Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu

rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, kí kết nhiều hiệp định quan trọng như FTA, CPTPP,

AEC, Việc thực hiện các cam kết hội nhập này đã mở ra một giai đoạn mới trong công cuộc

phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với vai trò là trung gian tài chính, các ngân hàng

thương mại (NHTM) Việt Nam tham gia rất tích cực vào quá trình hội nhập và đạt được

những thành tựu đáng kích ệ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội nhận được, nguy cơ bị thâu

tóm, sáp nhập, mất lợi thế cạnh tranh ngay trên “sân nhà” còn rất lớn. Bài viết trên cơ sở

tóm ược một số nội dung cơ bản của Hiệp định CPTPP iên quan đến ĩnh vực tài chính ngân

hàng, phân tích thuận lợi và thách thức mà các NHTM Việt Nam đối diện khi tham gia Hiệp

định CPTPP, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển bền vững hệ thống NHTM

Việt Nam trong thời gian tới.

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 1

Trang 1

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 2

Trang 2

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 3

Trang 3

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 4

Trang 4

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 5

Trang 5

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 6

Trang 6

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 7

Trang 7

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 8

Trang 8

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 9

Trang 9

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4520
Bạn đang xem tài liệu "Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP

Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP
 tài sản có của 3 nhóm NHTM đã 
tăng 8,98%, từ 10.555.022 tỷ đồng năm 2018 lên 11.503.390 tỷ đồng vào năm 2019, trong đó 
nhóm NHTM Nhà nước có tốc độ tăng 6,13%, đạt 5.161.715 tỷ đồng, nhóm NHTM Cổ phần 
788 
tăng 10,56%, đạt 5.035.857 tỷ đồng và nhóm các NH Liên doanh và NH 100% vốn nước 
ngoài tăng 14,89%, đạt 1.305.818 tỷ đồng (Xem bảng 2); các NHTM Việt Nam đã áp dụng 
các mô hình quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, triển khai hệ thống kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ, sắp xếp lại mô hình theo khối dọc, thành lập khối quản trị rủi ro, chủ động 
triển khai các biện pháp xử l nợ xấu, từ đó góp phần làm lành mạnh hóa tài chính trong 
hoạt động kinh doanh ngân hàng. 
Bảng 2. Quy mô vốn và tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019 
 Đơn vị: Tỷ đồng 
Loại hình 
2018 2019 
Vốn 
điều lệ 
Vốn tự 
có 
Tổng tài sản 
có 
Vốn điều 
lệ 
Vốn tự 
có 
Tổng tài 
sản có 
NHTM Nhà nước 147.892 268.602 4.863.578 155.153 324.444 5.161.715 
NHTM Cổ phần 267.223 338.182 4.554.863 281.092 365.473 5.035.857 
NHLD và NH 
100% vốn nước 
ngoài 
113.484 162.862 1.136.581 120.770 181.966 1.305.818 
Tổng 528.599 769.646 10.555.022 557.015 871.883 11.503.390 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
2.2. ột số khó khăn, thách thức 
Một à, qui mô vốn còn nhỏ bé, nguy cơ bị mất thị phần bởi các nga n hàng nước ngoài 
Năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam đã được cải thiện song vẫn còn non 
k m hơn so với khu vực và quốc tế. Vốn điều lệ tuy đã tăng mạnh so với trước đây nhưng khả 
năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế thấp, nhất là vốn trung và hạn, hầu hết các 
NHTM Việt Nam đều chưa có chiến lược kinh doanh hợp l để vươn ra thị trường quốc tế. 
Quy mô vốn của các NHTM Việt Nam chỉ vào khoảng từ 150 triệu USD đến 1,8 tỷ USD, 
khoảng cách này rất xa so với mức trung bình ở các nước trong khu vực (Nga n hàng 
Mitsubishi UFJ có số vốn le n đến 1.770 tỷ USD, hay United Overseas Bank của Singapore có 
số vốn le n tới 13,4 tỷ SGD). Điều này cản trở các NHTM Việt Nam trong việc mở rộng quy 
mô và đặc biệt là ứng dụng công nghệ để phát triển các sản phẩm mới, hiện đại. Bên cạnh đó 
quy mô vốn nhỏ cũng hạn chế khả năng cho vay của các NHTM trong nước đối với các nhu 
cầu vay vốn của các doanh nghiệp lớn như các tập đoàn, Tổng công ty, dẫn đến nguy cơ 
các NHTM Việt Nam sẽ không cạnh tranh được và mất dần thị trường vào tay các ngân hàng 
nước ngoài. 
Hai à, các tỷ ệ an toàn hoạt động theo quy định thực chất không đảm bảo 
