Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2014
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng các
điều kiện đảm bảo công tác giảng dạy giáo dục
thể chất (GDTC) chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu;
Số lượng giáo viên môn GDTC còn mỏng; Chương
trình GDTC theo khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) quy định, chưa đáp ứng nhu cầu
thực tế. Kết quả xếp loại học tập môn GDTC của
học sinh (HS) giai đoạn 2011 - 2014 cho thấy tỷ lệ
HS đạt điểm giỏi chiếm 19.59%, điểm khá chiếm
24.65%, điểm trung bình chiếm tỉ lệ 41.44% và tỉ
lệ HS đạt điểm yếu chiếm 14.32%.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2014
đầu tư và các điều kiện đảm bảo: + Số lượng máy móc, trang thiết bị + Sân bãi, dụng cụ phục vụ cho công tác GDTC. + Kinh phí đầu tư cho công tác GDTC của trường THCS Cù Chính Lan - Chương trình và nội dung giảng dạy TDTT của nhà trường: + Phù hợp với yêu cầu theo chương trình của Bộ GD&ĐT. + Bám sát vào chương trình thực tiễn để phát huy thể chất của HS. + Phù hợp với cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. - Kết quả học tập môn thể dục và thực trang thể chất của HS: + Tỷ lệ xếp loại học lực của HS môn thể dục. + Đặc điểm giới tính ảnh hưởng đến học lực. + Sự yêu thích của HS khi tập luyện GDTC. + Thực trạng thể chất của HS. Sau khi tiến hành sơ bộ xây dựng phiếu phỏng vấn đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường THCS Cù Chính Lan - Quận Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh, Bảng 1. Kết quả phỏng vấn các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC của HS trường THCS Cù Chính Lan (n = 18) Kết quả Tiêu chí n Tỷ lệ % Đội ngũ giáo viên: + Số lượng giáo viên GDTC, tỷ lệ giáo viên GDTC/HS. 17 94,4 + Trình độ giáo viên GDTC (Cử nhân, sau đại học). 18 100 + Thâm niên công tác GDTC tại trường THCS Cù Chính Lan. 18 100 Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo: + Số lượng máy móc, trang thiết bị 18 100 + Sân bãi, dụng cụ phục vụ cho công tác GDTC. 18 100 + Kinh phí đầu tư cho công tác GDTC của trường THCS Cù Chính Lan 18 100 Chương trình và nội dung giảng dạy TDTT của nhà trường: + Phù hợp với yêu cầu theo chương trình của Bộ GD&ĐT. 18 100 + Bám sát vào chương trình thực tiễn để phát huy thể chất của HS. 18 100 + Phù hợp với cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. 18 100 Kết quả học tập môn thể dục và thực trạng thể chất của HS: + Tỷ lệ xếp loại học lực của HS môn thể dục. 16 88,89 + Đặc điểm giới tính ảnh hưởng đến học lực. 18 100 + Sự yêu thích của HS khi tập luyện GDTC. 18 100 + Thực trạng thể chất của HS 18 100 đề tài tiến hành phỏng vấn tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các trường học, Ban Giám Hiệu của nhà trường và các giáo viên GDTC. Đề tài tiến hành phỏng vấn 18 chuyên gia (2 tiến sỹ và 10 thạc sỹ), 3 thầy cô trong Ban Giám hiệu và 3 giáo viên GDTC của trường. Kết quả thu được thông qua bảng 1. Với kết quả thu được từ phiếu phỏng vấn cho thấy, các chuyên gia, Ban Giám hiệu và các giáo viên GDTC của trường THCS Cù Chính Lan đều đồng ý về các tiêu chí đã được chọn lựa. 2.2. Khảo sát thực trạng công tác GDTC và thực trạng thể chất của HS trường THCS Cù Chính Lan - Quận Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh 2.2.1. Về thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên Hiện nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên và giáo viên cơ hữu các môn của nhà trường đã có hơn 107 người. Trong đó, tổ thể dục có 6 giáo viên. Qua nhiều năm