Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô

i. cơ bản về kinh tế học vĩ Mô

Mục tiêu: giúp học viên nắm được kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô cổ

điển mới.

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới tự khẳng định là nghiên cứu về kinh tế

nói chung, tập trung vào các hoạt động được tổng hợp từ các hộ gia

đình, các doanh nghiệp và chính phủ, tập hợp quyết định từ nhiều cá

nhân qua đó xác định tổng chi tiêu, thu nhập, và sản xuất hàng hóa và

dịch vụ của một nền kinh tế. Do đó, nó là tổng của các quá trình kinh tế

vi mô. Học thuyết và phân tích kinh tế học vĩ mô chia nền kinh tế thành

hai khu vực: nền kinh tế sản xuất (thực tế) và nền kinh tế tài chính (tiền

tệ). Các chính sách kinh tế vĩ mô có tác động khiến hai khu vực kinh tế

trên sẽ tác động qua lại như thế nào, với mục tiêu duy trì sự ổn định giữa

các biến số là nền tảng của kinh tế vĩ mô trong lúc cùng thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế - mà quá trình này sẽ khiến một số hoặc toàn bộ biến số

nền tảng của kinh tế vĩ mô tăng lên. Thông qua thúc đẩy tăng trưởng,

các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra các tiền đề giúp cải thiện phúc lợi

cá nhân.

Nền kinh tế sản xuất kết hợp lao động, vốn, các yếu tố sản xuất khác (đất

đai, năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên) và công nghệ để

sản xuất các sản phẩm kinh tế để trao đổi và tạo thành tổng sản phẩm

quốc nội (GDP). Nền kinh tế sản xuất cũng được xem là có thực bởi các

yếu tố của sản xuất cũng như sản phẩm đầu ra trong nền kinh tế này

là hàng hoá, vật chất thật. Khu vực nhà nước tham gia như một phần

trong nền kinh tế thực tế và được chính sách tài khóa đảm bảo ngân

sách hoạt động – thông qua chính sách của chính phủ liên quan đến chi

tiêu và thuế của chính phủ.4

Nền kinh tế tài chính gồm các hoạt động kinh tế liên quan đến phát

hành các tài sản tài chính và sự trao đổi các tài sản này, như là cổ phiếu

và trái phiếu. Chính phủ tác động đến nền kinh tế tài chính thông qua

chính sách tiền tệ - chính sách liên quan đến tổng cung tiền và lãi suất,

ảnh hưởng tới tổng cầu về tiền và các tài sản tài chính khác cũng như

hiệu suất chung của nền kinh tế tài chính.

Mối quan hệ giữa nền kinh tế thực tế và nền kinh tế tài chính, cũng như

vai trò của chính phủ tác động lên mối quan hệ đó là chủ đề của một số

tranh luận trong kinh tế học vĩ mô, song các mối quan hệ đó vẫn tồn tại:

ví dụ, mức lãi suất ấn định trong khuôn khổ chính sách tiền tệ tác động

tới quá trình sản xuất hàng hoá và cả việc làm trong nền kinh tế thực.

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 1

Trang 1

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 2

Trang 2

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 3

Trang 3

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 4

Trang 4

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 5

Trang 5

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 6

Trang 6

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 7

Trang 7

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 8

Trang 8

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 9

Trang 9

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang xuanhieu 7440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô

Tài liệu Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương: Giới và kinh tế học vĩ mô
 Liệu điều này có cần thiết?
2. Liệu đây có phải một ý tưởng hay? 
Yếu tố quan trọng 6. Chúng ta cần phải mở rộng cách mà chúng ta đo 
lường tiến độ phát triển bền vững bằng việc xây dựng chỉ số phát triển bền 
vững hoặc bộ chỉ số.
729
Câu hỏi thảo luận:
1. Các học phần trước đã nhấn mạnh một số vấn đề từ phương pháp tiếp 
cận ‘một bài thuốc chữa bách bệnh’. Bạn có thấy vấn đề gì khi xây dựng 
một chỉ số hoặc một bộ chỉ số với kỳ vọng có thể áp dụng tại tất cả các 
quốc gia, gồm cả vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm xác định những điểm 
nên đưa vào và không nên đưa vào khi xây dựng chỉ số này?
Ở phần cuối thảo luận, giáo viên sẽ tổng kết lại các chủ đề chung nổi bật 
lên từ các ý kiến phát biểu.
30
iii. kinh tế học vĩ Mô 
có nhẠY cảM Giới
Mục tiêu: giúp học viên có thể giải thích những khái niệm quan trọng của 
nền kinh tế vĩ mô có lồng ghép giới.
a. vai trÒ cỦa cônG việc chĂM Sóc khônG 
đƯỢc trả cônG trOnG cÁc dÒnG LƯu chuYỂn 
kinh tế vĩ Mô
A. Như đã được chứng minh ở Học phần 1 và 3, các hộ gia đình là 
nơi diễn ra các công việc chăm sóc cũng như những công việc 
khác không được trả lương – là các hoạt động sản xuất bị loại 
bỏ khỏi các mô hình kinh tế vĩ mô đã được thảo luận ở trên.
B. Các hộ gia đình không chỉ chi tiêu thu nhập của mình vào hàng 
hóa được sản xuất ra. Không có các công việc chăm sóc không 
được trả lương, rất nhiều hàng hóa tiêu dùng (ví dụ: thực 
phẩm) có thể không được tiêu thụ và như thế sản xuất và bán 
các hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp có thể sẽ không 
xảy ra bởi sản xuất phụ thuộc vào công việc chăm sóc không 
được trả lương của các hộ gia đình để có lao động có khả năng 
chế biến thức ăn.
C. Do vậy phân tích kinh tế vĩ mô cần bao gồm nhân công như 
yếu tố của sản xuất, diễn ra trong các hộ gia đình và cần có 
công việc chăm sóc không được trả lương và sự phân bổ các 
nguồn tài nguyên thực sự cho đầu tư trong khả năng của nhân 
công, hay được biết đến dưới tên gọi khác là nguồn nhân lực.
D. Công việc chăm sóc không được trả lương cũng diễn ra bên 
ngoài hộ gia đình ở dạng công việc tình nguyện, truyền thống 
731
hay trợ giúp cộng đồng không được trả lương đóng góp vào 
duy trì các luật lệ, tập quán và giá trị trách nhiệm công dân và 
cộng đồng xã hội. 
b. vai trÒ cỦa Giới trOnG cÁc biến SỐ 
cỦa kinh tế học vĩ Mô
1. Giả định các hộ gia đình hoạt động theo một cách thống nhất trong 
nền kinh tế vĩ mô, nhưng như được chứng minh ở Học phần 1 và 3, 
giả thuyết này có thể không bền vững.
2. Sự phân công lao động trong nội bộ các hộ gia đình giữa nữ giới và 
nam giới xác định sự phân công lao động giữa nền kinh tế sản xuất 
và tài chính và các hoạt động của hộ gia đình. Do đó các mối quan 
hệ về giới phân chia thị trường lao động; như được chứng minh 
trong Học phần 5 về Thị trường Lao động và Việc làm, công việc 
chăm sóc không được trả lương gây ảnh hưởng và bị các phân đoạn 
trên thị trường lao động ảnh hưởng đến, và các hộ gia đình có vai 
