Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp

1. Đặc điểm của trùn quế

Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả thì người nuôi phải tìm hiểu đặc tính sinh lý của

trùn như: nhiệt độ, ẩm độ, độ pH, ánh sáng, không khí ; đồng thời cũng cần biết về đặc

điểm sinh sản và tập tính ăn của trùn quế. Từ đó, người nuôi sẽ tạo điều kiện sống thích

hợp cho trùn giúp trùn quế sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

1.1. Lợi ích của việc nuôi trùn quế

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa và đưa vào nuôi phổ

biến ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loài trùn được nuôi nhiều nhất vì chúng có nhiều

ưu điểm như: mắn đẻ, dễ nuôi, thức ăn đa dạng dễ tìm, năng suất cao, giá trị dinh dưỡng

cao và rất dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Ở Việt Nam, việc nuôi và sử dụng trùn quế có từ những năm 80. Đến nay việc

nuôi trùn quế đã được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

1.1.1. Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Trùn quế có sức tiêu hóa lớn, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trùn quế có thể ăn

một khối lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể nó trong một ngày đ m. Tác

dụng phân giải hữu cơ của trùn quế chỉ đứng sau các vi sinh vật, một tấn trùn có thể tiêu

hủy được 30-40 tấn rác hữu cơ hoặc 30 tấn phân gia súc trong một tháng.

Trùn sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân trùn góp phần làm

giảm sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu

bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những

khu vực ô nhiễm, nếu nuôi trùn cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, trùn có

thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có

chất lượng cao, từ đó cải thiện được môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí,

phân của trùn cũng có thể xử lý được nước thải.

1.1.2. Làm thức ăn cho con người và vật nuôi

Trùn quế, nhất là trùn tươi là loại thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, các loại cá,

tôm, ếch, ba ba, cua, . đều rất thích ăn trùn quế, đặc biệt đối với ấu trùng, con giống tôm

cá, nòng nọc của ếch. Trùn tươi còn là thức ăn bổ dưỡng đối với các loại gia súc, gia cầm,

chỉ cần cung cấp một lượng rất nhỏ và cho ăn 2 lần trong một tuần sẽ làm cho vật nuôi

lớn rất nhanh. Ngoài ra, trùn quế còn được sử dụng làm thực phẩm cho con người do

trong cơ thể trùn quế có rất nhiều dưỡng chất quan trọng, tốt cho sức khỏe của con người.

Ở Đài Loan có hơn 200 món ăn làm từ trùn. Ở Australia người ta ăn trùn quế với món ốp

lếp.

1.1.3. Làm dược liệu, mỹ phẩm

Một số enzym và hoạt chất được chiết xuất từ trùn để làm thuốc, mỹ phẩm như:

men Selenium (Se) dưới dạng Protein ở trong trùn, có tác dụng làm chậm quá trình lão

hóa tế bào, bảo vệ tế bào trước các độc tố nguy hại, giúp cân bằng các kích tố nội tiết li n

quan tới quá trình sinh sản và bài tiết tế bào, sản xuất ra chất Protaglandin – Có tác dụng

dưỡng da, dưỡng tóc, làm trẻ hóa cơ thể. Vì vậy trùn hiện đang được quan tâm nghi n4

cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Trùn quế còn là nguồn dược liệu quí để chữa một

số bệnh như các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt

rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gãy tay chân .

1.1.4. Làm phân bón cho cây trồng

Bên cạnh những lợi ích từ trùn tươi thì phân trùn lại là một loại phân hữu cơ thi n

nhiên giàu chất dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến. Phân trùn thích hợp với

nhiều loại cây trồng, chúng chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng hấp thụ một

cách trực tiếp không cần quá trình phân hủy trong đất như những loại phân hữu cơ khác.

