Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến nay hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án điện mặt trời, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700MW. VIETNAM CLEAN ENERGY ASSOCIATION S au khi Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT), nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện NLTT. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công các trạm biến áp tổng dung lượng 5.025MVA. Trong đó đã hoàn thành vượt tiến độ một số công trình trọng điểm như: nâng công suất các trạm 500 kV Vĩnh Tân, Di Linh; nâng công suất các trạm 220kV Tháp Chàm, Hàm Tân; hoàn thành đưa vào vận hành các trạm 220kV mới như Ninh Phước, Phan Rí; đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các tuyến đường dây 110kV trong khu vực. Mặc dù công tác đầu tư xây dựng gặp rất nhiều khó khăn thách thức do tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của EVN và các đơn vị cùng sự ủng hộ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, đến nay hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án điện mặt trời, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700MW (bao gồm cả các dự án vận hành trước 30/6/2019 và các dự án mới được đưa vào vận hành trong năm 2020). Cơ bản giải toả hết công suất 113 dự án NLTT đã được đưa vào vận hành CẨM HẠNH cơ chế ưu đãi của Chính phủ, EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường nhân lực, kể cả làm thêm ngoài giờ và các ngày nghỉ lễ, cuối tuần để kịp thời hỗ trợ tối đa công tác đấu nối lưới điện, kết nối hệ thống SCADA, thử nghiệm tấm pin. Tính đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 6.314MWp (tương đương 5.245MWac), trong đó chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000MWp được đưa vào vận hành. Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay. Do các nguồn điện NLTT được đưa vào vận hành đồng loạt trong một thời gian rất ngắn và tập trung mật độ lớn tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nên xuất hiện tình trạng quá tải cục bộ lưới điện vào thời điểm các dự án điện mặt trời phát công suất cao đồng thời. Để khắc phục tình trạng quá tải lưới điện khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, EVN cùng các đơn vị thành viên tập trung mọi nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đầu tư xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các công trình lưới điện phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện NLTT. Thời gian qua các đơn vị đã đưa vào vận hành 21 công trình lưới điện từ 110kV đến 500kV phục vụ giải tỏa các nguồn điện NLTT với tổng chiều dài đường dây trên 750km và Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều dự án nguồn điện NLTT đã được bổ sung quy hoạch với tổng công suất hơn 17.000MW và trong đó có nhiều dự án đang được các chủ đầu tư gấp rút triển khai để được hưởng cơ chế giá điện FIT áp dụng cho các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020) và cơ chế giá điện FIT áp dụng cho các dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại trước tháng 11/2021 (theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018). Vì vậy, dự kiến sẽ có nhiều dự án điện gió và điện mặt trời tiếp tục được đưa vào vận hành trong thời gian tới

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang xuanhieu 6160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020

Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam - Số 45 - Tháng 7+8+9/2020
 gom, tái chế và 
xử lý chất thải nhựa; xây dựng cổng 
thông tin điện tử để chia sẻ thông tin, 
kiến thức về chất thải nhựa; nghiên cứu 
và đưa tiêu chí giảm thiểu, phân loại, 
thu gom chất thải nhựa trong đánh giá, 
xếp hạng kết quả hoạt động bảo vệ môi 
trường của các địa phương.
Thực hiện xã hội hóa, nâng cao vai 
trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong 
hoạt động giảm thiểu phát thải chất thải 
nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý 
chất thải nhựa; mở rộng các hình thức 
ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá 
nhân sản xuất, phân phối, quảng bá, 
tiêu dùng các sản phẩm nhựa, túi nilon 
được gắn nhãn xanh; xây dựng, triển 
khai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đăng 
ký, khai báo, quản lý việc sản xuất, sử 
dụng sản phẩm chứa chất thải nhựa, túi 
nilon; tăng cường truyền thông, triển 
khai nhân rộng, áp dụng hiệu quả các 
mô hình giảm thiểu, phân loại, thu gom 
chất thải nhựa, túi nilon tại các địa điểm, 
khu du lịch, đặc biệt các địa điểm, khu 
du lịch gắn liền với nguồn nước...
Tăng mức thuế đối với túi 
nilon, bao bì và sản phẩm 
nhựa khác
Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp 
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật 
Thuế bảo vệ môi trường theo hướng 
mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng 
mức thuế đối với túi nilon, bao bì và 
sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề 
xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin 
Mở rộng đối tượng chịu thuế và 
tăng mức thuế đối với nilon, bao bì 
và sản phẩm nhựa.
