Thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh - Những điều lý thú và công việc chuyển ngữ của chúng ta
Thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh là thành phần quan trọng thường gặp
trong cuộc sống. Chúng được tạo nên bởi các cụm từ, nói lên một ý nghĩa, giải thích
bằng nghĩa của các cụm từ có mặt trong mỗi thành ngữ, tục ngữ đó. Tục ngữ là một
câu nói súc tích, thường được biết đến là câu nói của dân gian, trong đó có sự khôn
ngoan, xác thực, đạo đức và các quan điểm truyền thống được thể hiện bằng hình thức
ẩn dụ, dễ ghi nhớ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Người học tiếng Anh thường
lý thú với việc chuyển ngữ để hiểu rõ nền văn hóa của một dân tộc. Trong bài viết này
chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích một số thành ngữ và tục ngữ, từ đó hình thành cách
hiểu và chuyển ngữ cho phù hợp hay thuần Việt.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh - Những điều lý thú và công việc chuyển ngữ của chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh - Những điều lý thú và công việc chuyển ngữ của chúng ta
Có thể hiểu rằng trong thế kỷ XXI này, sự tăng trưởng của ngôn ngữ báo chí với đủ thể loại cùng với sự lớn mạnh của phóng sự - điều tra làm cho việc sử dụng tiếng Anh ngày càng đa diện, đa màu sắc trong một thế giới phẳng. Cũng vì thế mà tiếng Việt cũng giàu có thêm vẻ đẹp, phong lưu hơn về lời ăn tiếng nói, về ý đẹp lời hay, góp phần tạo nên sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh ngày càng đa dạng về giao thoa văn hóa. Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 79Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 “To have a finger in the pie” không là chấm mút/dây máu ăn phần, mà là “tham gia vào hoạt động”, “có mặt khắp chốn cùng nơi”. – “To put a hold face on” dùng trong văn tự hành chính hay trong các cuộc thương thuyết về đầu tư, kinh doanh, được hiểu là “cải tổ/khôi phục/đủ sức lấy lại/làm lại”. – “To get to the top of the tree” dùng để khen ngợi và đánh giá về ai, hoặc về một điều gì, có nghĩa là: “đạt tới sự tinh thông trong nghề” hay “làm ăn phát tài, phát lộc”. – “To show one’s flag” đặt trong ngữ cảnh gây cấn, tưởng không có cách giải quyết hoặc ở trong thế áp đảo đối phương, đối tác, được hiểu là “trịnh thượng/diễu võ dương oai/tỏ rõ ta đây trước bàn dân thiên hạ”. – “To twig one’s game” thường thấy dùng trong các trò chơi, trong kinh doanh - kinh tế, đàm phán, thương thuyết,, được hiểu là “biết tỏng ngón nghề/các chiêu của ai”. – “To be out up about”, cụm từ, trong các bài viết về bức xúc, hiểm họa của môi trường và những cảnh đời quẫn bách của dân tị nạn di cư sang Châu Âu những năm gần nay, có nghĩa là “sầu muộn/khốn cùng/hủy diệt tàn khốc”. – “To come out at” gặp trong mua bán (How much does all this come out at?) với nghĩa: “tất cả cái này trị giá bao nhiêu?”. – “Best in straight play” xuất hiện trong giao du của tuổi teen, nhất là ở các quán trà chanh trên đường phố (ví dụ: I like his best in straight plays), được hiểu là “tôi thích nhất cách xử thế của bạn ấy/anh ấy/cậu ấy”, hoặc: “anh ấy biết chơi đẹp”. – “He was born from a big potato’s” được hiểu là “anh ta xuất thân từ một gia đình có thế lực”, “anh ấy xuất thân từ một gia đình tai to mặt lớn”. – “To have a crash on someone” thường dùng trong đời sống xã hội và phim ảnh diễm tình, có nghĩa là “tương tư”. Để kết lại phần này, tôi muốn thêm một câu mà các bạn trẻ hay dùng, đó là “Love to death”. Xin tùy các bạn suy tưởng. 