Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020

Tóm tắt:

Quyền hưởng dụng trong chừng mực nào đó, có thể xem như được

phân tích từ “kết quả chia tách các nội dung của quyền sở hữu:

người có quyền hưởng dụng nắm giữ quyền sử dụng; còn chủ sở

hữu giữ lại cho mình quyền định đoạt đối với tài sản”1. Việc thực

hiện các quyền của người hưởng dụng sẽ tác động đến quyền của

chủ sở hữu và ngược lại. Bài viết phân tích về mối quan hệ tác

động qua lại này.

Abstract:

Usufruct right can be in some views being analyzed from the

“results of the separation of the contents of ownership right: the

usufructary holds the use right; while the owner retains for himself

the right to dispose of the property”. The exercise of the rights of

the latter affects the rights of the owner and vice versa. This article

provides analysis of this reciprocal relationship.

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN HƯỞNG DỤNG

VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

1. Khái quát chung về quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụng được quy định từ

Điều 257 đến Điều 266 Mục 2 Chương XIV

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Đây là

một trong những quy định mới mang tính

chất đột phá khi BLDS năm 2015 ghi nhận

thêm quyền hưởng dụng bên cạnh quyền sở

hữu - một quyền năng được coi là quan trọng

nhất trong thực tiễn giao dịch dân sự từ trước

đến nay.