Chất mùn trong phân trùn còn loại trừ độc tố nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có

thể hạn chế những bệnh của cây trồng. Phân trùn còn gia tăng khả năng giữ nước của đất,

chống xói mòn. Đặc biệt phân trùn thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể

vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 1

Trang 1

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 2

Trang 2

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 3

Trang 3

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 4

Trang 4

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 5

Trang 5

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 6

Trang 6

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 7

Trang 7

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 8

Trang 8

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 9

Trang 9

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang xuanhieu 2060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp

Tài liệu tập huấn Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp
ng tầng sâu thì 
có thể do độ pH không phù hợp hoặc độ ẩm sinh khối cao quá hoặc thấp quá. 
4.2. Kiểm tra sinh khối 
4.2.1. Kiểm tra nhiệt độ 
- Cứ 2 ngày kiểm tra nhiệt độ sinh khối một lần, thời gian kiểm tra từ 8 giờ sáng đến 
15 giờ (3 giờ chiều). 
+ Nếu nhiệt độ cao hơn 25 - 30°C cần điều chỉnh lại nhiệt độ sinh khối bằng cách xới 
đảo sinh khối, tạo độ thông thoáng cho sinh khối. 
+ Nếu nhiệt độ thấp hơn 25 - 30°C cần phải điều bằng cách che chắn nơi nuôi trùn, 
kiểm tra ẩm độ sinh khối. 
4.2.2. Kiểm tra độ ẩm 
Trùn sinh trưởng và sinh sản tốt ở độ ẩm khoảng 60 – 70%. Để kiểm tra ẩm độ sinh 
khối thích hợp cho trùn bằng cách lấy một nắm sinh khối trong lòng bàn tay bóp nhẹ. 
Nếu thả tay ra mà sinh khối đóng khuôn, ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa; Nếu nước nhỏ 
giọt hoặc chảy thành dòng là quá ẩm; Nếu bóp chặt mà không có nước, thả tay ra bị 
rơi là bị khô, có nghĩa là sinh khối thiếu nước. 
4.3. Kiểm tra ánh sáng 
Chuồng trại, nơi nuôi trùn cần che ánh sáng mặt trời, không mở đèn, trời mưa 
gió lạnh cần che kín, mùa hè nắng nóng b n tr n che mát b n dưới để thông thoáng. 
4.4. Kiểm tra dịch hại 
 23 
Kiểm tra kiến, gà, vịt, chuột, ếch, thằn lằnquan sát xung quanh nơi chuẩn bị nuôi 
trùn để kiểm tra tránh các loại dịch hại nêu trên ăn cả trùn và ấu trùng. 
CHƢƠNG IV. CHĂM SÓC TRÙN QUẾ 
1. Cho trùn ăn 
1.1. Xác định thời điểm cho ăn 
a)Thời điểm cho ăn sau khi thả giống 
Thả bằng sinh khối thì cho trùn ăn sau 6 giờ. Thả bằng trùn tinh (đã trải sẵn 
một lớp chất nền mỏng) thì cho trùn ăn sau 2 ngày. 
b)Thời điểm cho trùn ăn định kỳ 