Mức độ an toàn của một ngân hàng có thể được phản ánh qua hệ số sử dụng vốn (tỷ lệ 
cho vay trên huy động) và hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR. Đây là các chỉ tiêu quan trọng 
789 
liên quan chặt chẽ đến an toàn thanh khoản của các NHTM và là một trong những yếu tố quan 
trọng quyết định việc áp dụng Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam (Thông tư 41/2016/TT-
NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 yêu cầu các tổ chức tín dụng phải đảm bảo CAR theo 
Basel II, tối thiểu là 8%). Theo số liệu công bố chính thức của các ngân hàng, hẹ số CAR của 
hầu hết các NHTM Viẹ t Nam đều đạt tre n 9%. Cụ thể, đến cuối tháng 2/2019, hệ số CAR của 
toàn hệ thống là 11,8%, trong đó CAR của nhóm NHTM Nhà nước là 9,42% và nhóm NHTM 
cổ phần là 10,76%; đến tháng 12/2019, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống là 
12,21%, trong đó, CAR của NHTM Nhà nước ở mức 10,55% thấp nhất hệ thống, CAR của 
NHTM cổ phần đạt 10,63% giảm so với mức 10,81% cuối tháng 9/2019. Tuy nhiên, trên thực 
tế, loại trừ các ngân hàng yếu k m và các ngân hàng được NHNN mua 0 đồng, một số NHTM 
đầu tư trái phiếu ch o lẫn nhau, làm ―cải thiện ảo‖ hệ số CAR, nhiều NHTM phân loại nợ 
không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR [7]. 
Nguồn: [7] 
Chỉ số ROE mạ c dù đang tiẹ m cạ n dần với các nước trong khu vực, nhưng do cách 
phân loại nợ hiện nay nên các NHTM Việt Nam cũng chu a tính hết các chi phí trích lạ p dự 
phòng rủi ro đầy đủ theo tie u chuẩn quốc tế (bảng 3).[7] 
Bảng 3. Một số chỉ tiêu tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2019 
Loại hình CAR ROA ROE 
Tỷ lệ vốn ngắn hạn 
cho vay trung và dài 
hạn 
NHTM Nhà nước 10,55 0,72 13,46 29,69 
NHTM Cổ phần 10,63 0,79 10,29 30,99 
NHLD và NH 100% 
vốn nước ngoài 
24,44 0,96 6,51 - 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
790 
Ba là, viẹ c mở “room” cho nhà đầu tu nu ớc ngoài gia sẽ ta ng các hoạt đọ ng đầu tu 
chéo, sở hữu chéo cổ phần và sức ép bị tha u tóm, chi phối cũng ta ng le n 
Hiện nay, theo các cam kết quốc tế trong CPTPP và FTA, các tổ chức tài chính nước 
ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam theo các hình thức: Văn phòng đại diện, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Cũng theo 
quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTM cổ phần 
Việt Nam không quá 30% vốn điều lệ, trong đó sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược 
không quá 20%, của nhà đầu tư cá nhân không quá 5% và của tổ chức không quá 15% (Điều 
7, Nghị định 01/2014/NĐ-CP). Việc nới tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần đối với các nhà đầu tư nước 
ngoài giúp các NHTM trong nước có thể dễ dàng tiếp nhận luồng vốn đầu tư từ nước ngoài, 
nhưng đây lại là sức p bị thâu tóm và sau đó là thôn tính các NHTM trong nước hoặc thực 
hiện các thương vụ M&A ngân hàng. Và như vậy, nếu các NHTM Việt Nam thực hiện quản 
trị hoat động không tốt thì khả năng bị thâu tóm bởi các ngân hàng nước ngoài là khó tránh 
khỏi. Mặt khác, với cam kết nới room cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng các hoạt động 
đầu tư ch o giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các tập đoàn kinh tế lớn, dẫn tới 
vấn đề sở hữu ch o lẫn nhau dưới nhiều hình thức, điều này sẽ gây ra tình trạng vô hiệu hóa 
các quy định về an toàn vốn của tổ chức tín dụng, gây nên hiện tượng tăng vốn ảo trong các 
ngân hàng. Và bản thân các NHTM có thể chuyển hóa nợ xấu thành ―tài sản có‖ khác thông 
qua các công ty con, công ty liên kết từ đó vô hiệu hóa các quy định về trích lập dự phòng rủi 
ro của NHNN. (Lê Thị Kim Nhung, 2016) 
Bốn à, công nghệ ngân hàng còn yếu kém 
Theo WB, chỉ số công nghệ của NHTM Việt Nam chỉ đạt 0,47%; trong khi Thái Lan 
và Indonexia là 1,07; Malaysia là 1,08 và Singapore là 1,96. Do vốn ít, năng lực tài chính còn 
hạn chế, nên một số ngân hàng không dễ thực hiện đầu tư để có được nền tảng công nghệ hiện 
đại. Công nghệ hiện nay của các NHTM Việt Nam chủ yếu phục vụ cho việc kết nối cục bộ 
trong cùng hệ thống một ngân hàng. Việc kết nối liên ngân hàng chưa được quan tâm đúng 
mức, dẫn đến khả năng chia s công nghệ và phân tán rủi ro còn thấp, vừa gây lãng phí, vừa 
