Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021

Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu với việc thực hiện mục tiêu của Paris COP 21 là đảm bảo sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ nay đến 2.100 ở mức dưới 2°C bằng biện pháp giảm sản xuất và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), nguyên nhân phát ra 2/3 lượng khí nhà kính (CO2) mà thay thế bằng các nguồn NLTT như gió, mặt trời, sinh khối. Riêng đối với Việt Nam, là đất nước sẽ chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi khí hậu, lại có tiềm năng nguồn NLTT (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt) phong phú, trong khi các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước như thủy điện vừa và lớn, than, dầu khí đều ngày càng cạn kiệt và đang biến từ một nước xuất khẩu năng lượng tịnh thành nước nhập khẩu tịnh thì việc tăng cường phát triển các nguồn NLTT có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong mục tiêu toàn cầu vừa đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước. Hơn nữa, tại Paris COP 21, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ giảm 8% lượng khí nhà kính CO2 so với kịch bản phát triển thông thường vào năm 2030 và có thể cắt giảm đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế từ sự hợp tác song phương và đa phương. Cụ thể, tiềm năng các nguồn NLTT Việt Nam: Thủy điện nhỏ: được đánh giá là dạng NLTT khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính. Theo đánh giá của UNIDO, Việt Nam là nước đứng đầu trong khối ASEAN trong việc khai thác nguồn thủy điện nhỏ (TĐN) công suất đến 10MW (Việt Nam quy định các dự án TĐN có công suất dưới 30MW) với tổng công suất đặt hiện có là 1836MW/tổng tiềm năng 7.200MW. Các dự án TĐN này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư và vận hành với hiệu quả kinh tế cao các trạm thủy điện nhỏ tại một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 1

Trang 1

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 2

Trang 2

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 3

Trang 3

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 4

Trang 4

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 5

Trang 5

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 6

Trang 6

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 7

Trang 7

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 8

Trang 8

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 9

Trang 9

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang xuanhieu 7120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 47 - Tháng 1+2+3/2021
 
