Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020

Tóm tắt:

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình thực hiện

Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

năm 2020 cho thấy dự kiến sẽ có 08/12 chỉ tiêu đạt, vượt và có

04/12 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, mặc dù Quốc hội, Chính phủ

cùng chung sức, đồng lòng triển khai các giải pháp đặc biệt, linh

hoạt, thậm chí chưa có tiền lệ để nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

là phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch bệnh. Những

kết quả đạt được phản ánh tương đối rõ nét và chân thực bức tranh

toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đặt trong bối cảnh

nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực do đại dịch

Covid-19 gây ra.

Abstract:

Although the National Assembly and the Government have joined

their forces and unanimously carried out the special, flexible, even

unprecedented solutions to strive to realize the “dual goal” as of

socio-economic development and prevention and controlling of

the disease, the report of the Ministry of Planning and Investment

on an assessment of the enforcement of the Resolution of the

National Assembly on the socio-economic developments in 2020

reveals that it is expected 8 of 12 indices reaching and exceeding

the planned targets and 04 of 12 indices not reaching the planned

targets. The achieved results reflect relatively clearly and

accurately the overall picture of Vietnam’s economy in 2020 under

the circumstance that our country has been and will continue to be

negatively affected by the Covid-19 pandemic.

1. Kinh tế Việt Nam năm 2020: Nỗ lực

vượt qua khó khăn

Từ đầu năm 2020 đến nay, sự bùng phát

của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện,

sâu rộng và tiếp tục có diễn biến phức tạp,

khó lường. Tình hình chính trị, kinh tế thế

giới và khu vực có nhiều biến động nhanh

chóng, phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai,

lũ lụt, sạt lở, giông lốc, dịch bệnh diễn ra ở

nhiều nơi. Trong bối cảnh hết sức khó khăn,

hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ

tịch nước, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời

ban hành các kết luận, nghị quyết, chỉ thị với

phương châm “chống dịch như chống

giặc”; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”:

Vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả;

vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã

hội. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên

1 Báo cáo số 6219/BC-BKHĐT, ngày 22/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr.7.

hàng đầu, quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe

nhân dân, ổn định xã hội. Có thể thấy, về

cơ bản, các giải pháp điều hành chính sách

kinh tế vĩ mô đã được thực thi đúng hướng

và phù hợp, được nhân dân cả nước đồng

tình, cộng đồng thế giới đánh giá cao

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 68 trang xuanhieu 3760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 18 (418) - Kỳ 2, Tháng 9/2020
thể hiện ý kiến về các văn
bản luật và các quyết định hành chính của
chính quyền bang hoặc chính quyền đô thị.
Hầu hết các bang đều áp dụng hình thức
trưng cầu ý dân bắt buộc hoặc trưng cầu ý
dân không bắt buộc về luật hoặc kết hợp cả
hai hình thức này. Ví dụ, các nghị quyết về
chi tiêu trên một mức tiền nhất định hoặc về
những loại thuế mới ở nhiều bang được quy
định phải tiến hành trưng cầu ý dân bắt buộc;
ở các bang còn lại thì trưng cầu ý dân có thể
thưc hiện nhưng không bắt buộc. Bằng cách
đó, người dân Thụy Sỹ có thể tham gia quyết
định về các công trình hạ tầng công cộng
được xây dựng hoặc tài trợ từ ngân sách
công hoặc việc chi tài chính cho các trường
học, bệnh viện.
Dân chủ trực tiếp ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ cũng được coi là quốc gia tiêu
biểu trong việc thực hiện DCTT. DCTT
cũng được thực hiện ở Hoa Kỳ từ rất lâu và
hiện vẫn đang được thực hiện một cách phổ
biến hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới6. 
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, DCTT chỉ được
thực hiện ở cấp bang. Nước này chưa từng
tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân (kể cả bắt
buộc hoặc chỉ có tính chất tham vấn) ở cấp
liên bang. Những nỗ lực áp dụng các thiết
chế DCTT ở cấp liên bang cho đến nay vẫn
chưa thành công7. 
Về mặt pháp lý, mặc dù DCTT với tư
cách là một nguyên tắc lập pháp chưa được
ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng lý
thuyết về DCTT đã được hiện thực hóa ở
nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh
cho các quyền dân sự và công bằng xã hội đã
diễn ra trong nhiều thế kỷ ở Hoa Kỳ và trong
quá trình đó, DCTT đã được vận dụng như là
một công cụ pháp lý quan trọng thực hiện
quyền lực nhân dân. Ví dụ, thông qua hình
thức trưng cầu ý dân, toàn bộ các bang phía
Tây của Hoa Kỳ trao quyền bầu cử cho phụ
nữ; ở bang Oregon, việc trưng cầu ý dân đã
dẫn tới việc xoá bỏ hình phạt tử hình và áp
dụng chế độ làm việc 8 tiếng tuần và quy định
mức lương tối thiểu của người lao động... 
Xét về mặt lịch sử, các yếu tố DCTT
cũng đã có truyền thống lâu đời ở Hoa Kỳ.
Một hình thức được gọi là “town hall
meetings” (các cuộc họp ở tòa thị chính) -
một loại hình hội nghị công dân, đã được
thực hiện từ khi nước này còn là một thuộc
địa của Anh. Năm 1778, cuộc trưng cầu ý
dân đầu tiên đã được tiến hành ở cấp bang -
đó là một cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp
ở bang Massachusetts. Năm 1898, bang
South Dakota đã ghi nhận trưng cầu ý dân
không bắt buộc và sáng quyền nhân dân
61Số 18 (418) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
trong Hiến pháp của mình. Năm 1902, Nghị
viện bang Oregon cũng thông qua quy định
tổ chức trưng cầu ý dân bắt buộc về sửa đổi
Hiến pháp. Năm 1911, bang California cũng
ghi nhận các hình thức DCTT. 
Từ 1898 đến 1918, 24 bang của Hoa Kỳ
đã ghi nhận trưng cầu ý dân và sáng quyền
nhân dân trong Hiến pháp của mình. Dù vậy,
sau năm 1918, việc thiết lập các hình thức
DCTT trở lên chậm hơn. Năm 1959, bang
Alaska đưa vào áp dụng sáng quyền nhân
dân, các bang tiếp theo là Florida vào năm
1972 và Mississippi vào năm 19928 
Hiện nay, hầu hết các bang của Hoa Kỳ
đều ghi nhận một số hình thức DCTT, thông
thường là sáng quyền nhân dân và trưng cầu
ý dân. Đối với sáng quyền nhân dân về Hiến
pháp và luật, điều kiện cần thiết trong việc
thu thập chữ ký có sự khác nhau ở từng tiểu
bang, dao động trong khoảng từ 2% đến
