Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động

i. Việc LÀM LÀ GÌ? LaO ĐộNG LÀ GÌ?

Mục tiêu: củng cố nhận thức của học viên về mối quan hệ giữa lao động

không được trả lương (chăm sóc), lao động và việc làm.

VIỆC LÀM

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)3 định nghĩa việc làm gồm những người

trên một độ tuổi xác định nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có

thể là một tuần hoặc một ngày, làm việc được trả lương hay tự trả lương

cho mình. Vì vậy, họ là những người:

A. Làm một số công việc được trả tiền công hoặc tiền lương bằng

tiền mặt hoặc hiện vật.

B. Có thỏa thuận lao động chính thức nhưng tạm thời không làm

việc trong thời gian được đề cập.

C. Làm một số công việc vì lợi nhuận hoặc vì lợi ích cho gia đình

dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật.

D. Đã làm cho một doanh nghiệp chẳng hạn như một cơ sở kinh

doanh, trang trại hoặc dịch vụ nhưng tạm thời đang không làm

việc trong khoảng thời gian được đề cập đến vì một lý do cụ thể

nào đó, được hiểu là ‘được thuê làm việc’.

a. RÀ sOát ĐườNG phâN tách tRONG hệ thốNG

tÀi khOảN Quốc Gia (sNa)

A. Ở Học phần 3 về lao động không được trả lương đã giới thiệu sự

khác nhau giữa việc làm và lao động không được trả lương. Ở

đây chúng ta xem xét định nghĩa về việc làm cụ thể hơn:

3

ILO (1988), Current International Recommendations on Labour Statistics, 1988 Edition, ILO,

Geneva, p. 476

„ Theo nghĩa thông thường, một người được gọi là đi làm thuê

khi họ có tham gia vào công việc được trả lương dưới một

hình thức nào đó. Đôi khi, việc làm được giải thích ở nghĩa

hẹp hơn như chỉ đề cập đến những nhân viên được trả lương,

và không bao gồm những người tự làm chủ.

„ Như Học phần 3 và 4 đã chứng minh, cả hai định nghĩa trên

về việc làm đều không chính xác. SNA định nghĩa cá nhân là

người được thuê làm việc – bất kể họ có được trả lương hay

không – khi họ cung cấp lao động cho một hoạt động kinh

tế được tính trong SNA.

„ Do đó, một lượng lớn lao động không được trả lương của

nam giới, nữ giới và những người thuộc giới tính thứ ba có thể

được xem là việc làm. Theo logic này, tự làm chủ chính mình

– được trả lương hay không được trả lương – là việc làm khi

đóng góp vào hoạt động kinh tế được tính trong SNA. Một

người làm việc không được trả lương trong doanh nghiệp gia

đình được xem là được thuê làm việc. Mọi người tham gia vào

hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp cũng là đi làm thuê

bởi họ có đóng góp cho hoạt động kinh tế. Người học nghề

không được trả lương cũng được xác định là đi làm thuê. Như

đã lưu ý trong Học phần 3, về mặt kỹ thuật mà nói thì hoạt

động thu thập nhiên liệu và nước sạch cũng phải được coi là

việc làm, tuy nhiên chỉ có ít quốc gia làm điều này.

„ Hoạt động phi pháp cũng được tính là việc làm: ví dụ, vi phạm

bản quyền/ăn cắp, ma túy, hoặc buôn bán vũ khí, hoặc tham

gia vào buôn bán mại dâm. Miễn là có tiền được trao đổi,

những hoạt động này được tính là những hoạt động kinh tế.

„ Lao động không được trả lương trong hộ gia đình và một số

hình thức lao động tự nguyện và cộng đồng không được tính

trong SNA và không được xem là việc làm. Như đã nhấn mạnh

ở Học phần 3, đa số công việc không được trả lương trong hộ

gia đình là điều kiện tiên quyết cho bất cứ việc làm nào. Do

đó, những thuật ngữ và điều kiện chi phối hiệu suất lao động

không được trả lương định hình năng lực của một cá nhân để

đảm nhiệm công việc như được định nghĩa trong SNA.