Theo đó, Điều 257 BLDS năm 2015 quy

định: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ

thể được khai thác công dụng và hưởng hoa

lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở

hữu của chủ thể khác trong một thời hạn

nhất định”. Quy định này cho thấy, quyền

hưởng dụng là quyền của một chủ thể đối

với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác để

được hưởng các lợi ích do tài sản đó mang

lại. Nói cách khác, quy định này mang tính

chất “mở đường” nhằm tạo điều kiện cho các

chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản

được phép khai thác các công dụng, lợi ích

từ tài sản đó đem lại cho chủ thể. Tuy nhiên,

chủ thể có quyền hưởng dụng chỉ được phép

khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi

tức từ tài sản thuộc quyền sở hữu của người

khác mang lại trong một thời hạn nhất định2

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang xuanhieu 2320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 20 (420) - Kỳ 2, Tháng 10/2020
talented,
virtuous people to take on the affairs of the country...”. With the
awareness, the human resources arrangements, in which it is focused
on structure, criteria, qualifications, and process of selection and
recommendation of the persons as deputies of the People’s Council,
always receive public interests, as well as are the key factors for the
success of each election of the People’s Council deputies at all levels.
Currently, the Government is submitting to the Standing Committee
of the National Assembly for reviews and approval of a Resolution
guiding the projected structure, composition, and allocation of the
persons recommended as the candidates for People’s Council deputies
at all levels for 2021-2026. Under the scope of this article, the author
analyzes the political, legal ground, the applicable criteria, the structure
of the deputies of the People’s Council at all levels for 2016-2021, and
also provides recommendations for 2021- 2026.
1 Tuần báo Cứu quốc số 130 ngày 31.12.1945.
61Số 20 (420) - T10/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Cơ sở chính trị, pháp lý và thực trạng
tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Các bản Hiến pháp của nước ta đều quy
định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do
Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định
các vấn đề của địa phương do luật định;
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp
luật ở địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của HĐND. Đại biểu HĐND là người
đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử
tri địa phương và trước HĐND về việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận
và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của HĐND.
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, các cơ quan
của Đảng và đã ban hành hơn 40 văn bản về
công tác cán bộ, trong đó đáng chú ý như
Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề
về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 26-
NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ; Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc
hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt hiệu lực,
hiệu quả... Nhân dịp Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bàn
về nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, đồng
chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ
chức Trung ương Đảng đã đánh giá: “Sau 20
năm thực hiện Chiến lược, đội ngũ cán bộ
các cấp có bước trưởng thành, phát triển về
nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng
lên; cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành
nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp
lý hơn. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý dưới
40 tuổi công tác ở ban, bộ, ngành trung
ương là 6,22%; ở cấp tỉnh là 6,41%; cấp
huyện dưới 35 tuổi là 6,5%; tỷ lệ cán bộ lãnh
đạo nữ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại
địa phương tăng 2 lần trong 3 nhiệm kỳ qua,
từ 10% lên 20%; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ
công tác ở các ban, bộ, ngành trung ương là
13,03%”2.
Về đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021, theo quy định của pháp luật, Ủy
ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban
hành Nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13
ngày 16/01/2016 hướng dẫn về việc xác định
dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số
lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Theo
đó, việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần,
phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng
cử đại biểu HĐND ở mỗi đơn vị hành chính
phải bảo đảm các tiêu chí:
a) Bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người
trong danh sách chính thức những người ứng
cử đại biểu HĐND là phụ nữ;
b) Bảo đảm số lượng hợp lý người được
giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người
dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ
cấu dân số của từng địa phương; phấn đấu
số đại biểu HĐND được bầu là người dân
tộc thiểu số không thấp hơn số đại biểu
HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 là người dân
tộc thiểu số ở đơn vị hành chính đó;
c) Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới
2 
nhung-bai-hoc-quy-gia-cho-chung-ta.
Số 20 (420) - T10/202062
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người ngoài
