Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016

Tóm tắt: Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt gồm đại từ nhân xưng chuyên dùng

(đại từ nhân xưng chân chính), và các yếu tố đại từ hóa dùng để xưng hô (các từ xưng

hô lâm thời). Việc hiểu và sử dụng từ xưng hô cho đúng với chuẩn mực văn hóa xã hội

Việt Nam là điều rất khó khăn không chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Việt mà

ngay cả người Việt cũng vậy. Trong bài viết, chúng tôi chỉ miêu tả, phân tích từ xưng hô

ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai của tiếng Việt nhằm làm tư liệu để nghiên cứu giảng dạy tiếng

Việt cho lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

1. Khái quát về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt

Đại từ chỉ ngôi (hay đại từ nhân xưng) trong tiếng Việt khá phức tạp, do chúng

không chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn được dùng để biểu thị những thái độ, tình cảm

khác nhau của người nói. Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt được chia làm hai loại: đại từ nhân

xưng chuyên dùng (đại từ nhân xưng chân chính), có nguồn gốc thuần Việt và các yếu

tố đại từ hóa (đại từ xưng hô lâm thời), đa phần có nguồn gốc vay mượn.

1.1. Các đại từ nhân xưng chuyên dùng (đại từ nhân xưng chân chính)

Nhóm đại từ này được sử dụng để chỉ ngôi, không dùng trong chức năng của từ

loại khác. Hệ thống đại từ chỉ ngôi chuyên dùng gồm những loại sau:

1.1.1. Ngôi thứ nhất (người nói): tao/ta

Tao dùng để tự xưng khi nói với người ngang hàng hay người hàng dưới, tỏ ý coi

thường, coi khinh hoặc thân mật, gần gũi (thường dùng trong lớp người trẻ tuổi, nhỏ

tuổi), từ xưng hô tương ứng với tao ngôi thứ nhất sẽ là mày ở ngôi thứ hai.

Ta dùng để tự xưng khi nói với người khác, thường với tư cách người trên. Vì thế,

tương ứng với ta trong trường hợp này sẽ là các từ chỉ người với tư cách người dưới hay

các từ tỏ ý khinh miệt ở ngôi thứ hai: các người, nhà ngươi, con, các con. Trong văn

chương, ta còn được dùng để tự xưng khi nói thân mật với người ngang hàng hoặc khi

tự nói với mình. Tương ứng với ta trong trường hợp này sẽ là mình ở ngôi thứ hai.

