Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Bài nghiên cứu vận dụng lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế để xác định mức độ các doanh

nghiệp Việt Nam tận dụng những cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật

Bản vào Việt Nam trong điều kiện thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương (CPTPP) thời gian qua. Tuy Nhật Bản luôn được coi là đối tác đầu tư quan trọng của

Việt Nam nhưng quy mô trung bình của các dự án đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn. Việc thực thi

CPTPP sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn chất lượng cao từ Nhật Bản vào Việt Nam nếu như Việt Nam:

(i) tăng cường các phương pháp tiếp cận, tuyên truyền về CPTPP; (ii) thực hiện bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn; (iii) cải thiện chất lượng đội ngũ người lao động và cơ sở hạ tầng;

(iv) phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; và (v) đẩy mạnh cải cách hành chính.

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 1

Trang 1

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 2

Trang 2

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 3

Trang 3

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 4

Trang 4

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 5

Trang 5

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 6

Trang 6

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 7

Trang 7

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 8040
Bạn đang xem tài liệu "Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
ế 
quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực ngành công nghiệp. Nhật Bản chủ 
yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo (chiếm 66% tổng vốn đầu tư); 
kinh doanh bất động sản (chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện khí, nước 
(chiếm 10% tổng vốn đầu tư). Đặc biệt, lĩnh vực tài chính - bảo hiểm cũng đang vươn lên mạnh 
mẽ với đà tăng trưởng ổn định trong tỷ trọng vốn đầu tư FDI Nhật Bản tại Việt Nam. Lý do thị 
trường được đánh giá là “nóng” tại Việt Nam chính nhờ một phần tác động tích cực của những 
cam kết sâu và rộng của CPTPP về mở cửa thương mại - dịch vụ, tạo niềm tin cho các nhà đầu 
tư, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đến từ Nhật Bản: năm 2018, ngay sau ký kết Hiệp định đã đạt 
ngưỡng FDI cao nhất trong lịch sử 5 năm trở lại đây, với gần 500 triệu Yên (IMF, 2020).
Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung chủ yếu ở những địa phương có điều 
kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Tính đến hết 20/9/2020, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào 
52/63 tỉnh và địa phương trong cả nước. Vốn FDI Nhật Bản tập trung lớn tại Thanh Hóa (với 12,5 
tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư), Hà Nội (10,9 tỷ USD, chiếm 17,5%), và Bình Dương (5,1 
tỷ USD, chiếm 5%). Bên cạnh đó, các tỉnh thuộc các vùng sâu, vùng xa - nơi có kết cấu hạ tầng 
phát triển chậm, thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thu hút được rất ít vốn 
đầu tư từ Nhật Bản. Điều này có thể dẫn đến mất cân đối đầu tư theo khu vực và tạo ra khoảng 
cách về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.
Về hình thức đầu tư, cũng tương tự như các đối tác đầu tư lớn khác tại Việt Nam (EU, Hàn 
Quốc, Singapore,...) các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước 
ngoài. Đứng thứ hai là hình thức liên doanh, còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng 
BOT, BT và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu 
tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) được các nhà đầu tư Nhật Bản chú 
trọng hơn. Đây là lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh lớn. Sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
644
số phi vụ M&A của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2018 tăng mạnh, đạt mốc cao nhất trong vòng 
10 năm trở lại đây (JETRO, 2020). Có hai nguyên nhân chính cho vấn đề này: (i) quy mô doanh 
nghiệp trong nước đáp ứng nguồn cung cho M&A; (ii) những cam kết mở cửa thương mại của 
Hiệp định CPTPP khi đi vào thực tiễn có hiệu quả, nhất là chủ trương nới “room” cho nhà đầu 
tư nước ngoài.
3. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH 