Nhiều cơ quan, công sở không sử 
dụng đồ nhựa dùng một lần.
vật, phân bón; chuẩn bị nguồn nguyên 
liệu cho các sản phẩm thay thế túi nilon 
khó phân hủy và đồ nhựa dùng một lần 
từ nông sản.
Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện kế hoạch 
phân loại, giảm thiểu chất thải nhựa tại 
các bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ đạo hướng 
dẫn việc phân loại rác tại bệnh viện, cơ 
sở y tế; đưa nội dung giảm thiểu chất 
thải nhựa là một tiêu chí đánh giá cơ sở y 
tế xanh, sạch, đẹp. Ban hành tiêu chuẩn 
chất lượng, yêu cầu vệ sinh đối với các 
sản phẩm nhựa tái chế làm bao bì đựng 
thực phẩm, các loại nước đóng chai...
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, 
thực hiện kế hoạch phân loại chất thải 
và giảm thiểu chất thải nhựa trong các 
trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo; xây 
dựng nội dung lồng ghép vào hoạt động 
giáo dục về phân loại chất thải tại nguồn 
cho học sinh, sinh viên; đưa nội dung 
phân loại chất thải và giảm thiểu chất 
thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá 
trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn.
Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy 
đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và chuyển 
giao công nghệ sản xuất vật liệu thân 
thiện với môi trường nhằm thay thế 
nhựa trong sản xuất, kinh doanh như: 
vật liệu nhựa phân hủy ở trong nước 
biển, vật liệu nhựa sinh học (bio plastic), 
ứng dụng công nghệ dùng xenlulo, thay 
thế vật liệu nhựa bằng giấy; thúc đẩy, 
hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa 
học và công nghệ liên quan đến tái chế 
và xử lý chất thải nhựa; thẩm định quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến 
tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn giảm 
thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một 
lần và túi nilon khó phân hủy trong các 
cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú du lịch 
và dịch vụ du lịch khác tại các khu, điểm 
du lịch, các cơ sở thể dục thể thao quần 
chúng, các trung tâm huấn luyện và thi 
đấu thể thao, đặc biệt tại các vùng ven 
biển và đưa ra các phương án thay thế 
trong quy định hướng dẫn ngành du lịch 
dịch vụ...
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài 
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói 
Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chủ 
trì hoặc phối hợp các cơ quan, tổ chức, 
cá nhân có liên quan thực hiện chương 
trình truyền thông, tuyên truyền về 
giảm thiểu phát thải chất thải nhựa, 
phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất 
thải nhựa.
Môi trường
40 41NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 7+8+9/2020
phân tích chi tiết tất cả các dữ 
liệu và lập một báo cáo đánh 
giá tác động giảm khí nhà kính 
cũng như cải thiện chất lượng 
không khí. Những kết quả này 
sẽ được công bố tới công chúng 
và các bên liên quan sẽ được 
khuyến khích hành động tích 
cực bằng cách chia sẻ những 
kết quả đó thông qua các 
hội nghị công khai với các bộ 
ngành, viện nghiên cứu, các tổ 
chức quốc tế, doanh nghiệp, tổ 
chức phi chính phủ và các tổ 
chức dân sự xã hội.
MBI Việt Nam và UNDP sẽ 
mở rộng chương trình chia sẻ 
xe đạp điện này ở thành phố 
Huế vào cuối năm nay. Trong 
tương lai, chương trình chia 
sẻ xe đạp điện cũng có thể sẽ 
được mở rộng tới các thành 
phố khác.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng 
đại diện thường trú của UNDP 
tại Việt Nam nhấn mạnh: “Giao 
thông xanh đang tạo ra các cơ 
hội kinh doanh mới và mô hình 
kinh doanh mới cho các doanh 
nghiệp, không chỉ giúp các 
doanh nghiệp phát triển bền 
vững mà còn góp phần giảm 
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 
(UNDP) và Công ty xe điện MBI Việt Nam vừa 
tổ chức lễ công bố Sáng kiến giao thông điện 
xanh ở Ecopark (Hưng Yên).
MAI CHI
S áng kiến giao thông điện xanh là một sáng kiến công - tư do UNDP, MBI Việt 
Nam, Ecopark, Ecotek và 
thành phố Huế cùng lên kế 
hoạch và thực hiện. Đây là 
một hoạt động trong khuôn 
khổ Chỉ số Kinh doanh Khí hậu 
của UNDP và Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư - một hệ thống khuyến 
khích các công ty thực hiện 
các hành động thích ứng biến 
đổi khí hậu.