qua mấy cuộc chiến tranh, tâm 
lý bùng nổ, khủng hoảng diễn 
ra như hiện nay là tất yếu. Ở 
phương Tây sau Đại chiến II 
cũng vậy. Thân phận con người 
bị khủng bố, dập vùi, người ta 
không thiết sống nữa. Họ không 
thấy giết người là tội ác, không 
hiểu tội ác là gì.
Tôi muốn, trong giai đoạn 
khủng hoảng này, nghệ thuật 
phải đưa con người trở về với 
con người, con người hiền hoà, 
con người yêu thương...”.
Yêu thương chứ không phải 
là hằn thù, bạo lực, chiến tranh, 
“Hoàn Kiếm” hoặc “Trả gươm”, 
hoặc hòa bình, yên ổn, đó là tinh 
thần dân tộc Việt Nam, ai cũng 
biết vậy.
Hình như thiên nhiên Việt 
Nam cũng mang đậm ý tưởng 
đó: Hà Nội là một vườn hoa đẹp 
và thơm. Nào chợ hoa Hàng 
Lược, nào bích đào Nhật Tân, 
nào làng hoa Quảng Bá, nào 
vườn hoa Mê Linh (cách Hà Nội 
trên mười cây số) và “con đường 
đào quất”: quất với nhiều tầng 
quả, màu vàng cam óng ánh 
nắng mặt trời, đào “như má 
hồng thiếu nữ”. Những ngày giáp 
Tết, con đường từ Phú Thượng 
về Hồ Tây. Đào và quất trên xe 
ô tô, xe máy, xe đạp, cả người 
đi bộ nữa, chở đây đào và quất, 
chảy về Hà Nội, tỏa ra ba mươi 
sáu phố phường. Tác giả gọi con 
đường đầy hoa thắm, quả vàng 
đó là “Con đường đào quất”, tác 
giả viết: “Con đường đào quất 
dẫn chúng ta đến chân trời vô 
tận của tình bạn, tình yêu” và 
“Nó như dòng sông hoa, quả kỳ 
ảo dưới nắng vàng”.
Làng hoa Hà Nội (Ngọc Hà) 
muôn vàn hương sắc. Khóm này 
hoa đào thắm nở, giống như 
mảng phấn hồng tụ lại; khóm kia 
rực rỡ cúc vàng, khóm khác rực 
sáng cẩm chướng, quế, hồng, 
lan; hội tụ về đây những hương 
hoa thơm ngát, bưởi, ngâu, ngọc 
lan, huệ... Đó chính là tâm hồn 
tươi đẹp, thơm tho của người Hà 
Nội ngàn năm văn hiến. Giữa 
những màu sắc, hương thơm 
của làng hoa ấy, một bản nhạc 
vang lên: các cô gái làng hoa, 
giống như những nữ hoàng đầy 
hoa, thúng hoa trên đầu, tay 
phải một bó hoa, tay trái ôm 
một thúng hoa nữa, gõ những 
nhịp guốc như gõ những nhịp 
phách sắc xảo, những buổi sáng 
trong lành Hà Nội.
Hồ Tây cũng ẩn chứa nhiều 
nét tinh hoa của Hà Nội. Con 
mắt thơ của tác giả nhìn Hồ Tây 
“như thực như mơ” dưới thời 
mây bảng lảng. Từ ban mai đến 
chiều hôm, Hồ Tây nhuốm sắc 
cầu vồng, từ màu hồng đến màu 
xanh, màu tím, màu vàng, một 
bài thơ. Đến Hồ Tây con người 
tự do, con người sáng tạo sống 
dậy với vũ trụ, nghệ thuật, triết 
học, đời sống tâm linh cũng 
thức dậy với vùng “văn hóa Phật 
giáo” này.
Biết bao đền và chùa bao 
quanh Hồ Tây. Đi trên đường 
đường Cổ Ngư, nghe tiếng 
chuông đồng Ngũ Xã “lướt trên 
sóng hồ Trúc Bạch” và tiếng 
chuông chùa Trấn Quốc ngân 
nga, vang động lòng người. Mỗi 
sáng, mỗi chiều, từ các chùa bao 
quanh Hồ Tây, đền Quán Thánh, 
chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, từ 
chùa và đền bên Yên Thái, vùng 
Bưởi, ngân vang biết bao tiếng 
chuông đầy bí ẩn, khi nhẹ nhàng, 
khi gióng giả, khi êm đềm, khi 
rung động, khi du dương xuyên 
qua không gian và thời gian, như 
tiếng gọi tha thiết hoặc trầm lặng 
của Chư Phật Bồ Tát đầy lòng từ 
