Thanh niên, sinh viên trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
TÓM TẮT: Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất trung với nước, hiếu với dân
là một nội dung quan trọng, cấp thiết đối với thanh niên, sinh viên hiện nay. Bài viết khẳng định
những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình học tập của thanh niên, sinh viên trường ĐH Công
nghệ GTVT về phẩm chất này, từ đó nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy tinh thần học tập và
làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tế cuộc sống.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Thanh niên, sinh viên trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thanh niên, sinh viên trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
giỏi, lễ phép và chủ động thực hành lối sống có chuẩn mực đạo đức, phong cách trong sáng hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ, luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như những tấm gương tiêu biểu về học tập, lao động trong cuộc sống. Luôn mở rộng tấm lòng yêu thương đối với con người, luôn có những ứng xử chuẩn mực, hợp lẽ phải, thể hiện sự kính trên nhường dưới, biết ơn công lao của những người đã sinh thành dưỡng dục ra mình nói riêng, những người có công lao với đất nước nói chung. Có thể thấy rõ, phần lớn thanh niên, sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện theo phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, thanh niên, sinh viên vẫn còn những mặt cần phải khắc phục kịp thời. Điều này thể hiện ở việc sinh viên chưa có ý thức trách nhiệm cao trong việc học tập, học chỉ để qua môn, học lệch, học tủ, học gạo; nhiều sinh viên chưa có phương pháp học đúng đắn, chỉ học kiến thức trên lớp, không tìm hiểu những thông tin, kinh nghiệm thực tế về chuyên môn nghiệp vụ; thái độ coi nhẹ việc học chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, học hời hợt, học để thi chứ không suy nghĩ và đi sâu nghiên cứu giá trị hiện thực của nó. Do đó, một số sinh viên còn dao động, chưa giữ vững được lập trường, quan điểm của mình trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với sự lãnh đạo của Đảng ta. Trước nguồn thông tin rộng mở trên mạng internet, thanh niên, sinh viên khó có thể phân biệt thật - giả, đúng - sai, là do ai viết, lấy nguồn ở đâu ... Tất cả những điều trên khiến sinh viên - trụ cột tương lai của đất nước trở thành mục tiêu để những kẻ cơ hội lợi dụng đấu tranh chống phá Đảng và Nhà nước ta. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần do chính bản thân các em còn sống dựa dẫm vào gia đình, chưa xác định được mục tiêu của cuộc sống cũng như ý nghĩa của việc học. Các em chưa nhận thức được rằng mình là chủ nhân tương lai của đất nước, vận mệnh của đất nước do thế hệ trẻ nắm giữ, nên cần sống có mục đích, làm sao để xứng đáng với sự kỳ vọng của gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát huy tinh thần học tập và làm theo NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016 100 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ tư tưởng đạo đức trung – hiếu theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên là điều cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong sinh viên hiện nay. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TINH THẦN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT TRUNG - HIÊU Phát huy tinh thần học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất trung với nước, hiếu với dân trong thanh niên, sinh viên nói chung và trong trường ĐH Công nghệ GTVT nói riêng cần tiến hành các giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất là tăng cường giáo dục phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” trong việc lập thân, lập nghiệp cho thanh niên, sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục đạo đức "trung với nước, hiếu với dân" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phải làm cho thanh niên, sinh viên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc rằng: Vì phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp ấy, mà biết bao chiến sỹ cộng sản, biết bao thế hệ thanh niên của dân tộc đã hy sinh. Con đường đi đến lý tưởng cao đẹp đó là con đường đầy vinh quang nhưng phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, phải đổ nhiều mồ hôi, xương máu của bao thế hệ. Để từ đó giúp cho thanh niên, sinh viên nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh để ngày nay chúng ta có được Tổ quốc độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn, vững vàng bước vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, để sánh vai với các cường quốc năm châu; từ đó giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng mà Đảng, dân tộc và Bác Hồ đã lựa chọn. Giáo dục phẩm chất đạo đức "trung với nước, hiếu với dân" là giáo dục cho sinh viên ý thức sâu sắc về trách nhiệm chính trị của tuổi trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó giúp họ có động cơ, mục đích phấn đấu vươn lên; nâng cao ý thức làm chủ; lòng tự hào dân tộc; nâng cao ý thức tự lực, tự cường, tinh thần chủ động, sáng tạo; yêu nghề nghiệp, có mơ ước, hoài bảo, có chí tiến thủ, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, chiếm lĩnh tri thức, vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đào tạo họ trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, có đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết đặt lợi ích của xã hội, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; có thái độ tích cực với cuộc sống, không buông thả, chạy theo tiền tài, danh lợi và các dục vọng thấp hèn. Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên cần phải gắn với hoạt động thực tiễn và tạo thành các phong trào của tuổi trẻ. Để đào tạo những người tài đức cho công cuộc kiến thiết nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học phải đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường phải gắn liền với xã hội. Quan điểm đó của Người có ý nghĩa to lớn soi sáng cho cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong thanh niên, sinh viên hiện nay. Vì vậy, giáo dục phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" cho thanh niên, sinh viên phải gắn liền với các hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú, sát hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 101 Trong nhữmg năm gần đây, nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào trong sinh viên: Thanh niên tình nguyện; thanh niên lập nghiệp; tuổi trẻ giữ nước; tháng thanh niên; đền ơn đáp nghĩa; về nguồn; tuổi trẻ xung kích... Những hoạt động thực tiễn này đang từng bước phát huy tác dụng và thực sự trở thành những hoạt động của thanh niên, sinh viên. Đây chính là những hoạt động khơi dậy, giáo dục cho thanh niên, sinh viên tình cảm, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần cống hiến, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, từng bước khắc phục chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống hưởng thụ, đấu tranh với các hiện tượng sa đọa, dối trá trong cuộc sống, gúp cho sinh viên có thêm những hành trang quan trọng trên con đường lập thân, lập nghiệp. Giáo dục phẩm chất đạo đức "trung với nước, hiếu với dân" nói riêng và đạo đức cách mạng nói chung cho thanh niên, sinh viên là một quá trình từ thấp đến cao. Với mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi đòi hỏi phải có những nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm, tâm lý của họ. Và phải được tiến hành thông qua các hoạt động của thanh niên, sinh viên trong học tập, lao động, công tác xã hội ...Đồng thời việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, tự giác tu dưỡng, "rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" như Bác Hồ đã dạy. Vì vậy, việc giáo dục phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" trong việc lập thân, lập nghiệp của sinh viên là vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề cho sự phát triển nhận thức trong các hoạt động tích cực về hoàn thiện đạo đức bản thân và hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ. Thứ hai là thanh niên, sinh viên giữ vững bản lĩnh chính trị, có lối sống trung thực, tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Đây là nội dung quan trọng trong việc phát huy tinh thần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên. Như chúng ta biết, đất nước ta đang trên đà phát triển, tham gia hội nhập kinh tế thế giới, đời sống của nhân dân được cải thiện, hạnh phúc, ấm no... Thành tựu này có được là do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên không thể tránh khỏi một số hạn chế chưa thể khắc phục được gây bức xúc trong nhân dân. Đây là cơ hội cho thế lực phản động và chống phá nhà nước hoạt động, chúng vin vào những điều đó để bôi nhọ Nhà nước và các vị lãnh đạo, chúng tuyên truyền các thông tin sai lệch về Nhà nước và chính quyền nhằm làm mất niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Nếu không có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, thanh niên, sinh viên sẽ rất dễ bị lôi kéo, kích động. Thực tế báo chí đã đưa tin, có một số sinh viên đã không đủ bản lĩnh chính trị, giao động đã bị lợi dụng, tin và nghe theo các thế lực phản động, chống phá lại quan điểm của Đảng ta. Những sinh viên này đã chịu hình phạt rất nặng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, thanh niên, sinh viên luôn phải giữ vững lập trường, bản lĩnh chính trị, tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để làm được điều này, ngoài học tập thật tốt các môn Nhưng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam..., thanh niên, sinh viên cần tích NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016 102 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ cực tìm hiểu các thông tin về Đảng, về nhà nước thông qua truyền thanh, truyền hình, báo đài đăng tải các nguồn tin chính thống,... Tuyệt đối không nghe và tin theo lời nói của người khác với mục đích bôi nhọ Đảng và Nhà nước, hạ thấp uy tín của Đảng và nhân dân ta đã tin tưởng giao phó. Đồng thời, không tin vào thông tin trên những tờ rơi không rõ nguồn gốc và những trang web của các thế lực phản động lập ra. Thanh niên, sinh viên cần có sự sáng suốt khi đọc và sàng lọc thông tin, đặc biệt là các thông tin thật – giả lẫn lộn trên mạng internet. Báo chí và truyền hình thường xuyên đưa