công tác và giảng dạy tổ thể dục luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên thể dục ngày càng được bổ sung và hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Kết quả được trình bày tại bảng 2. Từ kết quả bảng 2 cho thấy: Với xu thế ngày càng phát triển của công tác GDTC cũng như thể dục thể chất và nâng cao tay nghề, nhà trường luôn chú trọng và đề cử giáo viên thể dục tham gia bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn và các lớp tập huấn về công tác trọng tài do Bộ GD&ĐT, Sở tổ chức. Việc chuẩn hóa giáo viên thể dục luôn được nhà trường quan tâm và chú trọng, cử 01 giáo viên tham gia lớp hoàn thiện đại học và ký quyết định hỗ trợ kinh phí cho các giáo viên đi học chương trình Thạc sĩ Giáo dục học tại Trường Đại học TDTT TP.HCM. Đa số giáo viên thể dục đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề, năng động, ham học hỏi và luôn có tinh thần cầu tiến, mong muốn được học tập và nâng cao trình độ chuyên môn để có thể cống hiến toàn bộ tâm sức góp phần xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh hơn. Trên tình hình đó nhà trường đã phân công đúng chuyên môn sở trường, để giáo viên có cơ hội thể hiện và phát huy hết năng lực chuyên môn của mình. Qua bảng thực trạng về đội ngũ giáo viên, có thể thấy rằng lực lượng giáo viên môn GDTC tại trường chưa đầy đủ theo tỉ lệ nhưng cơ bản tạm thời đáp ứng ở những năm học về sau thì lực lượng giáo viên của trường sẽ bị thiếu do số lượng HS ngày càng tăng lên. 2.2.2. Về cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo Để giúp nhìn nhận thực trạng công tác GDTC, có thể khái quát tình hình cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo và kinh phí đầu tư cho hoạt động môn GDTC của trường từ năm 2007 - 2009. Ngay từ ngày đầu thành lập, năm 2007 - 2008, môn GDTC tuy được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường nhưng điều kiện giảng dạy và tập luyện vẫn còn chưa được đảm bảo. Sân bãi không đủ kích KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2021 67THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 2. Bảng phân loại trình độ giáo viên GDTC trường THCS Cù Chính Lan Số lượng Trình độ chuyên môn STT Năm học HS Giáo viên Nam/Nữ Cử nhân Cao học Tỉ lệ HS 1 2011-2012 2254 6 4/2 6 375HS/GV 2 2012-2013 2476 6 4/2 6 412HS/GV 3 2013-2014 2633 6 4/2 5 1 438HS/GV Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ môn học GDTC TT Sân bãi – thiết bị Diện tích (m2) Số lượng Tình trạng 1 Nhà tập đa năng: sử dụng giảng dạy và tập luyện các môn (cầu lông, bóng bàn, đá cầu...) 1000 1 Tốt 2 Sân Karatedo và sân điền kinh 1 Tốt 3 Sân bóng chuyền 1 Tốt 4 Sân cầu lông 1 Tốt 5 Sân bóng bàn 3 Tốt 6 Nhà tập võ 150 1 Tốt KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2021 68 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC thước để tập luyện, nên giờ học GDTC phải thuê khu tập luyện TDTT của trung tâm TDTT Quốc Phòng II Quân Khu 7 ở Quận Tân Bình làm địa điểm tập luyện cho HS, tốn kém nhiều kinh phí, mà chất lượng giản dạy môn GDTC vẫn còn hạn chế. Môn GDTC chỉ được trang bị 02 đồng hồ bấm giây và 20 quả bóng. Trong thời điểm này các môn thể dục được dạy: Thể dục nhịp điệu, bóng chuyền, điền kinh... Ngoài ra, nhà trường còn cấp kinh phí cho tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường từ đó thành lập đội tuyển của trường tham gia thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp thành phố. Từ năm học 2009 - 2010, nhà trường đã hoàn thiện một số các hạng mục công trình chính. Do vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy GDTC đã có nhiều cải thiện. Nhà trường đã có thêm trang thiết bị cho HS nhưng vẫn còn hạn chế. Các dụng cụ tập luyện của các môn TDTT theo quy định của Bộ như: Tranh ảnh, cột xào, hố cát, đệm nhảy... cũng được cải thiện để đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy chung trong giờ học nội khóa. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và nhu cầu thiết yếu của HS, nhà trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT cho HS sử dụng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi. Với điều kiện sân bãi hiện có, nhà trường đã tạo điều kiện cho các em HS có nguyện vọng và sở thích tham gia các môn thể thao ngoại khóa nhằm phát huy tính tích cực và chủ động, đồng thời là sân chơi bổ ích cho các HS muốn phát huy sở trường các môn thể thao mà các em yêu thích. Do đó, từ năm học 2009- 2010 nhà trường tổ chức các câu lạc bộ (CLB) hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm phát huy thành tích học tập và cũng nhằm nâng cao thành tích thể thao của các em trong khu vực quận và cấp thành phố. Năm 2012, nhà trường tạo điều kiện và cấp kinh phí cho Bộ môn GDTC đưa đội tuyển Karatedo của trường tham gia thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp TP và đạt thành tích xếp hạng 9/14 trường tham dự. Tóm lại: Tuy đã được đầu tư, song cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện vẫn chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của các môn học. 2.2.3. Về chương trình và nội dung giảng dạy và TDTT của nhà trường Ban Giám hiệu trường đã quan tâm đến công tác GDTC và đã có ý kiến chỉ đạo cho bộ môn thể dục, nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Theo số liệu điều tra ban đầu, tình trạng thể lực HS của nhà trường còn hạn chế. Đó là điều đáng lo ngại, mặc dù trong các giờ nhàn rỗi cũng có một số em tham gia tập luyện các môn thể thao mà mình yêu thích ở các CLB bên ngoài. Để khuyến khích tinh thần tập luyện thể thao của HS trong trường, nhà trường đã kết hợp với bộ môn GDTC và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn trường hàng năm và các hoạt động thể thao, văn nghệ nhằm chào mừng các ngày lễ lớn như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam 9/1, Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/03, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/05... Hằng năm, nhà trường cũng tạo điều kiện và động viên khuyến khích các em HS có năng khiếu về thể thao đi tham dự các Hội khỏe Phù Đổng do Quận, Thành phố và Toàn quốc tổ chức. Các em đã tham gia rất tích cực và sôi nổi. Tuy nhiên, số lượng rất ít và chất lượng chuyên môn còn chưa cao, một phần là do điều kiện tập luyện còn hạn chế, phần khác thời lượng học tập môn ngoại khóa còn ít nên các em chưa phát huy được hết khả năng của mình. Ngoài ra, một trong những lý do khiến cho giờ học ngoại khóa chưa được đảm bảo chất lượng là nội dung môn học còn đơn điệu, các em không có điều kiện để lựa chọn môn thể thao mình ưa thích. Chính những nguyên nhân này đã dẫn đến động cơ tập luyện TDTT hiện nay chủ yếu là để đối phó với thi và kiểm tra. Bên cạnh chương trình của Bộ GD&ĐT, chương trình tự chọn và ngoại khóa được xây dựng dựa trên kinh nghiệm chủ quan, nội dung chương trình học thiếu hấp dẫn, ít lôi cuốn được HS, không tính đến nhu cầu nguyện vọng, hứng thú và khả năng của HS cho nên chất lượng học tập của môn GDTC chưa được đảm bảo. Tóm lại: Hiệu quả của chương trình chưa cao thể hiện ở các mặt sau: Sau khi học xong nội dung