15%. Thời gian thu thập chữ ký trung bình
là 15 tháng9.
Việc bầu cử trực tiếp thống đốc được ghi
nhận ở tất cả các tiểu bang. Ở cấp cơ sở thì
thị trưởng, cảnh sát trưởng, v.v. cũng được
bầu trực tiếp. Tất cả những người do dân
trực tiếp bầu ra có thể bị bãi nhiệm theo sáng
kiến của Nhân dân.
Dân chủ trực tiếp ở một số nước phát
triển khác
Ở các nước phát triển khác (Anh, Úc,
New Zealand, Áo, Thụy Điển, CHLB Đức,
Nhật Bản...) hiện đều đã áp dụng những hình
thức DCTT phổ biến mà IDEA đã xác định
là: trưng cầu ý dân, sáng kiến của công dân,
sáng kiến chương trình nghị sự, bãi miễn đại
biểu dân cử10, mặc dù mức độ, cách thức và
cả tên gọi của các hình thức DCTT nêu trên
ít nhiều khác nhau ở các quốc gia.
- Trưng cầu ý dân: Pháp luật ở nhiều
nước phát triển trao cho người dân quyền,
thông qua cuộc trưng cầu ý dân, trực tiếp
quyết định các vấn đề chính trị, xã hội, pháp
lý quan trọng của đất nước hay của địa
phương. Ở một số nước như New Zealand,
vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là không bị
hạn chế, kể cả trong lĩnh vực ngân sách nhà
nước. Thông thường, kết quả trưng cầu ý dân
có hiệu lực ràng buộc đối với các cơ quan
nhà nước.
- Sáng kiến công dân: Pháp luật ở nhiều
nước phát triển khác còn trao cho công dân
quyền đề nghị đưa một vấn đề quan trọng
quốc gia ra quyết định thông qua cuộc trưng
cầu ý dân. Điều kiện để thực hiện sáng kiến
công dân là người đề xuất phải thu thập đủ
một số lượng chữ ký ủng hộ theo luật định.
Nội dung bỏ phiếu khá đa dạng như: đề xuất
ban hành mới hoặc sửa đổi văn bản pháp
luật, hay vấn đề quan trọng của quốc gia,
cộng đồng. Thông thường kết quả của sáng
quyền công dân có hiệu lực bắt buộc đối với
các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến chương trình nghị sự: Pháp
luật của nhiều nước phát triển cũng trao cho
người dân quyền đề xuất đưa một vấn đề cụ
thể vào chương trình làm việc của cơ quan
lập pháp. Tương tự như sáng kiến công dân,
sáng kiến chương trình nghị sự cần nhận
được một số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ
để có thể được chấp nhận bởi cơ quan lập
pháp. 
- Bãi nhiệm đại biểu dân cử: 
Pháp luật ở nhiều nước phát triển trao
cho người dân quyền bãi miễn đại biểu dân
cử. Theo nghiên cứu của tổ chức IDEA, hiện
8 Michael Efler, 100 Jahre direkte Demokratie in den USA, 
Themenfokus/ Demokratie/21/cmd.14/audience.d.
9 Ralf-Uwe Beck und Daniel Schily, Die direkte Demokratie in den USA, 2011.
10 Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), DCTT: Sổ tay IDEA Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì
bản tiếng Việt), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
Số 18 (418) - T9/202062
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
nay, các nước phát triển trên thế giới ghi
nhận hai hình thức bãi miễn chính theo mức
độ tham gia của người dân trong quá trình
này: (1) bãi miễn đầy đủ - là bãi miễn đòi hỏi
phải có sự tham gia của người dân cả ở giai
đoạn đề xuất và cả giai đoạn bỏ phiếu thông
qua; (2) bãi miễn hỗn hợp - là bãi miễn đòi
hỏi sự tham gia của người dân ở giai đoạn
đề xuất, hoặc giai đoạn bỏ phiếu thông qua.
Cả hai hình thức này đều có thể sử dụng ở
cấp quốc gia, khu vực và địa phương, cũng
có thể được sử dụng cho cả các quan chức
của cơ quan hành pháp hoặc các thành viên
được bầu của cơ quan lập pháp11. 
Dân chủ trực tiếp ở một số nước Đông
Nam Á
DCTT cũng được đề cập trong Hiến
pháp của nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN). Ví dụ, Hiến
pháp Indonesia (1945), Malaysia (1957),
Brunei (1959); Hiến pháp Myanmar (2008),
Hiến pháp Camphuchia năm 1993; Hiến
pháp Lào năm 2015; Hiến pháp Singapore
năm 1965; Hiến pháp Thái Lan (2017).
Trong số các bản Hiến pháp này, ngoại trừ
Brunei, Hiến pháp của các nước còn lại đều
thể hiện và bảo đảm cho người dân được
hưởng quyền trưng cầu ý dân.
- Hiến pháp Campuchia và Thái Lan quy
định các quyền công dân trong lĩnh vực
chính trị như quyền không phân biệt giới
tính khi tham gia vào các hoạt động của
chính quyền; quyền đề xuất ý kiến để trưng
cầu ý dân về hoạt động chính trị, văn hoá,