tin về các vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội để Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng nhau giải quyết, hướng đến một đất nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai cùng cường quốc năm châu. Tuyệt đối không vì sự việc chưa tốt đó mà lung lay niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và con người Việt Nam ta. Thực tế cho thấy, bất cứ đất nước nào, dù có nền kinh tế phát triển đến đâu cũng không thể tránh khỏi các vấn đề còn tồn tại chưa thể giải quyết triệt để. Không chỉ vậy, thanh niên, sinh viên cần có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, thể hiện ở suy nghĩ tích cực, chịu khó học tập, rèn luyện đạo đức, tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe... để trở thành người vừa có tài, vừa có đức, sống có ích cho xã hội. Không chơi bời, giao du với các phần tử xấu, không tham gia các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ma túy, đua đòi ăn chơi... Đồng thời, tích cực vận động bạn bè, người thân tránh xa các tệ nạn này. Khi xã hội có nhiều thanh niên, sinh viên như vậy, đất nước sẽ ngày càng phát triển giàu mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh mong đợi. Thứ ba là tích cực tham gia các phong trào đoàn thể để rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức và có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường, quê hương và đất nước Ngoài việc học tập trong các giờ học chính khóa, thanh niên, sinh viên cần tích cực tham gia các phong trào xã hội do trường và địa phương tổ chức như hoạt động thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh... Tại trường ĐH công nghệ GTVT, các hoạt động này được diễn ra thường xuyên, liên tục trong cả năm học. Thông qua đó, sinh viên có nhận thức đầy đủ, thực tế hơn về cuộc sống, xã hội hiện nay, không chỉ có kiến thức sách vở và nhìn cuộc đời "qua lăng kính màu hồng", từ đó có cơ hội đóng góp sức nhỏ bé của mình cho đất nước, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, những người nghèo, bệnh tật... cần sự giúp đỡ của xã hội. Nhờ vậy, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm của mỗi thanh niên, sinh viên đối với gia đình, quê hương và đất nước được nâng cao, như lời của một bài hát: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay. Như vậy, phẩm chất trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị lí luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, sức sống của nó chính là cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hiện nay. Có đi sâu tìm hiểu, chúng ta mới nhận thấy phẩm chất "trung- hiếu" của Người thực ra rất giản dị, nó không phải điều gì đó xa vời, vĩ đại, mà lại là những điều rất nhỏ bé, đời thường: đó là tình yêu thương, là lòng yêu nước, sự biết ơn các thế hệ đi trước đã đổ sương máu hi sinh cho độc lập dân tộc ta. Phẩm chất "trung - hiếu" được bồi đắp dần theo quãng NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 103 đường trưởng thành của mỗi con người, ta được chỉ dạy từ các bạn, từ thầy cô, nhà trường, và từ xã hội. Không chỉ vậy, thế hệ thanh niên, sinh viên còn biết cách tự bồi đắp phẩm chất ấy thông qua việc rèn luyện, nuôi dưỡng ước mơ, phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn. Phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" quả thật không phải một giá trị vật chất xa hoa nằm trong lồng kính, nó là một giá trị tinh thần đơn giản, nó nảy mầm trong mỗi người hết sức tự nhiên, nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần hình thành nên nhân cách của một con người Việt Nam. Chính vì vậy, việc tự rèn luyện phẩm chất này là một điều kiện tiên quyết, không thể không đề cập đối với thế hệ thanh niên, sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, tự rèn luyện phẩm chất này không hề khó, với sinh viên, "trung với nước, hiếu với dân" nghĩa là tập trung vào học tập, giữ vững bản lĩnh chính trị, phấn đấu hết mình về lý tưởng lập thân, lập nghiệp hướng tới tương lai thịnh vượng, hạnh phúc. Để làm được, đồng nghĩa với việc sinh viên phải biết kết hợp nhiều cách học để đạt hiệu quả cao nhất, học vì mục đích làm giàu cho bản thân mình và góp phần đưa đất nước tiến lên một giai đoạn cao hơn. Việc nâng cao rèn luyện phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân" cần phải được đặc biệt chú trọng, nhất là tại các trường đại học, nơi sinh viên – những con người trẻ tuổi đang rực rỡ khát khao cống hiến cho Tổ quốc. Chú trọng đến công tác rèn luyện phẩm chất trung hiếu sẽ làm cho tư tưởng ấy thấm sâu vào từng người dân - từng tế bào của xã hội, biến tư tưởng ấy trở thành ngọn nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 8; tập 10; tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. [3] Nguyễn Viết Thông (Tổng chủ biên) (2011), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, HN. [4] Nhóm tác giả (2010), Hồ Chí Minh – tấm gương sáng trung với nước, hiếu với dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. [5] Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hội Thảo Khoa học Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
File đính kèm:
- thanh_nien_sinh_vien_truong_dai_hoc_cong_nghe_giao_thong_van.pdf