Thành công điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối trong giai đoạn nền kinh tế ứng phó đại dịch Covid-19 tạo điều kiện thu hút vốn FDI vào Việt Nam
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và có độ mở rất lớn với kinh tế thế
giới, thì điều hành tỷ giá ổn định, quản lý ngoại hối càng phải minh bạch và rõ ràng, để giúp
Chính phủ Việt Nam tạo được sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài (kể cả đầu tư FDI và
đầu tư gián tiếp) vào nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2020, mặc dù phải ứng phó với đại dịch
COVID-19 trong điều kiện thị trường tài chính quốc tế diễn biến phức tạp, nhưng Chính phủ
Việt Nam đã có thành công lớn trong lĩnh vực này, tỷ giá Đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ chỉ
tăng dưới 1%, quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 100 tỷ USD. Bài viết tập trung phân tích rõ
nội dung này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Thành công điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối trong giai đoạn nền kinh tế ứng phó đại dịch Covid-19 tạo điều kiện thu hút vốn FDI vào Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành công điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối trong giai đoạn nền kinh tế ứng phó đại dịch Covid-19 tạo điều kiện thu hút vốn FDI vào Việt Nam
020) Tỷ giá mua giao ngay được giữ niêm yết ở mức 23.125 VND/USD trong 3 phiên đầu tuần. NHNN thông báo, từ ngày 31/12/2020, NHNN ngừng niêm yết tỷ giá mua giao ngay; từ ngày 04/01/2021, NHNN mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng có hủy ngang với tỷ giá mua kỳ hạn là 23.125 VND/USD. Tỷ giá bán được NHNN niêm yết ở mức thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá, chốt tuần ở mức 23.775 VND/USD. Theo VNBA (2015 - 2020) Tham khảo diễn biến tỷ giá VND/USD trung tâm của NHNN, tỷ giá giao dịch với khách hàng của Vietcombank và tỷ giá thị trường tự do giữa các tháng trong năm 2019 ở hình vẽ dưới đây. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 300 Hình 4. Diễn biến tỷ giá 11 tháng đầu năm 2019 Nguồn: Vietcombank (2015 - 2020) Tại thời điểm cuối năm 2019, tỷ giá VND/USD niêm yết của các NHTM với khách hàng phổ biến ở mức từ 23.110 - 23.230 VND, tại thời điểm đầu tháng 8/2020 tỷ giá phổ biến là 23.060 - 23.070 VND/USD tương ứng giá mua và bán. Trong các năm 2010 - 2020 cũng như giai đoạn 2015 - 2020, NHNN Việt Nam đã chủ động điều hành tăng nhẹ tỷ giá trung tâm VND/USD phù hợp với diễn biến thị trường hối đoái quốc tế, diễn biến của Nhân dân tệ và đồng tiền của một số nước trong khu vực, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Nhìn vào diễn biến 3 loại tỷ giá trên thị trường ngoại tệ Việt Nam trong năm 2019 ở biểu đồ nói trên cho thấy, thời điểm giữa năm 2019, tỷ giá VND/USD của NHTM và tỷ giá của thị trường tự do biến động khá lớn, do Nhân dân tệ mất giá mạnh bởi các quyết định tăng thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Tổng thống Mỹ được đưa ra hay có hiệu lực. Tuy nhiên, NHNN vẫn giữ ổn định tỷ giá trung tâm, hướng kéo tỷ giá trên thị trường về hướng ổn định và ổn định tâm lý thị trường. Thực tế trong 2 năm 2019 - 2020 cũng cho thấy, các yếu tố gây biến động tỷ giá lại không hoàn toàn xuất phát từ cung cầu trên thị trường ngoại hối Việt Nam mà chủ yếu là do các yếu tố từ bên ngoài như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, điều hành lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) theo hướng giảm, đại dịch COVID-19 đang gây ra suy thoái kinh tế. Tuy vậy, NHNN Việt Nam đã thực thi khá linh hoạt những giải pháp nhằm bình ổn tỷ giá trên thị trường. Trong các năm 2015 - 2020, NHNN Việt Nam tiếp tục kiên định điều hành tỷ giá theo mục tiêu nói trên, hỗ trợ cho xuất khẩu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh cho kinh tế đối ngoại của nước ta. Theo VNBA (2015 - 2020). Trong quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá, NHNN Việt Nam đã chủ động xử lý kịp với các khoản ngoại tệ lớn, ổn định tỷ giá và thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD). Cụ thể, chỉ tính riêng khoản đầu tư trị giá 5,1 tỷ USD của Tỷ phú Thái Lan mua cổ phiếu thoái vốn của nhà nước tại Sabeco diễn ra cuối tháng 12/2017. Đây là khoản đầu tư gián tiếp lớn nhất từ trước đến nay cần được chuyển đổi sang nội tệ để cân đối chi tiêu ngân sách nhà nước, nhưng đã được NHNN Việt Nam xử lý kịp thời, không gây ra biến động về cung tiền, ảnh hưởng đến lạm phát. Tiếp đó là dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài đưa vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong các năm 2015 - 2020. Khối các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 1,9 tỷ USD cổ KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 301 phiếu trên sàn, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn... Tổng giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại đến hết năm 2018 đạt 35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017. Tính chung, trong năm 2018, tổng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn ở mức dương trên 2,0 tỷ USD. Năm 2019, quy mô vốn đầu tư gián tiếp cũng ở mức độ lớn, điển hình là KEB Hana Bank của Hàn Quốc hoàn tất giao dịch 875 triệu USD mua cổ phần trở thành cổ đông chiến lược tại BIDV vào cuối tháng 10/2019. Năm 2020, vốn đầu tư gián tiếp cũng đạt trên 2,0 tỷ USD. Tất cả các khoản đầu tư gián tiếp đó đã được NHNN xử lý bằng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, đảm bảo ổn định lãi suất và tỷ giá trên thị trường. Theo Vietcombank (2015 - 2020). Tham khảo diễn biến dự trữ ngoại hối của Việt Nam các năm 2012 - 2019 ở hình vẽ dưới đây. Hình 5. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm Nguồn: SBV (2020) Ghi chú: số liệu trên hình vẽ năm 2019 mới tính hết hết tháng 6/2019 khi NHNN công bố chính thức - Con số ước tính đến hết năm 2020 là 100 tỷ USD chưa đưa vào đồ thị Linh hoạt trong mua bán ngoại tệ, NHNN cũng chủ động và linh hoạt thu hút tiền về và bơm tiền ra qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá của nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để đảm bảo thanh khoản cho các TCTD cũng như kiểm soát lạm phát. Điểm khá đặc biệt trong phương thức điều hành tỷ giá của NHNN so với trước đó là đã sử dụng các công cụ mang tính thị trường hơn là các công cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện sự quyết tâm theo đuổi cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt và định hướng thị trường của NHNN. Bên cạnh đó, nâng cao dự trữ ngoại hối quốc gia là một trong những mục tiêu hàng năm của NHNN. Nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay là cơ sở để tạo niềm tin của NHNN tới thị trường. Với nguồn dự trữ ngoại hối lớn, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tiếp tục thặng dư, chính sách thắt chặt cho vay ngoại tệ và chuyển dần sang mua bán ngoại tệ thực hiện theo Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng đối với khách hàng vay là người cư trú là những nhân tố giúp tỷ giá chưa gặp quá nhiều rủi ro trong 2 năm 2019 và 2020. Đây cũng là biện pháp thể hiện NHNN đang rất quyết liệt giải quyết tình trạng “đô-la hóa” bằng việc chuyển quan hệ vay - mượn sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Theo đó, kể từ ngày 1/10/2019 các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 302 ngay cả khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh. Các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn với nhu cầu và điều kiện tương tự cũng đã chấm dứt kể từ ngày 31/3/2019. Theo NHNN (2010 - 2020). Ở góc độ điều hành chính sách, khi nền kinh tế càng hội nhập sâu rộng với cộng đồng kinh tế quốc tế thế giới, công tác chống “đô-la hóa” càng cần đẩy mạnh để hạn chế tối thiểu tác động lan tỏa từ biến động bên ngoài nền kinh tế. Từ đầu năm 2019, khi Thông tư số 42/2018 chính thức có hiệu lực, đến hết năm 2020 sau gần 2 năm triển khai và áp dụng, quy định mới không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. Các hoạt động vay của khách hàng vẫn ổn định. Ðiều này nhờ vào lộ trình áp dụng rõ ràng, giúp doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh kế hoạch hoạt động kinh doanh. Giảm tình trạng ‘đô-la hóa’, giảm đầu cơ và găm giữ ngoại tệ là xu hướng tất yếu để giúp thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và quan trọng nhất là đảm bảo an ninh tiền tệ cho nền kinh tế Việt Nam. Cho dù giá mua - bán đồng USD có điều chỉnh tăng nhẹ nhưng nhìn chung cung – cầu ngoại tệ trong nước vẫn khá cân bằng, cán cân thương mại 2020 xuất siêu 19,1 tỷ USD. Theo NHNN (2010 - 2020). 