chương trình môn học GDTC thể lực, sức khỏe HS chưa tăng cao. Giờ học ít hấp dẫn, chưa lôi cuốn được HS tiếp tục tự tập luyện, tự rèn luyện trong các giờ tập luyện ngoại khóa. 2.2.4. Về kết quả học tập của HS Đề tài cũng đồng thời tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra điểm kết thúc môn học GDTC tại trường trong những năm qua để có thể rút ra những nhận xét xác đáng về thực trạng môn GDTC tại trường. Kết quả cụ thể từng năm học được trình bày trên bảng 4. Như vậy: Kết quả học tập kiểm tra HS còn thấp, tỷ lệ HS đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ 19.59%, khá chiếm tỉ lệ khoảng 24.65%, điểm trung bình khoảng 41.44% và tỉ lệ HS đạt điểm yếu tương đối khá lớn, chiếm khoảng 14.32%. KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2021 69THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 4. Phân loại kết quả học tập môn Thể dục của HS trường THCS Cù Chính Lan từ năm 2011 -2014 Phân loại kết quả học tập của HS Giỏi Khá Trung bình Kém Năm học Tổng số SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 2011-2012 2284 385 16.86 556 24.34 1019 44.61 324 14.18 2012-2013 2472 478 19.33 615 24.87 943 38.16 436 17.62 2013-2014 2547 568 22.29 629 24.69 1064 41.77 286 11.26 Tổng 3 năm 7303 1431 19.59 1800 24.65 3026 41.44 1046 14.32 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy ở giai đoạn 2011 - 2014, bộ môn GDTC của trường THCS Cù Chính Lan được sự quan tâm của Ban Giám hiệu, nhưng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và tập luyện vẫn còn chưa đảm bảo; Lực lượng giáo viên môn GDTC còn mỏng, năm 2011 tỉ lệ HS/giáo viên thể dục là 478 em là chưa tương xứng với tỉ lệ HS theo quy định của Bộ GD&ĐT (250 HS/GV); Nhà trường vẫn chỉ vận dụng đầy đủ một cách cứng nhắc theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT quy định, chưa có tính nâng cao trong việc mở rộng các nội dung tập luyện, cũng như các môn thể thao cho chương trình GDTC còn quá ít và chưa được chuẩn hóa. Kết quả học tập kiểm tra HS còn thấp, tỷ lệ HS đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ 19.59%, khá chiếm tỉ lệ khoảng 24.65%, điểm trung bình khoảng 41.44% và tỉ lệ HS đạt điểm yếu tương đối khá lớn, chiếm khoảng 14.32%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HS, sinh viên. 2. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000), Thực trạng phát triển thể chất HS, sinh viên Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Nxb TDTT, Hà Nội 3. Nguyễn Lê Trường Sơn (2011), “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bơi lội vào giờ thể dục tự chọn cho HS trường trung học phổ thông Nguyễn Việt Hồng- Thành phố Cần Thơ”, luận văn thạc sỹ giáo dục học. 4. Thông tư liên bộ 04/04/ GDTC - TDTT ngày 17/04/1993 Liên Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục TDTT, “về việc đẩy mạnh về nâng cao chất lượng GDTC trong HS- sinh viên”. 5. Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT - BGDĐT - UBTDTT ngày 29/12/2005 về hướng dẫn phối hợp quản lí và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 - 2011. Nguồn bài báo: trích từ kết quả nghiên cứu của Luận văn cao học “ Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục ngoại khóa cho học sinh khối lớp 7 Trường THCS Cù Chính Lan Quận Bình Thạnh TP.HCM”, Đặng Ngọc Tiền (2016), Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 7/1/2021; ngày phản biện đánh giá: 4/3/2020; ngày chấp nhận đăng: 21/4/2021) (Ảnh minh họa)
File đính kèm:
- thuc_trang_cong_tac_giao_duc_the_chat_tai_truong_trung_hoc_c.pdf