kinh tế, các vấn đề xã hội.
- Hiến pháp năm 2017 của Thái Lan nhấn
mạnh đến vấn đề tham nhũng, cơ chế kiểm
soát tham nhũng, trong đó khẳng định vai trò
của người dân tham gia chống tham nhũng. 
- Hiến pháp Indonesia xác định nguyên
tắc công dân có quyền bình đẳng trong việc
tham gia chính quyền12...
2. Một số gợi mở cho Việt Nam
Qua nghiên cứu các hình thức DCTT
được vận dụng ở một số quốc gia trên thế
giới, có thể rút ra một số gợi mở cho Việt
Nam như sau:
Thứ nhất, trên thế giới ngày nay, nền
dân chủ hiện đại là nền dân chủ kết hợp giữa
dân chủ đại diện và DCTT. Không một quốc
gia nào có thể áp dụng thuần tuý các hình
thức DCTT vì những trở ngại về tài chính và
tổ chức trong một xã hội hiện đại mà các vấn
đề của đất nước và cộng đồng ngày càng
nhiều, đa dạng và phức tạp hơn.
Nhìn chung, hầu hết các vấn đề thông
thường ở các quốc gia được người dân ủy
thác cho cơ quan đại diện (nghị viện) giải
quyết, chỉ có những vấn đề quan trọng quốc
gia và những vấn đề ở cấp cơ sở mới được
quyết định bằng các hình thức DCTT. Bên
cạnh đó, bãi miễn đại biểu dân cử cũng được
thực hiện một cách trực tiếp bởi cử tri - cũng
được xem là một hình thức DCTT, dưới góc
độ người dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định
một vấn đề quan trọng quốc gia, trong
trường hợp này là quyết định bầu hay bãi
miễn đại biểu dân cử.
Thứ hai, về cơ bản, nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước thông qua dân chủ đại
diện. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vấn
đề đều cần được quyết định bởi cơ quan đại
diện nhân dân. Có những vấn đề quan trọng
quốc gia như Hiến pháp, những vấn đề ở cơ
sở trực tiếp tác động đến người dân, cần phải
phản ánh được chính xác và đầy đủ ý chí,
nguyện vọng của nhân dân, chỉ có thể đạt
được thông qua DCTT. Bởi lẽ, thông qua
11 Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), DCTT: Sổ tay IDEA Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì
bản tiếng Việt), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12 Hiến pháp Indonesia tại trang  
(Xem tiếp trang 64)
THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG
TạP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp trân trọng thông báo tới các Quý tác giả thể lệ
gửi bài đăng trên Tạp chí như sau:
1. Bài viết gửi đăng Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp là các bài viết có nội dung mới,
thể hiện kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và giới thiệu kinh nghiệm trong nước,
nước ngoài về hệ thống chính trị, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,
về pháp luật và chính sách (kinh tế, xã hội, chính trị, đối ngoại và quốc phòng - an
ninh...). Tạp chí đặc biệt ưu tiên và chú trọng những bài viết góp ý vào các dự án
luật, pháp lệnh; bài viết có tính phản biện khoa học, phân tích tác động đa chiều
của các chính sách; bài viết có tính ứng dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. 
2. Bài viết gửi đăng Tạp chí là bài chưa từng công bố trên bất kỳ phương tiện báo
chí, xuất bản nào khác. Tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả của bài viết và chịu
trách nhiệm về toàn bộ nội dung khoa học, cũng như các thông tin, tư liệu, số liệu,
biểu đồ, trong bài viết. 
3. Bài viết trình bày thành các phần, các mục rõ ràng, mạch lạc và hợp lý. Bài viết
có đầy đủ tên bài (không quá 20 từ), phần tóm tắt (sapo) phản ánh các đóng góp
mới (khoảng 8 dòng, bằng tiếng Việt và khuyến khích bản dịch tiếng Anh), từ
khóa (3-5 từ, phản ánh nội dung chính của bài viết, khuyến khích dịch tiếng Anh). 
Nếu bài viết được chia thành các mục và tiểu mục, cần đánh số theo thứ tự: 1.;
1.1.; 1.1.1.;...
4. Mỗi bài viết có độ dài tối thiểu 6 trang, tối đa 12 trang, cỡ chữ 12, cách dòng 1.2
lines, cách đoạn 3 pt, font chữ Unicode (Times New Roman, được đánh máy vi
tính định dạng khổ A4, bao gồm 1 bản điện tử (bắt buộc) và 1 bản in (nếu có).
5. Tên riêng của người, địa phương, thuật ngữ tiếng nước ngoài để nguyên văn (phiên
dịch tiếng Việt kèm theo) trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật
Bản...).