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 132 trang xuanhieu 1660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 13, T4/2016
ỉnh Thanh Hóa. Về phía lãnh đạo các trường có PGS.TS 
Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch Thanh Hóa, các đồng chí đại diện Ban giám hiệu Trường Chính trị tỉnh, Trường 
Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công thương, Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao, cán bộ 
giảng viên, các cơ quan thông tấn báo chí địa phương cùng hơn 1.000 tình nguyện viên 
tham gia HMTN. 
Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tính nhân văn, lòng từ bi của 
mỗi con người Việt Nam vốn có truyền thống nhân văn cao cả. Sau khi TS. Lê Thanh 
Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát động phong trào hiến máu nhân đạo đã có 250 
cán bộ giảng viên và sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh 
Hóa cùng với hơn 1.000 tăng ni, phật tử, tình nguyện viên, sinh viên Trường Chính trị 
tỉnh, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công thương, Trường Cao đẳng Thể dục Thể 
thao, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và Câu lạc bộ Tuyên truyền vận 
động HMTN tỉnh đã tham gia hiến máu. 
Tổng kết ngày hội, Ban tổ chức đã thu được 635 đơn vị máu an toàn. Số lượng 
máu thu được sẽ được bổ sung vào ngân hàng máu sống, góp phần giúp đỡ những bệnh 
nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở y 
tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 
Đây là hoạt động thường xuyên, thiết thực hằng năm nhằm tuyên truyền, giáo dục 
cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của việc HMTN. 
GIẢNG VIÊN BA LAN GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
 VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa và thực hiện biên bản ký kết giữa 
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và Trường Đại học Zielona 
Gora, Ba Lan. Từ ngày 25/02 đến ngày 04/3/2016, hai giảng viên của Trường Đại học 
Zielona Gora, Ba Lan là GS. Piotr Szurek và GS. TSKH Bogumila Tarasiewicz đã đến 
thỉnh giảng tại khoa Âm nhạc và khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch Thanh Hóa. 
BẢN TIN 
125 
Trong thời gian tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa, GS. TSKH Bogumila Tarasiewicz đã giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc 
tiên tiến, hiện đại của thế giới cho sinh viên khoa Âm nhạc. Cũng trong thời gian này, 
giảng viên khoa Âm nhạc đã có các buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy Thanh 
nhạc với GS. TSKH Bogumila Tarasiewicz. 
Tại khoa Mỹ thuật, GS. Piotr Szurek giảng dạy chuyên đề về Thiết kế đồ họa, 
trong đó tập trung vào kỹ thuật in độc bản và trổ giấy. Kết thúc đợt giảng dạy, khoa Mỹ 
thuật đã phối hợp tổ chức cuộc Triển lãm Đồ họa với GS. Piotr Szurek để trưng bày, 
giới thiệu các tác phẩm của ông và giảng viên, sinh viên khoa Mỹ thuật trong đợt học 
tập. Đợt triển lãm đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ giảng viên, học sinh, sinh 
viên nhà trường và những người yêu thích nghệ thuật đồ họa trên địa bàn thành phố 
Thanh Hóa. 
Ban giám hiệu Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cùng cán bộ 
lãnh đạo các khoa, phòng chụp ảnh lưu niệm với giảng viên Ba Lan 
ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
THANH HÓA TỔ CHỨC TỌA ĐÀM KỶ NIỆM 85 NĂM 
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN 
HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2016) 
Hòa chung không khí vui tươi của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 85 năm 
ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931-
26/3/2013), ngày 25/3/2016, Ban chấp hành Đoàn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao 
BẢN TIN 
126 
và Du lịch Thanh Hóa tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn 
TNCS Hồ Chí Minh. 
Tham dự buổi tọa đàm có sự hiện diện của PGS.TS Trần Văn Thức - Bí thư Đảng 
ủy, Hiệu trưởng nhà trường; ThS. Vũ Văn Bình - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng 
nhà trường cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, 
trung tâm và toàn thể các đồng chí đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đang học tập và rèn 
luyện tại trường. 
Thay mặt Ban chấp hành Đoàn, đồng chí Lê Xuân Sơn - Phó Bí thư Đoàn trường 
đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang 85 năm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh. Tự hào về truyền thống vinh quang của Đoàn, tuổi trẻ Trường Đại học Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được, 
tạo bước chuyển biến về nhiều mặt trong ĐVTN, đặc biệt là ý thức chấp hành kỷ cương 
nề nếp, quyết tâm phấn đấu vươn lên trong học tập, xây dựng một môi trường học tập 
lành mạnh góp phần tô thắm truyền thống vinh quang ấy. 
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu 
trưởng nhà trường đã chúc mừng và ghi nhận những kết quả tốt đẹp trong công tác 
Đoàn của tuổi trẻ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trong giai 
đoạn vừa qua. Đồng chí đánh giá cao tâm huyết của các đồng chí trong Ban chấp hành 
Đoàn trường trong sự nghiệp phát triển chung của nhà trường; đồng thời yêu cầu các tổ 
chức cơ sở Đoàn và mỗi ĐVTN phải quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng lý luận 
chính trị, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, rèn luyện các kỹ năng xã hội cần 