Đảng không dưới 10%; người được giới
thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người dưới
35 tuổi không dưới 15% tổng số người được
giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND ở từng
cấp;
d) Phấn đấu có ít nhất 30% đại biểu
HĐND nhiệm kỳ trước tái cử đại biểu
HĐND nhiệm kỳ 2016-2021;
đ) Việc phân bổ số lượng người được
giới thiệu ứng cử ở các đơn vị hành chính
cấp dưới, các thôn, tổ dân phố cần bảo đảm
tương quan hợp lý về dân số giữa các đơn vị
này.
Việc phân bổ người được giới thiệu ứng
cử đại biểu HĐND để bố trí làm đại biểu
HĐND hoạt động chuyên trách được thực
hiện căn cứ vào tình hình cụ thể của địa
phương và phải bảo đảm số lượng đại biểu
HĐND hoạt động chuyên trách theo quy
định của Luật Tổ chức chính quyền địa
phương. Ở cấp tỉnh, Chủ tịch HĐND có thể
là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách;
hai Phó Chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND
hoạt động chuyên trách; mỗi Ban của
HĐND cấp tỉnh có ít nhất hai đại biểu
HĐND hoạt động chuyên trách. Ở cấp
huyện, Chủ tịch HĐND có thể là đại biểu
HĐND hoạt động chuyên trách; hai Phó Chủ
tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động
chuyên trách; mỗi Ban của HĐND cấp
huyện có ít nhất một đại biểu HĐND hoạt
động chuyên trách. Ở cấp xã, một Phó Chủ
tịch HĐND hoạt động chuyên trách. Căn cứ
Nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13,
Thường trực HĐND các cấp đã tiến hành dự
kiến cơ cấu thành phần, số lượng đại biểu
HĐND được bầu của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị ở địa phương và của các thôn, làng,
ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn (đối với cấp
xã) và tiến hành điều chỉnh dự kiến phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình
hình công tác nhân sự cụ thể ở địa phương.
Có thể nói, với vị trí pháp lý là thành
viên của cơ quan dân cử, cơ quan đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
công tác nhân sự đại biểu HĐND luôn phải
gắn với cơ cấu, thành phần đại biểu, đáp ứng
yêu cầu về chính trị - kinh tế - xã hội của mỗi
giai đoạn cách mạng. Cơ cấu, thành phần đại
biểu HĐND của các khoá đã có sự đổi mới
để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về chức năng,
nhiệm vụ nhưng vẫn còn có những bất cập
do khách quan cũng như chủ quan trong
công tác cơ cấu. Thực tế trong các cuộc bầu
cử đại biểu HĐND, chúng ta thường hướng
dẫn tiêu chuẩn là chính, cơ cấu là quan trọng,
nhưng khi vận dụng cụ thể thì lại bộc lộ sự
lúng túng giữa chính và quan trọng, có
những trường hợp nhấn mạnh tiêu chuẩn,
trường hợp khác lại nhấn mạnh cơ cấu. 
2. Kiến nghị đề xuất trong nhiệm kỳ 
2021-2026
Để chuẩn bị tốt công tác bầu cử đại biểu
HĐND nhiệm kỳ 2021-2026, theo quy định
của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu HĐND, chúng tôi cho rằng, khi tiến
hành hướng dẫn về việc dự kiến cơ cấu,
thành phần và phân bổ số lượng người được
giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp
cần lưu ý một số điểm sau đây:
Thứ nhất, cần phải đặt vấn đề cơ cấu
trong mối quan hệ với tính đại diện. Các quy
định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành
quy định đại biểu HĐND là người đại diện
cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.Trong
giai đoạn kinh tế tri thức, cần phải hiểu khái
niệm đại diện theo hướng ‘đại diện trí tuệ’
chứ không thuần túy là đại diện theo con
người. Ví dụ, một đại biểu là chuyên gia về
kinh tế nông nghiệp, nông thôn hoàn toàn
có thể đại diện cho tiếng nói của bà con
nông dân, nông thôn; một nhà nghiên cứu
dân tộc học hoàn toàn có thể đại diện, truyển
tải tâm tư, nguyện vọng của bà con các dân
tộc thiểu số.
Thứ hai, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu HĐND quy định bảo đảm có ít
nhất 35% tổng số người trong danh sách
chính thức những người ứng cử đại biểu
HĐND là phụ nữ. Thực tế các cuộc bầu cử
vừa qua cho thấy, mặc dù tỷ lệ này được bảo
đảm nhưng lại không đạt việc nâng cao tỷ lệ
nữ đại biểu. Nhiệm kỳ 2016-2021, sau hội
nghị hiệp thương lần thứ hai thỏa thuận lập
danh sách sơ bộ những người ứng cử đại
biểu HĐND thì người ứng cử là phu nữ ở
cấp tỉnh lên đến 39,93%; ở cấp huyện là
39,56% và ở cấp xã là 37,71%3. Tuy nhiên,
kết quả tỷ lệ nữ đại biểu HĐND trúng cử lại
thấp hơn nhiều, cụ thể, cấp tỉnh là 26,56%,
cấp huyện là 27,50% và cấp xã là 26,59%4.
Lý do là việc không có tỷ lệ phấn đấu trúng
cử nên khi bố trí ứng cử viên nữ vào các đơn
vị bầu cử không được quan tâm. Điều này
dẫn đến, nữ ứng cử viên ứng cử phân tán tại
nhiều đơn vị bầu cử và khả năng trung cử
không cao. Để khắc phục tình trạng này,
chúng tôi cho rằng, UBTVQH cần dự kiến
phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu trúng cử làm cơ
sở phân bổ nhiều hơn ứng cử viên nữ để
nâng cao tỷ lệ trúng cử.
Thứ ba, đối với các vùng có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số, người nhiều tuổi rất có
uy tín với nhân dân, đó là các già làng,
trưởng bản. Vì vậy, nếu lựa chọn và bầu
được họ làm đại biểu thì có tác dụng lớn với
đồng bào. Người trẻ ứng cử đại biểu HĐND
là lứa kế cận quan trọng để từng bước tham
gia công việc quản lý nhà nước nhưng chỉ
nên bố trí một tỷ lệ hợp lý. Nhiệm kỳ 2016-
2021, tỷ lệ người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) trúng
cử đại biểu HĐND các cấp là 8,37% ở cấp
tỉnh; 14,42% ở cấp huyện và 26,53% ở cấp
xã5. Nhiệm kỳ này, cần quan tâm hơn nữa
đến người nhiều tuổi có uy tín với nhân dân,
các già làng, trưởng bản, động viên họ tham
