Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thể hiện chất lượng tăng trưởng nền kinh tế, bởi nó thể hiện

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), của các doanh nghiệp, hộ kinh

doanh, hộ gia đình. Cho vay vốn thể hiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng

GDP. Trước đại dịch COVID-19, ngành Ngân hàng Việt Nam đã tập trung xử lý nợ xấu có kết

quả tích cực theo một số cơ chế chính sách đặc thù, hoạt động cho vay với tốc độ tăng trưởng

dư nợ trên 13% mỗi năm. Trong đại dịch COVID-19, nợ xấu năm 2020 cũng chưa thể hiện đầy

đủ do được che giấu bởi Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 nhưng tăng trưởng tín

dụng rất thấp, đến hết năm 2020 chỉ đạt 10,15%. Đến nay, đại dịch COVID-19 cơ bản đã được

kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, tiếp tục ảnh hưởng lớn đến nền kinh

tế Việt Nam. Tới đây, một số cơ chế, chính sách đặc thù sẽ hết thời hạn, nợ xấu sẽ được thể hiện

đầy đủ và tăng lên, ảnh hưởng lớn đến cung ứng vốn tín dụng cho tăng trưởng GDP.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 9

Trang 9

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2200
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Tác động của đại dịch Covid-19 đến cho vay và nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam
 NHCSXH nơi cho vay và khách hàng thỏa 
thuận nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên1. 
Theo số liệu của NHCSXH Việt Nam, đến hết năm 2020, toàn hệ thống NHCSXH đã giải 
ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp để trả lương cho 8.529 người lao động bị ngừng việc. 
Như vậy có thể khẳng định, sau khi chỉnh sửa, bổ sung, các chính sách nói trên của Chính phủ 
đã thực sự đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, NHCSXH cũng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 242,7 nghìn khách hàng; 
cho vay bổ sung 122,9 nghìn khách hàng với số tiền 3.112 tỷ đồng; cho vay mới 1.943 khách 
hàng với số tiền 71.585 tỷ đồng. Năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, 
NHCSXH đã nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thực hiện 
phương án đảm bảo hoạt động liên tục của ngân hàng trong suốt giai đoạn dịch bệnh. 
2.2. Thực trạng và đánh giá về tác động đến nợ xấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng 
thương mại giai đoạn hậu COVID-19
Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, ngành Ngân hàng đã quyết liệt tập trung xử lý nợ 
xấu với hai cơ chế có tính đột phá về cơ chế chính sách trong lĩnh vực này, đó là Nghị quyết số 
42/2027/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/CP-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng 
1 Nguồn: 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
452
Chính phủ đã triển khai được hơn 3 năm, tạo được những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực 
trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Tuy nhiên, sự bùng phát của COVID-19 từ 
đầu năm 2020 đến nay đang ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới an toàn hoạt động ngân hàng 
cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành Ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020.
Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, ngành Ngân hàng đã 
có nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại 
thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để vượt qua khó khăn theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. 
Song do tác động của dịch bệnh dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân 
hàng nên nợ xấu thời gian tới sẽ tăng lên và ngành Ngân hàng cần có giải pháp ứng phó với tình 
hình nợ xấu hậu COVID-19. Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng trước tác động của COVID-19. 
Cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,63% và đến 31/8/2020 là 1,96%, đến hết năm 
2020 sẽ tăng lên trên 2,0%. Bên cạnh nguyên nhân do tác động của đại dịch COVID-19, còn 
nguyên nhân quan trọng khác đó, là Nghị quyết số 42/2027/QH14 và Quyết định số 1058/CP-TTg 
không còn tác dụng. 
Trước giai đoạn COVID-19, tỷ lệ nợ xấu đã có chiều hướng giảm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của 
các TCTD tại Việt Nam đã giảm dần qua các năm và xuống dưới 2%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội 
bảng cuối năm 2016 là 2,46%, cuối năm 2017 là 1,99%, cuối năm 2018 1,91% và đến cuối năm 
2019 giảm xuống còn 1,63%. Số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2027/QH14 tính đến 
cuối tháng 7/2020 đạt 6,92 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,94 nghìn tỷ đồng/tháng được xử lý 
năm 2012 - 2017. 
Nghị quyết số 42/2027/QH14 đã hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu đạt kết quả cao hơn. Kết quả nợ 
xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2027/QH14 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh, 
phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong 
việc trả nợ TCTD. Theo số liệu của NHNN, số khách hàng trả nợ chiếm 40,8% xử lý nợ xấu 
nội bảng, cao hơn nhiều giai đoan 2012 - 2017. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết số 
42/2027/QH14 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy 
mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. 
Tuy nhiên, Nghị quyết số 42/2027/QH14 chỉ mang tính chất thí điểm, có hiệu lực 5 năm kể 
từ ngày 15/8/2017. Do đó, giai đoạn nền kinh tế hậu COVID-19, sau thời điểm Nghị quyết số 
