấn các em. Kết quả
được trình bầy ở bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy: Các PP học tập hiện nay các
em SV chuyên ngành thường xuyên sử dụng là: PP
trực quan, PP học tập, tập luyện theo nhóm và PP
thuyết trình chiếm tỷ lệ từ 58,33 và 83,33%. Các PP
Bảng 3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học của SV chuyên ngành bóng bàn ngành HLTT(n=12)
Mức độ 
TT Kế hoạch tự học Thường 
xuyên 
(%) 
Thỉnh 
thoảng 
(%) 
Không 
thường 
xuyên % 
1 Liệt kê và ghi ra những công những công việc cần làm 50 33,33 16,67 
2 Tự xây dựng kế hoạch, theo từng tuần, tháng , học kì, năm học 16,67 33,33 50 
3 Sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho nhiệm vụ học tập, ưu tiên 
những nhiệm vụ quan trọng 
41,67 41,66 16,67 
4 Xác định thời gian phải hoàn công việc 25 50 25 
5 Tự kiểm tra, đánh giá việc thực kế hoạch và rút ra kinh nghiệm 33,33 41,67 25 
 Bảng 4. Nội dung tự học của SV chuyên ngành bóng bàn HLTT( n=12)
Mức độ 
TT Nội dung tự học Thường 
xuyên 
(%) 
Thỉnh 
thoảng 
(%) 
Không 
thường 
xuyên % 
1 Tự làm bài tập ở nhà thầy cô vừa giảng trên lớp 58,33 25 16,67 
2 Làm bài tập, viết bài tiểu luận thầy cô giao về nhà, để đánh giá điểm 
quá trình học tập 
75 16,67 16,66 
3 Tìm đọc sách, tài liệu tham khảo do thầy cô giới thiệu 41,67 50 8,33 
4 Đọc sách, tài liệu tham khảo, xem băng hình trên internet để mở rộng 
kiến thức và sửa chữa nhưng sai lầm thường mắc trong học kĩ thuật 
33,33 50 16,67 
5 Đi tập tại các CLB bóng bàn cùng bạn bè 83,33 16,67 0 
6 Đi học thêm để nâng cao trình độ (ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ 50 41,67 8,33 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2021
53THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
đó rất quan trọng trong học tập ở bậc đại học thì SV
không sử dụng. Vì vậy, bộ môn cần phải tổ chức bồi
dưỡng, hướng dẫn PP học tập ở bậc đại học cho SV
ngay từ đầu khóa học nhằm giúp cho SV có được hành
trang để đạt thành công trong học tập.
2.2. Tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động tự
học cho SV chuyên ngành bóng bàn HLTT.
2.2.1. Tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động tự
học cho SV chuyên ngành bóng bàn HLTT.
Tiến hành phỏng vấn các thầy cô bộ môn về việc
Bảng 6. Tổ chức, hướng dẫn quản lý tự học cho SV chuyên ngành HLTT( n=7)
Mực độ( %) 
TT Nội dung hướng dẫn Thường 
xuyên 
Kết quả đạt 
được (tốt) 
1 Phổ biến và hướng dẫn SV thực hiện các nội quy, quy chế về học tập ngay từ đầu khóa học 100 85,71 
2 Phổ biến và hướng dẫn SV về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của ngành học ngay 
từ đầu khóa học 
100 71,42 
3 Phổ biến và hướng dẫn thực hiện đề cương chi tiết môn học bóng bàn cho SV. 85,71 85,71 
4 Tổ chức lớp học, hướng dẫn SV về PP học tập ở bậc đại học, PP tự học, học nhóm 57,14 42,85 
5 Hướng dẫn SV xác định nội dung tự học cần thết, hợp lý, khoa học 42,85 42,85 
6 Hướng dẫn SV kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình 57,14 42,85 
7 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (tham quan, thực tập) gắn liền với chương trình đào 
tạo của ngành HLTT 
42,85 71,42 
8 Tổ chức cho SV đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 57,14 57,14 
9 Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tự học của SV chuyên ngành bóng bàn HLTT 42,85 57,14 
 Bảng 7. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tự học của SV chuyên ngành HLTT( n=7)
Mức độ(%) 
TT 
Nguyên nhân 
Ảnh 
hưởng 
nhiều 
Ảnh 
hưởng 
Ít ảnh 
hưởng 
Không 
ảnh hưởng 
1 Do SV chưa xác định đúng đắn, động cơ học tập và chưa nhận thức, 
đúng ý nghĩa của việc tự học 
57,14 42,85 0 0 
2 Do SV thiếu tính năng động, tự giác học tập 42,85 57,14 0 0 
3 Do thiếu tính tích cực trong học tập 28,57 71,42 0 0 
4 Do SV chưa biết PP tự học có hiệu quả 85,71 14,29 0 0 
5 Do SV chưa biết cách xác định nội dung, tự học hợp lý khoa học 71,42 28,57 0 0 
6 Do SV chưa biết cách xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình 85,71 14,29 0 0 
7 Do bộ môn chưa có biện pháp tổ chức, hướng dẫn và quản lý tự học 
cho SV 
100 0 0 0 
8 Do thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo, thiếu phòng thực hành, thí 
nghiệm, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ học tập 
57,14 42,85 0 0 
Bảng 5. Các PP học tập của SV chuyên ngành bóng bàn HLTT (n=12)
Mức độ 
TT Các PP học tập Thường xuyên 
(%) 
Thỉnh thoảng 
(%) 
Không sử dụng 
(%) 
1 PP thuyết trình( giảng giải) 58,33 25 16,67 
2 PP học tập, tập luyện theo nhóm 75 16,67 8,33 
3 PP trực quan 83,33 16,67 0 
4 PP vấn đáp 33,33 50 16,67 
5 PP tự học 41,67 50 8,33 
6 PP kiểm tra 33,33 41,67 25 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
54 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
quản lý, tổ chức, hướng dẫn tự học. Kết quả được trình
bày tại bảng 6. 
