Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Bài viết nhìn lại thực trạng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư

phát triển (ĐTPT) của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch

COVID-19. Trên cơ sở đánh giá tình hình trả nợ và cơ chế xử lý rủi ro được áp dụng đối với các

doanh nghiệp này, đặt trong mối tương quan với mặt bằng lãi suất cho vay trung - dài hạn và các

biện pháp tháo gỡ khó khăn của các tổ chức tín dụng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm

giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước gặp

khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3540
Bạn đang xem tài liệu "Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
g cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
345
2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÁC 
DOANH NGHIỆP VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
Tại thời điểm 01/01/2020, có gần 700 dự án đang được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước 
tại VDB với tổng dư nợ gần 100 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2020, mặc dù dư nợ tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB không tăng thêm, song 
số nợ tín dụng ĐTPT quá hạn tại VDB lại gia tăng đáng kể. Đến hết năm 2020, số nợ tín dụng 
ĐTPT quá hạn tăng so với thời điểm đầu năm là 7.741 tỷ đồng, trong đó nợ gốc quá hạn tăng 
thêm 3.309 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn tăng thêm 4.432 tỷ đồng. Bên cạnh những dự án có nợ quá 
hạn từ các năm trước, trong năm 2020 đã có thêm 4 dự án phát sinh nợ gốc quá hạn và 22 dự án 
phát sinh nợ lãi quá hạn tại VDB.
Số nợ quá hạn tăng thêm phần lớn nằm ở các dự án được cho vay theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP 
của Chính phủ, trong đó chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, sản xuất điện, 
trồng rừng và một số dự án an sinh xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở, sản xuất nước sạch).
Ngoài các dự án nói trên, nhiều dự án còn lại tuy không phát sinh nợ quá hạn nhưng cũng 
đang chịu áp lực lớn về tài chính do phải trả lãi vay vốn tín dụng ĐTPT với mức lãi suất cao được 
áp dụng từ lúc giải ngân vốn vay trong các năm trước đây, chẳng hạn như: các khoản nợ được giải 
ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2011 đến ngày 14/02/2012 và trong khoảng thời gian 
từ ngày 04/6/2013 đến ngày 13/11/2013 phải chịu mức lãi suất 11,4%/năm, các khoản nợ được 
giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 15/02/2012 đến ngày 24/6/2012 phải chịu mức lãi suất 
14,4%/năm, các khoản nợ được giải ngân trong khoảng từ ngày 25/6/2012 đến ngày 03/6/2013 
phải chịu mức lãi suất 12,0%/năm Đến hết năm 2020, trong tổng dư nợ tín dụng ĐTPT của 
Nhà nước tại VDB có đến hơn 60.000 tỷ đồng dư nợ chịu lãi suất từ 8,55%/năm trở lên, trong 
đó có gần 34.000 tỷ đồng dư nợ phải chịu lãi suất tương đối cao (từ 10%/năm trở lên). Cơ cấu 
dư nợ tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo lãi suất cho vay tại thời điểm 31/12/2020 được thể hiện 
trên Hình 1.
Hình 1. Cơ cấu dư nợ tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo lãi suất cho vay
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tín dụng của VDB
Với cơ cấu dư nợ cho vay theo lãi suất như mô tả trên Hình 1, đặt trong bối cảnh mặt bằng lãi 
suất cho vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng được duy trì phổ biến ở mức 9% - 11%/năm 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
346
trong nửa đầu năm 2020 và giảm xuống mức thấp hơn trong nửa cuối năm 20201, có thể thấy 
nhiều dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB đang chịu áp lực về tài chính lớn hơn 
đáng kể so với các dự án vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác.
Theo cơ chế xử lý rủi ro vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được quy định tại Nghị định số 
75/2011/NĐ-CP, các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT gặp khó khăn trong việc trả nợ có 
thể được xem xét để gia hạn nợ, khoanh nợ hoặc xóa nợ (gốc, lãi). Trong đó, việc gia hạn nợ do 
VDB tự quyết định, còn các biện pháp xử lý rủi ro còn lại thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ 
trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của VDB. 
Bên cạnh cơ chế xử lý rủi ro được quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP nói trên, việc 
tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn có thể áp 
dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP của Chính 
phủ. Theo đó, các dự án có số vốn vay đã được giải ngân theo các hợp đồng tín dụng ký trước 
ngày Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực có thể được Thủ tướng Chính phủ quyết định 
giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đề nghị của VDB, ý kiến của Bộ Tài chính và NHNN.
Với thẩm quyền được quy định như trên, trong năm 2020 vừa qua, VDB chỉ thực hiện được 
việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ cho 
một số dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ; còn lại các biện pháp khác như: khoanh nợ, xóa nợ 
gốc, xóa nợ lãi theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP hoặc giảm lãi suất cho vay theo Nghị định số 
32/2017/NĐ-CP đều chưa được thực hiện do vượt quá thẩm quyền của VDB. Đối với những dự 
án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được cơ cấu lại thời gian trả nợ như trên, VDB cũng 
