Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 22 (422) - Kỳ 2, Tháng 11/2020
Tóm tắt:
Đổi mới các phiên họp toàn thể của Quốc hội trong bối cảnh Quốc
hội Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ theo
hướng hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm các nguồn lực của xã hội là
việc làm cần thiết và thường xuyên. Đây cũng là những hành động
cụ thể để Quốc hội hoàn thành sứ mạng, nhiệm vụ lịch sử của mình
trước sự phát triển trường tồn của đất nước.
Abstract:
The innovation of plenary sessions of the National Assembly under
the context of the National Assembly of Vietnam making strong
changes towards efficiency, practicality, and saving of social
resources is necessary and should be regularly required. These are
also particular activities for the National Assembly to fulfill its
historic missions and tasks in the face of the country’s sustainable
developments.
1. Quy trình, thủ tục tiến hành phiên họp
toàn thể của Quốc hội
Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy
định Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai
kỳ và có thể có các kỳ họp bất thường do
Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH), Thủ tướng Chính phủ hoặc ít
nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn về lập pháp, giám sát tối cao
và quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước. Trong chương trình làm việc của các
kỳ họp có các phiên họp toàn thể và họp tổ.
Phiên họp toàn thể của Quốc hội chủ
yếu họp công khai. Trong trường hợp cần
thiết, Quốc hội có thể quyết định họp kín.
Các vấn đề trong chương trình kỳ họp Quốc
hội được thảo luận và quyết định tại các
phiên họp toàn thể. Ví dụ, tại kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa XIV (từ ngày 20/5 đến ngày
14/6/2019), Quốc hội đã xem xét, thông qua
7 luật, 10 nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án
luật, một báo cáo giám sát tối cao chuyên đề,
chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề, xem xét các
báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà
nước và nhiều báo cáo quan trọng khác;
quyết định nhân sự; tại kỳ họp thứ 8, Quốc
hội đã thảo luận và thông qua 11 luật, bộ
luật, 17 nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự
án luật khác, giám sát 01 chuyên đề, xem xét
nhiều báo cáo và tiến hành chất vấn, trả lời
chất vấn; quyết định các vấn đề quan trọng
về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, nhân
sự và một số vấn đề quan trọng khác.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 22 (422) - Kỳ 2, Tháng 11/2020
n thành lập thành phố Thủ Đức đạt 48,51/ 60 điểm. Ngày 12/12/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2001/NĐ-CP về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Tp. HCM. Nghị định số 93/2001/NĐ-CP đã phân cấp cho Tp. HCM bốn nội dung lớn. 8 Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 9 Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Số 22 (422) - T11/202060 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 61Số 22 (422) - T11/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG - Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế xã hội; - Quản lý nhà đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị; - Quản lý ngân sách nhà nước; - Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức. Tiếp nối những tích cực trong phân cấp quản lý, ngày 24/11/2017, Quốc hội khóa XIV ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. HCM. Nghị quyết này được đánh giá là quy định mang tính đột phá, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với tình hình của “đầu tàu kinh tế” sau 43 năm thống nhất đất nước. Trong bối cảnh Nghị quyết số 54/2017/QH14 đã có hiệu lực pháp luật và việc thành lập thành phố Thủ Đức đang là một tất yếu thì những vấn đề về thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức cũng cần có những thay đổi nhằm bảo đảm cho việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù. Sẽ không thể có những chính sách đặc thù nếu không có những thẩm quyền mang tính đặc thù. Chính vì vậy, thừa nhận những đặc thù trong thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức là lời giải hợp lý nhất cho việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố Thủ Đức. 3. Thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức Hoạt động quản lý của chính quyền địa phương ở thành phố Thủ Đức chắc chắn sẽ tác động đến toàn bộ dân