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 1

Trang 1

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 2

Trang 2

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 3

Trang 3

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 4

Trang 4

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 5

Trang 5

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 6

Trang 6

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 7

Trang 7

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 8

Trang 8

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 9

Trang 9

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang xuanhieu 4000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động
liệu về lao động phi chính thức hơn là số liệu 
về khu vực phi chính thức. 
F. Trong ngành sản xuất ở Châu Á nhiều năm qua, nữ giới luôn 
được sử dụng như lực lượng lao động thay thế trong khi nam 
giới luôn là lực lượng lao động chính. Hiện tượng đó khiến có 
thể né tránh được việc phải chi trả cho nữ giới những khoản như 
nghỉ lễ, nghỉ ốm, đóng góp vào quỹ lương hưu, chi phí bảo hiểm 
và các phúc lợi khác. Hiển nhiên điều đó khiến chi phí sản xuất 
trở nên cạnh tranh và hấp dẫn đối với các công ty xuyên quốc 
gia, thúc đẩy họ chuyển nhà máy sản xuất tới Châu Á (dù rằng chi 
phí nhân công đôi khi góp phần khá nhỏ trong tổng chi phí sản 
xuất). Các khuôn mẫu phi chính thức hiệu quả này đối với nhân 
công lao động toàn thời gian được trả lương để làm việc cả tuần 
trở nên khó thay đổi và mức tiền công cũng như các điều khoản 
và điều kiện làm việc hiện vẫn phản ánh sự phân biệt đối xử này. 
Cũng có những dấu hiệu cho thấy người trẻ thuộc giới tính thứ 
ba làm việc cho các công ty xuyên quốc gia, nhất là trong ngành 
dệt may, với điều kiện tương tự như của nữ giới.
30
G. Theo ILO và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) bởi lao động 
làm công ăn lương và được trả lương thường chiếm khoảng một 
phần ba trong tổng số việc làm, nên việc làm phi chính thức phổ 
biến hơn ở Châu Á – Thái Bình Dương hơn là chính thức.
H. Việc làm không chính thức không giống nhau ở các quốc gia 
Châu Á và Thái Bình Dương. Một số nét khái quát chung ở Châu 
Á và Thái Bình Dương là:
 „ Vận dụng những định nghĩa ở trên, phần lớn việc làm trong 
lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Á và Thái Bình Dương đều có 
thể được xem là phi chính thức. Tuy nhiên, đa phần những 
tính toán về khu vực phi chính thức đã loại bỏ khu vực nông 
nghiệp hoặc thậm chí nông thôn.
 „ Việc làm phi nông nghiệp không chính thức thường là dạng 
thức quan trọng nhất trong các công việc của khối tư nhân 
phi nông nghiệp ở Châu Á và Thái Bình Dương. Tầm quan 
trọng tương đối của lao động tự làm chủ và người làm công 
ăn lương cũng không giống nhau giữa các nước. ILO và ADB 
gợi ý rằng, tính trung bình, một phần ba số nữ giới làm việc 
như lao động tự làm chủ, phi chính thức trong ngành phi 
nông nghiệp. Không có sẵn số liệu về những hoạt động 
nông nghiệp phi chính thức do người thuộc giới tính thứ ba 
đảm nhiệm.
 „ Nhìn chung, công việc chính thức mang lại thu nhập cao 
nhất nhưng thu nhập trong việc làm phi nông nghiệp 