bi, hỉ xả
Tất cả những cái đó tạo ra 
“một thế giới tâm linh huyền 
diệu” cuộc sống tâm linh, những 
giá trị tâm linh - có lẽ đó là tinh 
hoa cơ bản của người phương 
Đông, của người Hà Nội, người 
Việt Nam.
Theo tôi hiểu, tác phẩm “Tinh 
hoa Hà Nội” biểu đạt đúng “bản 
sắc dân tộc Việt Nam”. Song, từ 
xưa tới nay, riêng tôi, tôi dùng 
“tinh thần dân tộc Việt Nam”, tức 
là cái “tinh túy”, cái “tinh hoa” và 
cái “thần” của dân tộc Việt Nam. 
Cái “thần” cái “tinh túy” ấy ít phụ 
thuộc vào cái hình thức, cái bên 
ngoài. Chẳng hạn, các lễ nghi 
hiện nay, không cần đến những 
bộ áo tế thụng the, gấm xanh, 
hoặc bàn thờ không quá “quy 
mô” mà có thể thu hẹp, với bình 
hương, đôi cây nến đồng nhỏ, 
đôi hạc nhỏ cao độ ba mươi, bốn 
mươi phân... Những cái tinh túy, 
cái thần của việc cúng gia tiên, 
ông bà, cha mẹ (đã khuất) còn 
tồn tại mãi, trong tấm lòng con 
cháu trong gia đình. Phải hiện đại 
hóa mọi phong tục, tập quán, 
phải phát triển cái “thần” của 
truyền thống tốt đẹp phương 
Đông, kết hợp với tinh hoa văn 
hóa phương Tây; nhân loại xây 
dựng một nền văn hóa toàn thế 
giới, đa dạng, đa sắc tộc.
Vui nhất là chợ Đồng Xuân,
Thứ gì cũng có xa gần bán mua.
Chợ Đồng Xuân là nơi giao 
lưu hàng hóa luôn luôn chuyển 
động. Ngoài ven đô từ nửa đêm, 
gánh rau quả, hoặc tải xe bò thịt 
cá vào chợ; cua bể, tôm bể từ 
Hải Phòng chở lên Hà Nội. Và từ 
miền Trung, miền Nam cũng ùn 
ùn chở đến chợ Đồng Xuân nào 
xoài, nào cá, nào đường bánh từ 
các lò thủ công. Rồi, những giao 
lưu miền ngược miền xuôi. Bây 
giờ còn có các mặt hàng điện tử, 
từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái 
Lan... Và ồn ào đủ mọi tiếng nói, 
tiếng Tây, tiếng Tàu, Ấn Độ... 
Chợ Đồng Xuân là một thế giới 
tấp nập, người mua kẻ bán, 
người du lịch đi xem chợ, suốt 
ngày, không ngớt.
Điều khiến tất cả mọi sự 
nhốn nháo, tấp nập, xô bồ ấy là 
những người đàn bà giỏi giang, 
hoạt bát, các bà Nga, Thuận, 
Hinh, Thành... Mỗi sạp hàng 
đều có bàn thờ Phật - nhiều bà 
đã sáu mươi, bảy mươi tuổi, bán 
hàng ở chợ này ba, bốn chục 
năm, có bà “đi chợ” từ khi mười 
tuổi, các bà nhanh nhẹn, nhạy 
cảm, suốt ngày, suốt tháng, 
suốt năm và năm này năm khác, 
chỉ lo toan hàng và tiền, tiền và 
hàng. Thế mà chợ vẫn ngày một 
phát triển, ngày một đẹp, ngày 
một tăng thêm nền văn hoá dân 
dã. Cái ”phép tiên” ấy là tấm 
lòng thẳng thắn, trung thực, 
tình chị em, cả lòng từ thiện, 
công đức nữa. Chớ tưởng rằng 
người buôn bán thì “tiền trao, 
cháo múc”. Những kẻ điêu bạc, 
chua ngoa không “trụ” được ở 
chợ Đồng Xuân này. Các bà, các 
chị theo phương châm: “sống 
tử tế”, “sống đàng hoàng”, đàng 
hoàng từ cách đối xử với bạn bè, 
khách hàng, đàng hoàng từ cách 
ăn nói, đến áo quần, ứng xử lịch 
lãm, cả sang trọng nữa. Cái “thế 
giới đàn bà” đẹp đẽ, tài năng ấy 
là một tinh hoa của người Hà 
Nội. Nhà văn, với tấm lòng rộng 
mở, bao dung, biết gạt bỏ cái 
bề ngoài, những định kiến, để 
phát hiện cái bản chất, cái tinh 
hoa của sự vật, của “thế giới 