thiết để hoàn thiện bản thân. Mỗi ĐVTN phải tích cực, chủ động và có những hành 
động cụ thể, thiết thực để tạo dựng tương lai cho chính bản thân mình, vì ngày mai lập 
nghiệp, góp phần cống hiến và xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh cùng với sự phát 
triển chung của nhà trường. 
Cũng nhân dịp này, Ban chấp hành Đoàn trường đã làm Lễ trưởng thành Đoàn cho 
25 đồng chí là cán bộ giảng viên đã hết tuổi sinh hoạt Đoàn thuộc Chi đoàn cán bộ 
giảng viên nhà trường. Buổi tọa đàm cũng là dịp để các đồng chí ĐVTN gặp gỡ giao 
lưu tạo một không khí trẻ trung, sôi nổi. 
BẢN TIN 
127 
 TIẾP ĐOÀN CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
ZIELONA GORA (BA LAN) THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
Trong khuôn khổ chương trình 
hợp tác giữa Trường Đại học Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
với Trường Đại học Zielona Gora 
(Ba Lan), được sự đồng ý của 
UBND tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 05 
đến ngày 11 tháng 4 năm 2016 đoàn 
cán bộ quản lý Trường Đại học 
Zielona Gora do GS.TSKH Zdzilaw 
Wolf - Phó Hiệu trưởng phụ trách 
NCKH và HTQT dẫn đầu đã đến thăm 
và làm việc tại Trường Đại học Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 
Lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch Thanh Hóa làm việc với đoàn cán bộ 
quản lý Trường Đại học Zielona Gora (Ba Lan) 
Tiếp và làm việc với đoàn có PGS.TS Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu 
trưởng nhà trường, các đồng chí trong Ban giám hiệu và đại diện các đơn vị có liên quan. 
Tại buổi làm việc chính thức, PGS.TS Trần Văn Thức thay mặt lãnh đạo nhà 
trường phát biểu chào mừng đoàn cán bộ quản lý Trường Đại học Zielona Gora (Ba 
Lan) đã đến thăm và làm việc tại Trường, đồng thời tóm lược những kết quả đã đạt 
được của các chương trình hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác với Trường Đại học 
Zielona Gora (Ba Lan) nói riêng và hy vọng chương trình hợp tác với Trường Đại học 
Zielona Gora (Ba Lan) trong thời gian tới mở rộng toàn diện và chất lượng hơn. 
Thay mặt đoàn công tác Trường Đại học Zielona Gora (Ba Lan), GS.TSKH 
Zdzilaw Wolf cảm ơn những tình cảm chân thành, nồng hậu và chu đáo của Trường Đại 
học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã dành cho đoàn. Đồng thời, đánh giá 
cao sự nỗ lực của lãnh đạo và tập thể cán bộ giảng viên Trường Đại học Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch Thanh Hóa trong việc triển khai và phát triển các chương trình hợp tác 
giữa hai trường; mong muốn hai trường đại học sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác ở các lĩnh 
vực mỗi bên có thế mạnh. 
BẢN TIN 
128 
Cũng trong chương trình nghị sự, hai bên đã đánh giá kết quả và đề xuất các 
phương án hợp tác hiệu quả trong thời gian sắp tới, đặc biệt là hợp tác trao đổi sinh 
viên, giảng viên trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sau buổi làm việc, hai bên đã 
tiếp tục thống nhất một số nội dung hợp tác nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng 
cao cho Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 
TỔ CHỨC ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY 
CHO LƯU HỌC SINH LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, 
THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của nước CHDCND Lào diễn ra từ ngày 13 đến 
ngày 16/4/2016. Ngày 13/4/2016, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên phối hợp với các 
phòng, ban, khoa phụ trách lưu học sinh của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa đã tổ chức buổi lễ chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay cho các lưu học 
sinh Lào đang học tập tại trường theo truyền thống văn hóa của nước bạn Lào anh em. 
Tham dự lễ chào mừng Tết cổ truyền Lào có đại diện Ban giám hiệu nhà trường, 
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các phòng, khoa, các giảng viên và đông đảo lưu học 
sinh Lào đang học tập tại trường. 
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà 
trường gửi lời chúc mừng năm mới đến các lưu học sinh Lào đang học tập tại trường 
nhân ngày Tết cổ truyền của nước CHDCND Lào và chỉ đạo các bộ phận phụ trách 
công tác lưu học sinh, các giảng viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được hưởng 
một cái Tết cổ truyền xa quê hương thực sự đầm ấm, nhiều ý nghĩa. 
Buổi lễ chào mừng diễn ra với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa độc đáo theo 
truyền thống tết Bunpimay của nước Lào giữa các lưu học sinh và cán bộ giảng viên 
trong bầu không khí hân hoan, phấn khởi, thắm đượm tình đoàn kết Việt - Lào. 
BẢN TIN 
129 
NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ “TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT 
TRƯỚC NGƯỠNG CỬA TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP” 
CỦA GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM VỚI GIẢNG VIÊN 
VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO 
VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
 Ngày 10 tháng 4 năm 2016, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia nghiên cứu 
về văn hóa Việt Nam đã có buổi nói chuyện chuyên đề với chủ đề “Tính cách người 
Việt trước ngưỡng cửa toàn cầu hóa và hội nhập” với các giảng viên và học sinh, sinh 
viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tại nhà Biểu diễn, cơ sở 