4. Bài học về thành công trong điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối trong giai đoạn hiện nay Một là, NHNN tiếp tục phối hợp đồng bộ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng khuyến khích thu hút tiền gửi nội tệ, giữ khoảng cách chênh lệch rất lớn, từ 5 - 8%/năm giữa lãi suất giữa tiền gửi ngoại tệ và nội tệ của khách hàng tại NHTM. Việc điều hành đó nhằm làm giảm tình trạng đô la hóa, khuyến khích người dân lựa chọn nội tệ gửi NHTM và hạn chế tình trạng doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, khuyến khích bán cho NHTM. Tình hình đó tạo nên cung cầu ngoại tệ cải thiện trên thị trường, không có tình trạng đầu cơ ngoại tệ, không có các cơn sốt tỷ giá. Tất nhiên bản thân tỷ giá ổn định trong thời gian dài trong các năm trước đó cũng làm cho cho người dân và doanh nghiệp tư nhân thấy nếu găm giữ ngoại tệ hay cất trữ ngoại tệ bị thua thiệt, nên lựa chọn nội tệ. Bản thân các NHTM cũng không đầu cơ, kỳ vọng vào tỷ giá tăng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của mình. Hai là, ngay từ đầu năm các năm 2016 - 2020, NHNN cũng đã có thông điệp đối với thị trường ngoại tệ và giữ ổn định tỷ giá trong năm, nếu có biến động thì cũng chỉ ở mức tăng khoảng 1 - 1,5%. Biện pháp nói trên hạn chế tình trạng kỳ vọng vào tỷ giá của giới đầu cơ, bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Thứ ba, hỗ trợ cho cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoài việc giảm hẳn tình trạng nhập siêu thì còn các nguồn thu ngoại tệ khác của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện, như vốn đầu tư gián tiếp và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bán cổ phần doanh nghiệp cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Thứ tư, thực hiện một số biện pháp khác về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối. Các NHTM niêm yết đúng tỷ giá giao dịch với khách hàng theo quy định của NHNN và không thu thêm phí. Hỗ trợ cho điều hành tỷ giá là một số biện pháp hành chính được triển khai nhằm thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh quản lý ngoại hối, thực hiện lộ trình chấm dứt tình trạng cho vay ngoại tệ, chuyển sang cơ chế mua ngoại tệ để nhập khẩu. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 303 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Trong những tháng còn lại của năm 2021, cũng như các năm tiếp theo của giai đoạn 2022 - 2025, thị trường tài chính quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, với tác động lớn nhất là đại dịch COVID-19 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục căng thẳng. Dự báo NHNN tiếp tục mục tiêu điều hành ổn định tỷ giá với biến động VND/USD tăng không quá 1,0 - 1,5% so với năm trước. Dự trữ ngoại hối tiếp tục được tăng cường. Bài viết có một số khuyến nghị một số dự báo cụ thể khác có thể sẽ diễn ra như sau: Một là, tỷ giá cần tiếp tục được NHNN Việt Nam điều hành theo cơ chế chủ động và linh hoạt. Với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN sẽ có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung cầu thị trường. Dù vậy, vẫn có những thách thức cần được quan sát, phân tích và theo dõi, như những bất ổn khi kinh tế toàn cầu đang trong nguy cơ suy thoái bởi đại dịch COVID-19, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và Brexit, quá trình Anh rời khỏi EU đều chưa được giải quyết dứt điểm NHNN trong điều hành tỷ giá cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác trong điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là lãi suất, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở; cùng các biện pháp khác về quản lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng, có lộ trình chuyển sang thực hiện các công cụ gián tiếp trong điều hành khi có điều kiện chín muồi. Hai là, NHNN Việt Nam cần