Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời

Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt dần, ô nhiễm môi

trường và biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng trầm trọng, trong khi phụ tải tiếp tục tăng

nhanh, yêu cầu về nguồn điện phục vụ phát triển ngày càng lớn, do vậy khai thác nguồn

điện mặt trời càng có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo cung cấp điện. Nghiên cứu

náy nhằm thiết kế, thi công mạch sạc tối đa công suất cho hệ thống năng lượng mặt

trời. Điện mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, một trong những nhược

điểm của nguồn năng lượng mặt trời cần phải có thiết bị lưu trữ như ác quy. Để sạc ác

quy được tối ưu thì cần có mạch điều khiển sạc. Sử dụng phương pháp mô phỏng và thi

công, thử nghiệm. Mạch sạc được thiết kế trên phần mềm Proteus, lập trình và sau khi

thi công được thực nghiệm tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Mạch thi công đã hoạt

động ổn định, được thử nghiệm với tấm pin 20W, ác quy 12V - 5Ah. Kết quả nghiên cứu

của đề tài giúp cung cấp giải pháp tối ưu cho việc khai thác năng lượng mặt trời, phục

vụ hiệu quả cho quá trình sản xuất năng lượng.

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 1

Trang 1

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 2

Trang 2

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 3

Trang 3

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 4

Trang 4

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 5

Trang 5

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 6

Trang 6

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 7

Trang 7

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 8

Trang 8

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời trang 9

Trang 9

pdf 9 trang duykhanh 13720
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời

Thiết kế, thi công mạch điều khiển sạc MPPT năng lượng mặt trời
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.055 
 32 
THIẾT KẾ, THI CÔNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN SẠC MPPT 
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 
Nguyễn Bá Thành(1), Võ Thanh Trịnh
(1)
, Nguyễn Quang Huy
(1)
(1) Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngày nhận bài 22/02/2020; Ngày gửi phản biện 20/03/2020; Chấp nhận đăng 28/06/2020 
Liên hệ email: thanhnb@tdmu.edu.vn 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.055 
Tóm tắt 
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt dần, ô nhiễm môi 
trường và biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng trầm trọng, trong khi phụ tải tiếp tục tăng 
nhanh, yêu cầu về nguồn điện phục vụ phát triển ngày càng lớn, do vậy khai thác nguồn 
điện mặt trời càng có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo cung cấp điện. Nghiên cứu 
náy nhằm thiết kế, thi công mạch sạc tối đa công suất cho hệ thống năng lượng mặt 
trời. Điện mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, một trong những nhược 
điểm của nguồn năng lượng mặt trời cần phải có thiết bị lưu trữ như ác quy. Để sạc ác 
quy được tối ưu thì cần có mạch điều khiển sạc. Sử dụng phương pháp mô phỏng và thi 
công, thử nghiệm. Mạch sạc được thiết kế trên phần mềm Proteus, lập trình và sau khi 
thi công được thực nghiệm tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Mạch thi công đã hoạt 
động ổn định, được thử nghiệm với tấm pin 20W, ác quy 12V - 5Ah. Kết quả nghiên cứu 
của đề tài giúp cung cấp giải pháp tối ưu cho việc khai thác năng lượng mặt trời, phục 
vụ hiệu quả cho quá trình sản xuất năng lượng. 
Từ khóa: giải thuật P&O, mạch sạc năng lượng mặt trời, PIC16F877A 
Abtracts 
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF MAXIMUM POWER POINT 
TRACKING (MPPT) SOLAR CHARGE CONTROLLER 
In the context that fossil fuel resources are increasingly exhausted, environmental 
pollution and climate change are becoming more and more serious, while the load 
continues to increase rapidly, the demand for power sources for development is increasing. 
Therefore, the exploitation of solar power is even more important in terms of ensuring 
electricity supply. Researching to design and implement the maximum charging circuit for 
solar power system. Solar power is becoming more and more widely used, however, one of 
the disadvantages of the solar power source is that it requires storage devices like batteries. 
For optimal battery charging, a charging control circuit is required. This project was done 
by using simulation and construction testing methods. The charging circuit is designed on 
Proteus software, programmed and after construction tested at Thu Dau Mot University. 
The circuit has operated stably, tested with a 20W battery, 12 V - 5Ah battery. The results of 
the study help to provide the optimal solution for the exploitation of solar energy, effectively 
serving the energy production process. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(47)-2020 
 33 
1. Đặt vấn đề 
Năng lượng tái tạo đang trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cả dân dụng 
và công nghiệp (Qazi và nnk, 2019). Trong các nguồn năng lượng tái tạo như gió, địa 
nhiệt, sóng biển năng lượng mặt trời được khai thác hiệu quả hơn. Năng lượng mặt trời 
sử dụng hiệu quả cho các hệ thống nối lưới hoặc độc lập (Khan & Rehan, 2016), (Oró, 
2015). Tấm pin mặt trời được cấu tạo từ các chất bán dẫn, khi có ánh nắng chiếu vào thì 
sẽ được chuyển đổi thành điện năng do hiệu ứng quang điện. Các tấm pin năng lượng mặt 
trời (PV) được mắc nối tiếp hoặc song song, tùy theo nhu cầu năng lượng của phụ tải. 
Hiện nay, các tấm pin năng lượng mặt trời có công suất từ vài W đến 500W. Công suất 