trò quan trọng là trung gian điều hòa mối quan hệ giữa hai loại lao 
động này. Điều này tác động đến sản xuất, năng suất và thu nhập 
(Y), lần lượt gây ảnh hưởng đến tiêu dùng (C), đầu tư (I), tiết kiệm (S) 
và phân phối đầu ra/sản phẩm.
3. Vì vậy, khi tổng hợp các biến kinh tế vĩ mô – tiêu dùng, đầu tư và 
tiết kiệm – có thể gặp hiện tượng phân biệt về giới một cách có hệ 
thống. Có nhiều bằng chứng ủng hộ luận điểm này.
32
c. dÒnG LƯu chuYỂn có nhẠY cảM Giới
1. Kinh tế vĩ mô có tính nhạy cảm giới tái định nghĩa nền sản xuất kinh 
tế sản phẩm/ hàng hóa của quốc gia bằng việc thêm một lĩnh vực – 
lĩnh vực chăm sóc trong hộ gia đình và cộng đồng – vào quan niệm 
truyền thống của kinh tế như là sự tương tác của khu vực tư nhân 
(ví dụ: doanh nghiệp quy mô lớn và nhỏ) với khu vực công (ví dụ: 
chính phủ). Mỗi khu vực này có thể được xem như là một nền kinh 
tế trong quyền hạn riêng của mình.
2. Khu vực phi chính thức vẫn không được tính, và khu vực tự cung tự 
cấp / sinh kế cũng không được tính, dù rằng đã có các luật lệ của 
SNA về hàng rào sản xuất. Điều này có những hàm ý về giới cần phải 
được tìm hiểu.
3. Khu vực tư nhân cung cấp tiêu dùng (C) và đầu tư (I), hàng hóa và 
dịch vụ cho khu vực công và khu vực chăm sóc hộ gia đình và cộng 
đồng. Khu vực tư nhân được thị trường điều chỉnh.
4. Khu vực công cung cấp đầu tư cơ sở hạ tầng cả về xã hội và vật 
chất (G) được sử dụng cho tiêu dùng và đầu tư trong cả khu vực tư 
nhân lẫn khu vực chăm sóc hộ gia đình và cộng đồng. Khu vực công 
tác động đến dòng lưu chuyển thu nhập và sản phẩm. Nó được thị 
trường điều tiết, nhưng ít hơn khu vực tư nhân. Mô hình việc làm 
trong khu vực công có thể có nhiều hàm ý về giới cần phải được 
tìm hiểu.
5. Khu vực chăm sóc hộ gia đình và cộng đồng sản xuất ra các hàng 
hóa và dịch vụ cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng sử dụng. 
Nó hỗ trợ cho khu vực tư nhân và khu vực công thông qua cung cấp 
nguồn nhân lực có khả năng làm việc cũng như nguồn vốn xã hội. 
Nữ giới làm việc không công trong mảng chăm sóc gia đình và cộng 
đồng. Lĩnh vực này không được thị trường điều chỉnh, nhưng được 
các công ước và chuẩn mực xã hội quy định, phản ánh mối quan hệ 
bất bình đẳng giữa nữ giới, những người thuộc giới thứ ba và nam 
giới. Mô hình về lao động này bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới và cần 
phải tìm hiểu thêm.
733
DòNG LưU CHUyểN MANG TÍNH NHạy CẢM GIỚI
Tiêu thụ và đầu tư hàng hóa
Sự hình thành tài sản xã hội
Đầu tư vật chất
và xã hội
Đầu tư vật chất
và xã hội
Chính phủ
Các doanh
nghiệp và 
thị trường
Chăm sóc hộ
gia đình và
cộng đồng
d. dÒnG LƯu chuYỂn có nhẠY cảM Giới trOnG 
Môi trƯờnG kinh tế
Các dòng lưu chuyển về môi trường kinh tế và có tính nhạy cảm giới có 
thể được tích hợp vào trong sơ đồ dòng lưu chuyển thể hiện cả vốn tự 
nhiên lẫn công việc không được trả công. Dòng lưu chuyển môi trường 
kinh tế có tính nhạy cảm giới bao trùm các mối quan hệ giữa khu vực 
chăm sóc trong hộ gia đình và cộng đồng, chính phủ, các doanh nghiệp 