4. Những điều lý thú từ chuyện dọn vườn Trải qua nhiều thời kỳ phát triển rực rỡ sau Công nguyên (tiếng Anh cổ: năm 45- 1100, tiếng Anh trung đại: 1100-1500, tiếng Anh cận đại: 1500-1800, tiếng Anh hiện đại: 1800- đến nay), bắt đầu từ những chuyến du cư của ba bộ tộc người Đức-Angles, Saxons và Jutes, họ là những người đã xâm chiếm nước Anh trong thế kỷ thứ V sau Công nguyên, người bản địa Anh lúc đó đang nói tiếng Xen-tơ (Celt), bị dồn về phía tây và bắc (chủ yếu ở những nơi bây giờ là xứ Wales, Scotland và Ireland). Dòng Angles đến từ England và ngôn ngữ của họ gọi là Englisc – đó là nguồn gốc của từ England và English. Đặc biệt từ năm 1600, do Anh xâm chiếm Bắc Mỹ làm thuộc địa, đã dẫn đến sự hình thành tiếng Anh-Mỹ (American English). Và sự vay mượn, tiếp biến như thế làm cho tiếng Anh thêm phong phú, đa sắc màu, đầy lý thú nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các chủng tộc từ các thuộc địa của Vương quốc Anh – The United Kingdom. Xin dẫn cử sự lý thú của tiếng Anh bằng một thành ngữ mà hễ ai học tiếng Anh cũng dễ nhận biết ngay từ bài đầu tiên: “The sun has never set in the United Kingdom” – “Mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh”. Tiếng Anh cũ và mới Tiếng Anh thay đổi đến chóng mặt. Theo nhận xét của một người Việt đã sống ở Luân Đôn trên 20 năm, thì hàng ngày, hễ bước ra khỏi nhà là gặp ngay từ mới. Đó là thủ đô của ánh sáng, xứ sở sương mù, nơi ở của những con người “chỉ biết có mình” (“you are what you think”), không muốn ai “xía vào chuyện riêng tư” (“it’s none of your business”, “don’t poke your nose into my private life”). Tính cách cố hữu bám chắc lấy đặc trưng truyền thống là rõ nét nhất (“a wise fish swims at the bottom” – “cá khôn bơi sâu dưới đáy”). NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 80Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 Trong thời đại công nghệ 4.0, từ “girl games” không còn nghĩa là “trò chơi của các bé gái”, mà là “trò chơi điện tử dành riêng cho con gái”. “Come-ons” xưa kia có nghĩa là lời tán tỉnh, hẹn hò, nhưng nay coi chừng, không khéo bị tố là quấy rối tình dục. “It may be morning in England - crime down”: ai cũng hiểu morning là buổi sáng, nhưng nay một hàm ý mới mang nghĩa “buổi bình minh” của nước Anh, vì tội phạm giảm đi. Một câu khác cũng khá thú vị là “It ‘s high noon on America – street and highway”: nghĩa cũ là “đỉnh cao”, nhưng khi nói về giao thông trên đường phố Hoa Kỳ, “high noon” lại mang nghĩa là “đỉnh cao của sự hỗn loạn” về giao thông đường phố. “Give me five” không có nghĩa là “cho xin 5 hào/cắc/đồng”, mà phải hiểu là “tôi đồng ý/Ok/thế là được rồi”. “Feel like a million” được hiểu là “người sung sướng tột độ”. Còn “about-face” xưa thường dùng trong quân đội là “đằng trước quay/ đằng sau quay”, nay trong kinh doanh có nghĩa là “quay ngoắt 180 độ”, “trở mặt, không muốn làm ăn với nhau nũa”. Trung bình cứ hai tiếng lại có một từ mới được thêm vào ngôn ngữ tiếng Anh và khoảng 4,000 từ mới được thêm vào từ điển tiếng Anh hàng năm. Thế đấy, ngôn ngữ là sự phản ánh chân thật của đời sống hiện thực, “ở nhiều câu, ngoài việc thể hiện nội dung của phán đoán, còn bộc lộ rõ cả thái độ, tình cảm, cảm xúc con người. Lại có nhiều câu ngoài nghĩa hiển ngôn còn ẩn chứa một nghĩa hàm ngôn, nghĩa này liên quan đến hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của câu” [5]. Từ cứ liệu này, tôi lại nhớ một câu để đời của Shakespear: “To be or not to be” đúng trong mọi hoàn cảnh, vì nó là chức năng làm chất liệu và phương tiện của nghệ thuật văn chương. 5. Cái đẹp của thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và sự tinh tế của tiếng Việt Tôi cho rằng cái đẹp của tiếng Anh, tiếng của Shakespear, vốn đã trong sáng, rõ ràng, minh tường qua các cấu trúc câu đơn dễ hiểu, giàu hình ảnh, ẩn chứa nhiều hàm ý trong từng mệnh đề diễn đạt (như các thành ngữ, tục ngữ đã dẫn) các sự tình của chuyện đời và chuyện người, chuyện cỏ cây, hoa lá và cả những nỗi niềm sâu nặng, u hoài như trong “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” của Bà huyện Thanh Quan, “Buồn trông cửa biển chiều hôm” của Nguyễn Du, “Đường bên cầu cỏ mọc còn non”, “Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa / Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó khuây” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm. Cái tứ đã đẹp, cái tình đã hay, cái ý, cái tâm và cái thiện cũng phải biết làm bật tung lên sự thanh cao