Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng chủ động hội nhập

ngày càng sâu rộng với các khu vực và quốc gia trên thế giới. Việc tham gia các hiệp định

thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn

diện và tiến bộ (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định FTA

với EU, với nhiều bên, quy mô rộng, mức độ cam kết cao, là những đột phá quan trọng của

hội nhập quốc tế toàn diện của nước ta, đem đến nhiều tác động lớn cho các ngành kinh tế,

đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo ( CN CBCT) – vốn à ngành đang có đóng

góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm vừa qua. Để tận d ng các cơ hội, cũng

như đẩy lùi cách thách thức từ quá trình hội nhập, th c đẩy liên kết trong sản xuất, thương

mại ngành CN CBCT được coi là giải pháp cơ bản, quan trọng. Nội dung bài viết tập trung

vào phân tích thực trạng liên kết trong phát triển CN CBCT Việt Nam thời gian vừa qua, từ

đó, đưa ra những đánh giá về cơ hội, thách thức và giải pháp của ngành CN CBCT trong quá

trình tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 1

Trang 1

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 2

Trang 2

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 3

Trang 3

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 4

Trang 4

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 5

Trang 5

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 6

Trang 6

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 7

Trang 7

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 8

Trang 8

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 9

Trang 9

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
ới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng k của các dự án đạt 12.093,1 triệu 
USD, chiếm 72,2% tổng vốn đăng k cấp mới. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là FDI vào 
Việt Nam chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như: may mặc, giày dép. 
Các doanh nghiệp (DN) FDI chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên vật 
liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá trị gia tăng còn thấp (CIEM, 2017) và không tạo ra 
được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước. 
Bên cạnh đó, tính đến hết năm 2018, xuất khẩu ngành CN CBCT chiếm tới 93,2 % 
tổng giá trị xuất khẩu. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc 
về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: 
hàng điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; giầy dép; hàng dệt may 
và nguyên phụ liệu của ngành dệt may; ... 
Bảng 3. Cơ cấu xuất khẩu theo ngành kinh tế 
Đơn vị: Triệu đô a Mỹ 
 2010 2015 2016 2017 2018 
TỔNG SỐ 100 100 100 100 100 
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7.1 4.0 4.5 4.0 3.5 
Khai khoáng 9.4 2.7 1.7 1.7 1.2 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 82.6 92.5 93.3 93.7 93.2 
Ngành khác 0.9 1.8 0.5 0.6 2.1 
Nguồn: Tổng c c Thống kê, 2019 [6] 
726 
Tuy nhiên, CN CBCT cũng hiện là ngành đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị nhập 
khẩu của nền kinh tế, chiếm tới 88,7% trong năm 2018. Điều này cho thấy sự phụ thuộc lớn 
vào nhập khẩu trong hoạt động sản xuất của ngành CN CBCT. 
3.2.1. Về tình hình liên kết trong ngành CN CBCT 
Về mối liên kết giữa DN CNHT và DN CN chính: Về cơ bản, sau hơn 30 năm phát 
triển, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các 
thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm 
cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó, các doanh 
nghiệp FDI đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia 
tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước. Do số doanh nghiệp hỗ trợ vẫn rất ít so với số 
lượng doanh nghiệp lắp ráp, chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các doanh 
nghiệp FDI phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh. 
Bảng 4. Tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt Nam 
Lĩnh vực hạ nguồn Tỷ lệ % cung ứng trong nƣớc 
Xe máy 85-90% 
Ô tô 15-40% 
Sản xuất thiết bị đồng bộ 20% 
Sản xuất máy nông nghiệp, máy động lực 40-60% 
Sản xuất máy công nghiệp 40% 
Công nghiệp công nghệ cao 10% 
 Nguồn: Bộ Công thương, 2017 
Tỷ lệ cung ứng nội địa trong nước cho các nhà lắp ráp thấp, thường do các doanh 
nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Sản phẩm CNHT chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản 
xuất hoặc nhập khẩu. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá 
thành cao (công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới (do hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất k m) 
nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa. 
Về sự hình thành các c m CN, c m liên kết ngành (CLKN) 
Trong những năm qua, một số CLKN, cụm CNĐT cũng đã tồn tại và hiện hữu một 
cách tự nhiên. Chẳng hạn như: KCN Thăng Long (Nội Bài, Hà Nội) với sự tập trung của 
nhiều DN đến từ Nhật Bản, KCN này liên kết các DN lắp ráp cơ điện tử lớn như Canon, 
Panasonic với các DN cung cấp phụ tùng linh kiện cũng đến từ Nhật Bản như Nissei, 
Santomas, Yasufuku, ...; Tại miền bắc, cụm CN bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, 
Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang với sự tập trung nhiều các Tập 
đoàn đa quốc gia như Canon, Samsung, Nokia, LG, Panasonic, ... và nhiều doanh nghiệp vệ 
tinh, chủ yếu là DN FDI; trong đó, các tập đoàn đa quốc gia đóng vai trò là DN chủ đạo để 
hình thành và phát triển các cụm ngành. Tại miền nam, hiện cũng đã bắt đầu hình thành cụm 
ngành công nghệ cao, đặc biệt là vi mạch điện tử và công nghệ thông tin ở TP Hồ Chí Minh; 
727 
cụm ngành điện tử tại Bình Dương; ... Tuy nhiên, sự tham gia của DN CNHT nội địa vẫn còn 
rất hạn chế, thể hiện sự liên kết yếu giữa các DN nội địa với các công ty điện tử lớn, các tập 
đoàn đa quốc gia. 
Theo Võ Trí Thành và các cộng sự, dựa theo đánh giá của Mekong Economics (2011), 
các hạn chế của các CLKN Việt Nam được thể hiện trên các phương diện sau: (1) Các điều 
kiện về cầu: mức cầu trong nước thấp (để đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô), Việt Nam chưa 
thực sự tham gia sâu để đáp ứng cầu của khu vực và thế giới; (2) Cạnh tranh và chiến lược 
ngành: thiếu các doanh nghiệp trong nước có sức cạnh tranh cao, tăng trưởng năng suất thấp, 
các mức thuế chưa đủ khuyến khích và không hợp l ; (3) Các điều kiện về nhân tố sản xuất 
(thiếu nguồn cung lao động lành nghề, chất lượng giáo dục công nghệ cao còn thấp, chất 
lượng kém của kết cấu hạ tầng ngoài KCN, thiếu kỹ năng quản lý hiệu quả và trình độ đổi 
mới công nghệ...); (4) Công nghiệp hỗ trợ và các ngành hàng liên quan: thiếu vắng các nguồn 
cung trong nước có chất lượng và giá r , thiếu hụt thông tin giữa các nhà cung cấp và các nhà 
lắp ráp. 
Về mối liên kết giữa DN với hệ thống hiệp hội, trung tâm hỗ trợ DN: theo đánh giá của 
CIEM (2016)[7], chính quyền địa phương đang vận hành trung tâm hỗ trợ DN và các trung 
tâm khuyến công tại mỗi một tỉnh, thành phố, tuy nhiên, nhận thức của các DN về sự tồn tại 
của những cơ sở này có thể rất thấp. Chính vì vậy, tần suất sử dụng các cơ sở này cũng rất 
thấp. Điều này thể hiện tính liên kết yếu giữa DN với các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DN. 
3.3. Cơ hội và thách thức 
Như vậy, có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, ngành CN CBCT đã có những 
bước phát triển nhanh chóng, đã có những đóng góp đáng kể và được coi là động lực chủ yếu 
cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, 
thực trạng quá trình phát triển của ngành cũng cho thấy một số hạn chế lớn còn tồn tại, đặc 
biệt là sự liên kết yếu trong quá trình sản xuất khiến ngành CN CBCT khó có thể nâng cao giá 
trị gia tăng và đóng góp thực chất hơn vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu và 
hạn chế của ngành đưa đến những cơ hội và thách thức trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào 
các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cụ thể là: 
Một số cơ hội: 
Thứ nhất, thúc đẩy liên kết thông qua mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. 
Trong những năm vừa qua, ngành CN CBCT Việt Nam liên tục là ngành có tỷ trọng và tốc độ 
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, do đó, trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do 
thế hệ mới, với việc cắt giảm thuế ở hầu hết các mặt hàng xuống 0 %, mức độ mở cửa sâu sắc 
và toàn diện hơn, ngành CN CBCT tiếp tục là ngành đứng trước những cơ hội lớn của việc 
mở rộng và thâm nhập các thị trường. Thông qua việc thúc đẩy việc liên kết sản xuất, thương 