đồng thời chuyển dư nợ của doanh nghiệp vay vốn vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn phù 
hợp với quy định của NHNN tại Thông tư số 24/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 về phân loại 
tài sản có và cam kết ngoại bảng của VDB. Điều này một mặt làm giảm chất lượng tín dụng và 
tăng chi phí dự phòng của VDB, mặt khác khiến cho việc vay vốn của những doanh nghiệp này 
tại các tổ chức tín dụng khác gặp nhiều trở ngại hơn do có khoản vay tại VDB bị xếp vào nhóm 
nợ có rủi ro cao2. 
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ do tác động tiêu cực 
của COVID-19, song các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB chưa được áp 
dụng cơ chế đặc thù nào nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn giảm gánh nặng tài chính. Giải pháp 
mà VDB đã áp dụng đối với những dự án này, về cơ bản, vẫn là các biện pháp xử lý rủi ro thông 
thường được quy định theo chính sách chung của Chính phủ về tín dụng ĐTPT của Nhà nước, 
thậm chí nhiều giải pháp trong đó vẫn chưa được VDB thực hiện vì vượt quá thẩm quyền quyết 
định của VDB.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác nếu gặp khó khăn 
do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 lại được áp dụng khá nhiều biện pháp hỗ trợ (cơ cấu lại 
1 Theo thông tin về hoạt động ngân hàng do NHNN công bố hàng tuần, lãi suất cho vay trung - dài hạn bằng Đồng 
Việt Nam cuối năm 2019 và trong 7 tháng đầu năm 2020 phổ biến ở mức 9,0% - 11%/năm; tuy nhiên, bắt đầu từ 
tháng 8/2020, mặt bằng lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm so với 
cuối năm 2019.
2 Theo quy định của NHNN tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, trường hợp nợ của khách hàng 
được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do Trung tâm Thông tin tín dụng 
(CIC) cung cấp thì tổ chức tín dụng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo nhóm nợ được CIC cung cấp.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
347
thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ) mà NHNN quy định tại Thông tư số 
01/2020/TT-NHNN. Theo đó, số nợ gốc, lãi phải trả trong khoảng thời gian từ khi xảy ra dịch 
COVID-19 (ngày 23/01/2020) đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày hết dịch COVID-19 đã 
quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020 hoặc quá hạn đến 10 
ngày hoặc còn trong hạn nhưng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn do doanh thu, 
thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ được tổ chức tín dụng kéo dài thời hạn 
trả nợ không quá 12 tháng và được miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng. 
Cùng với đó, tổ chức tín dụng cũng được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại đối với các khoản nợ 
này theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày xảy ra dịch COVID-19.
Nếu so sánh các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn được quy định tại 
Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN và các biện pháp tương ứng được quy định tại Nghị 
định số 75/2011/NĐ-CP và Nghị định số 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì có thể thấy, việc 
tháo gỡ khó khăn về tài chính đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB 
bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 không được thuận lợi như đối với các khoản vay tại các tổ 
chức tín dụng, trong khi bản thân các dự án này cũng bị thu hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh và 
nhiều dự án trong đó phải trả lãi với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. 
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP 
VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH 
COVID-19
Thời gian qua, Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc phòng, chống dịch 
COVID-19, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đại dịch này vẫn đang diễn biến phức tạp trên 
phạm vi toàn cầu và chưa có cơ sở chắc chắn để xác định thời điểm có thể khống chế và kiểm 
soát được dịch. Trong bối cảnh đó, giống như nhiều doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, các 
doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chưa thể khắc phục được ngay tình trạng 
khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh mà đại dịch COVID-19 gây ra để có thể thực 
hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ trả nợ cho VDB. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp xử 
lý có tính đặc thù nhằm giảm bớt áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp này là rất cần thiết ở 
giai đoạn hiện tại. 
Tuy nhiên, với hành lang pháp lý hiện có, việc áp dụng các biện pháp xử lý đặc thù để tháo 
gỡ khó khăn đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch 
COVID-19 sẽ gặp một số vướng mắc sau đây:
Một là, đến thời điểm hiện tại, Quy chế xử lý rủi ro tín dụng của VDB vẫn chưa được ban 
hành1, vì vậy, VDB chưa có cơ sở để đề xuất việc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro khác ngoài 
việc gia hạn nợ đối với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước gặp khó khăn 
trong việc trả nợ do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (như khoanh nợ, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi).
