Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

Tăng trưởng xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Cách

mạng Công nghiệp 4.0. Mô hình phát triển này có thể mang đến nhiều cơ hội để giải quyết những

thách thức phát triển chưa từng có trong thời đại chúng ta. Nó mang lại những giải pháp đổi mới để

tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững, và hòa nhập xã hội. Được tiếp sức bởi động lực

tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã tích cực theo đuổi con đường này nhằm giải quyết các vấn

đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế chậm, và biến đổi khí hậu. Là quốc gia

duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng xanh với quy mô và tốc độ chưa từng có, nên kinh nghiệm

về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đáng để được phân tích một cách chuyên sâu. Hơn nữa, con

đường phát triển của Hàn Quốc liên quan nhiều đến các nước phát triển và đang phát triển, trong đó

có Việt Nam, với sự thành công của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến giàu, khiến cho điều này càng

đáng được xem xét

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 1

Trang 1

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 2

Trang 2

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 3

Trang 3

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 4

Trang 4

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 5

Trang 5

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 6

Trang 6

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 7

Trang 7

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 8

Trang 8

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 9

Trang 9

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang xuanhieu 4780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc
lượng, từ việc sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp đến việc sử dụng cuối cùng ở các cơ 
sở công nghiệp.
6.3. Bài học về đổi mới công nghệ
Cần phải nhìn nhận đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng đối với các kế hoạch phát triển
kinh tế quốc gia ngay từ những giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế. Để hưởng ứng chương trình 
nghị sự tăng trưởng xanh của quốc gia , các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nên thành lập Hội
đồng chuyên trách về “Tăng trưởng xanh”, chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch đầu tư hàng năm 
cho Nghiên cứu & Phát triển, phối hợp với các Bộ liên quan để giảm sự trùng lặp của các nỗ lực
trong lĩnh vực đổi mới công nghệ. Những nước đang phát triển cần phải hiểu rằng sự cạnh tranh có 
thể trở thành động lực quan trọng cho đổi mới công nghệ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mặc dù mối
quan hệ giữa cạnh tranh và đổi mới rất phức tạp, nhưng thực tế cho thấy đổi mới công nghệ là đặc
điểm phân biệt của nhiều đối thủ cạnh tranh hàng đầu thế giới. Những ngành công nghiệp phụ thuộc
nhiều vào thị trường khép kín có nhiều khả năng tăng sự miễn nhiễm đối với áp lực đổi mới công 
nghệ.
Các yếu tố chính để đổi mới công nghệ là con người, kiến thức, và tài chính. Nuôi dưỡng tài 
năng và bồi dưỡng nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển luôn luôn là 
trung tâm của chiến lược đổi mới. Cần hình thành "các trường đại học định hướng nghiên cứu", thoát 
khỏi mô hình các trường đại học chỉ đơn thuần theo định hướng dạy học. Nên có sự đầu tư ưu tiên cho