Thời điểm cho trùn ăn ở những lần tiếp theo hay còn gọi là cho ăn định kỳ 
được xác định dựa vào các yếu tố sau: a)Lượng thức ăn trên bề mặt luống trùn: chỉ 
cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống trùn không còn thức ăn cũ (phân), mà chỉ còn 1 
ít chất xơ và bề mặt luống đã tơi xốp b) Số lượng trùn có trong luống: tùy thuộc vào 
lượng trùn có trong luống, ước tính dựa vào số lượng trùn giống ban đầu. c)Số lượng 
thức ăn trong mỗi lần cho ăn:Cho trùn ăn 1 lớp mỏng khoảng 2- 3 cm (lượng thức 
ăn ít) thì thời điểm cho ăn tiếp theo sẽ gần hơn so với cho trùn ăn 1 lớp dày từ 5 cm 
trở l n (lượng thức ăn nhiều). 
1.2. Tính lượng thức ăn cho trùn 
- hối lượng trùn tinh ở mỗi luống: Thông thường, trong một ngày trùn sẽ ăn hết một 
lượng thức ăn bằng 2/3 đến tương đương với khối lượng của cơ thể. Do đó, nếu mật 
độ trùn tinh là 2 kg/m2 thì lượng thức ăn cần cung cấp cho trùn 1 ngày là khoảng 1,5 
kg đến 2 kg thức ăn. Vì vậy, nếu định kỳ 3 ngày cho trùn ăn 1 lần thì lượng thức ăn 
cần có là khoảng 4 – 6 kg/m2. 
- Độ dày của thức ăn/1 lần: vào mùa hè 2 - 3 ngày cho trùn ăn 1 lần, lượng thức ăn 
bón tr n bề mặt luống dày từ 2- 3 cm thì lượng thức ăn tr n mỗi lần cho ăn sẽ ít. Đến 
mùa đông, lượng thức ăn bón tr n bề mặt luống dày khoảng 5 cm, thời gian cho ăn 
cũng thưa hơn mùa hè (4 – 5 ngày cho ăn 1 lần) thì lượng thức ăn tr n mỗi lần cho ăn 
sẽ nhiều. 
 24 
- Loại thức ăn: Nếu thức ăn là phân bò tươi thì cách tính tương tự như tr n, còn nếu thức 
ăn là bã thải từ hầm ủ biogas; thức ăn đã qua quá trình ủ như phân gia súc gia cầm ủ với 
rơm rạ, cây cỏ khô, bã khoai mì... hay thức ăn là rác thải hữu cơ đã được ủ hoai thì lượng 
thức ăn cho trùn ăn có thể tăng th m một ít (khoảng 20%). 
1.3. Chuẩn bị thức ăn 
1.3.1. Kiểm tra thức ăn là phân bò tươi 
Trước khi cho ăn bò cần kiểm tra các chất có hại trong phân như: nước tiểu, xà phòng, 
hóa chất hoặc các loại côn trùn gây hại. Nếu phân bò tươi không lẫn các chất gây hại 
cho trùn thì có thể sử dụng phân bò tươi này làm thức ăn nuôi trùn. Nếu phân bò tươi bị 
lẫn tạp chất cần loại bỏ. 
1.3.2. Kiểm tra thức ăn đã được xử lý 
Phân của một số loại gia súc, gia cầm khác như d , thỏ, heo, gà vịt đặc biệt là phân 
của các loài động vật ăn tạp (loài ăn nhiều tinh bột và đạm) thì phải ủ hoai mục với 
chất thải nông nghiệp để cho trùn ăn nhằm tránh hiện tượng ngộ độc axít. Phân sau 
khi ủ đã hoai mục thì sử dụng cho trùn ăn. 
1.4. Pha loãng thức ăn 
Thức ăn cần được pha loãng trước khi cho trùn ăn, để thức ăn mềm cho trùn ăn dễ 
dàng đồng thời cung cấp ẩm độ cho trùn để trùn sinh trưởng và phát triển tốt. 
- Bước 1. Xác định lượng nước cần th m vào đối với từng loại thức ăn. 