đàn bà” nhốn nháo, náo nhiệt, 
là chợ Đồng Xuân ấy.
Ở mỗi nhóm người, mỗi cảnh 
quan, Mai Thục sáng tạo một 
nét, hay một khối tinh hoa của 
Hà Nội, của dân tộc - những 
sáng tạo ấy là của một tâm hồn 
thơ. Tập ký “Tinh hoa Hà Nội” 
đầy chất thơ, là như vậy. Đây 
là quần thể kiến trúc giữa Thủ 
đô Hà Nội; Hồ Gươm, nơi có 
gió xanh, hàng cây xanh, nước 
xanh, trời xanh, tiếng chim 
xanh, những nốt nhạc xanh, bầu 
trời xanh... Những màu xanh ấy 
bao vây lấy quần thể kiến trúc 
đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, 
đài Nghiên, tháp Bút, do thi sĩ 
tuyệt vời Nguyễn Văn Siêu tạo 
nên. Tháp Bút gồm năm tầng 
đá trên cùng là ngọn bút lông, 
như viết thẳng lên bầu trời. Cả 
quần thể kiến trúc này là biểu 
tượng của tinh hoa văn hóa Hà 
Nội, và tinh hoa văn hóa dân tộc 
ta. Đền Ngọc Sơn, thờ đức thánh 
Trần, thờ Văn Xương thần học, 
thờ Lã Đồng Tân, chữa bệnh cho 
dân chúng bằng nhiều vị thuốc 
tiên. Đền Ngọc Sơn ấy còn là nơi 
xướng hoạ thơ tao nhã dưới thời 
Lê Thánh Tông. Và, ngày nay, 
tác giả thấy nó là biểu tượng của 
khí tiết sĩ phu Bắc Hà. Hồ Hoàn 
Kiếm hoặc hồ Trả Gươm, là “khát 
vọng hòa bình của nhân dân, 
của kẻ sĩ Bắc Hà”, khát vọng tỏa 
sáng màu xanh biếc trong năm 
thế kỷ nay, màu xanh biếc ấy là 
linh hồn sĩ phu Bắc Hà. Tác giả 
viết: vẻ đẹp Hồ Gươm, đền Ngọc 
Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài 
Nghiên “là hiện thân của chí khí 
sĩ phu Bắc Hà, đề cao văn hoá, 
chữ nghĩa và tu luyện đạo đức”, 
“Kẻ sĩ Bắc Hà sống thanh bạch 
cùng núi non, hồ nước, trăng 
sao, cây cỏ không màng danh 
vọng, không chịu nhục để có 
giàu sang, của cải”, tức là họ 
không “bán linh hồn cho quỷ 
dữ”. Họ dám xông pha xây dựng 
nước non nhà bằng ngòi bút, 
hoà nhập với vũ trụ, với cộng 
đồng thế giới”. Những suy tư này 
gần gũi với những suy tư Văn 
Văn hóa
78 79NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 1+2+3/2021
Lễ hội Hoa Ban - 
điểm hẹn mùa xuân 
nơi núi rừng Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban được tỉnh Ðiện Biên tổ chức với 
quy mô cấp tỉnh lần đầu năm 2014 trong chuỗi 
các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ðiện 
Biên Phủ. Trải qua 6 mùa lễ, hiện Lễ hội Hoa Ban 
Ðiện Biên đã trở thành địa điểm “đến hẹn lại lên”, 
được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
HUYỀN DUNG
L ễ hội Hoa Ban hiện đã trở thành sự kiện văn hóa, du lịch mang tính cộng đồng và xã hội. 
Nó không chỉ là ngày hội của 
riêng dân tộc Thái mà trở thành 
ngày hội của cộng đồng các dân 
tộc tỉnh Ðiện Biên.
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt 
động văn hóa, thể thao, du lịch, 
lịch sử phong phú, đa dạng như: 
diễu hành văn hóa đường phố; 
không gian văn hóa vùng cao; 
giao lưu, trải nghiệm các môn 
thể thao dân tộc (tó má lẹ, đi cà 
kheo, tù le, ném còn, trải nghiệm 
xe đạp thồ hay tải đạn...). Bên 
cạnh đó, hai hoạt động là cuộc 
thi “Trình diễn trang phục truyền 
thống các dân tộc” và “Người 
đẹp hoa ban” sẽ được tổ chức 
đan xen theo từng năm, đây 