Mục đích chung của sáng 
kiến Giao thông điện xanh nhằm 
Triển khai Sáng kiến 
giao thông điện xanh
nâng cao nhận thức về tầm 
quan trọng của giao thông xanh 
trong việc giải quyết các vấn 
đề của biến đổi khí hậu và chất 
lượng không khí ở Việt Nam. Nó 
nhằm mục đích thúc đẩy việc di 
chuyển xanh để giảm ô nhiễm 
không khí và các nguy cơ sức 
khỏe do ô nhiễm gây ra.
Theo sáng kiến này, trong 2 
tháng tới, một thử nghiệm thí 
điểm chương trình chia sẻ xe 
đạp điện sẽ được tiến hành tại 
Ecopark với khoảng 500 xe đạp 
điện, 50 trạm sạc và một trung 
tâm điều hành. Sau khi thời 
gian thử nghiệm này, UNDP sẽ 
Thí điểm chương trình chia sẻ xe đạp điện sẽ được tiến hành tại Ecopark với 
khoảng 500 xe đạp điện, 50 trạm sạc và một trung tâm điều hành.
thiểu tác động của biến đổi khí 
hậu và ô nhiễm không khí. Mọi 
cá nhân đều có thể đóng góp 
thực sự vào quá trình chuyển 
đổi hướng tới một tương lai 
xanh hơn, sạch hơn bằng cách 
lựa chọn phương tiện giao 
thông chạy bằng điện”.
Ông Henry Yu, quyền Tổng 
giám đốc MBI Việt Nam cho 
biết: “MBI Việt Nam đặt mục 
tiêu trở thành giải pháp bền 
vững trong lĩnh vực giao thông 
vận tải tại Việt Nam. Hợp tác 
cùng UNDP, chúng tôi có thể 
đóng góp vào nỗ lực giải quyết 
vấn đề biến đổi khí hậu và 
giúp các địa phương trở thành 
những thành phố xanh, sạch 
và thông minh hơn”.
Đô thị xanh
42 43NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 7+8+9/2020
Xây dựng Kiến trúc ICT 
phát triển đô thị thông minh
Trong công văn gửi các 
Sở Thông tin và Truyền 
thông (TT&TT), Cục 
Tin học hóa, Bộ TT&TT 
cho biết, việc xây dựng 
Kiến trúc ICT phát triển 
đô thị thông minh có ý 
nghĩa rất quan trọng, 
giúp địa phương xác 
định tầm nhìn và kế 
hoạch lâu dài.
ĐỨC DŨNG
giao chủ trì nhiều nhiệm vụ 
trong Đề án.
Thực hiện nhiệm vụ được 
giao tại Đề án 950, tháng 
5/2019, Bộ TT&TT ra Quyết định 
829 ban hành Khung tham chiếu 
ICT phát triển đô thị thông minh 
(phiên bản 1.0).
Khung tham chiếu ICT phát 
triển đô thị thông minh (phiên 
bản 1.0) nêu rõ, các Sở TT&TT 
có trách nhiệm xây dựng Kiến 
trúc ICT phát triển đô thị thông 
minh của địa phương, trình 
UBND tỉnh, thành phố ban 
hành sau khi có ý kiến của 
Bộ TT&TT. Trong công văn mới 
“Đ ề án phát triển đô thị thông minh bền 
vững Việt Nam giai đoạn 2018 
– 2025 và định hướng đến 
năm 2030” được Thủ tướng 
Chính phủ phê duyệt tại Quyết 
định 950 ngày 1/8/2018 (còn 
gọi là Đề án 950) đã xác định 
các quan điểm, nguyên tắc về 
phát triển đô thị thông minh và 
10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp 
trọng tâm trong giai đoạn hiện 
nay. Bộ TT&TT với vai trò dẫn 
dắt định hướng về ứng dụng 
công nghệ thông tin đã được 
gửi các Sở TT&TT, Cục Tin học 
hóa, Bộ TT&TT cho biết, việc 
xây dựng Kiến trúc ICT phát 
triển đô thị thông minh có ý 
nghĩa rất quan trọng, giúp địa 
phương xác định tầm nhìn và 
kế hoạch lâu dài, đồng thời bảo 
đảm tính đồng bộ và bền vững 
trong phát triển đô thị thông 
minh. Kiến trúc ICT phát triển 
đô thị thông minh đóng vai trò 
nền tảng tổng thể làm căn cứ 
để địa phương, doanh nghiệp 
và các bên liên quan thiết kế, 
xây dựng các thành phần, chức 
năng, giải pháp và dịch vụ ứng 
dụng ICT trong việc xây dựng 
đô thị thông minh.