CPTPP: CƠ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Thứ nhất, các cam kết mở cửa thương mại hàng hóa, bao gồm cam kết xóa bỏ thuế quan 
xuất - nhập khẩu, đã trở thành cơ hội lớn giúp các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng quy mô vốn 
tại Việt Nam. Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản cam kết sẽ xóa bỏ gần 
như toàn bộ dòng thuế nhập khẩu trong khoảng thời gian ngắn: với Nhật Bản, xóa bỏ thuế ngay 
khi có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế; và với Việt Nam, xóa bỏ 65,8% số dòng thuế ngay khi 
có hiệu lực. Những cam kết về thuế nhập khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho Việt Nam so với 
các nước cùng khu vực, củng cố vai trò như cứ điểm sản xuất, xuất khẩu, hướng đến thị trường 
toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nguyên nhân là do việc cắt giảm thuế sẽ làm giảm 
giá thành nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam. Khi hoàn 
thành thành phẩm tại Việt Nam, thông qua Hiệp định CPTPP cắt giảm thuế xuất khẩu, các doanh 
nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục xuất khẩu thành phẩm sang các quốc gia thành viên khác để tiếp tục 
hưởng ưu đãi. Điều này giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, từ đó mở rộng kinh doanh, và 
thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi 
thuế hấp dẫn từ Hiệp định thì các quốc gia thành viên cũng phải nắm bắt được lộ trình cắt giảm 
thuế cũng như đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu, quy định chung nghiêm ngặt khác được đề ra 
như: quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), an toàn vệ sinh động thực vật (SPS), biện pháp 
phòng vệ,... Theo kết quả điều tra của VCCI, sự quan tâm của hơn 8.600 doanh nghiệp tham gia 
khảo sát đối với CPTPP chỉ đạt 26%, điều đó cho thấy Việt Nam phải đối mặt với tình trạng 70% 
doanh nghiệp chưa rõ về CPTPP, dẫn đến tỷ lệ tận dụng ưu đãi còn thấp. Mặc dù đã có những 
doanh nghiệp biết tận dụng CPTPP để tăng cường xuất khẩu, nhưng con số đó là rất nhỏ, lượng 
hàng xuất khẩu theo mẫu CPTPP chỉ chiếm 1,17% (tương đương 190 triệu USD - năm 2019) 
tổng số hàng hóa xuất khẩu (16.400 triệu USD). Điều này đòi hỏi sự triển khai phổ biến rộng rãi 
hơn nữa kiến thức về Hiệp định đến các doanh nghiệp, từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng về chính 
sách, chiến lược, điều chỉnh hoạt động trước các cơ hội, thách thức cạnh tranh mà Việt Nam 
phải đối mặt.
Thứ hai, cam kết mở cửa thị trường, đặc biệt đối với một số lĩnh vực mà Nhật Bản quan tâm, 
đã trở thành điểm sáng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản. Cam kết của CPTPP 
mục đích hướng tới khởi tạo môi trường kinh doanh rộng mở, thuận lợi cho doanh nghiệp đôi 
bên. CPTPP cho phép các doanh nghiệp được quyền tham gia vào thị trường mua sắm công đang 
phát triển rất nhanh của Việt Nam, vốn từ trước đến nay đóng cửa với các nhà đầu tư nước ngoài. 
Đồng thời, các ngành dịch vụ vốn là thế mạnh của Nhật Bản cũng sẽ có cơ hội xâm nhập sâu hơn 
vào thị trường Việt Nam như ngân hàng, xây dựng, logistic, kế toán, thiết kế đồ họa, đặc biệt 
là tài chính - bảo hiểm và mua bán bất động sản. Đây là hai ngành được đánh giá là hai thị trường 
“nóng” tại Việt Nam, hấp dẫn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản. Với cách tiếp 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
645
cận này, cánh cửa dành cho nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng hơn nhiều, giúp thúc đẩy FDI 
nội khối trong các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển, qua đó tranh thủ 
nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và trình độ công nghệ tiên tiến từ những nước có trình độ phát 
triển cao hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng được dòng vốn chất lượng cao từ Nhật Bản này, Việt Nam 
cần cải thiện cơ sở hạ tầng, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao chất lượng lao 
động, cải cách hệ thống hành chính, thủ tục theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa.
Thứ ba, những cam kết về thương mại dịch vụ của CPTPP đã góp phần tạo ra môi trường 
kinh doanh mới đầy thuận lợi, thúc đẩy dòng vốn FDI của Nhật Bản chảy mạnh vào thị trường 
Việt Nam. Theo CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã cam kết về quy tắc nghiêm ngặt về đối 
xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Đây là những nghĩa vụ rất quan trọng khi mở cửa thương mại 
dịch vụ và được các nhà đầu tư nước ngoài vô cùng chú ý bởi liên quan mật thiết tới quyền lợi 
của họ. Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được các nguyên tắc mà Hiệp định đề ra, thậm chí chính 
quyền các địa phương còn đề ra rất nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi vượt trội cho các 
nhà đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này thực sự đã thu hút sự quan 
tâm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm cả Nhật Bản. Để đảm bảo thực 
hiện tốt những cam kết này, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, 
tăng cường bảo đảm cơ chế bảo hộ đầu tư, cải thiện các chính sách linh hoạt theo thực tiễn để hỗ 
trợ nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, CPTPP đưa ra những cam kết hoàn toàn khác biệt so với những FTA khác, gồm cam 
kết trong lĩnh vực phi truyền thống như: sở hữu trí tuệ, lao động, doanh nghiệp nhà nước, môi 
trường, mua sắm chính phủ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút dòng vốn FDI 
bền vững từ phía Nhật Bản. Ví dụ, cam kết về bảo hộ Sở hữu trí tuệ là nội dung được các nhà 
đầu tư Nhật Bản vô cùng chú ý khi đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc liên 
tục thu hút vốn đầu tư, nhưng vẫn chưa có những công nghệ tối tân nhất, bởi Luật Sở hữu trí tuệ 
vẫn chưa được đề cao. CPTPP ký kết đã giúp Việt Nam nâng cao tính minh bạch của môi trường 
kinh doanh, giúp giảm thiểu những lo ngại của nhà đầu tư. Thực tế đã ghi nhận những cải thiện 
vô cùng tích cực, khi môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi phát triển đã thu hút đầu 
tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản - một trong những quốc gia có số lượng đơn đăng ký sáng 
chế, kiểu dáng công nghiệp vào Việt Nam nhiều nhất hàng năm, cho thấy tài sản trí tuệ đang có 
tiềm năng lớn được khai thác và thương mại hóa tại Việt Nam. Để cải thiện, giữ vững và thậm 
chí thúc đẩy tiềm năng nói trên, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải tích cực cải thiện, đổi mới kết 
hợp song song hướng dẫn thực thi các Bộ luật, chính sách một cách rõ ràng, minh bạch, và chấp 
hành nghiêm túc những quy định của các tổ chức và Hiệp định.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Để tận dụng những cơ hội từ CPTPP góp phần tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả 
vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn tới, Việt Nam cần thực hiện đồng 
thời các giải pháp sau đây:
- Nâng cao tỷ lệ hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về CPTPP thông qua việc đổi mới và 
tăng cường các phương pháp tiếp cận, tuyên truyền về các Hiệp định; đổi mới và tăng cường việc 
tuyên truyền Hiệp định trên báo và kênh thông tin đại chúng; khuyến khích các bộ, ngành và cơ 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
646
quan địa phương vào cuộc, tuyên truyền và kết nối các đầu mối CPTPP lại với nhau tại từng khu 
vực để thúc đẩy việc thực thi Hiệp định hiệu quả hơn. Nhà nước cũng cần mở thêm các hội nghị, 
tọa đàm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi với chính quyền và xúc tiến đầu tư.
- Thực hiện mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn; xử lý nghiêm các trường 
hợp vi phạm sở hữu trí tuệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải trở thành một điều kiện tiên quyết, 
không được kém hơn các quốc gia cạnh tranh để không tự biến mình thành một thị trường kém 
hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản. Nhà nước cần điều chỉnh chính sách pháp luật về sở 
hữu trí tuệ, đổi mới bộ máy với sự liên kết của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Song 
song với đó, việc cải cách cơ chế để phát hiện, xử lý vi phạm kịp thời, bảo đảm tính nghiêm minh, 
răn đe của pháp luật góp phần làm tăng độ tin cậy của quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 
trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.
- Khắc phục tình trạng cơ sở hạ tầng kém chất lượng. Nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn để 
hoàn thành các dự án còn dang dở. Cụ thể, các khu công nghiệp cần được quy hoạch đủ rộng 
hoặc nằm gần nhau để người lao động có thể di chuyển dễ dàng và phù hợp với cách làm việc và 