1 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP quy định, việc xử lý rủi ro tín dụng tại VDB được thực hiện theo Quy chế xử lý rủi ro 
tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó các trường hợp khoanh nợ là do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết 
định, còn các trường hợp xóa nợ (gốc, lãi) là do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nghị định số 32/2020/NĐ-CP cũng 
quy định, thẩm quyền xử lý rủi ro đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thực hiện theo Quy 
chế xử lý rủi ro tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
348
Hai là, đối với dư nợ của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được cơ 
cấu lại thời hạn trả nợ, VDB không được giữ nguyên nhóm nợ mà thường phải chuyển sang 
nhóm nợ có rủi ro cao hơn do quy định hiện hành của NHNN về phân loại nợ của VDB tại Thông 
tư số 24/2013/TT-NHNN không cho phép giữ nguyên nhóm nợ tương tự như quy định áp dụng 
đối các tổ chức tín dụng khác.
Ba là, việc xóa nợ lãi theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP hoặc giảm lãi suất theo 
quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của 
Nhà nước sẽ làm tình hình tài chính của VDB thêm căng thẳng, đặc biệt là trong bối cảnh ngân 
sách nhà nước thường xuyên không bố trí đủ dự toán để thanh toán kịp thời phần chênh lệch lãi 
suất và phí quản lý phát sinh cho VDB1.
Chính vì vậy, để có thể triển khai được các biện pháp này, các cơ quan quản lý nhà nước và 
VDB cần triển khai thực hiện một số công việc sau đây:
(i) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại 
VDB, tạo cơ sở pháp lý để VDB có thể đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro khác đối với 
các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngoài biện pháp gia hạn nợ.
- NHNN xem xét sửa đổi quy định về phân loại nợ của VDB tại Thông tư số 24/2013/TT-NHNN 
theo hướng bổ sung các trường hợp VDB được giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ đã 
được cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc được áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro khác.
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất Chính phủ phương án bố trí ngân 
sách nhà nước để thanh toán các khoản cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý mà ngân sách 
nhà nước chưa thanh toán đủ cho VDB cũng như số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý sẽ 
phát sinh sau khi thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín 
dụng ĐTPT bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 (gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi, giảm lãi 
suất cho vay).
(ii) Đối với VDB
- Rà soát lại các dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 
và đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn cần áp dụng đối với từng dự án, báo cáo Bộ Tài chính 
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.
- Triệt để thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí nhằm giảm bớt áp lực về tài chính, tạo tiền 
đề thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp vay vốn 
tín dụng ĐTPT bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
1 Theo Quy chế quản lý tài chính đối với VDB hiện hành, VDB được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi 
suất và phí quản lý khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, trong đó, phí quản 
lý hàng năm được xác định bằng 25% trên số thu nợ lãi cho vay tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu. Trong nhiều 
năm trở lại đây, số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm của VDB thường không được ngân sách 
nhà nước cấp đủ.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
349
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2017), Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng 
đầu tư của Nhà nước.
2. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng 
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
3. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp 
hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
4. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, 
giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu 
tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
5. Nguyễn Cảnh Hiệp (2017), “Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: 
Nhìn từ yếu tố lãi suất”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 8 (471), tháng 8/2017, tr.49 - 55.
6. NHNN (2020), Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần, truy cập tại https://www.sbv.
gov.vn/webcenter/faces/menu/sm/tcbc/ttvhdnhtt
7. NHNN (2020), Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN quy định về việc 
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, 
phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô 
hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19).
8. NHNN (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân 
loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để 
xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9. NHNN (2013), Thông tư số 24/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 của NHNN quy định về 
phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của VDB.
10. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng 
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với VDB.

File đính kèm:

  • pdfthao_go_kho_khan_cho_cac_doanh_nghiep_vay_von_tin_dung_dau_t.pdf