* Đối với phân bò tươi: Thông thường, tỉ lệ phân/nước là 1:1 hoặc 3:2 (1 phần 
phân và 1 phần nước hoặc 3 phần phân và 2 phần nước). 
* Đối với phân và các chất thải nông nghiệp đã được ủ hoai mục thì lượng 
nước thêm vào phụ thuộc và độ ẩm của đống ủ. Thông thường, độ ẩm đống ủ đạt tiêu 
chuẩn là 60-70%, có lúc giảm xuống còn khoảng 30 – 40% do bay hơi của đống ủ. Vì 
vậy, lượng nước thêm vào có thể dao động từ 1-1,5 lít nước/kg thức ăn (tỉ lệ phân/ 
nước là 2/3 hoặc 1/1). 
- Bước 2. Pha loãng phân. 
Cho thức ăn vào xô. Cho nước từ từ vào thức ăn. huấy đều hoặc dùng cuốc nhào 
trộn thức ăn. 
- Bước 3. Kiểm tra độ loãng của thức ăn, thức ăn thường được pha loãng dạng sệt. 
 25 
- Bước 4. Để 1 - 2 ngày cho thức ăn mềm và nhuyễn, nếu thức ăn đã xử lý rồi (ủ) thì 
bỏ qua bước này. 
Lưu ý: thỉnh thoảng khuấy đều để thức ăn mịn hơn. 
1.5. Cho thức ăn vào ô trùn 
1.5.1. Chọn phương pháp cho ăn 
+ Cho thức ăn vào ô nuôi (luống nuôi) thành từng khóm: thức ăn được bón lên bề mặt 
luống thành từng khóm có đường kính khoảng 10 – 20 cm, độ dày 2 - 5 cm và mỗi 
khóm cách nhau 5 – 10 cm. 
+ Cho thức ăn vào luống thành vệt dài: thức ăn được bón lên bề mặt luống thành từng 
vệt dài, mỗi vệt có đường kính khoảng 10 – 15 cm, độ dày 2 - 5 cm và cách nhau 5 - 
10 cm trở lên. 
* Lưu ý: Không cho thức ăn l n đầy kín luống trùn mà phải để khoảng trống 
giữa các khóm (vệt) thức ăn để thoát khí độc, trùn có chỗ lẫn tránh khi thức ăn có chất 
độc mà trùn không thích; Không cho lớp thức ăn quá dày tr n bề mặt luống trùn vì 
nếu quá dày trùn sẽ không bò lên bề mặt luống để giao phối sinh sản được. 
1.6. Kiểm tra sau khi cho ăn 
- Sau khi cho ăn một ngày: Mở tấm che phủ trên bề mặt luống trùn ra và quan sát trùn có 
ăn thức ăn mới hay không (trên thức ăn mới có lỗ nhỏ li ti ). Nếu chúng không ăn thức ăn 
mới, thì thức ăn có vấn đề cần phải loại bỏ ngay và thay thế bằng loại thức ăn khác. 
-Sau 2 - 3 ngày cho ăn, quan sát thấy trùn đã ăn hết lượng thức ăn đã cho, thì lần ăn 
tiếp theo có thể tăng th m một ít thức ăn so với lần trước. Ngược lại, nếu trùn vẫn 
chưa ăn hết thức ăn thì lần ăn tiếp theo sẽ giảm lượng thức ăn xuống hoặc kéo dài 
khoảng cách giữa hai lần ăn. 
2. Tƣới ẩm trùn 
Trước khi tưới ẩm trùn thì người nuôi cần kiểm tra độ ẩm chất nền, chỉ thực hiện tưới 
ẩm khi độ ẩm chất nền thấp. 
-Mùa hè tưới 2 – 3 lần/ngày, mùa đông tưới 1 – 2 lần/ngày. Ngày khô nóng tưới 
nhiều, ngày mưa rét tưới ít hoặc không cần tưới. Tưới ẩm được thực hiện ngay sau khi 
cho trùn ăn, nhằm tạo ẩm độ cho trùn và cung cấp th m nước cho thức ăn giúp thức ăn 
mềm hơn (việc này có ý nghĩa khi thức ăn cho trùn ăn hơi khô). 
3. Kiểm tra môi trƣờng nuôi 