42/2027/QH14 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý tài sản 
đảm bảo (TSBĐ) tiền vay của các khoản nợ xấu bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi 
ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn.
Nghị quyết 42/2017/QH14 là văn bản có giá trị pháp lý rất quan trọng trong giai đoạn trước 
COVID-19 và hiện nay, khi lần đầu tiên các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành Ngân hàng 
liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý TSĐB đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một 
văn bản của Quốc hội. Nghị quyết này tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi nhằm 
đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát 
huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh 
của nền kinh tế.
Cùng với đó, Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy những 
kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai tái cơ cấu hệ thống các 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
453
TCTD và xử lý nợ xấu, tập trung vào việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về 
tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện các TCTD, trong đó đặc biệt 
chú trọng đổi mới mô hình quản trị, điều hành; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường năng lực 
đánh giá, kiểm soát rủi ro; chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng đa dạng và hiện đại hóa 
các sản phẩm dịch vụ; tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; cơ cấu lại các 
TCTD theo từng nhóm.
Riêng giải pháp xử lý nợ xấu qua Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam 
(VAMC), có thể thấy:
Tính riêng năm 2020, VAMC đã triển khai mua 281 khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với 
15.218 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, đạt gần 100% kế hoạch được NHNN giao. Đồng thời, VAMC 
cũng xử lý và phối hợp với các TVTD xử lý thu hồi nợ xấu được 47.515 tỷ đồng dư nợ gốc (tạm 
tính), đạt 95% kế hoạch năm 2020. Lũy kế từ khi thành lập đến hết ngày 31/12/2020, VAMC đã 
thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đạt 374.622 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, xử lý thu 
hồi nợ đạt 167.019 tỷ đồng. Từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ 
của VAMC chiếm 63% tổng số thu hồi nợ lũy kế. Mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt sau khi Nghị 
quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực đạt 67.612 tỷ đồng; mua nợ theo giá trị thị trường từ 2017 
đến hết năm 2020 đạt 8.341 tỷ đồng1.
Từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến hết năm 2020, VAMC thu hồi nợ ước đạt khoảng 
95.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn trước đó (từ năm 2013 đến ngày 14/8/2017). 
VAMC cũng thu giữ thành công một số tài sản bảo đảm (TSBĐ) có giá trị lớn, góp phần đẩy 
nhanh tiến độ thu hồi nợ. Thu hồi từ biện pháp bán nợ tăng gấp hơn 4 lần so với giai đoạn trước 
đó, còn thu hồi nợ từ biện pháp xử lý TSBĐ tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước đó. Đặc biệt, 
ý thức trả nợ của khách hàng tăng cao rõ rệt, việc thu hồi nợ thông qua các biện pháp khác như 
tố tụng cũng tác động tích cực đến kết quả thu hồi xử lý nợ. 
2.3. Một số đánh giá về khó khăn trong xử lý nợ xấu khơi thông dòng vốn cho vay 
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn hiện nay
Mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua trước 
và trong đại dịch COVID-19 đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những 
khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD. Những khó 
khăn này đã ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục 
tiêu của năm 2021 cũng như các năm sau. Các khó khăn trong xử lý nợ xấu của các TCTD được 
khái quát ở những điểm chính như sau:
(i) Việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an 
toàn vốn tối thiểu theo Basel II của một số TCTD, nhất là các NHTM Nhà nước còn khó khăn, đến 
nay chưa có quyết định chính thức về tăng vón chủ sở hữu. Nếu không tăng được vốn điều lệ, một 
số NHTM Nhà nước, ví dụ như VietinBank, BIDV sẽ phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tác 
động trực tiếp đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín 
dụng toàn ngành và theo đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Đây là 
các NHTM có quy mô và thị phần tín dụng lớn, số lượng khách hàng là doanh nghiệp đông.
1 Tổng hợp từ trang web của các NHTM, tháng 12/2020 và tháng 1/2021; thời gian truy cập, từ ngày 19 - 29/1/2021.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
454
(ii) Tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu, hay cổ đông 
lớn là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án 
cơ cấu lại tổng thể của tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
(iii) Việc xử lý, thu hồi nợ và TSBĐ của một số TCTD còn khó khăn trong trường hợp TSBĐ 
cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu sự 
phối hợp đồng bộ, có trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở các địa phương với các NHTM 
có tài sản phải xử lý.
iv) Nhiều TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ 
xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa 14; thực hiện quyền áp 
dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết 
định của Tòa án các cấp chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
