Thực hiện lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn viên, thanh niên trong “di chúc” vào việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay
“Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quí báu, đúc kết
cuộc đời, kết tinh tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh Hồ Chí
Minh - một lãnh tụ, một vĩ nhân trọn đời vì dân, vì nước. Trong “Di chúc”, ngay sau
những dòng “trước hết nói về Đảng”, Người viết về “đoàn viên và thanh niên”. Người đã
đánh giá rất cao về tuổi trẻ Việt Nam: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi
việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”P 1 F1P. Bác nhắc Đảng:
“Đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”P 2F2P.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Thực hiện lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn viên, thanh niên trong “di chúc” vào việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hiện lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn viên, thanh niên trong “di chúc” vào việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay
Đại học Huế “ ” Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Bác Hồ với giáo dục THỰC HIỆN LỜI DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN TRONG “DI CHÚC” VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Hiền * “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quí báu, đúc kết cuộc đời, kết tinh tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh Hồ Chí Minh - một lãnh tụ, một vĩ nhân trọn đời vì dân, vì nước. Trong “Di chúc”, ngay sau những dòng “trước hết nói về Đảng”, Người viết về “đoàn viên và thanh niên”. Người đã đánh giá rất cao về tuổi trẻ Việt Nam: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi 1 việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”P1F .P Bác nhắc Đảng: 2 “Đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”P2F .P 1. Lời dặn trong “Di chúc” Bác Hồ về đoàn viên, thanh niên Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò, vị trí của thanh niên. Người xem những người trẻ chính là “rường cột quốc gia”. Trong “Di chúc”, Bác viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”. Đây được xem như sự khái quát của Bác về đóng góp của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc và thế giới; “mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ” chính là ưu điểm nổi bật của những người trẻ tuổi. Để tuổi trẻ phát huy tốt những ưu điểm trên, luôn thể hiện vai trò xung kích trong học tập, công tác và chiến đấu, thì cần có sự quan tâm, dìu dắt, giúp đỡ, giáo dục của những người đi trước. Bác dặn Đảng: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo họ thành những người xây dựng xã hội chủ 3 nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên””P3F .P Đối với tuổi trẻ trong lực lượng vũ trang, Bác chỉ ra: “Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong * ThS, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 231 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 4 chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm”P4F .P Bác dặn: “Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ 5 và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc”P5F .P Theo Bác: “Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở 6 nước ta”P6F .P Bác từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã 7 hội chủ nghĩa”P7F .P Theo Người, muốn có những thế hệ Việt Nam hội đủ được những đặc trưng trên, thì Đảng, Chính phủ và các tổ chức đoàn thể phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ thực sự tâm huyết và nghiêm túc. Trong “Di chúc”, Người khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất 8 cần thiết”P8F .P Trong một câu ngắn, mà hai lần Bác dùng từ “rất” - “rất quan trọng”, “rất cần thiết” để nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, đủ thấy Người coi trọng công tác đào tạo những chủ nhân tương lai của nước nhà như thế nào. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, lời dặn của Bác về việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trở thành kim chỉ nam cho tập thể cán bộ, giảng viên Đại học Huế trong việc tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên, để người học ra trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. 2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay 2.1. Đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Thường xuyên rà soát lại toàn bộ chương trình đào tạo của các Trường, Khoa (trực thuộc Đại học Huế) cũng như của từng ngành học; để xây dựng một khung chương trình phù hợp, trong từng giai đoạn nhất định. Đồng thời có thể điều chỉnh số tín chỉ của mỗi học phần, cho phù hợp với thực tế. Liên tục rà soát lại các tài liệu tham khảo và những phương tiện phục vụ học tập của sinh viên, nếu thấy không phù hợp thì kịp thời điều chỉnh. Cần nhấn mạnh tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội của đa số người học (đến từ miền Trung - Tây Nguyên). Nên khuyến khích giảng viên biên soạn tài liệu tham khảo phù hợp với tính đặc thù trên, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của Bộ, ngành và các cơ quan có thẩm quyền. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.617. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.617. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.617. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.222. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 232 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế Tăng tính thực tiễn trong đào tạo, giáo dục sinh viên, làm cho kiến thức và kỹ năng sinh viên hình thành và rèn luyện trong trường sát hợp với thực tế cuộc sống, để các em ra trường có thể làm việc tốt mà không phải đào tạo thêm hoặc đào tạo lại. 2.2. Đổi mới nội dung giáo dục phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho người học Để thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời gian qua lãnh đạo Đại học Huế đã đặc biệt quan tâm đến việc giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị ở các trường thành viên. Tổ chức những cuộc thi hoặc những hoạt động đoàn thể gắn với những sự kiện quan trọng trong năm như những ngày kỷ niệm chiến thắng, ngày sinh của các vĩ nhân, lãnh tụ, anh hùng, các nhân vật lịch sử của dân tộc Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên, để các em thấy được sự ưu việt của chế độ, tình thương của những thế hệ trước dành cho các em. Đồng thời, cần nắm bắt tâm tư tình cảm của các em để có sự định hướng kịp thời, phù hợp. Rèn cho các em kỹ năng chọn lọc và xử lý thông tin, trước thực tế thông tin trên các diễn đàn mạng internet vô cùng nhiễu loạn Các trường đại học không chỉ dạy sinh viên cách làm nghề, mà còn phải tiếp tục dạy các em cách làm người. Trong “Di chúc”, Bác cũng dặn chúng ta phải bồi dưỡng thanh niên thành những người “vừa hồng, vừa chuyên”; “hồng” ở đây chính là đạo đức, đạo đức cách mạng. Đó là lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ, hòa thuận với anh em, có đạo nghĩa với thầy cô, kính già, yêu trẻ, đoàn kết với thanh niên, tôn trọng phụ nữ, thật thà, trung thực ; trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng... Để đề cao và giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho sinh viên, trong giảng dạy, giảng viên khéo léo lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào bài học, như kể những tấm gương người tốt việc tốt, đã được các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đăng về những người trẻ tuổi hiếu kính ông bà cha mẹ, thuận hòa anh em, tôn sư trọng đạo, kính già, yêu trẻ, thật thà, trung thực Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể cần tạo ra nhiều hoạt động ý nghĩa thu hút sinh viên tham gia như vận động sinh viên hăng hái thực hiện nghĩa vụ quân sự, “Áo lụa tặng bà”, “Áo ấm mùa đông”, “hiến máu nhân đạo”, tham gia hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè quốc tế trong những dịp Festival hoặc trong cuộc sống hàng ngày 2.3. Tăng cường kết hợp giáo dục văn hóa với lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học, đầu tư thiết bị hiện đại vào quá trình dạy học Khuyến khích sinh viên đăng ký hoặc tham gia đề tài, dự án cùng với giảng viên, giáo dục sinh viên theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, học xong phần lý thuyết sinh viên được 233 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” thực hành ngay, “học đi đôi với hành”. Bên cạnh đó, đầu tư nhiều hơn về cơ cở vật chất phục vụ việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất trong nhà trường. Như kêu gọi các doanh nghiệp, cựu sinh viên, các mạnh thường quân đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ học tập và nghiên cứu của sinh viên hoặc trao học bổng cho sinh viên, nhận sinh viên về thực tập và làm việc sau khi ra trường 2.4. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục sinh viên Cuối học kỳ và năm học, nhà trường gửi thông báo kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên cho gia đình, để gia đình nắm bắt kịp thời hoạt động một kỳ, một năm của con em mình trong trường học. Bộ phận phụ trách công tác sinh viên của các trường, xây dựng kênh giao lưu trực tuyến với phụ huynh, với chủ nhà trọ, với nơi các em sinh viên đang sinh sống, làm thêm để hiểu hơn về sinh viên của mình và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc điều chỉnh kịp thời khi có chuyện đột xuất xảy ra với sinh viên của mình. 2.5. Đổi mới phương pháp giáo dục sinh viên đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới Căn cứ từng đối tượng sinh viên cụ thể, người giảng viên sẽ đưa ra phương pháp giảng dạy, hướng dẫn sinh viên phù hợp nhằm phát huy tính năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học. Kết hợp thuyết trình với seminar và ứng dụng cộng nghệ thông tin vào dạy học. Lấy sinh viên làm trung tâm, khuyến khích các em đặt câu hỏi, nêu vấn đề và cách giải quyết, đề xuất những sáng kiến mới, có tính đột phá. Tạo không khí học tập vui vẻ, tin cậy để người học có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Tôn trọng người học, chấp nhận sự khác biệt, không áp đặt ý chí của giảng viên lên sinh viên, tạo cho sinh viên lối suy nghĩ tích cực là học cho mình, vì mình chứ không phải cho hay vì thầy cô, bố mẹ hay ai đó. 2.6. Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội thực sự vững mạnh, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh để giáo dục sinh viên Chọn những sinh viên thực sự tâm huyết và có năng lực làm thủ lĩnh Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên ở các trường đại học. Từ đó, xây dựng chương trình hành động, tìm ra biện pháp tập hợp sinh viên một cách hiệu quả nhất. Thông qua các hoạt động ý nghĩa, như Ngày hội xuân hồng, Áo ấm mùa đông, Áo lụa tặng bà, Phá cỗ trăng rằm, Sinh viên tình nguyện, Tiếp sức mùa thi rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tương tác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống cho sinh viên; 234 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế đồng thời, tạo môi trường để sinh viên thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như kính già, yêu trẻ, nhân ái, đoàn kết, sống có lý có tình 2.7. Có chính sách nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên Xã hội hóa việc trao học bổng cho sinh viên, như vận động các đối tác của các trường, các doanh nghiệp trên địa bàn, những đơn vị sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệptrao những suất học bỗng có giá trị cho sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện tốt hoặc có sáng kiến kinh nghiệm, ý tưởng sang tạo tốt Thường xuyên tổ chức các cuộc thi và trao giải thưởng hấp dẫn cho những công trình có tính sáng tạo trong sinh viên. Để các giải pháp trên có thể phát huy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sinh viên, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và đội ngũ cán bộ, giảng viên của toàn Đại học Huế. Đào tạo, giáo dục những thế hệ sinh viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, chính là Đại học Huế đã góp phần vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như mong ước của Bác Hồ. 235
File đính kèm:
- thuc_hien_loi_dan_cua_chu_tich_ho_chi_minh_ve_doan_vien_than.pdf