ngõ ra của tấm pin mặt trời luôn thay đổi, phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ, đặc biệt phụ 
thuộc vào bức xạ từ mặt trời. Để có được sản lượng điện tối đa từ các tế bào quang điện, 
chúng ta có nhiều kỹ thuật khác nhau, như sử dụng hệ thống solar tracking (Thanh 
Nguyen Ba & Hong-Xuyen Thi Ho, 2020), sử dụng mạch điều khiển sạc tối ưu 
(Bhatnagar & Nema, 2013), (Ishaque & Salam, 2013), (Subudhi & Pradhan, 2012). 
MPPT (Maximum Power Point Tracking) là một thuật toán mà bộ điều khiển sạc 
sử dụng giúp cho các tấm pin mặt trời kết nối vào nó nhằm hấp thụ tối đa năng lượng 
mặt trời. Khi tia nắng mặt trời thay đổi thì điểm công suất cực đại của tấm pin sẽ thay 
đổi theo. Lúc này thì bộ điều khiển sạc phát huy tác dụng. Bộ điều khiển sạc sẽ điều 
chỉnh sao cho mối quan hệ V-I luôn ở mức cực đại (hình 1). 
Hình 1. Biểu đồ đặc tính điện áp và dòng điện (Alik & Jusoh, 2017) 
Để làm mạch MPPT, có nhiều kỹ thuật được áp dụng như nhiễu loạn và quan sát 
(perturb and observe) (Ahmed & Salam, 2015), độ dẫn điện tăng dần (incremental 
conductance) (Tey & Mekhilef, 2014), điện áp phân số (fractional voltage) (Shebani và 
nnk., 2016), dòng điện phân số (fractional current) (Sher và nnk., 2015), mạng trí tuệ 
nhân tạo (Rizzo & Scelba, 2015)... Đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế, thi công 
mạch sạc MPPT theo giải thuật nhiễu loạn và quan sát (P&O) với mục đích tăng hiệu 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.055 
 34 
suất tối đa của hệ thống khai thác năng lượng mặt trời. Giải thuật P&O được đánh giá là 
đơn giản, dễ thi công và có độ chính xác cao. 
Phần còn lại của bài viết này được tổ chức như sau: phần 2 trình bày về tổng quan 
mạch sạc MPPT; phần 3 trình bày về thiết kế thi công mạch sạc; phần 4 trình bày kết 
quả thử nghiệm; phần cuối cùng là kết luận. 
2. Cơ sở và phương pháp 
2.1 Mạch MPPT là gì? 
MPPT (Maximum Power Point Tracking) là phương pháp dò tìm điểm làm việc 
có công suất cực đại của hệ thống pin mặt trời thông qua việc đóng mở khóa điện tử của 
bộ biến đổi DC– DC. 
Các đường cong đặc tuyến P-V biểu diễn hoạt động của một tế bào quang điện, 
các đường cong I-V cung cấp các thông tin cần thiết để cấu hình một hệ mặt trời để nó 
có thể hoạt động gần với điểm công suất đỉnh tối đa của nó (MPP) càng tốt. 
Hình 2. Sơ đồ khối của mạch MPPT 
 Khi một tấm pin mặt trời được mắc trực tiếp vào một tải, điểm làm việc của tấm 
pin mặt trời đó sẽ là giao điểm giữa đường đặc tính làm việc I – V và đường đặc tính I–
V của tải. Đặc tính làm việc của pin mặt trời và tải có thể thay đổi giá trị: 
 Từ đặc tính I–V cho thấy có một điểm gọi là MPP (maximum power point) là 
điểm mà khi hệ thống hoạt động tại điểm đó thì công suất ra của pin mặt trời 
là lớn nhất. 
 Trong hầu hết các ứng dụng người ta mong muốn tối ưu hóa dòng công suất ra 
từ pin măng lượng mặt trời tới tải. Để làm được điều đó thì đòi hỏi điểm hoạt 
động của hệ thống phải được thiết lập ở điểm MPP. 
 Tuy nhiên, vì điểm hoạt động với công suất lớn nhất (MPP) phụ thuộc vào bức 
xạ mặt trời, nhiệt độ và điều kiện môi trường thay đổi ngẫu nhiên nên vị trí 
điểm MPP cũng thay đổi liên tục. Do đó, để đảm bảo hệ thống luôn làm việc 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(47)-2020 
 35 
điểm MPP hoặc ở lân cận điểm MPP thì người ta sử dụng một mạch đặc biệt 
gọi là MPPT để bám theo điểm có công suất cực đại. 
 2.2 Thuật toán xác định điểm có công suất cực đại (MPPT) 
 Vị trí của điểm MPP trên đường đặc tính I–V là không biết trước và nó luôn thay 
đổi phụ thuộc vào điều kiện bức xạ và nhiệt độ. Chẳng hạn, như hình sau đây trình bày 
đặc tính I– Vcủa pin mặt trời khi giữ nhiệt độ cố định ở 25℃ và bức xạ mặt trời thay đổi. 
Do đó, cần có một thuật toán để theo dõi đểm MPP, thuật toán này chính là trái tim của 