mại với các đối tác tham gia hiệp định, ngành CN CBCT có nhiều cơ hội lớn để tham gia vào 
728 
các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị với các nước thành viên, trong khu vực và toàn thế giới. Đặc 
biệt, với cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường hàng 
xuất khẩu, nhất là những sản phẩm mà cả hai cùng có lợi thế như nông thủy sản, đồ gỗ, dệt 
may, giày d p của Việt Nam, máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy, đồ uống có cồn của EU. 
Thứ hai, thúc đẩy liên kết sản xuất trong nước. Khi thuế suất giảm, đặc biệt là đối với 
các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu như: Nguyên phụ liệu dệt 
may, chất d o, ngô, cao su, ... sẽ giảm, tạo điều kiện hạ giá thành, giảm chi phí sản xuất hàng 
CN xuất khẩu. Mặt khác, việc cắt giảm thuế quan sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu từ các nước, 
đặc biệt là các nước EU vào Việt Nam sẽ nhiều hơn do giá thành r , mẫu mã phong phú và đa 
dạng, tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Để ngành sản xuất trong nước có thể cạnh 
tranh với hàng nhập khẩu thì các doanh nghiệp trong nước cần tăng cường liên kết, hợp tác 
sản xuất, từ đó, nâng cao được sức cạnh tranh của sản xuất trong nước. 
Thứ ba, thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI): Với các quy 
định trong các FTA thế hệ mới, các nhà đầu tư sẽ đầu tư chiều sâu vào thị trường Việt Nam, 
do đó, chất lượng đầu tư nước ngoài sẽ được cải thiện, tạo động lực cho phát triển nền kinh tế, 
tăng cường việc liên kết giữa DN FDI với các DN nội địa. Ví dụ: EVFTA sẽ thúc đẩy các nhà 
đầu tư chất lượng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam. Tính đến nay, các nhà đầu tư 
EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, 
xây dựng và một số ngành dịch vụ. 
Một số thách thức đặt ra: 
Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện các FTA thế hệ mới đặt ra một số 
thách thức cho ngành CN CBCT Việt Nam, cụ thể: 
Thứ nhất, sức cạnh tranh của ngành CN CBCT Việt Nam hiện nay còn thấp. Việc cắt 
giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết dẫn đến các hàng hóa sản xuất trong nước chịu sự 
cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng hóa nhập khẩu, đồng thời các ngành sản xuất trong nước chịu tác 
động trực tiếp của những biến động trên thị trường hàng hóa quốc tế. Mặt khác, hầu hết các 
sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công lắp ráp, nguyên phụ liệu đầu vào chủ 
yếu phải nhập khẩu; Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu thấp, trong khi tỷ lệ 
nội địa hóa sản phẩm chậm được cải thiện, sự liên kết giữa DN nội địa với DN FDI còn yếu 
khiến cho việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trở nên khó 
khăn hơn. 
Thứ hai, đối với nhập khẩu, mặc dù việc ký kết FTA với nhiều đối tác song trong ngắn 
hạn, nhập khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống (như 
Trung Quốc), do mức độ cam kết thuế sâu cũng như vị trí địa lý thuận lợi sẽ khiến cho vấn đề 
nhập siêu từ Trung Quốc chưa thể giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế cũng 
729 
tạo nhiều áp lực đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất CN CBCT trong nước do năng lực 
cung ứng của DN trong nước còn yếu. 
Thứ ba, có một số vấn đề đặt ra đối với dòng vốn FDI vào ngành CN CBCT Việt 
Nam: (i) Đóng góp của FDI trong việc nâng cao năng lực công nghiệp, còn hạn chế; (ii) Mối 
liên kết giữa khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu kém; (iii) Các 
doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực gia công lắp ráp, thâm dụng lao động và ít có 
khả năng tạo tác động lan tỏa về mặt công nghệ; (iv) Khung pháp lý và chính sách mở cửa 
FDI, hội nhập kinh tế quốc tế tuy đã được cải thiện, song vẫn còn nhiều hạn chế trong quản 
lý, dẫn tới các vấn đề như ô nhiễm môi trường, chuyển giá, trốn thuế; (iv) Dòng vốn liên 
thông hơn với quốc tế cũng khiến cho những nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng trong bối 
cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động cũng đặt ra những thách thức trong việc 
xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô. 
4. Kết luận và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết để phát triển ngành CN 
CBCT trong bối cảnh các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới 