3.1. Kiểm tra nhiệt độ sinh khối 
 26 
Kiểm tra nhiệt độ sinh khối là công việc thường xuyên hàng ngày, thời gian theo dõi 
từ 8 giờ sáng đến 15 giờ. Đưa nhiệt kế xuống khoảng giữa của lớp phân (2 vị trí dưới 
lớp phân cho ăn và 2 vị trí dưới lớp phân không cho ăn, tổng cộng 4 vị trí). Để yên 5 – 
10 phút sau đó lấy kết quả trung bình của 4 vị trí đo đó. 
3.3. Kiểm tra ẩm độ sinh khối 
Độ ẩm thích hợp nhất cho trùn sinh trưởng và sinh sản là 60 - 70% tùy theo mùa mà 
tưới nước nhiều hay ít. Để kiểm tra ẩm độ sinh khối trùn bằng cách đơn giản như lấy 
một nắm sinh khối trong lòng bàn tay bóp nhẹ. Nước chảy ra nhỏ giọt hoặc chảy thành 
dòng là sinh khối quá ẩm. Nếu bóp chặt sinh khối mà không có nước chảy ra, buông 
tay sinh khối rã ra là bị khô, có nghĩa là sinh khối thiếu nước. 
-Cách khắc phục: Ẩm độ sinh khối thấp (khô) cần cung cấp thêm ẩm độ cho trùn bằng 
cách tưới nước vào sinh khối trùn;Ẩm độ sinh khối cao thì có biện pháp xới đảo sinh 
khối trùn, tạo lỗ thoát nước xung quanh thành chuồng hay tạo một đường rãnh thoát 
nước dọc theo thành chuồng nuôi trùn. 
3.4. Kiểm tra độ pH của sinh khối 
Trùn quế thích hợp nhất là pH từ 6,8 - 7,5. Nếu độ pH quá thấp thì trùn sẽ bỏ 
đi. Cách theo dõi: Lấy 4 mẫu chất nền ở 4 vị trí khác nhau trong ô nuôi trộn đều lại 
thành mẫu chung và tiến hành đo pH của mẫu chung này. 
3.5. Kiểm tra ánh sáng 
Trùn rất sợ ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn cao áp. Trùn có thể bị giết chết do tia tử ngoại 
của ánh sáng mặt trời chiếu vào luống nuôi. 
-Phương pháp xủ lý: Cần che chắn bớt ánh sáng bằng cách dùng chiếu đậy nơi nuôi 
trùn, dùng rèm che xung quanh chuồng nuôi trùn. 
4. Phòng trừ dịch hại trùn 
4.1. Kiểm tra hoạt động bất thường của trùn 
- Trùn bò nhiều lên trên bề mặt luống nuôi, thùng, hộp 
- Trùn bò đi khỏi thùng, hộp, chuồng nuôi. 
- Trùn bị chết. 
- Số lượng trùn bò lên bề mặt luống để ăn bị giảm. 
- Đất trong luống nuôi trùn bị cào xới. 
 27 
4.2. Xử lý dịch hại trùn 
4.2.1. Phương pháp thủ công 
- Bắt bằng tay: đối với những loại địch hại như gia cầm, cóc, nhái, chuột, chim 
thì xua đuổi không cho lại gần hoặc bắt ra khỏi luống trùn. 
- Tạo hàng rào bảo vệ trùn: dùng lưới B40 kéo xung quanh hoặc đậy trên bề 
mặt luống trùn để địch hại không thể xâm nhập vào. 
- Dùng bẫy: sử dụng các loại bẫy chuột, bẫy chim. 
4.2.2. Phương pháp dùng hóa chất 
Sử dụng các loại thuốc để diệt chuột, kiến rắc xung quanh và trên bề mặt luống trùn. 
4.2.3. Phương pháp sinh học 
Sử dụng một số biện pháp sinh học để diệt một số địch hại như: sử dụng chanh, vỏ 
cam, giấm, bột mìđể tiêu diệt kiến. 
5. Phòng trị bệnh cho trùn 
5.1. Quan sát hoạt động bất thường của trùn 