hạn chế tiện ích sử dụng của khách hàng. Điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh giữa các 
ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài. 
Năm à, trình độ nhân ực trong ngành ngân hàng chưa cao 
Hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có nguồn nhân lực không chỉ có 
chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế, 
được trang bị đầy đủ những kiến thức và kĩ năng nghiên cứu, phân tích và dự báo biến động 
của thị trường, khai thác và sử dụng đu ợc các tiến bọ khoa học kỹ thuạ t, co ng nghẹ cao, 
Tuy nhiên, nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp so 
791 
với các ngân hàng nước ngoài. Việt Nam đang thực sự khan hiếm các chuyên gia tài chính 
tầm c quốc tế, có năng lực để đối phó với những tình huống phức tạp trong kinh doanh. 
Bên cạnh đó, là hiện tượng ―chảy máu chất xám‖, nếu các NHTM Việt Nam không có 
chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài thì vấn đề dịch chuyển nhân lực chất lượng cao từ 
các NHTM trong nước sang các ngân hàng nước ngoài sẽ tất yếu diễn ra. Đây là một thách 
thức rất lớn của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. 
Ngoài ra, một thác thức nữa đặt ra đối với các NHTM Việt Nam là vấn đề quản trị rủi 
ro. Trong khi nhiều ngân hàng thuộc các nước thành viên CPTPP đang ở giai đoạn cuối của 
việc áp dụng hệ thống quản trị rủi ro theo Basel II và tiện cận dần với Basel III thì đến nay 
Việt Nam chỉ có 21 NHTM áp dụng Thông tư 41 trước và đúng thời hạn từ ngày 01/01/2020. 
Điều này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải thực sự nỗ lực nâng cấp chuẩn mực quản trị, 
hướng đến thông lệ quốc tế tốt hơn để đủ năng lực và tự tin tham gia vào Hiệp định CPTTP. 
3. Một số khuyến nghị và đề xuất 
Từ việc phân tích thuận lợi và thách thức trên có thể thấy rằng, các NHTM Viẹ t Nam 
cần phải khắc phục hạn chế, vượt qua những thách thức từ chính nọ i tại, tiếp tục tái co cấu, 
na ng cao na ng lực cạnh tranh, tự đứng vững và phát triển trong môi trường hội nhập. Để đạt 
mục tie u đó, theo chúng tôi trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp ở cả tầm vĩ 
mô và vi mô cụ thể như sau: 
Về phía các cơ quan quản lý 
Một là, xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ổn định và bền vững 
Sự ổn định của chính sách tiền tệ, sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh 
tế. Không có những biến động lớn về giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát sẽ làm 
tăng niềm tin dân chúng và của người kinh doanh vào thể chế kinh tế hiện hành. Bởi vậy, 
trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao tính minh bạch và nhất quán trong chính sách can 
thiệp của NHNN và Chính phủ nhằm điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ 
giá nói riêng hướng tới mục tiêu ổn định. 
Hai là, giảm sự can thiệp của Nhà Nước vào hoạt động ngân hàng đồng thời yêu cầu 
các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh 
Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, sẽ 
làm giảm tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động. Bởi vậy trong thời gian tới, Nhà Nước 
nên hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái. Đối 
với NHTM Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lí, giúp ngân 
hàng tăng năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực quản lý và quyền tự chủ 
quyết định của các ngân hàng. 
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện công tác thanh tra giám sát hoạt động của các NHTM, 
nâng cao vai trò, chất lượng thanh tra trong toàn hệ thống, đẩy mạnh việc thực hiện kiểm toán 
792 
nội bộ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các tổ 
chức tín dụng. 
Ba là, hệ thống các quy định an toàn cần được liên t c nâng cao tính minh bạch, đảm 
bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. 
Về phía các ngân hàng thương mại 
Thứ nhất, na ng cao na ng ực tài chính 
Các NHTM Viẹ t Nam cần phải có lọ trình tăng vốn điều lệ phù hợp và đưa ra phương 
án kinh doanh phù hợp với số vốn tăng lên, tránh việc đầu tư không có hiệu quả. Việc ta ng quy 
mo vốn sẽ cải thiẹ n hẹ số an toàn vốn theo tie u chuẩn Basel II. Ta ng vốn điều lệ là điều kiẹ n để 
đạt đu ợc sự phát triển nhờ quy mo , đáp ứng ye u cầu họ i nhạ p ngày càng sa u rọ ng và đủ tiềm lực 
tài chính lớn để có thể ứng phó với những bất ổn của mo i tru ờng kinh doanh quốc tế. 