là những hoạt động mang tính 
điểm nhấn trong những ngày 
diễn ra lễ hội và đã nhận được 
sự quan tâm của đông đảo người 
dân, du khách thập phương. 
Cho đến hiện tại, Lễ hội Hoa 
Nghe những người già ở 
Mường Lay, Tuần Giáo kể lại, Lễ 
hội Hoa Ban xưa còn được gắn 
với lễ hội Xên Mường hay lễ hội 
Cầu mùa, thường được tổ chức 
vào dịp tháng 2 Âm lịch hàng 
năm, khi hoa ban bắt đầu nở 
trắng khắp các sườn đồi. Ðây là 
dịp để người dân thể hiện tấm 
lòng tôn kính tri ân với tổ tiên 
và các vị thần núi, thần sông 
và cũng là dịp để cầu cho quốc 
giá tên Ban xinh đẹp nhất bản 
mường ở xứ Mường Trời. Nàng 
đem lòng yêu chàng trai tên 
Khum, chàng trai dù nhà nghèo 
nhưng lại giỏi săn bắn, chăm làm 
và tốt bụng. Tuy nhiên, tình yêu 
của họ đã gặp trắc trở khi bố, 
mẹ nàng Ban hứa gả nàng cho 
con trai Tạo mường (một chức 
danh trong cộng đồng người 
vùng cao cũ). Ngày cưới đã được 
ấn định nhưng Khum đi săn bắn 
ở rừng sâu vẫn chưa về. Vào 
một đêm mưa gió, nàng Ban đã 
buộc khăn piêu ở cầu thang rồi 
một mình băng núi, băng rừng 
đi tìm người yêu. Nàng đi mãi, 
đi mãi, rồi kiệt sức và chết bên 
sườn núi lưng trời. Tại nơi nàng 
chết, người ta thấy có một loài 
hoa trắng muốt, hương thơm 
dịu ngọt. Dân bản tin rằng đó là 
nàng Ban đã hóa thân thành loài 
hoa ấy; cánh hoa trắng muốt 
thể hiện tình yêu son sắt thủy 
chung với chàng Khum
thái, dân an, bản mường no ấm, 
quanh năm mưa thuận gió hòa, 
mùa màng tươi tốt
Với riêng đồng bào Thái ở 
Điện Biên, Lễ hội Hoa Ban còn 
thể hiện nét văn hóa tâm linh 
trong đời sống gắn với truyền 
thuyết về nàng Ban hay “sự tích 
hoa ban trắng”. Chuyện kể rằng, 
đó là một người con gái Thái 
xinh đẹp, nết na và rất mực thủy 
chung trong tình yêu đôi lứa. Cô 
Ban đã được tổ chức quy mô, 
bài bản hơn và được xây dựng 
thành sản phẩm du lịch mang 
thương hiệu trên cả nước, bởi 
đây chính là dịp để mọi người 
dân cùng ôn lại truyền thống và 
tri ân những người con của quê 
hương, những người anh hùng 
đã làm nên Chiến thắng lịch sử 
Ðiện Biên Phủ.
Tỉnh Ðiện Biên đã chọn ngày 
13/3 Dương lịch hàng năm 
là ngày khai mạc Lễ hội Hoa 
Ban vì đây chính là ngày quân 
ta nổ phát súng đầu tiên mở 
màn Chiến dịch Ðiện Biên Phủ 
(13/3/1954). Đồng thời, đây 
cũng là thời điểm hoa ban đẹp 
nhất, nở trắng khắp các sườn 
núi, lòng thung và trên từng 
con phố...
Ngày nay, Lễ hội Hoa Ban 
Ðiện Biên đã trở thành một sự 
kiện văn hóa, thể thao và du 
lịch tiêu biểu của tỉnh nhằm giới 
thiệu văn hóa truyền thống đặc 
trưng của nhân dân các dân tộc 
trong tỉnh; là dịp để quảng bá 
tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp 
của mảnh đất, con người Ðiện 
Biên đến với đông đảo người 
dân và du khách.
Nổi tiếng từ năm 2014, thế 
nhưng không nhiều người biết 
rằng, Lễ hội Hoa Ban đã có từ 
xa xưa. Trước đây, Lễ hội chỉ 
có phần lễ, mang đậm yếu tố 
văn hóa tâm linh, tín ngưỡng 
của dân tộc Thái và một số dân 
tộc có sự giao thoa với nền văn 
hóa Thái. Do vậy, tín ngưỡng 
này không chỉ có ở riêng Ðiện 