bộ điều khiển MPPT. Có nhiều thuật toán được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, 
trong đó phổ biến nhất là thuật toán P&O. Thuật toán P&O, còn được là phương pháp 
“leo đồi” được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế bởi tính đơn giản của thuật toán và 
dễ dàng thực hiện. Hình sau đây cho thấy công suất ra của pin mặt trời là một hàm của 
dòng điện. Trong thuật toán này dòng điện hoạt động của pin mặt trời bị nhiễu bởi một 
gia số nhỏ ΔI và kết quả làm thay đổi công suất, ΔP được quan sát (observer). 
Hình 3. Đặc tính làm việc của pin mặt trời khi có bức xạ thay đổi 
Hình 4. Nguyên lý hoạt 
động của thuật toán 
nhiễu loạn và quan sát 
(P&O) (Lee & Yun, 
2019). 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.055 
 36 
 Hình 4 mô tả nguyên lý hoạt động của thuật toán P&O, từ đó có thể suy ra 
phương thức hoạt động của thuật toán như sau: 
 Nếu điểm hoạt động của hệ thống di chuyển theo hướng 1 tức ΔP < 0 và ΔI < 0 thì 
cần tăng dòng điện hoạt động lên để di chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP. 
 Nếu điểm hoạt động của hệ thống di chuyển theo hướng 2 tức ΔP > 0 và ΔI > 0 thì 
cần tăng dòng điện hoạt động lên để di chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP. 
 Nếu điểm hoạt động của hệ thống di chuyển theo hướng 3 tức ΔP > 0 và ΔI < 0 thì 
cần giảm dòng điện hoạt động để di chuyển điểm hoạt động tới điểm MPP. 
 Nếu điểm hoạt động của hệ thống di chuyển theo hướng 4 tức ΔP 0 thì 
cần giảm dòng điện hoạt động để di chuyển điểm hoạt động tới điểmMPP. 
Hình 5. Lưu đồ thuật toán P&O 
3. Kết quả và thử nghiệm 
 3.1 Giới thiệu cấu trúc hệ thống 
 Hệ thống khai thác năng lượng mặt trời bao gồm các thiết bị chính sau đây (hình 
6): (1) Tấm pin năng lượng mặt trời; (2) Bộ điều khiển sạc MPPT được lập trình bởi vi 
điều khiển PIC16F877A; (3) Bộ điều khiển solar tracking gồm 2 động cơ servo, vi điều 
khiển Arduino Uno R3. Thành phần cốt lõi trong hệ thống này là mạch sạc MPPPT 
được điều khiển bằng vi xử lý PIC16F877A. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(47)-2020 
 37 
Hình 6. Sơ đồ cấu trúc hệ thống 
 3.2 Sơ đồ nguyên lý mạch sạc MPPT 
 Sơ đồ nguyên lý của mạch sạc MPPT được thiết kế trên phần mềm Proteus như 
hình 7. Trong đó gồm các linh kiện chủ yếu: điện trở, tụ điện, transistor mosfet, cuộn 
cảm, LED, diode, thạch anh, LCD, vi điều khiển PIC. 
Hình 7. Sơ đồ nguyên lý mạch MPPT trên phần mềm Proteus 8.7 
 3.3 Thi công mạch 
 Sau khi thiết kế mạch trên phần mềm, nhóm tác giả tiến hành thi công, lắp ráp 
mạch. Kết quả thi công mạch sạc MPPT như hình 8. Mạch sạc này được kết nối với tấm 
pin mặt trời có điều khiển tracking và sạc cho ác quy 12V5Ah. 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.055 
 38 
Hình 8. Mạch sạc MPPT hoàn chỉnh 
Hình 9. Mô hình 
hoàn chỉnh trạm sạc 
năng lượng mặt trời 
 3.4 Thử nghiệm 
 Chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm mạch MPPT sạc cho ác quy 12V5Ah vào ngày 
28/05/2020 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Giá trị điện áp, dòng điện và công suất 
ngõ ra của mạch MPPT sạc vào ác quy được mô tả ở bảng 1. Quá trình kiểm tra cho 
thấy hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nhóm nghiên cứu. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(47)-2020 
 39 
Bảng 1. Dữ liệu công suất ngõ ra của mạch sạc MPPT trong ngày 
Thời gian 
(h: mm) 
Thông số ngõ ra 
I(mA) U(V) P (W) 
6:30 9 9 0.081 
7:00 25 10 0.25 
7:30 42 13 0.546 
8:00 64 14 0.896 
8:30 73 13.9 1.0147 
9:00 82 13.8 1.1316 
9:30 95 14.5 1.3775 
10:00 111 14.5 1.6095 
10:30 115 14.6 1.679 
11:00 120 14.7 1.764 
11:30 121 14.8 1.7908 
12:00 120 14.7 1.764 
12:30 123 14.8 1.8204 
13:00 120 14.8 1.776 
13:30 125 14.5 1.8125 
14:00 124 14.7 1.8228 
14:30 125 13.8 1.725 