Thư hai, hoàn thiện quy trình và nâng cao năng ực quản trị rủi ro 
Hoàn thiện quy trình và nâng cao năng lực quản trị rủi ro là hoạt động có vai trò quan 
trọng trong phát triển an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Theo chúng tôi, 
mỗi ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình quản lý rủi ro theo chuẩn 
mực quốc tế. Phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán 
quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin 
quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định cũng như tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, 
kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng. Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa quản trị rủi 
ro tín dụng - quản trị rủi ro thị trường và quản trị rủi ro hoạt động trong quản trị tài sản Nợ - 
Có. Xây dựng hệ thống định danh, quản lí khách hàng/nhóm khách hàng liên quan để bảo 
đảm tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật. 
Thứ ba, nâng cao chất ượng nguồn nhân lực 
Để đáp ứng tốt ye u cầu cạnh tranh trong điều kiẹ n họ i nhạ p, cần phải có mọ t đọ i ngũ 
nha n sự ổn định, đảm bảo cả về chất và lu ợng, nhất là nha n sự quản l . Trong bối cảnh cạnh 
tranh về nguồn nha n lực ngày càng gay gắt và đứng tru ớc tình trạng ―chảy máu chất xám‖, 
các NHTM Viẹ t Nam cần chú trọng chú trọng co ng tác đào tạo bồi du ng nguồn nha n lực mọ t 
cách toàn diẹ n, từng bu ớc na ng cao chất lu ợng nha n lực mọ t cách đồng đều và vững chắc theo 
hu ớng chuye n sa u, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao 
kĩ năng quản lý và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời có chính sách thu hút nha n tài 
tho ng qua chế đọ đãi ngọ hợp l . 
Ngoài ra, các NHTM Viẹ t Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các NHTM, các định chế tài 
chính có uy tín trong khu vực, đồng thời có hoạt đọ ng xúc tiến mở rọ ng kinh doanh tại thị 
tru ờng nu ớc ngoài. 
Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực tài chính – ngân hàng 
ngày càng sâu rộng, viẹ c nhạ n diẹ n mọ t cách rõ n t những thuận lợi và thách thức của họ i 
793 
nhạ p, sẽ giúp các nhà quản l nga n hàng, các co quan hoạch định chính sách chủ đọ ng, cẩn 
trọng và tự tin đối đầu với thách thức. Với các khuyến nghị trên đây, sẽ giúp các cơ quan quản 
lý tập trung vào củng cố năng lực quản lí, hoàn thiện cơ chế giám sát, giữ vững trật tự kỉ 
cương trên thị trường, cũng đồng thời là việc các NHTM tự hoàn thiện để thích ứng với môi 
trường mới, khẳng định vị thế quan trọng của mình đối với sự phát triển chung nền kinh tế./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ousmane Dione, 2018, Báo cáo Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp 
định CPTPP 
2. Lê Thị Kim Nhung (2016), ―Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam 
trong giai đoạn hội nhập sâu và AEC và TPP” đăng trên Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: 
―Hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới‖, Nhà xuất bản 
Trường Đại học Kinh tế quốc dân tháng 6/2016. 
3. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: ―Áp d ng Basel II trong quản trị rủi ro của 
các NHTM Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện‖, Nhà xuất bản Trường Đại 
học Kinh tế quốc dân tháng 12/2017. 
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN Quy định tỷ 
lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 30 tháng 
12 năm 2016. 
5. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về việc Nhà đầu tư nước 
ngoài mua cổ phần của Tổ chức tín d ng Việt Nam, ban hành ngày 03 tháng 01 năm 2014. 
6. https://www.google.com/duong-dua-cai-thien-he-so-car-cua-cac-ngan-hang-viet 
7. https://www.google.com/chi-tiet-he-so-car-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai 
8. https://www.google.com/ap-thong-tu-41-car-nhtm-nha-nuoc-thap-nhat-he-thong 
9. https://www.google.com/loi-ich-cua-hiep-dinh-cptpp-doi-voi-nen-kinh-te-va-linh-
vuc-ngan-hang-viet-nam 
10. https://www.sbv.gov.vn/Hiệp định CPTPP – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
11. https://www.google.com/hien-thuc-hoa-co-hoi-do-cptpp-mang-lai-tai-linh-vuc-
ngan-hang 

File đính kèm:

  • pdfthuan_loi_va_thach_thuc_doi_voi_he_thong_ngan_hang_thuong_ma.pdf