Qua bảng 6 cho thấy: Hiện nay các thầy cô tập
trung chủ yếu tổ chức hướng dẫn SV ở nội dung 1, 2
và 3. Kết quả đạt được ở mức độ cao chiếm tỷ lệ
71,42% đến 85,71%. Các nội dung còn lại cho kết quả
chưa cao. Vì, thầy cô chưa quan tâm, thường xuyên
hướng dẫn SV tự học, các nội dung này rất quan trọng
với SV không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
học tập mà còn, ảnh hướng đến công việc khi SV ra
trường. Do, SV không được trải nghiệm đi thực tế
nhiều, kỹ năng sống thiếu
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tự học của
SV
Để xác định các nguyên nhân tác động đến quá
trình tự học của SV chuyên ngành bóng bàn HLTT.
Kết quả được trình bày tại bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy: Những nguyên nhân đề tài
đưa ra, nhận được ý kiến trả lời của thầy cô cho rằng,
8 nguyên nhân đều ảnh hưởng tự học của SV chuyên
ngành bóng bàn HLLT. Nhưng có 4 nguyên nhân ảnh
hưởng lớn nhất đó là: Bộ môn chưa có biện pháp cụ
thể việc tổ chức, hướng dẫn SV tự học chiếm tỷ lệ
đồng ý 100% và 4,5 và nguyên nhân 6 là do SV chưa
chủ động, chưa biết cách xây dựng kế hoạch học tập,
xác định nội dung tự học và chưa có PP tự học cho
mình, chiếm tỷ lệ đồng ý của các thầy cô là 71,42 đến
85,71%.
3. KẾT LUẬN
Hầu hết SV nhận thức được vai trò của tự học,
cũng như động cơ mục đích của việc tự học có ảnh
hưởng sau này khi ra trường công tác. Tuy nhiên, SV
chưa có kỹ năng và PP học tập ở bậc đại học. SV chưa
có thói quen xây dựng kế hoạch học tập, nội dung tự
học chỉ có tính chất đối phó với các nhiệm vụ học tập
trước mắt mà chưa chủ động học để tìm tòi, khám phá
kiến thức chuyên ngành. Thời gian tự học ngoài giờ
lên lớp chỉ dưới 2 giờ / ngày. SV còn thụ động, chưa
mạnh dạn trao đổi các vấn đề học tập với giảng viên
trong giờ học trên lớp.
Tổ chức, hướng dẫn SV tự học các thầy cô chỉ
hướng dẫn chung, chưa có kế hoạch cụ thể, giao cho
từng SV phải xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tính
thực tiễn chưa có. Vì vậy, chất lượng các giờ tự học
của SV chưa đạt kết quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2014), Ban hành Qui chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống
tín chỉ. Quyết định số 17/VHBN-BGD ĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2015),“Ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực
mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây
dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ”, thông tư số 07/2015/TT-
BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3. Bộ môn Bóng bàn (2015), Chương trình môn học ngành HLTT. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
4. Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh(2014), Tổ chức dạy học Đại học, Nxb ĐH SP TPHCM, TPHCM.
5. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2013), Lí luận dạy học đại học. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
6. Hoàng Thị Thanh Thúy, Phan Thị Hồng Vinh(2016), Tổ chức hoạt động tự học cho SV trường đại học sư
phạm theo hướng tiếp cận năng lực, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Nguồn bài báo: Bài báo được trích trong đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tự học
môn bóng bàn cho SV chuyên ngành - ngành HLTT Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.” của tác giả
Lê Vương Anh (2020).
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 24/9/2020; ngày phản biện đánh giá: 16/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 12/1/2021)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_quan_li_hoat_dong_tu_hoc_mon_bong_ban_ng.pdf