của hàm ý, qua sự chế tác của chúng ta. Đó là công việc dịch thuật: người nói lại và là người viết lại. Ý tại ngôn ngoại là ở chỗ đó. Thật đúng, khi chúng ta nhận thức được rằng quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy không phải là quan hệ đồng nhất. “Sự không đồng nhất này thể hiện ở sự không đồng nhất giữa các đơn vị tương ứng của hai lĩnh vực: từ và khái niệm, câu và phán đoán, “Từ” không phải chỉ biểu hiện khái niệm, nội dung, ý nghĩa của từ, không chỉ là khái niệm, mà còn chứa đựng cả cách nhìn nhận, đánh giá, sắc thái tình cảm và thái độ của con người” [5]. Ví dụ: “Who breaks, pay” – “Bắn súng không nên thì phải đến đạn”. “If the cab fits then wear it” – “Có tật giật mình”. “You have gone too far to draw back” – “Đâm lao phải theo lao” hoặc “In for a penny, in for a pound” – “Được voi đòi tiên”. Thành ngữ (phrase) là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm. Ví như trong tiếng Việt: “Ăn sổi ở thì”, Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 81Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 “Cơm sung cháo giềng”, “Nằm sương gối đất”, hay như trong tiếng Anh: “It never rains but it pours” (Họa vô đơn chí), “Hang in there” (Đừng nản/Đừng từ bỏ), “You never know your luck” (Dịp may không đến hai lần), “It’s not rocket science” (Vấn đề không phức tạp đâu”, “Miss the boat” (Chậm quá rồi đấy). Theo các nhà từ điển học, có tới 25.000 thành ngữ tiếng Anh được sử dụng rất “đắt” trong giao tiếp, tức là dùng đúng nơi, đúng chốn, đúng ngữ cảnh để làm đẹp thêm sắc màu trong giao tiếp, để thể hiện sự tinh tế và hào hoa về mặt văn hóa ứng xử. Tục ngữ (idiom) là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội. Tục ngữ thường mang tính ẩn dụ, như: “Đồng tiền liền khúc ruột”, “Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường”, “Chết trong còn hơn sống đục”, “Đói cho sạch rách cho thơm”, “Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão”, v.v. [3]. Học giả về tục ngữ Archer Taylor nhận xét: “Định nghĩa một câu tục ngữ là quá khó thực hiện” và “Chúng ta nên hiểu rằng tục ngữ là một câu nói tồn tại trong dân gian” [5]. Học tiếng Anh, ta gặp những thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp với tần xuất cao. Ví dụ: “To fall in with” (đồng ý với), “To call forth the best qualities” (đòi hỏi ai đó phái phát huy hết phẩm chất tốt đẹp), “To pay lip service” (giả vờ chân thành), “Long absence, soon forgotten” (xa mặt, cách lòng”, “A cat may look at a king”, (mèo nhỏ dám ngó mặt vua) “Everything comes to him who wait” (ai biết chờ, người ấy sẽ được), “Comfort is better than pride” (ăn chắc mặc bền), v.v. Sự có mặt của những thành ngữ tiếng Anh cũng góp phần cho sự phong phú và tinh tế của tiếng Việt qua chuyển ngữ. Người nói phải biết lựa lời mà nói và cũng là để nêu cao giá trị của mình về chất lượng văn hóa. Xem văn, biết người là vậy! Theo từ điển Anh - Việt, “một nhóm từ ngữ, khi dùng chung với nhau, có nghĩa khác với nghĩa của những từ ngữ dùng riêng lẻ”. Thí dụ: “It‘s raining cats and dogs”. Nều chuyển ngữ từ-đổi-từ, thì là “trời mưa những mèo những chó”. Trước sự trạng này, người chuyển ngữ cần am hiểu về văn hóa, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề của ngôn bản nguồn. Như vậy là đắc thụ ngôn ngữ, phải dịch là: “mưa như trời sập/mưa như thác đổ/mưa tầm mưa tã”. Rõ ràng là “cú pháp tiếng Việt đã chuyển sang một giai đoạn mới thông qua báo chí và giao tiếp đời thường Tỷ lệ các câu đơn, câu ngắn trong văn bản tăng lên và ổn định. Lối diễn đạt biền ngẫu phổ dụng trước đó nay được thay bằng lối diễn đạt mệnh đề các sự tình trong sáng hơn” [1]. Idiom trong tiếng Anh, qua những ví dụ nêu trên, cần phải được nhận biết là “một câu nói có nghĩa toàn thể khác với nghĩa của những thành phần”. Một minh họa khác: “To have your feet on the ground” phải được lý giải qua bình diện ngữ cảnh văn hóa đời thường từ cấp độ thành phần đến cấp độ ngữ cảnh, văn cảnh cụ thể của môi trường, hiện trạng, điều