Biên mà còn hiện diện trong 
đời sống văn hóa tâm linh của 
đồng bào nhiều nơi thuộc khu 
vực Tây Bắc như: Sơn La, Lai 
Châu, Yên Bái
Lễ hội Hoa Ban năm 2019.
Hoa ban nở trắng trên núi cao.
Văn hóa
80 NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 1+2+3/2021
Về phần Khum, sau khi về 
đến nhà, thấy chiếc khăn piêu 
của người yêu vắt nơi cầu thang, 
biết là có chuyện chẳng lành, 
bèn vội vã đi tìm nàng. Dò hỏi 
bà con bên bản người yêu, Khum 
biết được là nàng đã bỏ nhà ra 
đi, còn đi đâu thì không rõ.
Thế là chàng trai lên đường đi 
tìm người yêu, đi mãi hết mường 
này, bản khác mà vẫn không 
tìm thấy bóng dáng người yêu. 
Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã 
xuống. Sau khi chết, chàng hóa 
thành con chim sống lẻ loi trong 
rừng và cứ đến mùa hoa ban nở, 
lại hót vang như tiếng gọi người 
yêu tha thiết tự năm nào.
Ở Sơn La, cứ sang xuân, khi 
hoa ban nở trắng trên các sườn 
núi, nam nữ thanh niên trong 
các bản mường lại rủ nhau đi 
hội chơi núi, hái hoa mừng 
xuân. Đây cũng là dịp nam nữ 
thanh niên vui chơi, ca hát, 
đánh đàn tính, thổi kèn, múa 
xòe, trao và đón nhận tình yêu. 
Từ sáng tinh mơ của ngày hội, 
tiếng trống, tiếng chiêng âm 
vang truyền lan núi rừng. Các 
bếp nhà sàn bập bùng lửa đỏ: 
đồ xôi, luộc gà, thái măng; có 
nhà mổ lợn bày cỗ. Rượu cần 
từng vò lớn, nhỏ được bê ra để 
chuẩn bị đãi khách.
Còn những chàng trai, cô 
gái thì áo quần, khăn váy chỉnh 
tề, gọi nhau í ới và cùng đổ ra 
đường dẫn đến những cánh rừng 
có nhiều hoa ban nở. Họ chọn 
những cành hoa đẹp nhất, vừa 
hé nụ đều nhất để tặng người 
yêu và biếu cho bố mẹ. Theo 
quan niệm của người Thái, hoa 
ban không chỉ tượng trưng cho 
tình yêu mà còn là biểu tượng 
của lòng hiếu thảo, biết ơn.
Lễ hội Hoa Ban xưa diễn ra 
trong nhiều ngày. Bên cạnh các 
nghi thức tâm linh và các trò 
chơi dân gian được tổ chức ở 
khắp bản làng thì buổi tối là thời 
gian cho các điệu xòe bên ánh 
lửa hồng ấm áp. Ðêm cuối cùng 
của những ngày lễ hội là đêm 
đặc biệt dành cho các đôi nam 
nữ tỏ tình yêu nhau, hàn huyên 
tâm sự đến khi trời sáng.
Cũng trong ngày hội này, 
trên dòng Nậm Na thường diễn 
ra các cuộc hát giao duyên của 
nam nữ trên thuyền. Thuyền trôi 
nhẹ trên dòng nước; các cô gái 
duyên dáng che ô ngồi ở mũi 
thuyền, bên cạnh những bó hoa 
ban tươi thắm vừa mới hái, cất 
lên tiếng hát những bài dân ca 
mượt mà, giãi bày cảm xúc và 
tâm trạng riêng tư, trong khi 
các chàng trai ngồi ở phía đuôi 
thuyền, vừa lái thuyền vừa đánh 
đàn tính, thổi sáo.
Dưới ánh trăng non mờ ảo, 
hoa ban trắng điểm những giọt 
sương ánh lên một màu tinh 
khiết trên nền xanh của núi 
rừng, những cô gái Thái trong 
trang phục áo cóm, lấp lánh 
hàng khuy bạc e ấp bên những 
chàng trai mình yêu mến. Họ tin 
rằng, tỏ tình trong đêm hội Hoa 
Ban thì sẽ có được một tình yêu 
chung thủy như chuyện tình của 
nàng Ban và chàng Khum
Văn hóa

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nang_luong_sach_viet_nam_so_47_thang_1232021.pdf