v) Bên cạnh những vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về xử lý nợ xấu nói chung và 
xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu tại các NHTM nói riêng còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa tạo 
hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu. 
vi) Ngoài những khó khăn thách thức trên, sự bùng phát của dại dịch COVID-19 từ đầu năm 
2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng 
như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016 - 2020. 
Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngành Ngân hàng đã có 
nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại 
thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để vượt qua khó khăn theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN 
quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm 
lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Song 
đến hết năm 2020, Thông tư số 01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực thi hành, các khoản nợ được cơ 
cấu lại đang phản ánh thực chất khoản nợ đó, tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
2.4. Khuyến nghị và hàm ý chính sách
Đến nay, dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tăng trưởng 
kinh tế, làm đình trệ sản xuất - kinh doanh của nhiều lĩnh vực: hàng không quốc tế, du lịch quốc 
tế, rủi ro tín dụng sẽ có xu hướng gia tăng và áp lực nợ xấu sẽ là rất lớn. Do vậy, việc thực hiện 
mục tiêu về kiểm soát nợ xấu cũng như các mục tiêu khác tại Quyết định 1058/QĐ-TTg đến cuối 
năm 2021, các năm tiếp theo và giai đoạn hậu COVID-19 là thách thức rất lớn đối với ngành 
Ngân hàng.
Để Nghị quyết số 42/2017/QH14 được triển khai có hiệu quả trên thực tế, đặc biệt trong bối 
cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện nay, Bộ Tư pháp cần tiếp tục chỉ đạo Tổng 
cục Thi hành án dân sự rà soát các vụ việc thi hành án có điều kiện thi hành án tồn đọng để ưu 
tiên xử lý, thu hồi dứt điểm cho ngân hàng; Bộ Công an có biện pháp kiên quyết xử lý các tổ 
chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở, đe dọa tính mạng, tinh thần của cán bộ ngân hàng 
tham gia thu giữ TSBĐ, đảm bảo cho việc thu giữ TSBĐ được diễn ra thuận lợi, phù hợp với quy 
định pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với NHNN đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ khó 
khăn, vướng mắc cho ngân hàng về các khoản thuế, phí còn nợ của bên bảo đảm trong việc 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
455
chuyển nhượng TSBĐ; có hướng dẫn về tiêu chuẩn định giá khoản nợ để làm cơ sở cho các cơ 
quan thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khoản nợ cho các ngân hàng.
Vì Nghị quyết số 42/2017/QH14 có tính chất thí điểm, thời điểm, do đó, sau khi Nghị quyết 
này hết hiệu lực vào năm 2022, NHNN cần có tổng kết, đánh giá kết quả đạt được của Nghị 
quyết số 42/2017/QH14 để từ đó, đề xuất Quốc hội ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các TCTD 
cho giai đoạn hậu COVID-19.
Để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 và công tác cơ cấu lại 
theo Quyết định 1058/QĐ-TTg được triển khai có hiệu quả trên thực tế, đồng thời, các TCTD 
tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động 
sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh 
COVID-19, NHNN cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất Chính 
phủ các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong 
thực tế áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14. Đồng thời, xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý 
nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của toàn hệ thống 
ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu 
quả. NHNN cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 
hậu COVID-19 (2021 - 2025), báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực 
cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý 
hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.
3. KẾT LUẬN
Để triển khai thành công các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai 
đoạn hậu COVID-19 đạt được các mục tiêu đề ra, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của 
các TCTD cũng như hoạt động tiền tệ, ngân hàng, đóng vai trò hàng đầu cung ứng vốn tín dụng 
cho phục hồi tăng trưởng GDP, thì sự nỗ lực của NHNN và các TCTD, VAMC là chưa đủ, mà cần 
có sự phối hợp tích cực, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, 
sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và sự đóng 
góp của ngành Ngân hàng đối với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2020), truy cập tại: 
tintuc/chitiet.aspx?tintucID=223229; thời gian truy cập ngày 29/01/2021.
2. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập tại www.vnba.org.vn; thời gian truy cập, từ ngày 
19 - 29/1/2021.
3. NHNN, Thông tin và tư liệu được truy cập tại mục: Tin tức - Sự kiện, trang www.sbv.gov.vn, 
thời gian truy cập, từ ngày 19 - 29/01/2021.
4. NHTM Việt Nam (2020), Tổng hợp từ trang web của các NHTM, tháng 12/2020 và tháng 
1/2021; thời gian truy cập, từ ngày 19 - 29/1/2021.
5. NHTM Việt Nam (2020), Báo cáo tài chính hết quý II và quý III/2020 của các NHTM, tháng 
12/2020, công bố trên trang web của các NHTM; thời gian truy cập, từ ngày 19 - 29/01/2021.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dai_dich_covid_19_den_cho_vay_va_no_xau_cua_nga.pdf