15:00 123 13.3 1.6359 
15:30 120 13 1.56 
16:00 116 12.9 1.4964 
16:30 101 13 1.313 
17:00 98 10 0.98 
17:30 70 8 0.56 
18:00 25 7 0.175 
18:30 10 2 0.02 
Hình 10. Kiểm tra hoạt động của các linh kiện trong mạch sạc MPPT 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.04.055 
 40 
4. Kết luận 
 Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng, được xem là nguồn năng 
lượng sạch. Tuy nhiên, năng lượng này phụ thuộc vào thời gian ngày và đêm, do đó cần có 
ác quy lưu trữ. Để sạc điện cho ác quy tốt chúng ta cần bộ điều khiển MPPT. Đề tài này 
nhóm tác giả đã thiết kế, thi công mạch sạc MPPT cho ác quy. Thiết bị được lập trình bởi vi 
điều khiển PIC, có hiển thị thông số qua LCD. Trong tương lai, nhóm tác giả sẽ cải tiến 
phần cứng với hiển thị số liệu thời gian, điện áp, dòng điện, công suất qua mạng IoT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Qazi, A., Hussain, F., Rahim, N. A., Hardaker, G., Alghazzawi, D., Shaban, K., & Haruna, 
K. (2019). Towards sustainable energy: a systematic review of renewable energy sources, 
technologies, and public opinions. IEEE Access, 7, 63837-63851. 
[2] Khan, Z., & Rehan, M. (2016). Harnessing Airborne Wind Energy: Prospects and 
Challenges. Journal of Control, Automation and Electrical Systems, 27(6), 728-740. 
[3] Oró, E., Depoorter, V., Garcia, A., & Salom, J. (2015). Energy efficiency and renewable 
energy integration in data centres. Strategies and modelling review. Renewable and 
Sustainable Energy Reviews, 42, 429-445. 
[4] Ba Thanh Nguyen, Hong-Xuyen Thi Ho (2020). Design, Implementation and Performance 
Analysis of a Dual Axis Solar Tracking System. Adv. Sci. Technol. Eng. Syst. J. 5(3), 41-45 
(2020); DOI: 10.25046/aj050306 
[5] Bhatnagar, P., & Nema, R. K. (2013). Maximum power point tracking control techniques: 
State-of-the-art in photovoltaic applications. Renewable and Sustainable Energy Reviews, 
23, 224-241. 
[6] Ishaque, K., & Salam, Z. (2013). A review of maximum power point tracking techniques of 
PV system for uniform insolation and partial shading condition. Renewable and Sustainable 
Energy Reviews, 19, 475-488. 
[7] Subudhi, B., & Pradhan, R. (2012). A comparative study on maximum power point tracking 
techniques for photovoltaic power systems. IEEE transactions on Sustainable Energy, 4(1), 89-98. 
[8] Alik, R., & Jusoh, A. (2017). Modified Perturb and Observe (P&O) with checking 
algorithm under various solar irradiation. Solar Energy, 148, 128-139. 
[9] Ahmed, J., & Salam, Z. (2015). An improved perturb and observe (P&O) maximum power 
point tracking (MPPT) algorithm for higher efficiency. Applied Energy, 150, 97-108. 
[10] Tey, K. S., & Mekhilef, S. (2014). Modified incremental conductance MPPT algorithm to 
mitigate inaccurate responses under fast-changing solar irradiation level. Solar 
Energy, 101, 333-342. 
[11] Shebani, M. M., Iqbal, T., & Quaicoe, J. E. (2016, October). Comparing bisection 
numerical algorithm with fractional short circuit current and open circuit voltage methods 
for MPPT photovoltaic systems. In 2016 IEEE Electrical Power and Energy Conference 
(EPEC) (pp. 1-5). IEEE. 
[12] Sher, H. A., Murtaza, A. F., Noman, A., Addoweesh, K. E., Al-Haddad, K., & Chiaberge, M. 
(2015). A new sensorless hybrid MPPT algorithm based on fractional short-circuit current 
measurement and P&O MPPT. IEEE Transactions on sustainable energy, 6(4), 1426-1434. 
[13] Rizzo, S. A., & Scelba, G. (2015). ANN based MPPT method for rapidly variable shading 
conditions. Applied Energy, 145, 124-132. 
[14] Lee, H. S., & Yun, J. J. (2019). Advanced MPPT Algorithm for Distributed Photovoltaic 
Systems. Energies, 12(18), 3576. 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_thi_cong_mach_dieu_khien_sac_mppt_nang_luong_mat_tr.pdf