Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019

KỸ THUẬT KẾT HỢP DẤU VÂN TAY VÀ THUẬT TOÁN RSA

CẢI TIẾN ỨNG DỤNG VÀO AN TOÀN BẢO MẬT THÔNG TIN

NCS. Trịnh Văn Anh1

ThS. Đỗ Thị Hằng2

Tóm tắt: Bài báo đề cập đến hệ thống tính toán an toàn, tập trung vào quá trình tạo

khóa bất đối xứng dựa trên sinh trắc học. Thông thường, hệ thống PKI (cơ sở hạ tầng khóa

công khai) dựa trên khóa bí mật/công khai được tạo thông qua RSA (thuật toán) hoặc các

thuật toán tương tự. Giải pháp hiện tại nhúng sinh trắc học vào quá trình tạo khóa bí

mật/khóa công khai. Các thử nghiệm ban đầu cho thấy tạo khóa bất đối xứng phụ thuộc vào

độ chính xác xác thực sinh trắc học, đảm bảo khóa bất đối xứng duy nhất cho mỗi người dùng

được chứng thực.

Từ khóa: Dấu vân tay, kỹ thuật mã hóa bất đối xứng, kết hợp sinh trắc học và thuật toán

mã hóa.

1. Giới thiệu

Điện toán đám mây, các hệ thống quy mô lớn, Ambient Intelligence (AMI) dựa trên các

hệ thống mở cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dùng. Những hệ thống, ứng dụng

này yêu cầu mức bảo mật cao, chẳng hạn như xác thực người dùng, giám sát hành vi người

dùng, đảm bảo an toàn môi trường truyền thông. Mật mã học và sinh trắc học đóng một vai

trò quan trọng trong các ứng dụng bảo mật. Ưu điểm của mật mã là tính khả dụng và có thể

điều chỉnh mức bảo mật tùy thuộc vào mục đích truy cập và quản lý dữ liệu, tài nguyên, dịch

vụ [1]. Mặt khác, sinh trắc học giúp chống chối bỏ và chống giả mạo mật khẩu hoặc các token

[2], [3]. Nhiều nhà nghiên cứu khai thác và đề xuất nâng cao chất lượng của khóa mật mã được

tạo từ sinh trắc học theo độ an toàn hủy bỏ yêu cầu lưu trữ khóa dựa trên mật khẩu. Kết quả

nghiên cứu và phương pháp kết hợp sinh trắc học với mật mã nâng cao an toàn cho hệ thống.

Mục đích của nghiên cứu này là tích hợp các đặc điểm sinh trắc học của người dùng vào

quá trình tạo khóa dựa trên thuật toán RSA cải tiến [4]. Việc áp dụng hệ thống mật mã RSA

cải tiến vào quá trình tạo khóa đảm bảo an toàn hơn bởi phương pháp này tạo ra biến n lớn và

quá trình phân tích các yếu tố phức tạp hơn so với thuật toán ban đầu [5], do vậy tin tặc không

thể đoán trước được quá trình tạo khóa để thực hiện hành vi gây mất an toàn. Trong bài toán

này, dấu vân tay là một trong những đặc tính được chọn lọc để tích hợp trong quá trình tạo

khóa công khai/bí mật dựa trên thuật toán RSA.

Khóa bí mật sinh trắc không được lưu trữ trong bất kỳ thiết bị nào, vì nó được tạo bởi

các đặc điểm vân tay lưu trữ trong Smartcard tại giai đoạn đăng ký. Vì vậy, nó không thể bị

mất cũng như bị đánh cắp.