Như vậy, có thể thấy rằng, trong bối cảnh hội nhập và tham gia các Hiệp định thương 
mại tự do thế hệ mới, vấn đề liên kết có nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển 
của ngành CN CBCT tại Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, ngành CN CBCT vẫn được 
coi là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Để có thể tận dụng được những cơ 
hội và hạn chế những thách thức trong thực hiện cam kết của các FTA thế hệ mới, cần có 
những giải pháp để thúc đẩy liên kết trong ngành CN CBCT. Cụ thể là: 
Thứ nhất, các DN nội địa cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao năng lực sản xuất để 
đáp ứng các yêu cầu của DN FDI, các tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào các chuỗi cung ứng, 
chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng cho toàn ngành CN CBCT. Để làm được 
điều này, giải pháp nỗ lực đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức hoạt động sản xuất sẽ có ý 
nghĩa lớn. Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, áp dụng tiến bộ công nghệ vào hoạt động 
sản xuất; tăng cường kết nối với các DN, tập đoàn đa quốc gia để học hỏi, tiếp thu công nghệ 
và quá trình tổ chức hoạt động sản xuất để tăng năng suất, giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên 
cạnh đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong DN để nắm bắt tốt công 
nghệ, các thông tin về sản xuất, thị trường, ... 
Thứ hai, Chính phủ cũng cần có các chính sách để phát triển các khu, cụm ngành công 
nghiệp theo hướng chuyên sâu để tạo thành các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, từ đó, thúc 
đẩy liên kết giữa các DN trong nước và giữa DN nội địa với DN FDI, các tập đoàn đa quốc 
gia. Đồng thời, cần định hướng dòng vốn FDI theo hướng tăng cường liên kết với DN trong 
nước, tăng cường thu hút FDI vào các các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa. 
Mặt khác, cần tăng cường sự phối hợp và liên kết giữa DN với các cơ quan quản lý 
Nhà nước, các tổ chức, trung tâm, hiệp hội hỗ trợ DN để có thể kịp thời trao đổi, cung cấp các 
730 
thông tin, quy định liên quan đến việc thực thi các Hiệp định, các thông tin về thị trường, các 
thông tin về chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ, ... cho doanh nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Văn Cương (2019), Tác động của các Hiệp định thương mại thế hệ mới đến 
vấn đề ao động, việc làm ở Việt Nam 
2. Lê Minh Ngọc và Lê Huyền Trang (2011), "Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển 
các cụm liên kết ngành tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập", Nghiên cứu kinh tế số 396, tr. 
41-50. 
3. Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Phát triển kinh tế xã 
hội Việt Nam và ngành ngân hàng trong bối cảnh Hội nhập, Hà Nội. 
4. Nguyễn Đình Tài (2013), Hình thành và phát triển c m liên kết ngành ở Việt Nam: 
Một lựa chọn chính sách, Cổng thông tin kinh tế Việt Nam - Viện quản lý kinh tế Trung 
Ương, truy cập ngày 20/7/2016-2016, tại trang web 
hoa-Hien-dai-hoa/Hinh-thanh-va-phat-trien-cum-lien-ket-nganh-o-Viet-Nam-Mot-so-lua-
chon-chinh-sach.html. 
5. Võ Trí Thành, "Phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành ở Việt Nam". 
6. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018, chủ biên, NXB Thống Kê, 
Hà Nội. 
7. Viện Nghiên cứu Mitsubishi và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương 
(2016), Báo cáo Nghiên cứu về nâng cao năng ực các Ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, 
Hà Nội, Việt Nam. 
8. Joynal Abdin (2016), Government‟s ro e in industria c uster deve opment, truy cập 
ngày 4-9-2018, tại trang web https://www.linkedin.com/pulse/governments-role-industrial-
cluster-development-md-joynal-abdin. 
9. Ana Colovic và Olivier Lamotte (2014), "The role of formal industry clusters in the 
internationalization of new ventures", European Business Review. 26(5), tr. 449-470. 
10. Stephen Mark Dobson (1984), An analysis of the role of linkages in peripheral 
area development: the case of devon and cornwall, Universit y of Exeter. 
11. Khalid Nadvi và Stephanie Barrientos (2004), Industrial clusters and poverty 
reduction. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_day_lien_ket_de_phat_trien_nganh_cong_nghiep_che_bien_c.pdf