Tập trung dân chủ - Từ nguyên tắc cơ bản về xây dựng một Đảng Mácxít cách mạng kiểu mới của V.I. Lênin đến việc vận dụng nguyên tắc đó vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tập trung dân chủ là nguyên tắc do V.I. Lênin khởi thảo. Nguyên tắc này đặt nền
móng cho việc xây dựng đảng vô sản kiểu mới ở Nga, sau đó đã được các đảng
trong Quốc tế Cộng sản thừa nhận. Ở Việt Nam, với vai trò là người sáng lập, dìu
dắt Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan
trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng một Đảng cách mạng,
chân chính. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung phân tích quan điểm của V.I. Lênin
về nguyên tắc tập trung dân chủ gắn với thực tiễn xây dựng một đảng mácxít cách
mạng kiểu mới ở Nga, từ đó làm rõ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc
vận dụng nguyên tắc này vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập trung dân chủ - Từ nguyên tắc cơ bản về xây dựng một Đảng Mácxít cách mạng kiểu mới của V.I. Lênin đến việc vận dụng nguyên tắc đó vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ự thống nhất trong những vấn đề cƣơng lĩnh và sách lƣợc là điều kiện tất yếu, nhƣng chƣa đầy đủ để đảm bảo sự thống nhất của đảng và sự tập trung hóa công tác đảng. Muốn đạt đƣợc sự thống nhất trên đây, thì còn phải có sự thống nhất về tổ chức nữa, điều này không thể thực hiện đƣợc đối với một đảng vừa mới ít nhiều vƣợt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một tiểu tổ và chƣa có một bản điều lệ đã đƣợc chính thức quy định, chƣa có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, bộ phận phục tùng toàn bộ”4; hai là, cơ quan tối cao của đảng phải là 2 V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva, tr.312. 3 V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.207-208. 4 V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.454-455. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 81| đại hội, tức là cuộc họp của những ngƣời đƣợc tất cả các tổ chức có thẩm quyền bầu ra và các nghị quyết của những ngƣời ấy phải có tính chất tối hậu quyết định. “sự tham gia tích cực của tất cả các đảng viên trong việc thảo và chuẩn bị các báo cáo và nghị quyết về các vấn đề quan trọng này và khác (cũng nhƣ trong việc thu thập tài liệu để làm báo cáo) là tuyệt đối cần thiết cho đại hội thành công”5; ba là, bầu cử cơ quan trung ƣơng của đảng (hay các cơ quan trung ƣơng của đảng) phải trực tiếp và tiến hành tại đại hội; bốn là, tuyệt đối phải phục tùng đại hội của đảng và phục tùng tổ chức tƣơng đƣơng của đảng ở trung ƣơng hay ở địa phƣơng; năm là, khái niệm tƣ cách đảng viên phải đƣợc quy định thật rõ ràng; sáu là, quyền hạn của mọi ngƣời phái thiểu số trong đảng cũng phải đƣợc quy định rõ ràng nhƣ thế trong điều lệ đảng. Với sáu nội dung nêu trên đòi hỏi tập thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải sáng tạo, nhƣng phải bảo đảm đúng nguyên tắc, phải vận dụng phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh cụ thể. Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mƣời Nga năm 1917 gắn liền với quá trình hình thành và phát triển một đảng mácxít kiểu mới của giai cấp công nhân do V.I. Lênin sáng lập. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mƣời, Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga đã đƣợc đổi tên thành Đảng Cộng sản Nga, một đảng cầm quyền trong nhà nƣớc công - nông đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Với nhiệm vụ lịch sử mới đặt ra cho Đảng là củng cố Chính quyền Xô viết, tổ chức việc bảo vệ chính quyền, bảo vệ Tổ quốc, tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ với giai cấp công nhân các nƣớc khác, cải thiện những mối quan hệ với các chính phủ nƣớc ngoài, bƣớc đầu thử nghiệm công cuộc xây dựng và cải tạo cuộc sống theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì trƣớc hết Đảng phải triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và hành động. Kinh nghiệm thực tế của Đảng Bônsêvích Nga đã cho thấy: Không phải lúc nào Đảng cũng có thể mở rộng dân chủ nội bộ một cách đầy đủ, không phải mọi quy tắc hoạt động của Đảng đều đƣợc thực hiện một cách hoàn toàn, ví dụ nhƣ trong điều kiện hoạt động bí mật, bất hợp pháp, trong hoàn cảnh nội chiến và chống can thiệp của nƣớc ngoài Tuy nhiên, chính trong những điều kiện khó khăn ấy, Đảng Bônsêvích Nga, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của V.I. Lênin vẫn tận dụng mọi khả năng để tiến hành những cuộc trao đổi ý kiến tập thể trong Đảng về những vấn đề trọng đại có liên quan đến sự nghiệp cách mạng và vận mệnh của Đảng. để giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể và chế độ dân chủ bầu cử trong các tổ chức của Đảng. 5 V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.134, 355. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |82 Bƣớc sang thời kỳ chuyên chính vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng lại càng phải coi trọng. Vì vậy, yêu cầu mở rộng dân chủ nội bộ trong thời kỳ chuyên chính vô sản đã đƣợc quán triệt trong các nghị quyết của Đảng Bônsêvích Nga lần thứ X. Và với V.I. Lênin quyền làm chủ của đảng viên rất đƣợc đề cao và coi trọng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I. Lênin đã đấu tranh kiên quyết để mở rộng dân chủ nội bộ của Đảng, để giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập thể, đề cao phê bình và tự phê bình. V.I. Lênin yêu cầu các tổ chức của Đảng phải quan tâm, giáo dục và động viên ý thức làm chủ trong Đảng của mỗi đảng viên, phát huy một cách có hệ thống, kiên nhẫn, bền bỉ, tính chủ động và tinh thần sáng tạo của quần chúng trong Đảng, mọi vi phạm đối với những quy tắc sinh hoạt nội bộ của Đảng đều bị V.I. Lênin lên án một cách nghiêm khắc. Nhƣ vậy, tập trung dân chủ khác xa tập trung quan liêu, mặt khác tập trung dân chủ cũng khác xa chủ nghĩa tự do vô chính phủ. Kinh nghiệm xây dựng Đảng Bônsêvích Nga và thắng lợi của sự nghiệp chuyên chính vô sản ở Liên xô, cũng nhƣ kinh nghiệm chung của phong trào cộng sản quốc tế đã minh chứng cho sự trƣờng tồn của nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng vô sản kiểu mới. 2.2. Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hành động của Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngƣời sáng lập và rèn luyện Đảng ta luôn khẳng định “trƣớc hết phải có Đảng cách mệnh”, nên khi gặp Chủ nghĩa Mác - Lênin, Ngƣời đã chuẩn bị mọi mặt về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Đồng thời, Ngƣời đặc biệt chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó, tập trung dân chủ là nguyên tắc số một, bảo đảm cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trung thành với nguyên lý xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng, củng cố Đảng về tƣ tƣởng, chính trị và tổ chức, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Khi bàn về tập trung dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng dùng 2 khái niệm “tập trung dân chủ” và “dân chủ tập trung”. Ví dụ, Ngƣời đã viết “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung”6. Ở chỗ khác, Ngƣời viết, “Về tổ chức, Đảng Lao động Việt Nam theo chế 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.620. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 83| độ dân chủ tập trung”7. Mặc dù, có thay đổi các từ trong cụm từ nhƣng có thể khẳng định rằng “tập trung dân chủ” và “dân chủ tập trung” là hai khái niệm đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng là thống nhất với nhau cả về bản chất và nội dung. Trước hết, tập trung dân chủ phải được thể hiện ngay trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và ngay trong vai trò của người lãnh đạo trong việc bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này. Riêng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, mà trƣớc tiên là vai trò của ngƣời lãnh đạo trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh lƣu ý: “Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”8. Theo Ngƣời, lãnh đạo không tuân thủ nguyên tắc tập thể sẽ đi đến tệ độc đoán, chuyên quyền, quan liêu và không tránh khỏi dẫn đến hỏng việc. Phụ trách mà không do từng cá nhân đảm đƣơng sẽ đi đến bừa bãi, lộn xộn, tùy tiện, ngƣời này gạt việc cho ngƣời kia, ngƣời kia lại đẩy việc cho ngƣời nọ, rốt cuộc không ai chịu trách nhiệm. Thực tiễn đã chúng minh, phải trên cơ sở thảo luận dân chủ nội bộ mới hình thành sự thống nhất về nhận thức, ý chí và đoàn kết trong hành động. Sự thống nhất, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn vì mục tiêu của Đảng, lợi ích chung của toàn thể nhân dân, vận mệnh và tƣơng lai của Tổ quốc. Tập trung dân chủ được thực hiện trong việc hình thành, hoàn thiện các Nghị quyết của Đảng. Trong Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ, trong bốn quyền của ngƣời đảng viên, quyền thứ nhất là đƣợc thông tin và thảo luận các vấn đề về Cƣơng lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, biểu quyết công việc của Đảng. Quyền thảo luận và quyền tự do tƣ tƣởng chính đáng của mỗi cán bộ, đảng viên, xuất phát từ lập trƣờng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ niềm tin vào lý tƣởng cách mạng của bản thân và từ ý thức trung thực muốn tiếp cận chân lý khoa học và nhân văn của từng ngƣời. Thực hiện quyền dân chủ nội bộ, tôn trọng tự do tƣ tƣởng chính đáng và có nguyện tắc vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên. Trên tinh thần ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Khi mọi ngƣời đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tƣ tƣởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”9. Đây chính là ý kiến khái quát của Ngƣời về tập trung dân chủ trong việc hình thành, hoàn thiện các nghị quyết của Đảng. Cách thức tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ, công tác kiểm tra trong Đảng nhất thiết phải tuân thủ đúng đắn, nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.620. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.378. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |84 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”10. Ba điều ấy chính là tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và công tác kiểm tra. Theo Ngƣời, chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi, những từ đó đến thắng lợi thật sự còn phải đề cao vai trò của công tác tổ chức. Sự thành công hoặc thất bại của chính sách còn do cách thức tổ chức công việc, do sự lựa chọn cán bộ và do công tác kiểm tra. Để thực hiện đúng nguyên tắc này, yếu tố quyết định nhất là mỗi ngƣời cán bộ, đảng viên phải có ý thức tự rèn luyện, luôn luôn đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, “có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”11. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng về nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng và Nhà nƣớc vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo thực tiễn đối với mọi hoạt động của Đảng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các đối tƣợng chống phá cách mạng, do nắm đƣợc sức mạnh của nguyên tắc tập trung dân chủ của các đảng cộng sản, chúng đã tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc nguyên tắc này. Trong đó, chủ yếu xuyên tạc các luận điểm nhƣ: Đã tập trung thì không còn dân chủ và đã dân chủ thì không cần tập trung; rằng tập trung càng cao thì dân chủ càng giảm, muốn tăng cƣờng dân chủ thì phải giảm bớt tập trung. Những quan điểm này là không đúng với bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tại các kỳ Đại hội và Hội nghị Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự phê bình và phê bình nghiêm túc việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hành động của Đảng. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 02/02/1999 Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2) khóa VIII “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng đã thừa nhận: “Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng cũng nhận định: “Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách của Đảng chƣa tốt, kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa nghiêm. Tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, báo cáo không trung thực, vi phạm nguyên tắc tập trung, dân chủ, làm cho một số nghị quyết của Đảng khó vào cuộc sống”12. Đại hội đại biểu toàn quốc 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.636. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.140. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 85| lần thứ XII (2016) của Đảng cũng chỉ rõ: “Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cƣơng, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”13. Những quan điểm nêu trên cho thấy, ngoài những nguyên nhân thuộc về tổ chức còn có nguyên nhân sâu xa từ sự thoái hóa, biến chất, tình trạng thiếu nghiêm túc trong rèn luyên đạo đức cách mạng, để chủ nghĩa cá nhân chi phối của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện quy chế cụ thể để thực hiện nghiêm túc, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong các hoạt động của Đảng, việc tăng cƣờng sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng Cƣơng lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, trong đó có tập trung dân chủ - nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hành động của Đảng - đang là yêu cầu cấp bách và thƣờng xuyên trong công tác xây dựng Đảng. Thực tiễn đã chứng minh, ở đâu tổ chức đảng triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và hành động thì ở đó vai trò lãnh đạo của Đảng đƣợc phát huy, thống nhất và đoàn kết đƣợc nội bộ. III. KẾT LUẬN Bài viết tập trung làm rõ vấn đề tập trung dân chủ - từ nguyên tắc cơ bản về xây dựng một đảng mácxít cách mạng kiểu mới của V.I. Lênin đến việc vận dụng nguyên tắc đó vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, làm rõ công lao, cống hiến lý luận và thực hành to lớn của V.I. Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc xây dựng một đảng mácxít cách mạng kiểu mới nói chung, cũng nhƣ xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ cách mạng then chốt, đẩy mạnh phong trào chống tự diễn biến, tự chuyển hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới toàn diện đất nƣớc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh thời đại có những thay đổi hết sức nhanh chóng, mau lẹ, khó lƣờng hiện nay. 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.168. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Văn Thống (Sƣu tầm và biên soạn, 2014), Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Đỗ Tƣ (2004), Tư tưởng chính trị của Lênin từ cách mạng Nga đến cách mạng Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
File đính kèm:
- tap_trung_dan_chu_tu_nguyen_tac_co_ban_ve_xay_dung_mot_dang.pdf