cư và tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước trong phạm vi thành phố Thủ Đức. Mặc dù, Đề án thành lập xác định thành phố Thủ Đức là đơn vị hành chính cấp huyện. Tuy nhiên, với những thế mạnh và sự kỳ vọng của chính quyền Tp. HCM cũng như cả nước, không thể xác định thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức chỉ ngang tầm với các đơn vị hành chính cấp huyện. Hiện nay, quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đều không tạo ra sự khác biệt trong thẩm quyền của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, dựa vào các quy định pháp luật hiện hành cũng như những thế mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể xác định thẩm quyền của thành phố Thủ Đức thuộc Tp. HCM như sau: Thứ nhất, về thẩm quyền chung. Như đã trình bày ở trên, xét về quy mô dân số và diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức có điểm số cao hơn một số tỉnh nhưng việc xác định thẩm quyền chung phải căn cứ vào nhiều tiêu chí bởi xác định đúng thẩm quyền của các chủ thể sẽ tạo điều kiện cho bộ máy nhà nước hoạt động chính xác, nhịp nhàng và đạt hiệu quả. “Sự phân công lao động” nghĩa là phân định thẩm quyền trong bộ máy công quyền phải thỏa mãn yêu cầu sao cho mỗi cơ quan, mỗi nhà chức trách có một khối lượng “công việc nhà nước” hợp lý, tương xứng với vị trí và khả năng của chủ thể đó, sao cho không có công việc nhà nước quan trọng đáng kể nào bị bỏ sót và không có công việc nào bị giao chồng chéo, trùng lắp10. Nếu xác định thẩm quyền của thành phố Thủ Đức ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp tỉnh thì dẫn đến sự chồng chéo với thẩm quyền của Tp. HCM. Ngoài ra, thẩm quyền của “tập hợp con” - thành phố Thủ Đức mà ngang với thẩm quyền của “tập hợp mẹ” - Tp. HCM là một điều rất vô lý. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cục bộ, cát cứ, xa rời nguyên tắc quản lý tập trung - dân chủ. Do đó, chúng tôi cho rằng, thẩm quyền của thành phố Thủ Đức dù có được mạnh dạn trao cho lớn đến đâu thì cũng không thể ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý. 10 Nguyễn Cửu Việt, “Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8, năm 2005. Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (Luật Ban hành VBQPPL), HĐND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là nghị quyết và UBND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là quyết định11. Dưới góc độ pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật là biểu hiện thẩm quyền của một cơ quan nhà nước. PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt thật có lý khi cho rằng: quan hệ văn bản pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức chính là tấm gương phản ánh vị trí, vai trò cơ quan, tổ chức trong thang bậc của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị12. Điều đó có nghĩa mối quan hệ trên phương diện văn bản pháp luật phản ánh thứ bậc và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước. Xét về vị trí thang bậc pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương xếp sau văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Do đó, thẩm quyền của thành phố Thủ Đức cũng không thể ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ngoài ra, một đơn vị hành chính do UBTVQH thành lập (thành phố Thủ Đức) cũng không thể có thẩm quyền vượt hơn so với một đơn vị hành chính do Quốc hội thành lập13. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc thứ hai cần lưu ý. Việc thành lập, phân loại, thay đổi các đơn vị hành chính lãnh thổ là tiền đề để một quốc gia tiến hành các biện pháp phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Thông thường, nếu có xu hướng sáp nhập các đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ lại thành một đơn vị lớn hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý kinh tế, quy hoạch đô thị được thuận lợi thì cần tăng thẩm quyền tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao14. Với tư duy đó, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức cần được tăng hơn so với các đơn vị hành chính cấp huyện. Theo chúng tôi, sẽ là không hợp lý nếu thẩm quyền thành phố Thủ Đức với cấu thành từ 36 phường, có quy mô dân số 1.013.795 người và diện tích 211.56 km2 cũng được “đánh đồng” với chính quyền Quận 4 với cấu thành từ 15 phường15, có quy mô dân số 200.000 người và diện tích 4.18 km2. Ngoài ra, với các thế mạnh về quy mô dân cư và diện