Sau khi thả trùn 2 – 3 ngày nên kiểm tra, nếu thấy có trùn bò lên mặt là tốt, 
chứng tỏ trùn đã thích nghi với chỗ ở mới. Nếu thấy trùn bò lên mặt rất nhiều hoặc có 
trùn bị chết thì cần tiến hành quan sát biểu hiện của trùn để phát hiện và xử lý kịp thời 
những bất thường của trùn. 
5.2. Biểu hiện một số bệnh của trùn và cách xử lý 
5.2.1. Bệnh no hơi 
-Biểu hiện : Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên mặt luống và trườn dài sau đó 
chuyển san màu tím bầm và chết. 
-Cách giải quyết: Hốt hết phần thức ăn cho trùn ăn ra ngoài sau đó tưới nước lên 
luống trùn. Ngưng cho ăn thức ăn mới vào trong khi thức ăn cũ chưa hết sẽ làm cho 
thức ăn quá nhiều trùn ăn không hết làm cho thức ăn l n men sinh hơi. Trung hòa độ 
pH của sinh khối. hông cho trùn ăn những loại thức ăn quá giàu chất đạm như phân 
bò sữa, heo vì trong phân có mùi chua. 
5.2.2. Trúng khí độc 
-Biểu hiện: Trùn chui lên trên lớp mặt, trùn bị ngạt thở do thiếu ôxy, cơ thể trùn tím 
bầm. 
 28 
-Cách giải quyết: Khi trùn bị trúng độc thì ngưng không cho trùn ăn và tiến hành xử lý 
bằng cách: dùng cuốc chĩa xới đảo toàn bộ mặt luống trùn tạo môi trường thông 
thoáng sau đó tưới nước vào luống trùn. 
Cho thức ăn vào chuồng theo từng cụm hoặc theo đường dài và để những khoảng 
trống để tạo sự thông thoáng. 
6. Nhân, san trùn 
6.1. Xác định thời điểm nhân luống 
Sau khi thả trùn giống đuợc 2 tháng, lượng trùn con được sinh ra khá nhiều, trùn con 
cũng đã thuần thục trong việc sinh sản (đạt độ tuổi khoảng 4 tháng), lúc này có thể 
nhân, san trùn. 
6.2. Xác định diện tích nhân luống 
Trước khi nhân, san trùn, người nuôi cần chuẩn bị một luống có kích thước tương 
đương luống cũ, dùng xẻng xúc 1/2 luống cũ từ trên xuống, kể cả phân, cho vào luống 
mới, trải đều. 
Đối với luống trùn cũ, trải đều và cho trùn ăn bình thường. Luống trùn mới thì cho 
trùn ăn sau 1 ngày. Hình thức và cách cho trùn ăn giống như thường ngày nhưng tỷ lệ 
thức ăn ít hơn 1/2. Như vậy sau một thời gian nuôi đã có gấp 2 diện tích nuôi trùn. 
 29 
CHƢƠNG V. THU HOẠCH TRÙN QUẾ 
1. Thu hoạch trùn 
1.1. Xác định thời điểm thu hoạch trùn 
1.1.1. Thu hoạch dựa vào thời gian nuôi trùn 
- Luống nuôi mới: thời gian bắt đầu thu hoạch tối thiểu là 60 ngày vì trong luống có ít 
kén và trùn chưa thích nghi được môi trường mới. 
- Luống nuôi cũ: thời gian bắt đầu thu hoạch là 30 ngày sau khi thả giống có thể thu 
hoạch trùn. 
1.1.2. Thu hoạch dựa vào độ lớn (kích cỡ) của trùn và kén trùn 
Kích cỡ trùn trưởng thành đạt yêu cầu là 10 - 15 cm, chúng bắt đầu có khả năng cặp 
đôi và sinh sản. 
Trong mỗi kén chứa 1 - 20 trứng, có thể nở 2-10 con. Sau 2-3 tuần, trùn non tự cắn 
thủng kén để ra ngoài. 
1.1.3. Thu hoạch dựa vào mục đích sử dụng 
