Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở Hà Nội - Số 72 - Tháng 10/2020
Abstract: The Scenic Landscape Complex of Trang An was the first mixed heritage site of
Vietnam and South East Asia that was recognised by UNESCO as one of the World Cultural and
Natural Heritage. The developments of the tourism scene has not only contributed to the economy
of the local residents but also helps to establish the connection between the different parties involved. In addition, it also creates various opportunities for cultural exchange as well as promotes
the overall image of the destination. However, the expansion of tourism also leads to a number of
setbacks for the local economy as well as the socio-cultural scene and the environment of the heritage site. In order to ensure the sustainable development of Trang An Scenic Landscape Complex,
striking a balance between the process of conservation and development is of the utmost priority
so that the current demands of tourists and the local community will be fulfilled and at the same
time do not interfere with the ability to provide for the future generations
1. Introduction
Being the first mixed heritage site
of Vietnam and Southeast Asia to be recognised by UNESCO as a World Cultural and Natural Heritage, Trang An (SLC)
Scenic Landscape Complex stretches over
12,000 hectares under administrative addresses of 5 districts, cities of Ninh Binh
province. Trang An SLC is an unique and
interesting destination with a harmonious combination between beautiful natural landscapes and rich cultural heritage.
Through tourism activities and events as
well as the rich scene of history, culture,
nature and stunning aesthetics, the overall
image of Trang An SLC has been widely conveyed to the general public, both
domestically and internationally, thus
bringing in significant sources of income,
contributing to the local economic development. Over the past few years, along
with the ever increasing number of tourists coming to Trang An SLC, the conflict
between the process of conservation and
development has become more and more
apparent. In order to ensure the sustainable
development of Trang An SLC, the issue
of harmonizing the relationship between
conservation and development needs to
be addressed so that “the current demands
are fulfilled without affecting or interfering with the ability to meet the needs of
the future generations” (WCED, 1987)2 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
according to the principles of sustainable
development
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở Hà Nội - Số 72 - Tháng 10/2020
bởi phương thức quản lý, kinh doanh, tiêu dùng, lao động trong lĩnh vực du lịch sẽ phải thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) trong khi nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 72 (10/2020) 80-84 81Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 2. Bối cảnh phát triển và những tác động của cách mạng công nghiệp đến ngành du lịch Được xác định là một ngành kinh tế trọng điểm, trong những năm qua, du lịch nhận được mối quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước. Phát triển du lịch được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Nhiều chính sách đã được ban hành tạo điều kiện cho du lịch nói chung, nhân lực du lịch nói riêng phát triển. Nghị quyết số 08-NQ/ TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn” cũng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng. Nghị quyết đã nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch” và “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và và lao động nghề du lịch”. Bên cạnh đó, trong bối cảnh lan rộng của làn sóng CMCN 4.0, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT- TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đối với Việt Nam, trong đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành Du lịch: “Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm của ngành để tổ chức triển khai phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Là sự hội tụ của một loạt các công nghệ mới, ra đời dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, CMCN 4.0 đã nhanh chóng tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có du lịch. Internet kết nối vạn vật (Internet of thing) có thể ứng dụng trong dịch vụ lưu trú vă ăn uống như: tạo ra các phòng lưu trú thông minh - tự điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, các trang thiết bị tự động trong phòng; dự đoán bảo trì, bảo dưỡng, phát hiện hỏng hóc của hệ thống các thiết bị phục vụ; theo dõi quản lý thực phẩm tồn kho... Trí tuệ nhân tạo (Artifi cil interlligence) có thể ứng dụng trong vai trò trợ lý ảo để cung cấp thông tin, chăm sóc khách du lịch, giải quyết phàn nàn, đặt chỗ tự động... để gia tăng chất lượng trải nghiệm và tiết kiệm thời gian cho khách. Dữ liệu lớn tập trung (Big data) có thể ứng dụng trong việc phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu, thậm chí giúp doanh nghiệp cá nhân hoá được từng sản phẩm và dịch vụ du lịch để đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của du khách. Có thể thấy, những công nghệ mới của CMCN 4.0 ứng dụng trong lĩnh vực du lịch sẽ tạo ra rất nhiều thay đổi trong phương thức quản lý, kinh doanh, tiêu dùng và gắn với những đòi hỏi mới về trình độ, kỹ năng, phẩm chất của nhân lực lao động trong ngành du lịch. CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiếp cận du lịch của thị trường khách, thay đổi một số vị trí việc làm trong ngành du lịch và làm thay