Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19

Kinh tế - xã hội năm 2020 và đầu năm 2021 của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đại dịch

COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng, khiến cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực

chậm lại. Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị

đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân, công tác phòng,

chống dịch đạt kết quả tốt. Đồng thời, Chính phủ đã có những chính sách kịp thời để từng bước

hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa

phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả

tích cực với việc duy trì mức tăng trưởng dương, GDP năm 2020 tăng 2,91%. Năm 2021, triển

vọng kinh tế Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng ở mức cao,

nhưng những dự báo đó dựa trên giả định rằng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 sẽ dần được

kiểm soát, trong khi thực tế tình hình dịch bệnh đầu năm 2021 đang có những diễn biến phức

tạp. Việt Nam cần tiếp tục triển khai những giải pháp gì để vừa phát huy được các thành tựu đã

có, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6600
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19
 niềm tin với doanh nghiệp. 
Ngoài đầu tư công, Việt Nam đã tập trung phát triển khối doanh nghiệp nên tạo ra một nền tảng 
khá bền vững và giúp giữ được ổn định nền kinh tế.
Thứ năm là tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước. Tiêu dùng hộ gia đình chiếm đến 
68% tổng cầu của nền kinh tế. Do đó, các chính sách kích thích tiêu dùng khu vực hộ gia đình sẽ 
có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích 
thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
50
Thực hiện các chính sách khuyến khích về tài khóa như miễn/ giảm thuế giá trị gia tăng, thuế 
tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước; về tiền tệ như ưu đãi tiếp cận và mở rộng hạn mức đối 
với tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ thị trường, hỗ trợ phiếu thực phẩm 
miễn phí, giảm giá sản phẩm, giảm chi phí trung gian, chi phí lưu thông, chi phí hành chính, chi 
phí không chính thức
Thứ sáu là khu vực kinh tế đối ngoại - động lực tăng trưởng kinh tế chính của Việt Nam trong 
thập kỷ qua - đạt kết quả rất tốt kể từ khi khủng hoảng bởi dịch COVID-19. Việc Việt Nam tham 
gia ký kết Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh 
giá cao, đã thể hiện tinh thần cam kết hội nhập, cải cách trong nước. Đặc biệt giữa lúc khó khăn, 
Việt Nam vẫn ký được Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA), mở ra những cơ hội và 
triển vọng to lớn. Điều này có ý nghĩa rất lớn, tạo cho Việt Nam có một vị thế mới, khẳng định 
Việt Nam là một miền đất tốt cho các nhà đầu tư. Kết quả này khẳng định nỗ lực của cả một quá 
trình và tạo ra sức hấp dẫn quốc tế, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các đối tác nước 
ngoài; củng cố thêm thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó cho thấy những thay đổi 
mang tính nền tảng sẽ tạo ra những yếu tố căn bản bảo đảm sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. 
Bên cạnh đó, thông qua việc Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA, từ tháng 7/2020, EU đã 
dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam và dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới. 
Nhờ đó, Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt mức thặng dư lớn nhất từ 
trước đến nay, đồng thời dự trữ ngoại hối tăng. Dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt 
Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã bù đắp cho thất thu về ngoại tệ do hoạt động 
du lịch suy giảm và nguồn kiều hối bị thu hẹp. Báo cáo của các tổ chức quốc tế cho biết các nhà 
đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư và/hoặc đang dịch chuyển các hoạt động sản xuất sang Việt 
Nam do quốc gia này đã quản lý tốt đại dịch.
2.3. Một số dự báo và giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
2.3.1. Một số dự báo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, đại dịch COVID-19 tiếp tục gây 
thiệt hại đáng kể cho các nền kinh tế và xã hội. Với những tiến bộ đạt được trong phát triển vắc-
xin, tổ chức này nhận định kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi khủng hoảng, tuy vẫn còn nhiều rủi ro 
trong ngắn hạn. Dựa trên giả định các đợt bùng phát virus mới được kiềm chế và triển vọng vắc-
xin phổ biến rộng rãi vào cuối năm 2021 sẽ giúp củng cố niềm tin, kinh tế toàn cầu sẽ dần phục 
hồi, nhưng mức độ phục hổi không giống nhau giữa các quốc gia trong 2 năm tới. Sau khi sụt 
giảm mạnh trong năm 2020, GDP toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 4,2% vào năm 2021 và 
3,7% vào năm 2022. Vào cuối năm 2021, GDP toàn cầu sẽ ở mức trước khủng hoảng nhờ phục 
hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc1. 
Đối với Việt Nam, trong thời gian tới, triển vọng được cho là tích cực khi nền kinh tế được 
dự báo tăng trưởng ở mức cao. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở 
mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Còn Ngân 
hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng trong năm 2021 của nước ta là 6,1%. Ngân 
hàng United Overseas Bank (UOB Việt Nam, có trụ sở chính tại Singapore) thì cho rằng, kinh 
1 Triển vọng tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/trien-vong-tang-truong-
moi-cua-kinh-te-toan-cau-634760/, đăng ngày 07/02/2021
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
51
tế Việt Nam năm 2021 có thể bật tăng đến mức 7,1% nhờ mức tăng trưởng thấp năm 2020 cũng 
như những yếu tố thuận lợi khác như các thỏa thuận tự do thương mại đã ký kết trong thời gian 
gần đây... Trong khi đó, Ngân hàng HSBC dự báo kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt mức 
8,1% trong năm 2021. Thậm chí, Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings dự báo 
Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc 
khủng hoảng do tác động của đại dịch COVID-19 với mức tăng trưởng GDP đạt tới 11,2% vào 
năm 2021. Dự báo này dựa trên giả định rằng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 sẽ dần được 
kiểm soát, khi vắc-xin COVID-19 chứng minh được tính hiệu quả. Báo cáo nhấn mạnh rằng tại 
Việt Nam vẫn còn tiềm tàng những rủi ro tài khóa, tài chính và xã hội, đòi hỏi các cấp có thẩm 
quyền cần quan tâm hơn nữa. 
Trong khi đó, Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra các mô hình dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 
của Việt Nam đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp) nhưng 
nhấn mạnh kịch bản cao chỉ có thể đạt được trong bối cảnh rất thuận lợi (kinh tế thế giới tăng 
trưởng mạnh, giá dầu ổn định hỗ trợ tăng trưởng và nền kinh tế nội địa cải thiện được khả năng 
hấp thụ vốn FDI). Cùng quan điểm, các chuyên gia của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ 
Chí Minh nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn còn nhiều thách thức xuất phát từ hiệu quả 
chưa rõ ràng của vắc-xin phòng COVID-19 và rủi ro tiềm ẩn bong bóng nợ công ở các nước phát 
triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 nhiều khả năng ở mức 6%. Cũng chọn phương án nhiều kịch 
bản, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, 
kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay là tốc độ tăng trưởng đạt 6,17% (với CPI trung bình 
khoảng 3,8%). Ít khả năng nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 cũng có thể đạt 
6,72% (CPI trung bình khoảng 4,2%) trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến.
Các dự báo tăng trưởng trước đây đều giả định rằng COVID-19 sẽ được kiểm soát vào 
khoảng giữa năm 2021 trên thế giới và ở Việt Nam cơ bản không có làn sóng COVID-19 mới. 
Tuy nhiên, những giả định này cho đến nay có thể không phù hợp do COVID-19 vẫn đang tiếp 
tục hoành hành ở nhiều khu vực trên thế giới và Việt Nam. Mức độ tác động kinh tế của đợt dịch 
COVID-19 mới còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch và các biện pháp khống chế. Quy mô và 
thời gian kéo dài của đại dịch cũng như những tác động kinh tế của nó khó có thể dự báo, và do 
vậy không thể bỏ qua một kịch bản tăng trưởng thấp hơn.
2.3.2. Một số giải pháp giúp tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam năm 2021
- Đổi mới, hoàn thiện thể chế để khơi thông, giải phóng nguồn lực phát triển, nâng cao năng 
lực quản trị quốc gia. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp 
luật. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh 
doanh, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư, 
doanh nghiệp. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật, hoàn thiện khung khổ pháp lý 
cho các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng chuyển đổi số.
- Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Hỗ trợ phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm 
năng, lợi thế, tham gia sâu trong các chuỗi giá trị thông qua chính sách ưu đãi về tài chính - ngân 
sách nhà nước, tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác. Phục hồi và ổn định sản xuất nông nghiệp, 
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu phù hợp, hiệu quả, thích ứng với tình hình 
mới; củng cố, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh. Tập trung phục hồi và phát triển mới 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
52
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường (cả xuất khẩu và 
nhập khẩu); tăng cường xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực, sức cạnh tranh nhằm đón đầu các thời cơ, lợi thế, cơ hội mới. Hỗ trợ 
hiệu quả doanh nghiệp trong nước (gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh 
nghiệp FDI); không để bị lợi dụng thâu tóm, bởi nhà đầu tư ngoài nước. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi 
mới, thoái vốn gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò 
đầu tàu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong việc hình thành các chuỗi giá trị, thúc đẩy sự 
tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi 
thành phần kinh tế phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng, tận dụng các cơ hội, nâng cao 
năng lực cạnh tranh và tạo việc làm cho người lao động. Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn 
thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn 
lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, 
các công ty đa quốc gia có công nghệ cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản 
xuất, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước, chính sách kích cầu, tăng tiêu dùng nội địa với thị 
trường gần 100 triệu dân. Bởi vì, trong nước, phần cung của nền kinh tế, năng lực sản xuất hiện 
nay không bị ảnh hưởng quá lớn, mà phần cầu bị ảnh hưởng nhiều hơn. Việc khôi phục thị trường 
tiêu thụ trong nước, đặc biệt là các biện pháp kích cầu, cần phải được thực hiện. Bởi vì, xét về 
tâm lý tiêu dùng và tiết kiệm, nếu dịch bệnh chỉ diễn ra trong 1 - 2 tháng, thì người dân có thể tạm 
dừng tiêu dùng trong thời gian ngắn và sau khi dịch được kiểm soát thì sẽ bùng lên, nhưng nếu 
dịch kéo dài có thể làm thay đổi hành vi tiêu dùng, người dân sẽ dành cho tiết kiệm nhiều hơn.
- Đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa 
học công nghệ. Tập trung nguồn lực để phát triển một số nền tảng công nghệ dùng chung, các 
hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin. Xây 
dựng và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo cấp quốc gia, vùng và địa phương; hỗ trợ, 
phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu thế 
mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều 
kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước 
vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động 
đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động 
trong nước, gắn với thị trường lao động quốc tế.
- Phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn là đầu tàu cho phát triển 
kinh tế - xã hội. Xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển vùng bền vững, đồng 
bộ, hệ thống, tạo tác động lan tỏa. Thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, tạo cơ sở 
phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất kinh doanh mới; hình thành các cụm ngành, 
chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên thông; tạo không gian phát triển mới, phù hợp với thể chế 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Rà soát về thể chế chính sách để khuyến khích và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân đầu tư 
nhiều hơn, giảm thiểu những khó khăn và các rào cản để thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI, đặc 
biệt là dòng FDI chất lượng, gắn với chuyển giao công nghệ cao, thân thiện môi trường, FDI thúc 
đẩy các doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
53
- Cần phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng vươn lên 
để đạt mục tiêu phồn vinh, phát triển theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
3. KẾT LUẬN
Năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự tích cực với quyết 
tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự điều hành, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ 
tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh 
đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên các lĩnh vực, thực 
hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển 
kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe của nhân dân; tăng trưởng kinh 
tế đạt 2,91%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của 
nền kinh tế.
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, là năm đầu tiên 
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Tình hình 
quốc tế, trong nước dự báo có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó 
đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến kinh tế thế giới và trong nước. 
Các xu hướng mới về dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, cùng với sự thay đổi nhanh 
chóng của các mô hình kinh doanh, phương thức sản xuất, tiêu dùng, giao tiếp xã hội, khoa học 
công nghệ... vừa là thời cơ, vừa là thách thức, đòi hỏi chúng ta tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, 
hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, biến thách thức thành cơ hội, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm 
cao, thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2020), Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương 
khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22/9/2020 về đánh giá 
tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội năm 2021.
3. Hà Chính (đăng ngày 22/01/2021), Quyết tâm cao của Chính phủ cho mục tiêu lớn, http://
baochinhphu.vn/Kinh-te/Quyet-tam-cao-cua-Chinh-phu-cho-muc-tieu-lon/420418.vgp.
4. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020, Số: 245/
BC-TCTK, ngày 27 tháng 12 năm 2020.
5. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Chính sách vượt qua tác động của COVID-19 để 
phục hồi và phát triển kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, NXB Đại học Kinh tế 
Quốc dân, Hà Nội.
6. Huy Vũ (đăng ngày 07/02/2021), Triển vọng tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu, https://
nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/trien-vong-tang-truong-moi-cua-kinh-te-toan-cau-634760/.

File đính kèm:

  • pdftang_truong_kinh_te_viet_nam_duoi_tac_dong_cua_dai_dich_covi.pdf