Do đó, Cục Tin học hóa, Bộ 
TT&TT đề nghị các Sở TT&TT 
khẩn trương xây dựng, lấy ý 
kiến Bộ TT&TT và trình Chủ tịch 
UBND cấp tỉnh ban hành Kiến 
trúc của mình. Cục cũng lưu ý 
Kiến trúc ICT phát triển đô thị 
thông minh của địa phương 
cần tuân thủ theo đúng Khung 
tham chiếu ICT phát triển đô 
thị thông minh (phiên bản 1.0). 
Kiến trúc ICT phát triển đô thị 
thông minh của tỉnh, thành 
phố cần đảm bảo là kiến trúc 
mở, module hóa, bảo đảm tính 
tương thích, kết nối liên thông, 
chia sẻ dữ liệu và khả năng mở 
rộng linh hoạt. Kiến trúc ICT 
là cơ sở tham chiếu để phát 
triển, cung cấp các dịch vụ đô 
thị thông minh một cách nhanh 
chóng, hiệu quả, bảo đảm an 
toàn, an ninh mạng.
Đối với thành phần Kiến trúc 
ICT là Trung tâm giám sát, điều 
hành đô thị thông minh tập 
trung, đa nhiệm - IOC và các 
Trung tâm thành phần - OC (nếu 
có), Cục Tin học hóa đề nghị địa 
phương tham khảo các văn bản 
328 ngày 27/3/2020, 587 ngày 
15/5/2020 của Cục để thực hiện.
Theo Cục Tin học hóa, các 
Sở TT&TT cần đảm bảo một số 
yếu tố như: cung cấp dịch vụ, 
tiện ích hướng đến nhiều đối 
tượng người sử dụng bao gồm 
chuyên viên, lãnh đạo chính 
quyền, người dân, du khách, 
doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ 
trợ các nhóm người dùng thực 
hiện hoạt động một cách thuận 
tiện, thông minh và bảo đảm 
khả năng tương tác giữa các 
nhóm người dùng; khả năng 
kết nối, tương tác với những 
hệ thống đã có sẵn và bảo đảm 
tính mở để dễ dàng kết nối với 
các hệ thống sẽ hình thành 
trong tương lai; năng lực lưu 
trữ, khai phá, phân tích dữ liệu 
theo nhiều ngữ cảnh khác nhau 
phù hợp cho nhiều đối tượng 
người sử dụng; an toàn an ninh 
mạng, bảo mật dữ liệu, phân 
quyền truy cập, phát hiện và 
cảnh báo sớm các lỗ hổng và 
mối nguy an ninh mạng.
Về kế hoạch triển khai Kiến 
trúc ICT phát triển đô thị thông 
tin, theo hướng dẫn của Cục Tin 
học hóa, trên cơ sở kiến trúc 
mở và module hóa đã được xác 
định trong Kiến trúc ICT, các 
thành phần của Kiến trúc ICT 
có thể được đầu tư, quản lý tập 
trung hoặc bán tập trung (kết 
hợp giữa tập trung và phân tán) 
hoặc phân tán, tùy theo thực 
tiễn phân cấp quản lý, nguồn 
kinh phí và phân kỳ kinh phí của 
từng địa phương.
Đô thị xanh
44 45NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
SỐ THÁNG 7+8+9/2020
So với các thành phố trên thế 
giới hoặc tiêu chuẩn do Tổ chức Y 
tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, 
không gian xanh của Hà Nội đều 
thấp hơn khá nhiều. Theo đó, 
việc sử dụng quỹ đất chuyển đổi 
từ những khu đất không sử dụng 
nữa, đặc biệt là nhà máy đã được 
di dời cần ưu tiên cho cây xanh, 
mặt nước và không gian công 
cộng để nâng cao chất lượng 
cuộc sống cho người dân.