tích, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thủ Đức, cần mạnh dạn trao thêm quyền cho thành phố Thủ Đức. Vấn đề trao thêm quyền cho thành phố Thủ Đức đến đâu phụ thuộc vào chính quyền trung ương. Theo đó, việc trao quyền cho thành phố Thủ Đức phải hướng đến mục đích tạo ra sự chủ động, sáng tạo trong thu hút các nguồn đầu tư cũng như giảm thiểu mọi hàng rào ngăn cản các nguồn lực phát triển thành phố Thủ Đức. Cụ thể, các chính sách, biện pháp ưu đãi, khuyến khích đặc biệt mà thành phố Thủ Đức hướng đến có thể là: i) Đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo, xứng đáng là Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam. Số 22 (422) - T11/202062 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 11 Khoản 12 và 13 Điều 4 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 12 Nguyễn Cửu Việt, “Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật (tiếp theo) và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 51, năm 2005. 13 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. 14 Nguyễn Hoàng Anh, “Tổ chức đơn vị hành chính ở Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19, năm 2019. 15 Cục Thống kê Tp. HCM, Niên giám thống kê năm 2015. 63Số 22 (422) - T11/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 16 Bùi Thị Phương Liên - Vũ Đình Lâm, “Kiểm soát quyền lực ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2, năm 2018. 17 Nguyễn Thúy Hà, “Chính sách ưu đãi của một số quốc gia đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và những nội dung có thể tham khảo”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10, năm 2018. 18 Nguyễn Thị Thiện Trí, “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vấn đề đặt ra và vận dụng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10, năm 2014. 19 Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2013, tr.183. ii) Áp dụng các chính sách khuyến khích về tài chính, miễn, giảm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế tài sản nhằm phát triển khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học. iii) Đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm phát huy thế mạnh của Cảng Cát Lái. iv) Tự do hóa các dòng chảy vốn đầu tư, lợi nhuận nhằm thu hút các hoạt động công nghệ tài chính tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. v) Tạo thuận lợi trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng, giao thông, đất đai nhằm phát triển khu Tam Đa, Long Phước bởi khu vực này cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành, vừa kết nối với các hạ tầng giao thông quan trọng bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt nối với sân bay quốc tế mới. Có ý kiến cho rằng việc tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương nói chung và chính quyền thành phố Thủ Đức nói riêng sẽ có thể dẫn đến tình trạng thoát ly, địa phương cục bộ16. Chúng tôi cho rằng, vấn đề này không đáng lo ngại bởi các thẩm quyền mang tính chất đặc thù, có tính đột phá đươc̣ đê ̀xuât́ áp dụng cho thành phố Thủ Đức sẽ phải được đánh giá tác động một cách toàn diện, khoa học, khách quan. Sự cào bằng trong cơ chế trao quyền sẽ không thể giúp cho thành phố Thủ Đức phát triển mạnh mẽ. Trong khi các nước đang phát triển rất cần thu hút vốn để tạo nhiều công ăn việc làm và thực hiện công nghiệp hóa thì các công ty, tập đoàn kinh doanh lại cần đến những nơi hội đủ những ưu thế tổng hợp mang tính toàn cầu17. Theo xu hướng đó, các đơn vị hành chính hội đủ những ưu thế tổng hợp được hình thành vì mục đích khai thác hợp lý tiềm năng tự nhiên cho nhu cầu phát triển kinh tế vùng miền và của cả nước thì nên được hưởng quy chế hành chính đặc thù18. Với các thế mạnh mang tính tổng hợp, thành phố Thủ Đức hoàn toàn có thể thúc đẩy kinh tế phát triển nếu được trao quyền tương xứng. Thứ hai, về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. * Đối với HĐND thành phố Thủ Đức: Cần tập trung vào hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của UBND thành phố Thủ Đức. Theo logic pháp lý, khi tăng thẩm quyền cho UBND thành phố Thủ Đức càng lớn bao nhiêu thì càng phải thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Thủ Đức bấy nhiêu để hạn chế tình trạng lạm quyền, tùy tiện. Ngoài ra, theo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp. HCM, tại các phường thuộc thành phố Thủ Đức sẽ không tổ chức HĐND. Chính vì vậy, việc HĐND thành phố Thủ Đức thực hiện