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 122 trang xuanhieu 1800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019

Tạp chí Khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 02 (06), T4/2019
iên chức, người lao 
động và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ 22 đơn vị trong toàn tỉnh với 70 vận động 
viên. Các vận động viên tranh tài ở các nội dung: đơn nữ và đôi nữ (cầu lông và bóng bàn). 
TIN HOẠT ĐỘNG 
116 
 Giảng viên Lê Thị Thanh Loan đạt huy chương Đồng nội dung đơn nữ bóng bàn 
Công đoàn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tham gia thi đấu ở 
02 nội dung: đôi nữ Bóng bàn (Đỗ Thị Hằng - Lê Thị Thanh Loan) và đơn nữ bóng bàn (Lê 
Thị Thanh Loan). Với tinh thần giao lưu, đoàn kết, nỗ lực hết mình các vận động viên của 
Trường đã giành được 01 huy chương Đồng nội dung đơn nữ bóng bàn. 
Giải cầu lông, bóng bàn nữ công chức, viên chức, người lao động đã góp phần làm 
phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động, đồng thời tạo điều kiện để 
các đơn vị giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, 
phấn khởi để nữ công chức, viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn 
được giao. 
BUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ 990 NĂM DANH XƯNG 
THANH HÓA 
Toàn cảnh buổi nói chuyện 
Sáng ngày 28/3/2019, tại hội trường nhà 
B, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa tổ chức buổi nói chuyện 
chuyên đề về lịch sử 990 năm danh xưng 
Thanh Hóa cho cán bộ, giảng viên và học 
sinh, sinh viên toàn trường. 
Buổi nói chuyện được TS. Hoàng Bá 
Tường - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 
Thanh Hóa truyền đạt 2 nội dung cơ bản: 
Thanh Hóa vùng đất "địa nhân nhân kiệt" và 
Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị 
hành chính trực thuộc Trung ương. 
 Thanh Hóa là vùng đất có chiều dài lịch sử hàng vạn năm tính từ khi xuất hiện loài 
người và vị thế đặc biệt trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Thanh 
Hóa còn là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích, khởi nghiệp của nhiều triều đại quân 
chủ phong kiến. 
TIN HOẠT ĐỘNG 
117 
Qua 3 cuộc hội thảo khoa học có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà sử học hàng 
đầu trong cả nước với những tham luận cẩn trọng đã khẳng định: Năm 1029 (đời vua Lý Thái 
Tông niên hiệu Thiên Thành) là năm xuất hiện danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị 
hành chính trực thuộc Trung ương. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào 
hùng của dân tộc, địa dư của Thanh Hóa hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách 
lớn. Cùng với việc xác định danh xưng, ngày 8/5/2019 (tức là ngày 04 tháng 4 âm lịch) được 
xác định là thời điểm chính tổ chức kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa (1029 - 2019). 
Qua buổi nói chuyện, cán bộ, giảng viên và học viên sinh viên nhà trường đã hiểu rõ 
hơn về lịch sử sự ra đời của danh xưng Thanh Hóa cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp 
của đất và người xứ Thanh qua các thời kỳ. Đồng thời, giúp thầy và trò nhà trường nhận thức 
sâu sắc hơn trách nhiệm của mình trong việc giảng dạy và học tập, góp phần xây dựng quê 
hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. 
ĐOÀN CÔNG TÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO 
VÀ DU LỊCH THANH HÓA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI 
HIỆP HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHÍ TRUNG QUỐC 
Thực hiện Quyết định số 993/QĐ-BND 
ngày 21/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân 
tỉnh Thanh Hóa về việc cho phép cán bộ 
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
Thanh Hóa đi công tác tại Trung Quốc cho 
công việc nghiên cứu, khảo sát phục vụ đề tài 
khoa học cấp tỉnh do NGƯT.PGS.TS Trần 
Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà 
trường làm chủ nhiệm đề tài. 
Trong khuôn khổ chuyến công tác từ ngày 23/3/2019 đến ngày 4/4/2019, đoàn cán bộ 
lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa do NGƯT.PGS.TS Trần 
Văn Thức dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Hiệp hội Địa phương chí Trung Quốc. 
Đề tài “Nghiên cứu giá trị lịch sử - văn hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phát 
huy di tích chùa Am Các trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa” được Sở Khoa học 
và Công nghệ giao cho Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa triển khai. 
Đây là đề tài khoa học mang tính thực tiễn, có giá trị về mỹ thuật, lịch sử, văn hóa và phát 
hiện mới về khảo cổ tại chùa Am Các. Chuyến công tác nghiên cứu, khảo sát của đoàn cán bộ 
nhà trường nằm trong kế hoạch của đề tài đã được triển khai từ tháng 8/2018 đến nay. 
Cũng trong thời gian này, đoàn cán bộ lãnh đạo Trường đã đến thăm và tiến hành thu 
thập tư liệu tại các thư viện ở thủ đô Bắc Kinh, và hai tỉnh Hàng Châu, Tô Châu để bổ sung 
tài liệu, các thông tin về lịch sử, văn hóa Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng làm 
nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và học 
TIN HOẠT ĐỘNG 
118 
sinh sinh viên nhà trường. Với sự chuẩn bị chu đáo về chương trình làm việc, đoàn cán bộ đã 
được các đơn vị tiếp đón rất nhiệt tình và trọng thị. 
Tại buổi làm việc, NGƯT.PGS.TS Trần Văn Thức đã giới thiệu một cách khái quát nhất 
về nhà trường và mục đích của chuyến thăm. Đại diện thư viện các tỉnh cũng đã giới thiệu sơ 
qua về số lượng và vị trí kho tài liệu có liên quan để đoàn dễ tra cứu. Trong thời gian làm 
việc, đoàn Trường đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiệt tình của cán bộ các thư 
viện, đạt được kết quả cao trong chuyến đi. 
Chuyến công tác của đoàn cán bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh 
Hóa kết thúc tốt đẹp. Đồng thời, đây cũng là tiền đề cho quan hệ hợp tác về nghiên cứu khoa 
học của nhà trường trong những năm tới với các thư viện tại Bắc Kinh, Tô Châu và Hàng 
Châu (Trung Quốc). 
TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA LƯU HỌC SINH LÀO 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
THANH HÓA 
Chiều ngày 10/4/2019, tại khuôn viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
Thanh Hóa, phòng Hợp tác Quốc tế phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức 
Tết cổ truyền Bunpimay cho các lưu học sinh Lào hiện đang học tập tại Trường. 
CBGV tham gia Tết cổ truyền Bunpimay cùng lưu học sinh Lào 
Tại buổi lễ, ThS. Vũ Văn Bình - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã 
tặng hoa và gửi lời chúc mừng năm mới đến các lưu học sinh Lào nhân ngày Tết cổ truyền 
của nước CHDCND Lào và đồng chí mong rằng các em sẽ có một cái Tết ấm áp, ý nghĩa tại 
Việt Nam. Đại diện lưu học sinh Lào đang theo học tại Trường, sinh viên Phai Vanh (khoa Sư 
phạm Nghệ thuật) phát biểu cảm tưởng và gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, 
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các phòng, khoa và giảng viên đã tạo điều kiện để các em 
được đón một cái Tết xa quê đầm ấm và thân tình. 
Chương trình đón Tết cổ truyền Bunpimay tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa được tổ chức chu đáo với đầy đủ các lễ nghi truyền thống, giúp các lưu học 
sinh Lào có được cảm giác ấm cúng, vui tươi, gần gũi như chính trên quê hương, đất nước 
mình. Các khách mời và các lưu học sinh Lào đã cùng nhau làm lễ buộc chỉ cổ tay, té nước và 
TIN HOẠT ĐỘNG 
119 
chúc nhau một năm mới dồi dào sức khỏe, an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Những 
nét văn hóa đặc sắc của đất nước Triệu Voi đã được các lưu học sinh thể hiện qua nhiều tiết 
mục văn nghệ và các món ăn truyền thống của Lào qua hội thi ẩm thực. 
Buổi lễ diễn ra đã diễn ra trong bầu không khí vui tươi, phấn khởi, thắm đượm tình 
đoàn kết Việt - Lào. 
GẶP MẶT GIAO LƯU VỚI LƯU HỌC SINH LÀO CÓ THÀNH TÍCH 
HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN XUẤT SẮC NHÂN DỊP TẾT BUNPIMAY 