tiếp tục kiên trì điều hành ổn định tỷ giá và quản lý thị trường vàng theo mục tiêu đã đề ra với sự phối hợp đồng bộ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, việc tháng 12/2020 Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra phán quyết Việt Nam thao túng tiền tệ đây là một lo ngại trong thời gian tới. Xu hướng tỷ giá tiếp tục khó đoán trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới liên tục vận động. Vì vậy, NHNN sẽ tiếp tục điều hành thị trường ngoại tệ theo hướng linh hoạt, chủ động để tránh tạo ra những cú sốc về tỷ giá, lãi suất. NHNN kiên định mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế, duy trì lãi suất tiền gửi USD tại NHTM là 0%, thực hiện chủ trương trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam, chuyển từ cơ chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu sang cơ chế cho vay VND và sử dụng VND để mua ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu. Ba là, NHNN cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, trực tiếp là chính sách thương mại trong thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá, hạn chế nhập siêu. Phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính trong xử lý nguồn thu ngoại tệ từ lợi nhuận trong liên doanh dầu khí, trong xuất khẩu dầu thô, từ bán phần vốn nhà nước cho đối tác nước ngoài trong các doanh nghiệp, trong cân đối ngoại tệ cho các nhu cầu an ninh và quốc phòng, nhu cầu trả nợ nước ngoài của Chính phủ, Bốn là, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cũng cần tiếp tục có chính sách khuyến khích đi xuất khẩu lao động nước ngoài, khuyến khích thu hút khách quốc tế đến Việt Nam khi đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn, Chính phủ cho phép mở cửa lại biên giới, mở lại các đường hàng không quốc tế; đặc biệt kiểm soát các luồng ngoại tệ chuyển ra, đặc biệt là tình trạng buôn lậu. Năm là, Bộ Tài chính, các bộ ngành khác cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, phát triển thị trường mua bán nợ, minh bạch và phát triển bền vững thị trường chứng khoán cũng như thị trường bất động sản. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 304 Sáu là, trước những biến động khó lường của tỷ giá, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, cần chủ động sử dụng công cụ phòng vệ rủi ro về tỷ giá, lãi suất... đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, nhằm bảo đảm chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GSO (1995 - 2021), Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng và các năm 1995 - 2021, Tổng cục Thống kê truy cập tại địa chỉ: www.gso.gov.vn 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020 - 2021), Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, bản cứng, ban hành tháng 11/2020 và tháng 1/2021. 3. WB (2015 - 2020), Báo cáo đánh giá khu vực tài chính Việt Nam, hàng quý, hàng năm, các năm 2015 - 2020 của Ngân hàng Thế giới. 4. VNBA (2015 - 2020), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập tại www.vnba.org.vn: các mục: Thông tin hoạt động các NHTM hội viên hàng, tháng, các năm 2015 - 2020; truy cập từ ngày 26/12/2020 đến 2/1/2021. 5. VNDIRECT (2018 - 2020), Báo cáo nghiên cứu thị trường tài chính hàng tháng, các tháng trong các năm 2018 - 2020 của Công ty chứng khoán VN Direct gửi các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản tại Công ty, file mềm. 6. Vietcombank (2015 - 2020), Thông tin hoạt động của Vietcombank tại Báo báo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm, thông tin công bố trên www.vcb.com.vn, các năm 2015 - 2020. 7. SBV (2015 - 2020), NHNN Việt Nam truy cập tại www.sbv.gov.vn: Mục tin tức, văn bản quy phạm pháp luật, Các thông tin có liên quan đã được công bố, truy cập từ ngày 24/12/2020 đến 2/1/2021. 8. SSI (2015 - 2021), Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”; các tháng trong các năm 2015 - 2020 và đến tháng 3/2021; Công ty CP chứng khoán Sài Gòn - file mềm gửi qua thư điện tử cho các Nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội, 2015 - 2021.
File đính kèm:
- thanh_cong_dieu_hanh_ty_gia_va_quan_ly_ngoai_hoi_trong_giai.pdf