phi chính thức có xu hướng cao hơn so với lĩnh vực nông 
nghiệp. Điều này có thể chứng minh xu hướng thoát khỏi 
nông nghiệp và di chuyển về phía việc làm phi nông nghiệp 
phi chính thức. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ đối với 
xu hướng chung này. Không khó để nhìn thấy có nhiều chủ 
lao động phi chính thức thuê nhân công lao động và kiếm 
được nhiều tiền hơn so với những người làm công ăn lương 
chính thức. Tuy nhiên, chỉ có tỷ lệ tương đối nhỏ nữ giới và 
nam giới đang là chủ lao động phi chính thức. Thêm vào đó, 
các hoạt động phi pháp cũng được tính trong SNA, như là 
buôn bán mại dâm, buôn bán ma túy phi pháp, buôn bán 
531
vũ khí phi pháp, gian lận thương mại, tống tiền dưới nhiều 
hình thức đều được tính là hoạt động thuộc SNA. Một số nữ 
giới và người thuộc giới tính thứ ba cũng kiếm khá nhiều 
tiền trong những ngành công nghiệp này, trong khi nhiều 
nữ giới, người thuộc giới tính thứ ba, bé trai và bé gái khác 
có thể là nộ lệ trong các hoạt động này. 
 „ Dịch vụ cũng được tính và chiếm phần lớn trong các việc làm 
phi nông nghiệp phi chính thức như là buôn bán vỉa hè, các 
hình thức thương mại khác, dịch vụ chăm sóc cá nhân (như 
cắt tóc), cửa hàng sửa chữa, thu gom rác thải và chuyên chở 
vận tải không phép. Các công việc xây dựng phi chính thức 
cũng được tính tương tự.
I. Những vấn đề chính sách liên quan đến việc làm phi chính thức:
 „ Việc làm phi chính thức thường không được tính đến trong 
hệ thống xây dựng chính sách việc làm, dù rằng chiếm phần 
lớn trong tổng số việc làm ở nhiều quốc gia Châu Á và Thái 
Bình Dương. Quả thực, đôi khi chính sách thể hiện nhiều 
điểm bất lợi đối với người lao động phi chính thức một cách 
công khai. Ví dụ, đã có nhiều nỗ lực nhằm xóa bỏ khu vực nơi 
người làm việc không chính thức sinh sống như người buôn 
bán vỉa hè, phá đi sinh kế của lực lượng lao động không 
chính thức, có thể trở thành đối tượng để đấu tranh về giới 
mạnh mẽ. Cần có cách tiếp cận tổng quát để đưa những vấn 
đề việc làm phi chính thức vào trong xây dựng chính sách.
 „ Nữ giới làm việc phi chính thức tiếp tục đảm nhiệm hình 
thức lao động này bởi tính linh hoạt của nó: cho phép họ 
vừa đi làm và vừa hoàn thành tốt các công việc không được 
trả lương. 
 „ Tuy nhiên, theo định nghĩa, luật lao động không điều chỉnh 
lao động phi chính thức hoặc không có giá trị thực thi. Kết 
quả là, lao động phi chính thức gồm nữ giới, nam giới, và 
người thuộc giới tính thứ ba thường không thể tiếp cận với 
hệ thống bảo hiểm xã hội nhà nước dành cho người lao 
động khiến cho họ càng bị rủi ro hơn. 
32
 „ Các chính sách nhằm đưa việc làm phi chính thức vào đối 
tượng được xây dựng chính sách và nhằm chính thức hóa 
việc làm phi chính thức nên tìm cách giảm hoặc tái phân bố 
các công việc không được trả lương mà nữ giới phải làm, là 
nguyên nhân khiến họ chấp nhận các công việc phi chính 
thức. Đối với nữ giới, những chính sách việc làm phi chính 
thức phải được kết nối chặt chẽ với những chính sách về việc 
làm không được trả lương nếu muốn xây dựng chính sách 
việc làm phi chính thức thành công.
 „ Quy mô việc làm phi chính thức cũng liên quan mật thiết đến 