đổi một số tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành du lịch. CMCN 4.0 làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiếp cận du lịch của thị trường khách: 82 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion CMCN 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ kỹ năng quản trị, kinh doanh, là giảm giá thành và tăng chất lượng dịch vụ du lịch nên sẽ là động lực mạnh mẽ để kích cầu du lịch. Sự bùng nổ của công nghệ trực tuyến giúp du khách dễ dàng tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ du lịch ở bất cứ địa điểm nào trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp hơn. Thói quen du lịch, hành vi du lịch, thời gian du lịch... đều có thể thay đổi. Đồng thời, nhu cầu về tính cá nhân hoá trong các sản phẩm du lịch có xu hướng gia tăng sẽ buộc ngành du lịch và nhân lực lao động trong ngành phải chủ động thay đổi để đáp ứng. CMCN 4.0 làm thay đổi một số vị trí việc làm trong ngành du lịch: Kết quả của việc áp dụng những công nghệ mới trong ngành du lịch đã hình thành nên những xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo... từ đó tạo ra các vị trí công việc mới như nhân viên marketing trực tuyến, tư vấn và bán hàng trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, kỹ thuật viên phân tích và xử lý dữ liệu trực tuyến... Trong khi đó, một số khâu trong quy trình “sản xuất” sản phẩm và dịch vụ du lịch sẽ dần được thay thế bằng robot thông minh và tự động hoá như đón khách, soát vé, vận chuyển hành lý, hỗ trợ thanh toán tự động, bảo vệ an ninh... nên có thể làm mất đi một số vị trí công việc truyền thống trong ngành như nhân viên soát vé, hướng dẫn viên du lịch, tư vấn viên và nhân viên chăm sóc khách du lịch, nhân viên an ninh... CMCN 4.0 làm thay đổi một số tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành du lịch: Việc ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến trong công việc cũng như sự xuất hiện của các vị trí nghề nghiệp mới đòi hỏi nhân lực lao động trong ngành phải có trình độ và kỹ năng sử dụng thành thạo các công nghệ gắn với từng vị trí nghề nghiệp cụ thể. Vì thế, tiêu chuẩn của các vị trí nghề nghiệp chắc chắn sẽ có những thay đổi, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, của thực tế ứng dụng công nghệ vào các vị trí công việc cụ thể. Trong bối cảnh này, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh và đảm bảo sự thành công trong công tác điều hành, quản lý, kinh doanh du lịch. 3. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch có thể hiểu là toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có đủ khả năng và các điều kiện tham gia lao động trong lĩnh vực du lịch. Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch Việt Nam cùng với những yêu cầu cấp thiết đặt ra từ cuộc CMCN 4.0 đối với ngành du lịch đòi hỏi phải ngành phải có một nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch: Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, với đà tăng trưởng như thời gian qua, ước tính mỗi năm ngành du lịch cần thêm khoảng 40.000 lao động. Năm 2018, cả nước có 195 cơ sở đào tạo về du lịch, trong đó có 80 trường đại học nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 lao động mỗi năm. Nhu cầu về nhân lực hoạt động trong ngành du lịch tăng bình quân khoảng 40% năm, trong đó, nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng 83Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion chiếm 15%. Cũng theo dự báo của Viện này, đến năm 2025, ngành Du lịch Việt Nam sẽ cần bổ sung 620.000 lao động, năm 2025 cần thêm khoảng 2.090.000 lao động. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Theo Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF, chỉ số cạnh tranh về nguồn nhân lực và thị trường lao động của Việt Nam chỉ đạt 4,8 điểm, xếp hạng 47/140 quốc gia, thuộc nhóm trung bình cao trên thế giới và chỉ cao hơn Lào và Campuchia trong khu vực ASEAN. Chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông chỉ đạt 4,3 điểm, xếp hạng 83/140, thuộc nhóm trung bình thấp (WEF, 2019). Trong khu vực ASEAN, các thứ hạng này chỉ được xếp trước trước Lào và Campuchia. Các chỉ số xếp hạng phản ánh khá chính xác thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 42% tổng số lao động trực tiếp trong toàn ngành, 38% lao động được chuyển sang từ các ngành khác và khoảng 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ mà không qua đào tạo chính quy. Trong số lao động qua đào tạo chuyên môn về du lịch, chỉ có 10% có trình độ đại học và sau đại học, 50% có trình độ từ sơ cấp đến trung cấp và 40% chỉ được bồi dưỡng thông qua các lớp ngắn hạn. Về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch, toàn ngành có khoảng 60% nhân lực lao động du lịch biết và sử dụng được ngoại ngữ, nhưng chỉ 15% trong số này có thể sử dụng thành thạo. Về trình độ công nghệ, toàn ngành có khoảng 60% lao động có khả năng sử dụng máy tính và các thiết bị phục vụ công việc, nhưng chủ yếu gắn với các công việc giản đơn (Nguyễn Văn Đính, 2019). Như vậy, có thể thấy nguồn nhân lực du lịch còn thiếu hụt rất lớn về số lượng và còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng. Trước sự phát triển nhanh chóng của dòng khách du lịch, trước những tác động của làn sóng công nghệ mới trên toàn cầu, việc chủ động phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng là hết sức cấp thiết. 