hoạt động Nghiên cứu & Phát triển trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu của các trường đại học, và 
đánh giá của chính phủ về giáo dục đại học cần chú trọng vào số lượng kết quả nghiên cứu (ví dụ, các 
138
tạp chí học thuật, bằng sáng chế, giấy chứng nhận công nghệ) và số lượng trích dẫn của các tài liệu 
nghiên cứu. Năng lực nghiên cứu được nâng cao của các trường đại học sẽ giúp các đối tác công 
nghiệp xoay sở vượt qua được môi trường thương mại ngày càng cạnh tranh, đồng thời các đối tác 
công nghiệp cung cấp cơ hội cho các trường đại học để áp dụng kiến thức của họ vào thực tế cũng 
như đào tạo các sinh viên sau đại học và tiến sỹ có những kỹ năng mà các ngành công nghiệp đang rất
cần. Giữa một môi trường ngân sách đầy thách thức, các nước đang phát triển nên tìm cách tập trung 
chi tiêu công của họ vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh. 
6.4. Bài học về mua sắm và tiêu dùng xanh 
Sự thiếu kiên quyết của chính phủ trong xử phạt những trường hợp không tuân thủ các quy 
định pháp lý của chương trình mua sắm và tiêu dùng xanh là một hạn chế lớn trong việc thực hiện.
Pháp luật hiện hành chỉ quy định việc các nhà cung cấp hoặc các nhà bán lẻ sẽ bị phạt như thế nào 
trong trường hợp vi phạm, về mặt sản xuất và phân phối các sản phẩm được chứng nhận (ví dụ, hàng 
giả và hàng nhái), nhưng lại không quy định gì về nghĩa vụ tuân thủ của người mua. Với tần suất giao
dịch mua sắm cao đang thực hiện bởi các tổ chức công, thì việc theo dõi hoặc kiểm toán một cách có 
hệ thống các hồ sơ mua sắm là khó thực hiện được trong thực tế. Các quy định pháp luật phải quy 
định đầy đủ cho người mua, ngoài việc đảm bảo rằng hồ sơ mua bán của họ được phản ánh trong báo 
cáo đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của chính phủ đối với các cơ sở công. 
6.5. Bài học về sự tồn tại của Cửa hàng Xanh 
Điều quan trọng phải nhận thấy được là Cửa hàng Xanh cần phải có khả năng cạnh tranh trên 
thị trường để đảm bảo sự thành công của Chương trình Chứng nhận Cửa hàng Xanh. Chương trình 
cần nâng cao nhận thức công chúng để Cửa hàng xanh tăng được uy tín kinh doanh, và những công ty 
đang cạnh tranh cho nhãn hiệu này nên lôi kéo người tiêu dùng vào các hoạt động thân thiện với môi 
trường như tái sử dụng túi mua hàng, tặng sản phẩm tái chế, tham gia vào các phong trào bảo tồn năng 
lượng trong cộng đồng địa phương, và mua sản phẩm xanh. Ngoài ra, nếu các hoạt động như vậy có 
thể giúp đáp ứng được các yêu cầu về Tiêu chuẩn chứng nhận Cửa hàng Xanh, thì nhiều doanh nghiệp
sẽ tự nguyện tham gia và khách hàng sẽ ngày càng trở nên ý thức hơn về sự đóng góp của họ vào bảo
vệ môi trường thông qua tiêu dùng xanh. Việc đạt được Chứng chỉ Cửa hàng Xanh chứng minh rằng 
các doanh nghiệp chia sẻ cam kết bảo vệ môi trường với khách hàng, qua đó khẳng định vai trò của
Cửa hàng Xanh trong việc thúc đẩy phát triển bền vững trong cộng đồng địa phương.
6.6. Bài học về thỏa thuận tự nguyện mua sắm xanh 
Chương trình này tận dụng ý chí tự do và sự tự quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp
kinh doanh, không giống như các quy định thông thường dựa trên lệnh và kiểm soát. Chính sách này 
có chi phí quản lý thấp, tính linh hoạt cao, và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa chính phủ và ngành công 
139
nghiệp. Tuy nhiên, cho dù có những giá trị đó, hiệu quả tổng thể của nó đang bị nghi ngờ vì chương 
trình này không có tính bắt buộc. Chính phủ cần chủ động lồng ghép chương trình này với các chương 