Tùy theo mục đích sử dụng để thu hoạch trùn: a)Làm thức ăn cho vật nuôi: thu sau khi 
thả trùn giống từ 30 – 60 ngày; Chu kì thu hoạch: 2-3 tuần; b) Thu phân trùn để bán: 
thu phân trùn sau 2 - 3 tháng nuôi. Chu kì thu hoạch từ 1 tháng đến 1,5 tháng; c) Thu 
hoạch trùn để chế biến thức ăn: Chu kì thu hoạch: 1-1,5 tháng. 
1.2. Phương pháp thu hoạch 
1.2.1. Phương pháp thu hoạch nhanh bằng tay 
- Thu hoạch trùn tinh và sinh khối trùn. 
- Mở tấm phủ trên mặt luống nuôi nhẹ nhàng; hốt trùn nằm trên mặt luống cho trùn 
vào chậu, xô có chứa một lớp phân trùn mỏng bên dưới đã chuẩn bị sắn. Tiếp tục thực 
hiện cho đến khi hết luống trùn. 
1.2.2. Phương pháp nhử mồi 
- Áp dụng để thu hoạch trùn tinh. 
- Trước thu hoạch 2 ngày cho trùn nhịn đói, đặt rổ có chứa thức ăn vào giữa luống 
nuôi, phủ tấm bạt lên trên bề mặt luống và thu hoạch trùn. 
 30 
1.2.3. Phương pháp thu hoạch bằng cách đe dọa 
a)Đe dọa trùn nhờ tiếng động 
- Áp dụng để thu hoạch trùn tinh. 
- Xúc sinh khối cho vào cái xô, chậu to, dùng thanh tre gõ nhẹ vào thành chậu nhiều 
lần, sau đó gạt bớt phần ngọn, trùn sẽ chui sâu vào b n dưới. Trùn tập trung ở dưới 
đáy chậu tiến hành thu hoạch trùn. 
b)Đe dọa nhờ ánh sáng 
- Áp dụng để thu hoạch trùn tinh và phân trùn. 
-Lấy sinh khối từ luống trùn đem ra phơi nắng, trùn sẽ chui xuống dưới vì trùn sợ ánh 
sáng. Thu phần phân trùn ở phía trên, phần giữa là sinh khối và cuối cùng thu trùn 
tinh. 
2. Thu hoạch phân trùn 
Lượng phân trùn thải ra hàng ngày bằng 30 – 40% số lượng trùn trong luống nuôi. Sau 
5 – 6 tháng nuôi, khi lớp phân trùn ở đáy ô đầy lên, mật độ trùn lớn lên, sinh sản chậm 
đi, có thể thu hoạch toàn bộ luống trùn. 
-Cách thu hoạch: Sau khi cho trùn ăn 2-3 ngày, phần thức ăn đã được trùn ăn hết, tiến 
hành thu hoạch. 
- Dùng xẻng xúc phần phía trên khoảng từ 15 cm sang một bên luống trùn. 
- Dùng xẻng xúc phân trùn từ mặt dưới của luống trùn cho vào bao. 
- Sau khi các bao phân trùn đã được buộc chặt, ta sẽ chuyển các bao phân về kho 
để trữ và bảo quản. 
3. Sơ chế, đóng gói trùn quế 
Bƣớc 1: Loại bỏ tạp chất ra khỏi trùn khi mới thu hoạch. 
+ Quan sát xem cụm trùn nào còn dính nhiều rác và lá cây. 
+ Dùng tay nhặt rác, lá cây ra khỏi trùn. 
 + Cho trùn sau khi thu hoạch vào dụng cụ chứa đựng như xô, chậu, rổ nhựa,... 
Bƣớc 2: Đưa trùn đến nơi có nguồn nước để rửa sạch trùn nhưng tránh làm tổn 
thương trùn. Có nhiều cách vận chuyển khác nhau: 
Bƣớc 3: Rửa sạch trùn bằng nước lần thứ nhất nhằm loại bỏ đất, bụi và phân. 
Bƣớc 4: Làm ráo trùn sau khi rửa sạch. 
 Bƣớc 5: Đóng gói trùn sau khi thu hoạch 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_nuoi_trun_que_tu_phan_gia_suc_gia_cam_va_c.pdf