4. Một số yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch Thứ nhất, nâng cao nhận thức về CMCN 4.0 và yêu cầu mới về năng lực của nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch để chủ động học tập và đổi mới: Đội ngũ nhân lực trong toàn ngành phải nhận thức được đúng đắn về CMCN 4.0 và ý thức được sự tác động của làn sóng công nghệ mới lên ngành du lịch, lên từng vị trí việc làm là tất yếu. Từ đó, mỗi nhân lực làm việc trong ngành cần chủ động, nỗ lực trong học tập và đổi mới, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ sử dụng công nghệ mới. Theo đó, đổi mới tư duy và phương thức làm việc để thích ứng với những đòi hỏi mới, đảm bảo hiệu quả lao động. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách, điều chỉnh quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch phù hợp với tình hình mới: Chính phủ cần rà soát, điều chỉnh, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0 như 84 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion các chính sách về đào tạo, đãi ngộ, khen thưởng... nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch cần được cập nhật, điều chỉnh trên kết quả dự báo và tính toán những tác động của CMCN 4.0 đến thị trường khách, đến các đối thủ cạnh tranh, đến thị trường lao động (định lượng các nhóm vị trí việc làm mới xuất hiện, các nhóm việc làm bị triệt tiêu, năng lực cần thiết đối với từng nhóm nghề nghiệp) để xác định những yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh mới. Thứ ba, nâng cao năng lực đào tạo cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đối với các cơ sở đào tạo: Áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo du lịch, thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp và phương thức đào tạo gắn với các yêu cầu mới của thị trường lao động. Tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong đào tạo nhân lực du lịch, đồng thời gắn nội dung đào tạo với yêu cầu cụ thể, cập nhật của các nhóm vị trí việc làm trong ngành. Các cơ sở đào tạo cần chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý các cấp. Đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp và triển khai các mô hình đào tạo trong doanh nghiệp du lịch, đảm bảo hiệu quả của hoạt động đào tạo và đào tạo lại. Thứ tư, cải thiện hệ thống hạ tầng công nghệ và hệ thống thông tin của ngành du lịch: Cải thiện hệ thống hạ tầng công nghệ đảm bảo tính liên thông và tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ của nhân lực lao động trong ngành. Đồng thời cần hình thành, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch để đẩy mạnh sự kết nối cung - cầu, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động trong lĩnh vực du lịch. Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác công tư: Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác công tư trong phát triển nhân lực du lịch thông qua các chương trình trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác đầu tư hạ tầng đào tạo, hạ tầng công nghệ... nhằm nâng cao trình độ nhân lực, cải thiện khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, kinh doanh du lịch và các công việc khác. Du lịch phát triển và sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0 không chỉ mang lại cơ hội mà còn tạo ra những thách thức rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với tình hình mới. Bằng cách chủ động đổi mới tư duy và hành động trong công tác phát triển nhân lực du lịch - vừa đảm bảo đủ số lượng vừa đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực, du lịch Việt Nam mới thực sự có nền tảng vững chắc để khẳng định vai trò “mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân và phát triển một cách bền vững. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn Đính (2019), Nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu HTKH, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. 2. Tổng cục Du lịch (2011), Chiến lược phát triển triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội 3. World Economic Forum (2019), The Travel and Tourism Competitiveness Report. Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch - Trường Đại học Mở Hà Nội Email: maintt@hou.edu.vn CONTENTS RESEARCH - EXCHANGE OF OPINION Nguyen Thi Thu Mai Nguyen Anh Quan Sustainable tourism development in the world heritage tourism destination - The scenic landscape complex of Trang An 1 Tran Thu Phuong Research on state management for community-based tourism development in some Northwestern provinces of Vietnam 13 Vu Huong Giang Sustainable tourism destination management - some theoretical issues and management suggestions 39 Pham Dieu Ly Nguyen Thi Thao An overview of strategies for promoting student engagement in online English courses 59 Nguyen Thi Thu Mai Nguyen Thi Thuyet Hoang Duy Anh Tourism human resource development in context of the fourth industrial revolution 75 EDITOR-IN-CHIEF LE VAN THANH DEPUTY EDITOR-IN-CHIEF NGUYEN MAI HUONG TRUONG TIEN TUNG EDIT.SECRETARY & ADMIN. HEAD PHAM THI TAM EDITORIAL BOARD Le Van Thanh Truong Tien Tung Nguyen Mai Huong Nguyen Thi Nhung Duong Thang Long Nguyen Cao Chuong Nguyen Kim Truy Pham Minh Viet Nguyen Thanh Nghi Thai Thanh Son Nguyen Van Thanh Hoang Dinh Hoa Nguyen Lan Huong Hoang Tuyet Minh Pham Thi Tam Tran Huu Trang Melinda Bandalaria Mansor Bin Fadril Kutuzov V.M Editoral Office B101 - Nguyen Hien Str. - Hai Ba Trung Dist. - Hanoi Tel: 04.38691587 Fax: 04.38691587 License No. 342/GP-BTTTT Dated 3rd - September 2013 Printed in: An Viet Land CO., LTD. Summited for copyright registration in October 2020. Price: 30.000VND NO 72 10 - 2020 ISSN 0866 - 8051 JOURNAL OF SCIENCE HANOI OPEN UNIVERSITY
File đính kèm:
- tap_chi_khoa_hoc_truong_dai_hoc_mo_ha_noi_so_72_thang_102020.pdf