lối sống của các nhà đầu tư Nhật Bản. Hơn nữa, dịch vụ hậu cần cũng cần được chú trọng. Các 
công ty vệ tinh Việt Nam, các nhà cung cấp cần được chuẩn bị để có thể thực hành các giải pháp 
quản lý chất lượng cũng như đạt các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Cải thiện chất lượng đội ngũ người lao động; nhanh chóng hoàn thiện những chính sách 
về lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp FDI; nghiêm túc tổ chức thêm nhiều hơn nữa 
những chương trình mang tính chất cầu nối, khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhật 
Bản với các cơ sở đào tạo/dạy nghề uy tín, chất lượng cao cả trong và ngoài nước; chú trọng đào 
tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật; tổ chức lựa chọn và đưa doanh nghiệp Việt 
Nam tham gia tập huấn.
- Cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chấp hành nghiêm túc những cam kết của Hiệp 
định CPTPP về Luật Đầu tư (Chương 9), kết hợp triển khai Bộ luật Đầu tư trong nước (sửa đổi 
năm 2020, bắt đầu có hiệu lực 2021), đảm bảo một khung quy trình cố định, dễ tiếp cận cho các 
nhà đầu tư nước ngoài; tiếp tục cải thiện, đẩy mạnh hoạt động của cơ chế một cửa, công tác tổ 
chức đào tạo cán bộ hướng dẫn quy trình thủ tục cũng nên được các cấp, ngành triển khai với nội 
dung đồng bộ, nhất quán; chấp hành những cam kết của CPTPP về “Minh bạch hóa và Chống 
tham nhũng” (Chương 26) và ban hành thêm những chế tài xử phạt riêng của Việt Nam.
- Cải thiện môi trường tự nhiên nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, cần thực hiện tốt 
những cam kết về Môi trường (Chương 20) của Hiệp định CPTPP; nghiêm túc khắc phục tình 
trạng ô nhiễm môi trường; khuyến khích sự tham gia của các cấp quản lý nhà nước và của toàn xã 
hội; tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát đi kèm với xử phạt nghiêm minh những hành 
vi gây ô nhiễm môi trường như thu phí/thuế môi trường, đình chỉ hoạt động,... Đối với toàn xã 
hội, cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sẵn sàng lên án những doanh nghiệp/cá nhân 
tác động xấu tới môi trường.
- Tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần hình thành cơ chế hai chiều, lắng nghe 
phản hồi đi kèm với kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp; cần có lộ trình phát triển công 
nghiệp phụ trợ phù hợp với thực tiễn với các ngành mũi nhọn như: dệt may, lắp ráp thiết bị điện 
tử, ô tô, xe máy,...; cải cách về công nghệ (xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
647
phụ kiện theo chuẩn quốc tế) đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; xây 
dựng cơ chế quản lý chất lượng sản xuất và giám sát các hoạt động sản xuất để nâng cao chất 
lượng sản phẩm trong từng ngành như các bộ tiêu chuẩn 5S, JIT của Nhật Bản và đào tạo lao 
động chất lượng cao, có chứng chỉ theo chuẩn khung quốc tế trong doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng, thực thi CPTPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cho thu hút đầu tư trực 
tiếp của các nước thành viên CPTPP nói chung và Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam trong giai 
đoạn tới. Việt Nam cần tận dụng những cơ hội này để thực hiện đồng bộ một cách hiệu quả các 
giải pháp được đề xuất kể trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2019), Giới thiệu chung về Hiệp định CPTPP, truy cập: 
https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/gioi-thieu-chung-ve-hiep-đinh-
cptpp-13573-22.html
2. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 
Việt Nam, truy cập:
https://drive.google.com/file/d/10sn-5hz_N-pQvOFPBf4HdCzqaT0WEPjb/view
3. IMF (2020), Balance of Payments, truy cập:
https://www.boj.or.jp/en/statistics/br/bop_06/index.htm/
4. JETRO (2020), “JETRO Investment Report 2020” published: The Changing Japanese 
Market amid COVID-19 and Prospects for Business Development, truy cập:
https://www.jetro.go.jp/en/news/releases/2020/9bef9a3f51e73c41.html
5. Nguyễn Trí Hiếu (2019), Hiệp định CPTPP: Không hiểu sâu, khó đứng vững, Tạp chí Tài 
chính, truy cập lần cuối ngày 13/02/2019
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hiep-dinh-cptpp-khong-hieu-sau-kho-dung-
vung-303008.html
6. VCCI &USAID (2019), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, PCI 2019.

File đính kèm:

  • pdfthu_hut_dau_tu_truc_tiep_cua_nhat_ban_vao_viet_nam_trong_boi.pdf