TIẾN ĐẠT
Tăng không gian xanh 
cho Thủ đô
Cũng theo khảo sát của PPWG, đa số người 
dân được hỏi muốn nhà máy chuyển đi được thay 
bằng công viên (93%), cơ sở y tế (43%) hoặc cơ 
sở giáo dục (40%). Điều này cũng nhất quán với 
nhu cầu của người dân Hà Nội khi 92% người dân 
được hỏi cho rằng không gian công cộng là quan 
trọng với lối sống của họ và 79% nhìn nhận, Hà 
Nội đang thiếu không gian công cộng.
Theo kiến trúc sư Đinh Đăng Hải, chuyên gia 
dự án Thành phố sống tốt, tổ chức HealthBridge 
Canada tại Việt Nam, hiện nay, diện tích không 
gian công cộng ở Hà Nội rất hạn chế, trung bình 
người dân Hà Nội chỉ có 3m2 diện tích không 
gian công cộng/người. Thậm chí những người 
dân sống ở quận Hoàn Kiếm chỉ có 30cm2/người. 
Như vậy, Hà Nội còn một khoảng cách rất xa mới 
đạt chuẩn về không gian công cộng so với các TP 
trên thế giới.
Đồng quan điểm, Phó Viện trưởng Viện Kiến 
trúc quốc gia PGS.TS Phạm Thúy Loan cho rằng, 
thiết kế đô thị là lĩnh vực chủ yếu tập trung vào 
chất lượng môi trường không gian đô thị, phục 
vụ con người và không gian công cộng là chủ đề 
trọng tâm của thiết kế đô thị.
Trong đó, không gian công cộng phải có khả 
năng tiếp cận dễ dàng, phục vụ cho đời sống của 
T heo kết quả khảo sát thực địa của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) được công bố tại tọa đàm “Hiện trạng di dời nhà máy ra khỏi 
khu dân cư và cơ hội mở rộng không gian công 
cộng”, Chủ tịch PPWG Lê Quang Bình cho biết, 
có đến 98,49% người dân được hỏi ủng hộ quyết 
định di dời nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi khu dân 
cư của TP Hà Nội. Có tới gần 60% ý kiến người 
dân cho rằng không gian sống của họ đang bị 
ảnh hưởng bởi hoạt động của nhà máy, trong đó 
mức độ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí độc 
hại chiếm 80,52%.
“Theo một khảo sát thực địa khác của PPWG, 
trong số 39 nhà máy thuộc dạng di dời ghi trong 
danh sách kèm theo công văn số QHKT/8/2011 
của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ở 2 quận Hai 
Bà Trưng và Thanh Xuân thì có 21 nhà máy đã 
di dời”, chuyên gia Lê Quang Bình chia sẻ thêm.
NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
Đô thị xanh
46 NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM KHƠI NGUỒN CUỘC SỐNG MỚI
con người. Khi so sánh về không gian xanh của 
Hà Nội với các TP trên thế giới hoặc tiêu chuẩn 
do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị thì 
đều thấp hơn khá nhiều.
Bà Phạm Thúy Loan nhấn mạnh: “Để tăng 
quỹ không gian xanh, đối với công viên, mặt 
nước, cây xanh sẵn có, Hà Nội cần phát huy 
tối đa, nâng cao khả năng phục vụ, lồng ghép 
các mục tiêu vào đó. Bên cạnh đó, TP cũng cần 
sử dụng quỹ đất chuyển đổi từ những khu đất 
không sử dụng; ưu tiên cho cây xanh, mặt nước 
và không gian công cộng để nâng cao chất lượng 
cuộc sống của người dân”.
Theo hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, 
nhà nước đã có chủ trương, chính sách di dời các 
nhà máy công nghiệp ra khỏi khu vực trung tâm 
và sử dụng không gian sau di dời để phát triển 
không gian công cộng. TP Hà Nội đã có kế hoạch 
cụ thể di dời hơn 100 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm 
ra khỏi nội thành. 
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, 
để các công viên, không gian công cộng đáp 
ứng nhu cầu của người dân, trước hết chính 
quyền các đô thị cần phải xây dựng được 
chiến lược phát triển không gian công cộng 
với những chính sách phát triển được đưa vào 
trong các quy hoạch tổng thể của TP. Đặc biệt, 
chính quyền cần huy động sự tham gia của 
cộng đồng trong việc đóng góp ý kiến cũng 
như giám sát quá trình thực hiện.
Đô thị xanh
SỐ THÁNG 7+8+9/2020

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nang_luong_sach_viet_nam_so_45_thang_7892020.pdf