chức năng giám sát hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND phường trực thuộc cũng phải được quy định cụ thể về trình tự, cách thức thực hiện. Việc giám sát hoạt động của cả UBND thành phố Thủ Đức lẫn UBND các phường trực thuộc là không đơn giản bởi nội dung, phương thức, thủ tục tổ chức giám sát sẽ có rất nhiều những khác biệt. * Đối với UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức: Pháp luật hiện hành trao cho HĐND “quyền bầu”, mà lại trao “quyền phê chuẩn” kết quả bầu đó, quyền điều động và Số 22 (422) - T11/202064 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP 20 Bùi Thị Đào, “Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp huyện, cấp xã”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5, năm 2015. miễn nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp là mâu thuẫn19. Do đó, nhằm bảo đảm cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức, cần mạnh dạn trao quyền bổ nhiệm Chủ tịch UBND phường trực thuộc cho Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức. Bước đi này sẽ khắc phục được một cách cơ bản tình trạng “tính hai mặt” trong cơ chế hoạt động của Chủ tịch UBND phường. Hơn nữa, khi Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức bổ nhiệm Chủ tịch UBND phường trực thuộc, một mặt sẽ “bảo đảm thẩm quyền hành chính theo hướng dân chủ pháp quyền mà ưu thế thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên”; mặt khác, sẽ tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu UBND phường trực thuộc, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương nói chung và cho chính quyền thành phố Thủ Đức nói riêng. * Đối với UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc: Khi đã thừa nhận tăng quyền cho UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức thì việc tăng quyền cho UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc cũng là một việc cần được quan tâm xem xét kỹ lưỡng. Việc quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ, thông suốt. Do đó, việc tăng quyền phải mang tính hệ thống bởi không thể có trạng thái các bộ phận cấu thành hoạt động không tốt mà lại tạo thuận lợi cho máy chủ hoạt động hiệu quả. Các bộ phận cấu thành (UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc) phải có thực quyền thì cỗ máy cái (UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức) mới có thể thực hiện tốt chức năng quản lý. Hiện nay, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp. HCM tuy có đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nhưng các quy định này chưa cụ thể, rõ ràng và vẫn mang tính chất cào bằng với UBND ở đơn vị hành chính cấp xã. Thậm chí, có những quyền vốn dĩ thuộc về UBND cấp xã nhưng Nghị quyết lại không thừa nhận cho UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Đơn cử, theo quy định của Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL, UBND cấp xã có quyền ban hành VBQPPL với tên gọi là quyết định. Thậm chí Điều 144, Điều 145 Luật Ban hành VBQPPL còn quy định rất cụ thể thủ tục soạn thảo và ban hành VBQPPL của UBND cấp xã. Khi Quốc hội thảo luận thông qua Luật Ban hành VBQPPL, có ý kiến cho rằng, “do phạm vi địa giới của xã, phường, thị trấn khá nhỏ và sự khác biệt về các vấn đề tự nhiên, xã hội của các xã, phường, thị trấn trong một huyện, quận không nhiều nên gần như không có yếu tố đặc thù cần có những quy định riêng. Mặt khác, để tránh sự tản mạn của pháp luật, việc quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã (gồm HĐND cấp xã và UBND cấp xã) là không cần thiết”1. Tuy nhiên, khi thông qua Luật Ban hành VBQPPL, Quốc hội vẫn quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã (trong đó có UBND phường). Đối chiếu với các quy định này thì UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đương nhiên có quyền ban hành VBQPPL. Tuy nhiên, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp. HCM lại “tước đi” quyền này của UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, quy định này không những không tăng quyền cho UBND các phường trực thuộc mà vô hình trung còn làm giảm thẩm quyền của chủ thể này. Đây là một điều cần được sửa đổi nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phố Thủ Đức n CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Số 22 (422) - T11/202066 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
File đính kèm:
- tap_chi_nghien_cuu_lap_phap_so_22_422_ky_2_thang_112020.pdf