và thị trường có cả phần thêm vào và thất thoát gây ảnh hưởng đến và 
bị nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên tác động. Học viên được khuyến 
khích nghiên cứu và vẽ lại dòng lưu chuyển nhạy cảm giới đã được mô 
tả ở phần III.C và sau đó bổ sung thêm dòng lưu chuyển môi trường kinh 
tế đã được mô tả ở phần II.
34
DòNG LưU CHUyểN MÔI TrườNG KINH TẾ Có TÍNH NHạy CẢM GIỚI
Rác thải và ô nhiễm
Tiêu thụ và đầu tư hàng hóa
Sự hình thành tài sản xã hội
Tiêu thụ và đầu tư
hàng hóa
Tiêu thụ và đầu tư
hàng hóa
Chính phủ
Các doanh
nghiệp và thị 
trường
Chăm sóc hộ
gia đình và
cộng đồng
Các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên
Tái chế tự nhiên
Sinh quyển
Tái chế
công nghiệp
Năng lượng mặt trời
Biến đổi khí hậu
Học viên được khuyến khích thảo luận trước lớp về dòng lưu chuyển môi 
trường kinh tế có tính nhạy cảm giới với đầy đủ chi tiết để chắc chắn rằng 
tất cả các học viên đều nắm rõ về các mối quan hệ mà nó mô tả.
735
E. cÁc tÁc độnG vĩ Mô có tÍnh nhẠY cảM Giới: 
SuY nGhĩ về chÍnh SÁch
1. Dòng lưu chuyển môi trường kinh tế có nhạy cảm giới là khái niệm 
tương đối mới, được phát triển gần đây trong kinh tế học và không 
có sự đồng thuận nào về làm thế nào để chính thức công nhận mối 
quan hệ giữa các khu vực công, tư nhân và khu vực chăm sóc hộ gia 
đình và cộng đồng và mối quan hệ của chúng với hệ sinh thái kinh 
tế. Lồng ghép giới trong phân tích kinh tế vĩ mô trong những hiểu 
biết về nền kinh tế tài chính cũng gây tranh cãi.
2. Rõ ràng là nền kinh tế không được trả công gây tác động đến hiệu 
quả của khu vực tư nhân, về cả các hoạt động thực tế lẫn tài chính, 
cũng như là hiệu quả của khu vực công. Đơn giản là, nếu các công 
việc không công bị dừng lại, nền kinh tế hàng hóa tư nhân và dịch 
vụ công sẽ không thể hoạt động được.
3. Một thực tế rõ ràng khác là những thay đổi trong nền kinh tế thực tế 
và tài chính cũng tác động đến nền kinh tế chăm sóc hộ gia đình và 
cộng đồng. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây, các 
công việc không công tăng lên trong các hộ gia đình có vai trò như 
mạng lưới an toàn xã hội vô hình đối với những người thất nghiệp 
bị thải hồi do những sai lầm của thị trường trong khu vực tư nhân, 
được gộp với cắt giảm của chính phủ về dịch vụ, khiến các công việc 
không được trả lương càng tăng lên.
4. Do không có sự đồng thuận, cần một điểm khởi đầu theo đó xem 
xét động lực kinh tế vĩ mô từ góc độ giới tức là rà soát kiến thức sâu 
sắc quan trọng được xây dựng trước đó trong học phần này.
 „ Chi tiêu nội địa (C + I) buộc phải có công việc không được 
trả lương. Điều này có nghĩa trong ngắn hạn, thiếu khả năng 
cung cấp một lượng tương đối công việc không được trả công 
có thể là nguồn gốc của sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô. Nó 
cũng cho thấy trong dài hạn, nếu số lượng công việc không 
36
công giảm đi thì những công việc được trả công sẽ phải tăng 
lên tương ứng nhằm tránh mất cân bằng kinh tế vĩ mô.
 „ Cần phải nghiên cứu các chính sách về tổng cung và tổng cầu 
được thiết kế để tái cấu trúc tỷ lệ chi tiêu nội địa từ góc độ 