Hòa trong không khí tưng bừng, phấn khởi đón tết Bunpimay của nước CHDCND Lào, 
chiều 10/4/2019, Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu với 
40 lưu học sinh Lào tiêu biểu đại diện cho 664 lưu học sinh Lào đang học tập tại các trường 
đại học, cao đẳng trên địa bàn toàn tỉnh. 
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, 
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa gửi lời chúc mừng năm mới đến các em lưu 
học sinh Lào nhân ngày tết cổ truyền Bunpimay, đồng thời khẳng định, mối quan hệ hữu nghị 
truyền thống lâu đời, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - 
Lào đã được cha ông xây dựng, vun đắp và phát triển từ nhiều đời nay. Phát huy truyền thống 
đó, hai dân tộc đã không ngừng củng cố, tăng cường hợp tác và đạt nhiều kết quả trên các lĩnh 
vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn và các đại biểu đã tặng quà cho 40 lưu học 
sinh, giúp các em có thêm động lực phấn đấu trong thời gian sinh sống, học tập tại Thanh 
Hóa. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vinh dự có 13 em được nhận 
quà tặng của Hội. 
Buổi gặp mặt diễn ra đầm ấm, vui vẻ đã giúp các em lưu học Lào xa quê hương, xa gia 
đình bớt đi nỗi nhớ quê hương và để lại những tiếng cười rộn rã, tô thắm thêm tình hữu nghị 
Việt - Lào qua những câu hát “Em ở bên Tây, anh ở bên Đông. Tình Việt - Lào anh em..” mãi 
mãi không bao giờ phai. 
Đại diện Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa tặng quà cho các lưu học sinh 
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 
TIN HOẠT ĐỘNG 
120 
TRỊNH THỊ LINH CHI - SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, 
THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA - Á QUÂN GIẢI SAO MAI 
TOÀN QUỐC 2019 
Chặng đường cuối cùng của giải Sao Mai 2019 diễn ra vào tối 14/4/2019 tại thành phố 
Hạ Long (Quảng Ninh) được đánh giá là cuộc tranh tài vô cùng gay cấn. Được đào tạo bởi 
giảng viên Phạm Thị Hoàng Hiền (Trưởng khoa Âm nhạc Trường Đại học Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch Thanh Hóa) - người được mệnh danh là chuyên gia đào tạo những cánh Sao Mai, 
nhiều khán giả đã dự đoán về tiềm năng của thí sinh Trịnh Thị Linh Chi - sinh viên Trường 
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ngay từ những vòng đầu tiên. Thực tế đã 
chứng minh, từ một thí sinh lọt vào top nguy hiểm trong chung kết 2, Linh Chi đã bứt phá để 
trở thành Á quân dòng nhạc thính phòng Sao Mai 2019. 
Á quân Trịnh Thị Linh Chi trong đêm chung kết xếp hạng và trao giải Sao Mai 2019 
Tại đêm chung kết xếp hạng giải Sao Mai 2019, Trịnh Thị Linh Chi tự tin trình diễn tác 
phẩm Cô gái tuyết (Nhạc: Nước ngoài; Lời Việt: An Hiếu) và song ca cùng NSƯT Hồng Vy 
tác phẩm Đôi cánh mùa xuân (Nhạc: Nước ngoài; Lời Việt: Trịnh Minh Hiền). Ở đêm thi này, 
Linh Chi vẫn thể hiện là một giọng ca đẹp có nhiều ẩn số và luôn tạo được cách diễn duyên 
dáng, thu hút khán giả. 
Với kết quả này, Trịnh Thị Linh Chi đã chính thức trở thành thí sinh đầu tiên của 
Trường đăng quang ngôi vị Á quân tại Sao Mai toàn quốc dòng nhạc thính phòng. Đối với 
Linh Chi, đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ từ những ngày đầu bước chân vào 
cuộc thi đầy thử thách này. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DAEJIN (HÀN QUỐC) SANG THĂM VÀ LÀM 
VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
THANH HÓA 
 Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa, sáng ngày 23/4/2019, đại diện lãnh đạo Trường Đại học Daejin (Hàn Quốc) 
đã có buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường. 
TIN HOẠT ĐỘNG 
121 
 Thay mặt Ban giám hiệu nhà trường, TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng Trường Đại 
học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vui mừng chào đón đoàn lãnh đạo Trường Đại 
học Daejin sang thăm và làm việc. Tại buổi làm việc, TS. Lê Thanh Hà mong muốn hai 
trường sớm thống nhất đi đến ký kết hợp tác các chương trình đào tạo mà trong chuyến thăm 