gia ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Đồng
thời, nên nâng tiêu chí về tuổi trẻ lên 40 tuổi
để mở rộng diện giới thiệu ứng cử tại các địa
phương, vùng có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số.
Thứ tư, một số cơ cấu cần quan tâm,
phát huy hơn nữa như cơ cấu kết hợp tái cử.
Một số nhiệm kỳ HĐND gần đây cho thấy,
chỉ có khoảng một phần ba số đại biểu
HĐND tái cử đã phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng hoạt động của HĐND. Sau một
nhiệm kỳ hoạt động, đại biểu HĐND sẽ tích
lũy được kiến thức và kỹ năng làm nền tảng
quan trọng cho nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu vì
lý do khách quan mà đại biểu không được
tiếp tục giới thiệu ứng cử thì không những
phải bồi dưỡng, kiến thức kỹ năng cho các
đại biểu mới mà còn không phát huy được
trí tuệ, kinh nghiệm của những đại biểu
đương nhiệm. Trong cuộc bầu cử đại biểu
HĐND năm 2016, đại biểu HĐND nhiệm kỳ
trước tái cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-
2021 đạt tỷ lệ 33,88% ở cấp tỉnh; 32,81% ở
cấp huyện và 45,12% ở cấp xã là rất đáng
hoan nghênh5. Cần phát huy hơn nữa và đề
ra mục tiêu ít nhất là 40% tái cử ở mỗi cấp.
Thứ năm, cần quan tâm hơn nữa đến
người tự ứng cử đại biểu HĐND. Trong quá
trình tăng cường và mở rộng dân chủ trên
mỗi lĩnh vực đời sống xã hội thì bầu cử và
ứng cử là một quyền cơ bản về chính trị của
công dân cũng rất cần được dân chủ nhiều
63Số 20 (420) - T10/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
3 Trích Báo cáo số 86/BC-HĐBCQG ngày 29/3/2016 của Hội đồng Bầu cử quốc gia về tình hình triển khai
công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
4 Trích Báo cáo số 695/BC-HĐBCQG ngày 19/7/2016 của Hội đồng Bầu cử quốc gia tổng kết cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
5 Trích Báo cáo số 695/BC-HĐBCQG ngày 19/7/2016 của Hội đồng Bầu cử quốc gia tổng kết cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
hơn, thực chất hơn. Hiện nay, qua các vòng
hiệp thương cho thấy Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp đã nghiêm chỉnh
chấp hành và thực thi pháp luật để mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật, nếu đủ điều
kiện thì được ứng cử đại biểu HĐND, nhưng
tỷ lệ người tự ứng cử trúng cử còn thấp. Để
cử tri lựa chọn người tiêu biểu, trước khi vào
bầu cử thì công việc lấy ý kiến nhận xét,
đánh giá của cử tri nơi cư trú là một bước rất
quan trọng và thiết thực, đánh gia được tín
nhiệm của những cử tri, của nhân dân đã có
hiểu biết về người ứng cử. Tự ứng cử để
được bầu làm đại biểu HĐND, đại diện cho
ý chí và nguyện vọng của nhân dân là việc
đáng được hoan nghênh6, khuyến khích.
Tóm lại, mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và
cơ cấu đại biểu là mối quan hệ tương hỗ, tác
động lẫn nhau. Để bảo đảm hiệu quả hoạt
động của cơ quan dân cử, cần lựa chọn những
đại biểu đủ tiêu chuẩn có năng lực và điều
kiện thực sự tham gia, trên cơ sở bảo đảm cơ
cấu, thành phần đại biểu một cách hợp lý.
Như vậy, phải trên cơ sở tiêu chuẩn mà xác
định cơ cấu, thành phần và lựa chọn nhân sự
để bầu làm đại biểu. Có như vậy, cơ quan dân
cử mới hoàn thành tốt chức năng là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên n
Số 20 (420) - T10/202064
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
nhà, CĐT cần lập 2 tài khoản: (i) Tài khoản
nhận trả tiền mua hoặc thuê nhà và (ii) Tài
khoản nhận phí bảo trì chung cư. Đối với tài
khoản nhận phí bảo trì sẽ thuộc quyền quản
lý của CĐT, nhưng tài khoản này sẽ được tổ
chức tín dụng phong tỏa toàn bộ. Theo đó,
khoản 1 Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014
được sửa lại như sau: “Đối với kinh phí bảo
trì sẽ được chủ sở hữu trực tiếp nộp vào tài
khoản kinh phí bảo trì tại thời điểm nhận
bàn giao nhà và được quy định rõ trong hợp
đồng mua bán. Tài khoản phí bảo trì sẽ do
chủ đầu tư mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt
động tại Việt Nam và thông báo cho cơ quan
quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư
biết; đồng thời, cơ quan quản lý nhà ở cấp
tỉnh nơi có nhà chung cư ra quyết định
phong tỏa tài khoản trên”.
- Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 36 Thông
tư số 02/2016/TT-BXD theo hướng chủ tài
khoản tiền gửi phí bảo trì nhà chung cư có
mục đích để ở phải có trên hai thành viên
Ban quản trị đồng chủ tài khoản. 
- Sửa đổi điểm b khoản 7 Nghị định số
139/2017/NĐ-CP theo hướng tăng phạt tiền
từ 150.000.000 đồng đến mức tối đa đối với
hành vi không bàn giao, bàn giao chậm, bàn
giao không đầy đủ hoặc bàn giao không
đúng đối tượng nhận phí bảo trì, căn cứ vào
phân hạng từng chung cư. Hiện nay, phân
hạng chung cư căn cứ vào Thông tư số
31/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 về phân
hạng và công nhận hạng nhà chung cư. Mục
đích và yêu cầu của Thông tư này nhằm xác
định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện
quản lý. Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận
hạng nhà chung cư là BQT: trên 50% tổng
số chủ sở hữu nhà chung cư đề nghị hoặc
theo đề nghị của cơ quan xử lý vi phạm.
Mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến mức
tối đa căn cứ vào giá trị phí bảo trì mà CĐT
đang chiếm giữ trái pháp luật n
phí bảo trì ... (Tiếp theo trang 54)
6 Trích Báo cáo số 695/BC-HĐBCQG ngày 19/7/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia tổng kết cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_lap_phap_so_20_420_ky_2_thang_102020.pdf