quy mô việc làm chính thức, theo nghĩa là việc làm phi chính 
thức tạo ra những sản phẩm và dịch vụ giá rẻ, đóng vai trò 
đầu vào cho các doanh nghiệp sử dụng lao động chính thức. 
Theo nghĩa này, không nên xem sự phân chia chính thức – 
phi chính thức là đối kháng tuyệt đối. Chênh lệch trong thu 
nhập do lao động thuộc giới tính khác nhau đảm nhiệm có 
thể là một thành tố quan trọng trong việc duy trì việc làm 
phi chính thức thông qua cung cấp nhiều hàng hóa và dịch 
vụ có giá cạnh tranh để người sử dụng lao động chính thức 
sử dụng. Theo đó, tương tác về giới tính ảnh hưởng đến mối 
quan hệ giữa việc làm phi chính thức và việc làm chính thức. 
c. tÌNh tRạNG Việc LÀM 
A. Lao động tự làm chủ:
 „ Nhiều nước ở Châu Á và Thái Bình Dương, các hình thức tự 
làm chủ phổ biến hơn so với việc làm công ăn lương. Lao 
động tự làm chủ gồm lao động tự làm việc cho mình và chủ 
doanh nghiệp và các lao động làm việc không được trả lương 
trong gia đình làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân. Tự 
làm chủ phi chính thức cũng khá phổ biến.
 „ Theo định nghĩa, luật pháp về lao động không điều chỉnh lao 
động phi chính thức mà chỉ giới hạn ở lao động làm công ăn 
lương chính thức.
533
 „ Lao động làm công ăn lương chiếm một phần nhỏ so với lao 
động tự làm chủ trong tổng số lao động nữ giới.17 Tự làm việc 
cho chính mình quan trọng hơn đối với nữ giới bởi:
 – Lao động không được trả lương giới hạn khả năng tiếp 
cận các công việc làm công ăn lương.
 – Thị trường lao động làm công ăn lương bị các thực tiễn 
phân biệt đối xử về giới tính ảnh hưởng nặng nề.
 „ Tự làm việc cho chính mình thường mang đến cho nữ giới 
khả năng lớn hơn nhiều để kết hợp lao động không được 
trả lương và việc làm được trả lương. Thảo luận chính sách 
thường giả định sự tồn tại của các chế độ liên quan đến việc 
làm công ăn lương (ví dụ, chính sách tiền lương tối thiểu 
hoặc những yêu cầu về sự linh hoạt của thị trường lao động). 
Thảo luận chính sách như vậy loại trừ lao động tự làm chủ và 
các mối tương tác về giới.
B. Người lao động:
 „ Ở Châu Á và Thái Bình Dương, nam giới làm công ăn lương 
chiếm phần lớn hơn so với nữ giới. Nam giới có vẻ dễ dàng 
tiếp cận với các việc làm công ăn lương hơn nữ giới bởi họ 
dành ít thời gian hơn cho các công việc không được trả 
lương so với nữ giới. 
 „ Tuy nhiên, ở một số nước, nữ giới làm công ăn lương trong 
các hoạt động kinh tế phi chính thức ở khu vực nông thôn, 
khi kết hợp với các khoản thu nhập khác từ trong hay ngoài 
các hoạt động trồng trọt, lại có vai trò quan trọng trong duy 
trì sinh kế cho các hộ gia đình. Cơ hội việc làm và sự lựa chọn 
phần nào phản ánh nhu cầu cần phải đảm trách các công 
việc không được trả lương trước khi nghĩ đến việc đi tìm việc 
làm công ăn lương.
17 ILO và ADB, Op. cit. 
34
 „ Thực tế thì có mối tương quan mạnh mẽ giữa công việc ngắn 
hạn, mùa vụ và bất ngờ cũng như việc làm công ăn lương phi 
chính thức.
 „ Các thảo luận chính sách giả định sự tồn tại của các nỗ lực 
chính sách đối với việc làm công ăn lương không thành công 
để điều chỉnh mối quan hệ giữa lao động không được trả 
lương và sự tương tác về giới trong việc làm công ăn lương. 