trình chứng nhận khác của chính phủ như "Chứng nhận Cửa hàng Xanh" và "Hệ thống dán nhãn 
Carbon", như một phương tiện để tăng cường dòng chảy thông tin giữa người tiêu dùng và nhà sản
xuất. Việc kích thích thị trường phân phối các sản phẩm xanh là rất quan trọng để lôi kéo các đối
tượng tham gia gia hạn Thỏa thuận tự nguyên của mình khi chấm dứt sau ba năm.
6.7. Bài học về dán nhãn Carbon 
Dựa trên quan điểm dán nhãn carbon có vai trò quan trọng trong việc kết nối sản xuất xanh 
với tiêu dùng xanh trên thị trường, Chính phủ phải tìm mọi cách để xây dựng và duy trì sự tham gia 
của người tiêu dùng thông qua một loạt các hành động khác nhau như các chiến dịch công cộng, giáo 
dục, và các ưu đãi trực tiếp khi mua hàng. Ngoài ra, nhà sản xuất và nhà phân phối phải nhận ra rằng 
thành công trong tiếp thị hàng hóa carbon thấp đến từ việc phải nêu bật được các đặc điểm về hiệu
quả của sản phẩm chẳng hạn như những lợi ích về tiết kiệm chi phí, vì một chiến lược tiếp thị thuần
túy dựa trên hiệu quả phát thải chỉ có thể thu hút được những người có hiểu biết tốt về vấn đề biến đổi
khí hậu. 
6.8. Bài học về tích điểm Carbon 
Hệ thống điểm Carbon ngày nay có vị trí chắc chắn như một chương trình ưu đãi điển hình 
của chính phủ dành cho việc giảm phát thải khí nhà kính từ ngành phi công nghiệp. Một khía cạnh 
quan trọng thu hút được sự chú ý của công chúng là ngoài việc tích lũy điểm carbon, chương trình này 
đã giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình do hóa đơn tiện ích giảm. Sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương là rất quan trọng vì họ tự quản lý và vận hành chương trình này, đồng thời
thường xuyên báo cáo cho chính quyền trung ương để yêu cầu bổ sung ngân sách. Các chính quyền
địa phương thậm chí nên khởi xướng giải thưởng hàng năm đối với các thị trấn và làng xã tham gia 
vào chương trình. Chính quyền địa phương cũng có thể thỏa thuận với người tham gia tặng điểm
carbon của họ cho những người khác có nhu cầu trong cộng đồng. 
6.9. Bài học về chiến dịch Cool-Mapsy 
Chiến dịch này được công nhận là đã định hình lại quan điểm của công chúng đối với tiêu thụ
và tiết kiệm năng lượng. Theo Bộ Môi trường, quy tắc ăn mặc Cool-Mapsy có tác dụng tương đương 
với việc giảm 2°C nhiệt độ cảm giác. Điều này cho phép nhiệt độ trong phòng được tăng thêm 2°C; 
được áp dụng bởi tất cả các lĩnh vực thương mại công trên toàn quốc và dự kiến sẽ làm giảm được
1,97 triệu tấn phát thải CO2 hàng năm, tương đương với việc trồng 700 triệu cây thông non. Những lợi
ích tiền tệ từ việc tăng nhiệt độ phòng thêm 1°C trong suốt mùa hè (58 ngày sử dụng) có thể tiết kiệm
khoảng 2.600 won trong hóa đơn tiền điện từ mỗi hệ thống điều hòa không khí. Các lợi ích về sức
140
khỏe như chống đau đầu, chóng mặt, và da khô do tiếp xúc lâu với môi trường quá lạnh, phát sinh từ
việc cắt giảm việc sử dụng điều hòa không khí là những yếu tố bổ sung giúp thu hút được sự tham gia 
của công chúng. Sau sự thành công của chiến dịch Cool-Mapsy vào mùa hè, Bộ Môi trường đã tổ
chức một chiến dịch tương tự mang tên "On (có nghĩa là ấm)-Mapsy" cho mùa đông. Thông qua việc
khuyến khích mặc đồ lót và giảm việc sử dụng lò sưởi, chương trình hy vọng sẽ tiết kiệm chi phí bằng 
cách giảm lượng tiêu thụ cho sưởi ấm không gian. 
6.10. Bài học về thu phí rác thải 
Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng không chỉ có hiệu quả trong việc giảm phát sinh 