kiện sống, thời khắc và cảnh đời mà chuyển di sao cho hợp cảnh, hợp người. Vì thế, dịch là “sáng suốt, biết điều, tinh tế”. Nói về thành ngữ, tục ngữ, hay câu nói dân gian (expression, phrase, idioms, common saying, by-word), Nguyễn Văn Tạo [8] giải thích là “lời nói đã trở thành tục ngữ” (“saying that has become a proverb, that has passed into a proverb”). Xem như vậy thì dịch “idiom” là “thành ngữ” và “proverb” là “tục ngữ” sẽ an toàn NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 82Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 hơn. Ví như tục ngữ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” dịch là “a slice of bread when hungry is worth a whole loaf when full” hay “a piece when hungry is worth a whole pie when full”. Tác giả Lord John Russell giải thích: “Proverb, from Latin Proverbium, is the wit of one, and the wisdom of many” (tục ngữ, có nguồn gốc từ tiếng Latin Proverbium, là sự hóm hỉnh của một người và sự thông thái của nhiều người). Điều này thật đúng trong các tục ngữ tiếng Anh sau: Courtesy costs nothing – Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.; A friend in need is a friend indeed – Hoạn nạn mới biết bạn hiền; A clean fast is better than a dirty breakfast – Đói cho sạch, rách cho thơm; The grass always looks greener on the other side of the fence – Đứng núi này trông núi nọ; Only the wearer knows where the shoes pinches – Nằm trong chăn mới biết có rận; Every bird loves to hear himself song – Mèo khen mèo dài đuôi; All that glitters is not gold – Không phải mọi thứ lấp lánh đều là vàng; Curses come home to roost – Gieo gió, gặt bão. 6. Lời hay ý đẹp trong danh ngôn thế giới Theo Giáo sư Trần Tất Lanh và Hoàng Điệp [2], “danh ngôn là những lời nói hay, có giá trị triết lý nhân sinh, được người đời ưa thích và truyền miệng”. Ví như câu “Beauty is the first present Nature, gives to woman, and the first it takes away” (De Mere) được dịch là “Sắc đẹp là tặng phẩm đầu tiên mà tạo hóa ban cho người đàn bà và cũng là thứ đầu tiên mà tạo hóa cướp đi” hoặc câu “Beauty is truth, truth is beauty” (John Keats) dịch là “Cái đẹp là chân lý, chân lý là cái đẹp” và câu “A thing of beauty is a joy forever” (Charles Reade) – ”Một vật thể đẹp là nguồn vui vĩnh cửu”. Qua những dẫn chứng trên, chúng ta có thể nhận ra một điều là danh ngôn được hình thành trong quá trình lao động tác động vào thiên nhiên qua các mối quan hệ cộng đồng xã hội đã nẩy sinh ra nó. Rồi qua các mối quan hệ xã hội ấy và qua quan sát tự nhiên, phát hiện các quy luật để rồi con người nhận xét , đánh giá nâng lên tầm triết lý. Để minh chứng, tôi xin trích dẫn: - “What sweetness is left in life if you take away friendship” (Cicero) – “Nếu không có tình bằng hữu đời còn ý vị gì”. - “It is a good thing to be rich, and it is a good thing to be strong, but it is better thing to be beloved of many friends” (Euripides) – “Giàu là điều tốt, mạnh là điều tốt, nhưng được nhiều bạn yêu mến là điều tốt hơn”. - “Mutual confidence is the pillar of friendship” (F.Schiller) – “Tin tưởng lẫn nhau là cột trụ của tình bạn”. - “What we fankly give, forever is our own” (George Granville) – “Cái gì chúng ta cho một cách chân thành sẽ mãi mãi là của ta”. - “The only person who can drug you down into drunkenness, thieves, or uncleaness is yourself” (Frank) – “Kẻ duy nhất có thể lôi kéo bạn vào việc rượu chè, trôm cướp hay việc bẩn thỉu chính là con người của bạn”. - “That charity which longs to publish itself, ceases to be charity” (Hutton) – “Việc thiện mà muốn mọi người biết thì không còn là việc thiện nữa”. Những trích dẫn trên chưa mang tính hệ thống, tính tổng hợp, nhất là tính khái quát được sắp xếp theo quy luật nhân sinh: sinh, lão, bệnh, tử; Chỉ trích dẫn theo thiển ý từ những chủ đề, chủ điểm dẫn tới các mối quan hệ trong xã hội, làm nên bức tranh để người đời ngẫm suy, soi xét và răn
File đính kèm:
- thanh_ngu_tuc_ngu_tieng_anh_nhung_dieu_ly_thu_va_cong_viec_c.pdf