hiệu quả của chúng trong nền kinh tế chăm sóc hộ gia đình 
và cộng đồng.
 „ Các chính sách về tổng cầu nỗ lực để giảm thiểu chi tiêu có 
thể được xác định dựa trên sự gia tăng không được thừa nhận 
các công việc chăm sóc không công, với các hàm ý về bình 
đẳng giới. Các chính sách về tổng cầu nỗ lực tăng chi tiêu 
cũng có thể được nhận dạng theo các cách như tái phân phối 
và giảm thiểu tối đa công việc chăm sóc không công, với các 
hàm ý về bình đẳng giới. 
 „ Các chính sách về tổng cung thúc đẩy tăng hiệu quả sản 
xuất cũng như tương tác giữa số nhân và gia tốc cũng bị ảnh 
hưởng bởi các mối quan hệ giới. Sự kết hợp giữa đầu tư và các 
chính sách này sẽ mang lại mức tăng tương ứng lớn hơn trong 
đầu ra và thu nhập được xác định dựa trên sự mở rộng các 
công việc được trả lương đồng thời cũng thúc đẩy các công 
việc không được trả lương tăng lên – hoặc cũng có thể không 
xảy ra bởi thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề do không 
sử dụng lao động nữ, hay thiếu đầu tư vào giáo dục cũng như 
các khóa tập huấn về kỹ năng dành cho nữ giới. Ngoài ra, các 
chính sách về tổng cung có thể xác định khi các khoản đầu tư 
vào cơ sở hạ tầng giúp giảm thiểu công việc chăm sóc không 
công và như thế, sẽ thúc đẩy cơ hội có các công việc được trả 
lương và nâng cao sản xuất.
 „ Lo-gic tương tự cũng đúng với các tiếp cận chính sách đối 
với khoảng chênh lệch ngoại hối: nên đánh giá từ góc độ tác 
động đối với công việc chăm sóc không công, bởi sự bất bình 
đẳng giới không được giải thích thấu đáo có thể hạn chế thu 
hẹp khoảng chênh lệch này cùng với các ảnh hưởng xấu đến 
khoản nợ quốc gia.
737
 „ Do tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, 
cũng cần thiết rà soát lại về ý nghĩa của đầu tư. Trong nền kinh 
tế vĩ mô, đầu tư là chi tiêu ở thời điểm hiện tại nhằm trì hoãn 
tiêu dùng hiện tại để gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Vì thế 
chi tiêu cho giáo dục và y tế không được xem là khoản đầu 
tư vì chi tiêu trong thời điểm hiện tại làm tăng tiêu dùng về 
giáo dục và chăm sóc y tế cùng thời điểm. Tuy nhiên, thực tế 
chứng minh rằng chi tiêu đầu tư xã hội về y tế và giáo dục tạo 
ra dòng lợi ích trong tương lai; do nguồn nhân lực được bồi 
đắp và giúp nâng cao năng suất, tiêu dùng trong tương lai sẽ 
tăng lên. Có nhiều bằng chứng ủng hộ cho quan điểm này. Sự 
tương tác giữa số nhân và gia tốc từ khoản đầu tư vào nguồn 
nhân lực có thể là ví dụ điển hình cho đầu tư xã hội dành cho 
nữ giới nhằm giảm các công việc chăm sóc không công, có 
những hàm ý về bình đẳng giới.
 „ Cần phải được cân nhắc cơ cấu đồng nhất hai khoảng chênh 
lệch (I – S = M – X) từ góc độ giới. Khoản tiết kiệm không đầy 
đủ để cấp vốn cho khoảng chênh lệch tiết kiệm và đầu tư có 
thể xuất hiện trong các mô hình tiết kiệm có phân biệt về giới, 
như bằng chứng đã chứng minh, về tổng thể, nữ giới tiết kiệm 
nhiều hơn nam giới. Cũng cần phải cân nhắc tính chất của 
đầu tư: Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nữ có các tác 