6. Tài liệu tham khảo và cách thức trích dẫn:
Tài liệu tham khảo: Khi sử dụng tài liệu tham khảo trong bài viết, chú thích đầy
đủ tên tài liệu, tác giả của tài liệu, ngày, tháng xuất bản (đăng tải) tài liệu, số trang
trong tài liệu được trích dẫn theo thứ tự sau đây:
- Đối với tài liệu là sách: Tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm
xuất bản, số trang trong sách được trích dẫn. Ví dụ: Đỗ Văn Đại - Mai Hồng Quỳ,
Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010, tr.583.
- Đối với tài liệu là các bài tạp chí: Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí, số xuất
bản, năm và tháng xuất bản, số trang trong Tạp chí được trích dẫn. Ví dụ: Lê Văn
Cảm, “Sửa đổi Hiến pháp năm 1992- cơ cấu chung và các quy định cơ bản về tổ
chức bộ máy quyền lực nhà nước”, Nghiên cứu Lập pháp, số 22, 11/2010, tr.15.
- Đối với tài liệu trên website: Tên tác giả, tên bài viết, địa chỉ truy cập,
ngày/tháng/năm truy cập. Ví dụ: Trọng Mạnh, Công chứng sai, phải bồi thường,
63Số 18 (418) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
Số 18 (418) - T9/202064
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
 truy
cập ngày 15/03/2012.
Cách thức trích dẫn trong bài: Trích dẫn nguyên văn phải để trong dấu ngoặc kép.
Trích dẫn gián tiếp phải bảo đảm không sai lệch ý của tác giả được trích dẫn.
7. Bài viết ghi rõ: Họ và tên tác giả, học vị, chức danh khoa học, chức vụ, cơ
quan/đơn vị nơi làm việc (nếu có), điện thoại liên hệ, thư điện tử, địa chỉ nhận báo
biếu và số tài khoản cá nhân (nếu có) của tác giả để thuận tiện cho Tạp chí liên lạc
khi trao đổi thông tin.
8. Tác giả có thể gửi bài viết cho Tạp chí theo các cách thức sau:
- Gửi bản điện tử qua địa chỉ thư điện tử của Tạp chí (nclp@quochoi.vn);
- Gửi bản in qua bưu điện tới địa chỉ tòa soạn: Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp - 
35 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội;
- Trực tiếp đưa đến Tòa soạn (theo địa chỉ trên).
9. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được bài viết, Tạp chí sẽ thông báo cho
Tác giả việc sử dụng hay không sử dụng bài viết qua điện thoại hoặc thư điện tử.
Tạp chí không trả lại bản thảo nếu bài viết không được sử dụng.
10. Sau khi gửi bài, nếu muốn chuyển bài viết sang các báo, tạp chí khác, tác giả
thông báo lại để Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp biết.
11. Tác giả có bài viết đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp được trả nhuận bút
theo quy định và 01 số tạp chí biếu. 
12. Bài viết được đăng trên Tạp chí đồng thời sẽ được đưa lên Trang thông tin điện tử
của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (địa chỉ: www.lapphap.vn)./.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
DCTT, ý chí, nguyện vọng của nhân dân
được phản ánh một cách nguyên bản nhất
trong các quyết định chính trị. 
Thứ ba, trong các nền dân chủ ngày nay,
việc lựa chọn sử dụng hình thức dân chủ đại
diện hay hình thức DCTT khi quyết định
chính sách cần phải tính đến việc khắc phục
những hạn chế và phát huy những ưu điểm
của từng loại hình dân chủ này. Việc thiết lập
thêm các yếu tố của DCTT giúp tăng cường
quyền lực trực tiếp của người dân để khắc
phục những khiếm khuyết, hạn chế của dân
chủ đại diện. Trong nhiều trường hợp, các
hình thức DCTT có thể bổ sung cho dân chủ
đại diện.
Thứ tư, hình thức DCTT điển hình là
“trưng cầu ý dân” được Hiến pháp, pháp luật
nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và
được sử dụng trên thực tế phổ biến hơn so
với các hình thức DCTT khác.
Thứ năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã
sử dụng hiệu quả hình thức “sáng quyền
nhân dân”. Ở đây, sáng quyền không bắt
nguồn từ nghị viện hay chính phủ mà từ
người dân. Như vậy, nó có thể được coi là
yếu tố động lực hoặc là gia tốc của DCTT.
Đây là những kinh nghiệm quý, là một gợi ý
đáng quan tâm đối với Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước tan
CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ... (Tiếp theo trang 62)

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_lap_phap_so_18_418_ky_2_thang_92020.pdf