Điều này giải thích sự thất bại của chính sách đối với lao 
động làm công ăn lương ở một số nơi ở Châu Á và Thái Bình 
Dương, gồm những khu vực ở đó lao động làm công ăn 
lương phi chính thức trong nông nghiệp đóng vai trò quan 
trọng của sinh kế hộ gia đình.
 „ Chưa có dữ liệu đáng tin cậy sẵn có về việc làm được trả 
lương của những người thuộc giới tính thứ ba.
535
iV. NỮ Giới VÀ Việc LÀM Ở châu á 
VÀ thái BÌNh dưƠNG 
Mục tiêu: giúp học viên có được hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề cụ 
thể liên quan đến việc làm của nữ giới ở Châu Á và Thái Bình Dương.
a. phâN MảNh tRêN thị tRườNG LaO ĐộNG 
Sử dụng Bài tập 1 để tham khảo.
A. Như đã nhắc đến ở trên, nữ giới có xu hướng tập trung ở các việc 
làm có lương thấp, không ổn định, nguy cơ nghèo cao, và bị hạn 
chế về phúc lợi xã hội.
B. Nguyên nhân khiến nhiều nữ giới gặp nhiều hạn chế khi chuyển 
từ công việc này sang công việc khác: 
 „ Phân biệt đối xử tồn tại trong các thiết chế và chuẩn mực về 
luật pháp, xã hội, văn hóa, và tôn giáo.
 „ Nhiều trách nhiệm đối với công việc không được trả lương.
 „ Tương tác/ đấu tranh trong nội bộ hộ gia đình và những mối 
quan hệ quyền lực không bình đẳng và những hạn chế đối 
với sự dịch chuyển của nữ giới.
 „ Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, kỹ năng 
và kinh nghiệm (mặc dù chứng kiến số các quốc gia ngày 
càng tăng, đặc biệt là ở Đông Á và một số nơi thuộc Châu 
Đại Dương (Polynesia), nữ giới đang được tiếp nhận giáo dục 
chính thức nhiều hơn nam giới khi họ có cơ hội học tập).
 „ Thiếu tài sản, gồm cả tiếp cận có hạn đối với tài chính.
 „ Hạn chế về kỹ năng di chuyển từ ngành này sang ngành 
khác.
36
C. Để cải thiện kết quả việc làm cho nữ giới cần phải có các chính 
sách giúp loại bỏ các rào cản đối với di chuyển lao động, mà 
điều kiện tiên quyết đã nhắc đến ở trên là làm giảm hoặc phân 
bố lại lao động không được trả lương. Chính sách nhằm làm 
giảm hoặc phân bố lại công việc không được trả lương và tăng 
việc làm được trả lương có thể hỗ trợ mạnh lẫn nhau, trong đó 
giảm công việc không được trả lương giúp làm tăng cơ hội việc 
làm cho nữ giới.
B. phâN Biệt Đối xử VÀ BẤt BÌNh ĐẳNG tRONG 
thu Nhập 
A. Sự phân mảnh không phải là nguồn gốc duy nhất của bất bình 
đẳng giới liên quan đến việc làm.
B. Như đã nói, khi làm những công việc như nhau, nữ giới kiếm 
được ít hơn so với nam giới. Hai yếu tố quan trọng là:
 „ Số giờ lao động. Vì những gánh nặng từ các công việc không 
được trả lương, nữ giới có xu hướng nhận những việc làm 
bán thời gian hơn là những việc làm toàn thời gian, khiến 
giảm thu nhập họ có thể có được.
 „ Bất bình đẳng trong thu nhập. Tiền công tính theo giờ, thu 
nhập theo tổng số giờ làm việc, thì nữ giới vẫn kiếm được ít 
hơn nam giới khi làm công việc tương tự. Đối với làm công 
ăn lương, hiện tượng có thể được giải thích là do người sử 
dụng lao động phân biệt đối xử. Nhưng hiện tượng tương 
tự cũng được quan sát thấy đối với những lao động tự làm 
chủ, cho thấy nữ giới gặp nhiều khó khăn trong các tương 
tác trên thị trường lao động. Một lý do mang tính quốc tế 
là do phân nhóm trong nghề nghiệp và lĩnh vực – tức là, nữ 