động đối với bình đẳng giới và năng suất trong dài hạn.
 „ Cũng rất quan trọng để lồng ghép những động lực về giới 
này trong thực tế rằng khi duy trì sự sống, con người khai thác 
nhiều năng lượng và vật chất khác nhau từ môi trường và thải 
ra nhiều rác. Gần đây, tổn thất trong môi trường tự nhiên đã 
vượt quá tái sinh, trong đó lượng rác thải và ô nhiễm sinh ra 
vượt quá khả năng tái sinh của hệ sinh thái, và kết quả là biến 
đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày. Chính sách kinh tế vĩ mô 
cần phải đánh giá các giải pháp nhằm thiết lập lại sự cân bằng 
giữa tái sinh và khai thác tự nhiên ở mức độ tổng tiêu thụ thấp 
hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Dẫu sao thì cũng phải đề cập ở điểm cuối cùng này, là khi xem xét hoạt 
động của nền kinh tế vĩ mô, cần thiết phải cân nhắc xem liệu có tồn tại 
38
khoảng chênh lệch đáng quan tâm mà chính sách có thể – hoặc phải – 
giải quyết.
Một kết luận quan trọng đó là cần củng cố quan điểm cho rằng điểm 
khởi đầu đối với nền kinh tế vĩ mô có tính nhạy cảm giới là bắt đầu phân 
tích từ góc độ ở đó các mối quan hệ hiển thị ở phần lớn các biến số kinh 
tế vĩ mô. Sản xuất (X), thu nhập (Y), tiêu dùng (C), đầu tư (I), tiết kiệm (S) 
và sự phân bố của đầu ra phải được xem xét như là kết quả của cấu trúc 
phổ biến trong các mối quan hệ giới – có thể định nghĩa như khu vực 
thứ ba trong nền kinh tế – phản ánh và được phản ánh trong phân bố 
các công việc chăm sóc không được trả công. Do đó, như đã được lưu 
ý ở Học phần 3, năng lực của một nền kinh tế cung cấp lượng đầy đủ 
về chăm sóc là một hạn chế quan trọng đối với hoạt động kinh tế trong 
nền kinh tế thực, và sự cung cấp chăm sóc có thể được xác định dựa trên 
sự bất bình đẳng về giới.
739
thaM khảO
Baker, I., 1994. The Strategic Silence: gender and economic policy. Zed 
Books.
Benería, L. 2003. Gender, Development, and Globalization: Economics as if 
All People Mattered. London: Routledge.
Daly, H. E., Economics in a Full World.
Available at: 
Elson, D. and N. Cagatay. 2000. ‘The Social Content of Macroeconomics.’ 
World Development. Volume 28, No. 7, Pages 1347–1364.
Gutiérrez, M., ed. 2003. Macro-Economics: Make Gender Matter. London: 
Zed.
Ostrom, E. 2009. ‘A General Framework for Analyzing Sustainability of 
Social-Ecological Systems.’ SCIENCE. Volume 325, 24 July. Available at: 
www.sciencemag.org
Waring, M. and K. Sumeo. 2010. Economic Crisis and Unpaid Care Work in 
the Pacific. Paper prepared for UNDP Pacific Conference on the Human 
Face of the Global Economic Crisis, 10-12 February, Port Vila.
Ecological Economics – available at: 
ecolecon
New Economics Foundation (NEF) – available at: 
org
World Resources Forum – available at: 
org
Th
án
g 
2,
 2
01
4
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 
25-29 Phan Bội Châu
Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84 4) 3942 1495
Fax: (84 4) 3942 2267
Email: registry.vn@undp.org
www.undp.org.vn

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_quan_ly_ve_gioi_va_chinh_sach_kinh_te_o_chau_a_tha.pdf