2, số 20 Nguyễn Du, phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa. 
Nội dung chuyên đề được Giáo sư thuyết trình và thảo luận tập trung nêu bật 
bản sắc văn hóa Việt Nam trên cơ sở lý thuyết cấu trúc loại hình và nhận diện tính 
giá trị, phi giá trị của người Việt trước ngưỡng cửa toàn cầu và hội nhập quốc tế. 
Đến dự buổi nói chuyện chuyên đề của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm với giảng viên 
và sinh viên nhà trường, PGS.TS Trần Văn Thức- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà 
trường có lời cảm ơn trân trọng tới Giáo sư đã dành thời gian để trao đổi kiến thức 
chuyên sâu về các khía cạnh liên quan đến văn hóa Việt và tính cách người Việt. Hy 
vọng trong tương lai, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm sẽ có thêm những chuyên đề khoa 
học bổ ích cho giảng viên và học sinh, sinh viên nhà trường cũng như các hình thức hợp 
tác đào tạo và nghiên cứu khoa học khác. 
Buổi nói chuyện chuyên đề của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là một hoạt động 
khoa học bổ ích, có ý nghĩa giúp giảng viên và học sinh, sinh viên nhà trường hiểu hơn 
về văn hóa Việt Nam nói chung và tính cách người Việt nói riêng. 
BẢN TIN 
130 
TRIỂN LÃM, TRƯNG BÀY SÁCH 
HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM (21/4/2016) 
Sáng ngày 21/4/2016, Trung tâm Thông tin - Thư viện đã tổ chức khai mạc triển 
lãm Ngày sách Việt Nam. Tới dự khai mạc có PGS.TS Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, 
Hiệu trưởng nhà trường; ThS. Vũ Văn Bình - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà 
trường; đại diện lãnh đạo các đơn vị, cùng cán bộ giảng viên và học sinh, sinh viên 
trong Trường. 
Trong diễn văn khai mạc, ThS. Vũ Văn Bình - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu 
trưởng nhà trường thay mặt Ban giám hiệu phát biểu chỉ đạo: Việc tổ chức Ngày Sách 
Việt Nam hàng năm chính là nhằm mục đích xây dựng và phát triển phong trào đọc 
sách, hướng tới một xã hội học tập và rèn luyện suốt đời; khẳng định vai trò, vị trí, tầm 
quan trọng của sách đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cán bộ giảng 
viên; học tập của học sinh, sinh viên và đề nghị Thư viện cũng như các đơn vị trong 
Trường, đặc biệt các Khoa, Bộ môn cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây 
dựng và phát triển phong trào đọc sách trong từng cán bộ giảng viên và học sinh, sinh viên. 
Tiếp đó, Thư viện đã tổ chức phát động phong trào đọc sách với mục đích khẳng 
định vai trò của sách, cũng như xây dựng tình yêu sách của bạn đọc; giữ gìn nét văn hóa 
học đường; giúp bạn đọc hình thành thói quen đọc và nghiên cứu sách rộng rãi góp phần 
nâng cao chất lượng dạy và học trong Trường. 
 Nằm trong các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 do UBND 
tỉnh Thanh Hóa phát động trên địa bàn toàn tỉnh, Trung tâm Thông tin - Thư viện đã 
phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa Huy Hoàng đã trao tặng sách cho Hội Sinh viên 
nhà trường nhằm hỗ trợ các đơn vị khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. 
 Kết thúc chương trình khai mạc, toàn thể cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên 
đến tham dự Khai mạc đã tham quan triển lãm, trưng bày sách với chủ đề “Lịch sử - 
Văn hóa - Con người xứ Thanh”. 
 TABLE OF CONTENTS 
TRAINING MANAGEMENT 
HOANG THI KIM OANH - HOANG THI HUE 
Vietnamese addressing forms and the teaching of words of Vietnamese 
addressing forms to Laotian students at Thanh Hoa University of Culture, 
Sports and Tourism.. 
5 
TRINH XUAN PHUONG 
Enhancing regular training actitivies for the laborers at hotels in Thanh Hoa in 
the integration context. 
15 
NGO PHUONG THUY 
Opportunities and challenges of employment for students of Hotel 
Management at Thanh Hoa University of Culture, Sports and Tourism. 
21 
DISCUSSION - RESARCH 
TRAN VIET ANH 
Symbol of fairy dragon presented in traditional wooden carving art of the 
17th-18th centuries in Thanh Hoa 
29 
HOANG THI THANH BINH - NGUYEN THI HONG THUY 
Characteristics of costumes worn by royal families under Le Dynasty from 
comparative studies between historical documents and statues at temples of 
the later Le Dynasty and in Lam Kinh historical relic. 
36 
LE THI BUOI 
Competitive advantages of Sam Son tourism urban area in the integration of 
Asean community... 
45 
NGUYEN VAN DUNG 
Some typical cultural charactersistics in Thanh land from the survey of words 
related to procedures of fishing job in Thanh Hoa.............................................. 
51 
NGUYEN THI THUY DUONG 
The impact of labor migration on rural families in Vietnam nowdays 
60 
TRAN DINH HANG 
Historical lessons of interrelious dialogue from the relationship among 
Taoism-Buddhism-Confucianism and indigenous belief in the Central of 
Vietnam under the ruler of Nguyen Lords... 
69 
 NGO THI PHUONG LAN 
Theory of cultural ecology and its application in studying culture in Vietnam... 
83 
VU THI THUY 
Developing the Meeting Incentive Conference Event (MICE) in Thanh Hoa 
96 
TRAN TIEN 
Solutions to the promotion of tourism in the North Central of Vietnam............. 
106 
DOAN VAN TRUONG - HOANG THI THU HOA 
Improving the community awareness of social work in the integration context 
nowadays.. 
114 
NEWS 121 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_dai_hoc_van_hoa_the_thao_va_du_lich_thanh_h.pdf