và làm việc tại Trường Đại học Daejin vào tháng 7 năm 2018 Hiệu trưởng hai trường đã ký 
kết ghi nhớ. 
Lãnh đạo nhà trường chụp ảnh cùng đoàn Trường Đại học Daejin (Hàn Quốc) 
 Ông Lim Chun Whan - Giám đốc Trung tâm Đào tạo tiếng Hàn thay mặt đoàn công tác 
gửi lời cảm ơn về sự đón tiếp chu đáo của lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường. Ông khẳng 
định: “Trường Đại học Daejin sẽ là đối tác lâu dài và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để triển 
khai các chương trình hợp tác hiệu quả với nhà trường trong những năm tiếp theo”. 
 Kết quả sau buổi làm việc, hai bên đã thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác 
năm 2019: 
- Trường Đại học Daejin tiếp tục hỗ trợ nhà trường trong việc đào tạo cán bộ, giảng 
viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành nhà trường có nhu cầu. Năm 2019, Trường Đại 
học Daejin sẽ tiếp nhận đào tạo tiến sĩ 01 giảng viên của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch Thanh Hóa đi học chuyên ngành Công nghệ máy tính. 
 - Hai bên thống nhất sẽ tiến hành các quy trình và chuẩn bị cho việc thành lập Trung 
tâm tiếng Hàn của Trường Đại học Daejin đặt tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa dự kiến vào tháng 09/2019. Trong đó, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch Thanh Hóa sẽ hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tuyển sinh còn Trường 
Đại học Daejin sẽ đào tạo miễn phí tiếng Hàn cho giảng viên và sinh viên nhà trường vào các 
buổi tối trong tuần. 
 Chuyến thăm và làm việc của Trường Đại học Daejin tại Trường Đại học Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch Thanh Hóa kết thúc tốt đẹp, mở ra cơ hội cho sự hợp tác bền vững giữa hai 
trường trong thời gian tới. 
CONTENTS 
TRAINING MANAGEMENT 5 
TRINH VAN ANH - DO THI HANG 
Combination of fingerprint and improved RSA algorithm in information 
security................................................................................................................... 
5 
LE THANH HA 
Training English for Tourism to tourist guides in Thanh Hoa nowadays.............. 
16 
SCIENCE DISCUSSION 23 
MAI THUY AN 
Roles of the media in promoting community tourism in Thanh Hoa................. 
23 
HOANG THI THANH BINH - TRAN THI NHU QUYNH 
Cuisine of Thanh land - the resource for tourism development............................. 
31 
LUU THI NGOC DIEP 
Lam Kinh cultural historical space......................................................................... 
42 
NGUYEN THI THUC - NGUYEN THI HA 
Imprints of Ham Rong in Literature....................................................................... 
49 
LE THI PHUC 
The management of cultural life among new urban areas in Thanh Hoa City....... 
56 
TRINH XUAN PHUONG 
Enjoying cuisine culture to improve the reality of cultural identity of Thanh 
land......................................................................................................................... 
64 
NGUYEN NHU SON 
Completing the Law on cultural heritage............................................................... 
71 
LE XUAN SON 
The three tutelary gods under Ly Dynasty in Tho Xuan district............................ 
81 
VO VAN THAT 
Revolutionary movement for national liberation in Thanh Hoa (1930-1945): 
some characteristics and lessons of experience.............................................................. 
89 
TRAN VAN THUC - NGUYEN HUU TAM 
The timing of the establishment of Thanh Hoa’s naming...................................... 
100 
 ISSN 2588 - 1264 
 Vol 02 (06), 04/2019 
JOURNAL OF SCIENCE 
THANH HOA UNIVERSITY OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM 
TA THI THUY 
Roles of folk materials in the songs about Thanh Hoa.......................................... 
108 
NEWS 115 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_dai_hoc_van_hoa_the_thao_va_du_lich_thanh_h.pdf