giới và nam giới nhóm lại với nhau trong các công việc cũng 
như tiểu ngành cụ thể trong nền kinh tế. Thu nhập thấp hơn 
trong làm công ăn lương có thể làm gia tăng sự ưu tiên sử 
dụng lao động đối với lao động nữ; bởi chi phí lao động của 
537
họ thấp hơn, và với cùng mức doanh thu, lao động nữ có 
thể góp phần nâng cao lợi nhuận. Ví dụ như sự thống trị của 
lao động nữ trong các lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu ở 
Châu Á và Thái Bình Dương.
 „ Một số bằng chứng cũng cho thấy hiện tượng những người 
thuộc giới tính thứ ba ở Châu Á và Thái Bình Dương tập trung 
nhau trong những lĩnh vực cụ thể – dịch vụ, giải trí, du lịch và 
lao động tình dục – với mức lương ngang bằng với mức thu 
nhập thấp của nữ giới.
 „ Tuy nhiên, nghiên cứu của ILO cho thấy khoảng cách về 
lương giữa hai giới mà không thể được giải thích bởi nữ giới 
làm việc ít giờ hơn, trình độ học vấn thấp hơn hoặc ít thâm 
niên kinh nghiệm hơn; mà đa phần khoảng chênh lệch này 
là do phân biệt đối xử.
38
tÀi Liệu thaM khảO
Bridges, S., Lawson, D., Begum, S. 2011. ‘Labour market outcomes in 
Bangladesh: The role of poverty and gender norms.’ European Journal of 
Development Research. Volume 23, Issue 3, July, Pages 459-487.  
Chen M., J. Vanek, F. Lund, J. Heintz, R. Jhabvala and C. Bonner. 2005.
Progress of the World’s Women 2005: Women, Work and Poverty. New York: 
UNIFEM.
Francesco P.2010.‘The gender gap in early career in Mongolia.’International 
Journal of Manpower, Volume 31 Issue 2, pp.188 – 207.
Heintz, J. 2006. Globalization, Economic Policy and Employment: Poverty 
and Gender Implications. Employment Strategy Paper 2006/3. Geneva: 
ILO.
International Labour Organization and Asian Development Bank. 2011. 
Women and Labour Markets in Asia. Available at: 
wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/documents/publication/
wcms_154846.pdf (accessed 12 September 2011).
Maletta, H. 2008. ‘Gender and Employment in Rural Afghanistan, 2003-5.’ 
Journal of Asian and African Studies, Volume 43, Issue 2, Pages 173-196.
Mitra, Arup. 2010. Women’s Employment in Asia-Pacific. Asia-Pacific 
Human Development Report Background Papers Series, 2010/07 UNDP. 
Available at: 
TBP_2010_07.pdf
Mollahosseini, A. 2008. ‘Gender and Employment in Iran.’ Indian Journal 
of Gender Studies, Volume 15, Issue 1, Pages 159-162.
Mottaleb, KA; Sonobe, T. 2011. ‘An Inquiry into the Rapid Growth of the 
Garment Industry in Bangladesh’. Economic Development and Cultural 
Change.Volume 60, Issue 1, Pages 67-89.
Narsey, Wadan. 2007. Gender Issues in Employment, Underdevelopment 
and Incomes in Fiji. Fiji Islands Bureau of Statistics. Suva, Fiji: Vanuavou 
Publications.
Safiri, K. 2009. ‘Women’s Employment in Private Sector in Iran’. Social 
Sciences, Volume 4, Issue 3, Pages 248-255.
40
Th
án
g 
2,
 2
01
4
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 
25-29 Phan Bội Châu
Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84 4) 3942 1495
Fax: (84 4) 3942 2267
Email: registry.vn@undp.org
www.undp.org.vn

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_sang_kien_quan_ly_ve_gioi_va_chinh_sach_kinh_te_o_c.pdf