rác thải, mà còn là công cụ trong việc thúc đẩy tái chế. Những lợi ích trực tiếp từ hệ thống thu phí rác 
thải dựa trên khối lượng và thực hiện phân loại rác thải là tiết kiệm chi phí quản lý chất thải (thu gom, 
vận chuyển và xử lý) và tăng giá trị kinh tế của vật liệu tái chế. Tuy nhiên, điều không kém phần quan 
trọng là phải hiểu rằng cũng có những lợi ích gián tiếp liên quan, chẳng hạn như giảm chi phí xã hội. 
Bằng cách giảm khối lượng rác thải, cộng đồng có thể kéo dài tuổi thọ của các bãi chôn lấp hiện có và 
trì hoãn sự cần thiết phải xác định vị trí cơ sở xử lý mới. Điều này giúp chính phủ tránh được việc xây 
dựng các bãi chôn lấp bổ sung và tránh phải giải quyết xung đột xã hội liên quan đến vị trí của các bãi 
chôn lấp mới. Phải thừa nhận rằng, những lợi ích của việc bảo vệ môi trường như phòng chống nước
rỉ rác và ô nhiễm không khí là rất khó có thể xác định bằng tiền. 
6.11. Bài học về thực hiện “Xanh hóa lối sống”
Trước khi lồng ghép thực hành sống xanh vào các chính sách và ưu đãi của chính phủ, những 
người ra quyết định phải chú trọng trước tiên vào việc nâng cao nhận thức và tăng cường tuyên truyền
vận động. Quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các tầng lớp khác nhau trong xã hội
với sự chú trọng vào phương pháp tiếp cận từ dưới lên vì phương pháp này có xu hướng bền vững 
hơn và do đó hiệu quả hơn trong việc tổ chức các hoạt động. Một điều kiện tiên quyết cho sự tham gia 
rộng rãi vào các chương trình do chính phủ chủ trì là sự công nhận và chấp nhận rộng rãi của công 
chúng. Như vậy, sự thiếu hiểu biết sẽ khó có khả năng dẫn đến sự tham gia của cộng đồng; Ví dụ,
công chúng phải được thuyết phục hoàn toàn rằng biến đổi khí hậu là do các hoạt động phát thải khí 
nhà kính của con người gây ra để từ đó tạo được động lực của cộng đồng đối với các hành động giảm
thiểu. Vì vậy, cần phải có những nỗ lực đáng kể để quảng bá các chương trình của chính phủ trước khi 
thực hiện. Quá trình này cần thể hiện rõ các lợi ích dự kiến của xã hội và cá nhân khi tham gia. 
Tầm quan trọng của những ưu đãi của chính phủ không thể bị bỏ qua; chúng có thể đóng một
vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi cá nhân và cộng đồng, cũng như ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư trên thị trường. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy rằng các ưu đãi có thể được thiết kế
dưới dạng ưu đãi trực tiếp (ví dụ, điểm tích lũy từ tiết kiệm năng lượng được quy đổi thành tiền) hoặc
ưu đãi gián tiếp (ví dụ, giảm thuế đối với ô tô tham gia chương trình "những ngày không xe hơi hàng 
141
tuần"). Chính phủ phải cam kết phân bổ ngân sách cần thiết để quản lý các chương trình ưu đãi một
cách đầy đủ và bền vững, tuân thủ các điều khoản đã thống nhất ban đầu ngay cả khi ngân sách bị cắt
giảm hoặc các kết quả mong đợi chưa hiện thực hóa được ngay. Trong khi sự thật là sự ưu đãi quá 
mức của chính phủ có thể đưa "thực hành sống xanh" vào bẫy của chủ nghĩa dân túy, các chương trình 
ưu đãi cần phải được thiết kế tốt để có thể có tác động mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện hạn chế về
ngân sách. 
Tóm lại, một khó khăn cơ bản tồn tại ở các nước đang phát triển chính là nhu cầu về tăng 
trưởng kinh tế lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sự bền vững môi trường và xã hội. Do nguồn vốn thị
trường và ngân sách của chính phủ ở các nước đang phát triển đều hạn hẹp, các chính sách và thực
hành bền vững không được quan tâm đầy đủ trong quá trình phân bổ nguồn lực. Khái niệm về carbon 
thấp, tăng trưởng xanh của Hàn Quốc mở ra một cơ hội để thu hẹp khoảng cách giữa tăng trưởng và 
bền vững. Đặc biệt, quá trình xanh hóa lối sống, nơi những thay đổi được diễn ra dần dần trong một
thời gian dài, phải được bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu của việc thực hiện chính sách tăng trưởng xanh. 
Sự hỗ trợ từ các nước phát triển đối với các nước đang phát triển thông qua ODA hoặc quỹ khí hậu
quốc tế  là rất cần thiết. Để đạt được điều này, các nước đang phát triển phải thể hiện quyết tâm rõ 
ràng trong việc áp dụng các chính sách ủng hộ lối sống xanh và phải tích cực góp phần thúc đẩy hơn 
nữa hợp tác quốc tế để thu hút thêm vốn đầu tư nhằm tăng trưởng xanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam từ chiến lược đến kế hoạch hành động; Số:
1393/QĐ-TTg; Hà Nội,ngày 25 tháng 9 năm 2012.
2. GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu), 2011. Tăng trưởng xanh đang chuyển động: Chia sẻ kinh 
nghiệm của Hàn Quốc.
3. Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững, 2018 . “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa 
mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0”.
4. Kim, Sun-woo, 2010. Phân tích chuỗi cung ứng của ngành năng lượng mới và tái tạo (NRE) và tình 
trạng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Seoul: Viện doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc.
5. KEEI (Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc), 2013. Niên giám Thống kê năng lượng. Seoul: Viện
Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015. http: //www.keei. 
re.kr/keei/download/YES2013.pdf. 
6. KEITI (Viện Công nghệ và Công nghiệp môi trường Hàn Quốc), 2012. "Báo cáo hiệu quả hoạt
động mua sắm xanh đối với lĩnh vực công nghiệp năm 2012." Truy cập ngày 30 tháng 4, 2015. 
 B0% EC% 97% 85% EA% B3% 84_ % EB% 85% B9% EC 
142
% 83% 89% EA% B5% AC% EB% A7% A4_% EC% 84% B1% EA% B3% BC% EB% B3% B4% 
EA% B3% A0% EC% 84% 9C.pdf. 
7. MoE (Bộ Môi trường), 2014a. “Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính năm 2012 cho Chương trình quản
lý mục tiêu đã hoàn thành vượt mức.” Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 23 tháng 1. 
8. MoE (Bộ Môi trường),2014b. Kế hoạch phân bổ định mức phát thải khí nhà kính quốc gia. 
9. MoE (Bộ Môi trường), 2014c. Hướng dẫn vận hành Chương trình quản lý mục tiêu quốc gia năng 
lượng khí nhà kính. 
10. MoE (Bộ Môi trường), 2014d. Tài liệu tham khảo về Hướng dẫn vận hành Chương trình quản lý 
mục tiêu năng lượng khí nhà kính. 
11. MoE (Bộ Môi trường), 2014e. “Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) công.” Website của
Bộ Môi trường. Truy cập ngày 1/9/2015.  
read.3QM8lhPM9467zi79922D7ayFDnPHTSOw5a.meweb2vhost_servlet_ 
orgCd=&boardMasterId=1&boardId=185205. 
12. MoE (Bộ Môi trường), 2014f. “Website của Bộ Môi trường.” Truy cập ngày 1/9//2015. 
www.me.go.kr. 
13. OECD, “Hướng tới Tăng trưởng xanh. Tóm tắt đối với các nhà hoạch định chính sách tháng 
5/2011”
14. OECD, 2011. Tiến tới Tăng trưởng xanh. Các nghiên cứu về Tăng trưởng xanh của OECD, NXB 
OECD, Paris. DOI: http:// dx.doi.org/10.1787/9789264111318-en. 
15. Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, 2010. Luật khung và Nghị định về Tăng trưởng xanh 
carbon thấp ở Hàn Quốc. Sửa đổi lần cuối ngày 14/4/2011.  
do?hseq=24639&lang=ENG 
143

File đính kèm:

  • pdftang_truong_xanh_va_bai_hoc_kinh_nghiem_cua_han_quoc.pdf