Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì

Những việc nhà tuyển dụng nên làm

Thông qua điện thoại, người phỏng vấn có thể kiểm tra được ứng viên sẵn sàng với

việc phỏng vấn như thế nào? Đồng thời phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp nhà

tuyển dụng rút ngắn được thời gian và lựa chọn được những ứng viên tốt nhất cho

cuộc phỏng vấn trực tiếp. Để tìm được những ứng viên như vậy, người tuyển dụng

cần phải:1. Cần xem kỹ hồ sơ xin việc của ứng viên để biết được ứng viên của mình là

người thế nào: Học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng sau đó lập danh sách những câu

hỏi cần thiết sẽ hỏi ứng viên. Danh sách những câu hỏi sẽ giúp cuộc phỏng vấn

diễn ra trôi chảy và hạn chế được thời gian chết trong cuộc phỏng vấn. Điều mà cả

người tuyển dụng và ứng viên đều không muốn.

2. Sắp xếp các thông tin cần thiết, những điểm chính và những yêu cầu của công ty

về công việc.

Sự chuẩn bị này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng chủ động khi các ứng viên muốn hiểu

rõ hơn về công việc và quy trình tuyển dụng của công ty.

3. Nên gọi cho ứng viên đúng giờ đã hẹn. Điều đó thể hiện bạn tôn trọng ứng viên

và là người làm việc có nguyên tắc. Trong khi phỏng vấn bạn cần đặt hồ sơ xin

việc của ứng viên trước mặt, để đảm bảo rằng bạn đang hỏi đúng người và bạn có

thể hỏi kỹ hơn những thông tin về ứng viên.

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 1

Trang 1

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 2

Trang 2

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 3

Trang 3

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 4

Trang 4

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 5

Trang 5

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 6

Trang 6

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 7

Trang 7

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 8

Trang 8

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì trang 9

Trang 9

pdf 9 trang duykhanh 7820
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì

Tài liệu Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì
Phỏng vấn qua điện thoại: cần 
 chuẩn bị những gì 
Trong quy trình tuyển dụng hiện nay, phỏng vấn qua điện thoại đã trở nên quen 
thuộc đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Đây là bước giúp nhà tuyển dụng có 
thể đánh giá sơ bộ được về ứng viên và sàng lọc được những ứng viên phù hợp 
nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp. 
Vậy những ứng viên khi được mời phỏng vấn qua điện thoại cần phải chuẩn bị 
những gì để giành được cơ hội vào vòng trong. Careerlink xin chia sẻ cùng bạn 
những tuyệt chiêu trả lời phỏng vấn qua điện thoại đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời 
cũng giúp cho nhà tuyển dụng chọn ra được những ứng viên sáng giá nhất cho 
cuộc phỏng vấn trực tiếp. 
Những việc nhà tuyển dụng nên làm 
Thông qua điện thoại, người phỏng vấn có thể kiểm tra được ứng viên sẵn sàng với 
việc phỏng vấn như thế nào? Đồng thời phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp nhà 
tuyển dụng rút ngắn được thời gian và lựa chọn được những ứng viên tốt nhất cho 
cuộc phỏng vấn trực tiếp. Để tìm được những ứng viên như vậy, người tuyển dụng 
cần phải: 
1. Cần xem kỹ hồ sơ xin việc của ứng viên để biết được ứng viên của mình là 
người thế nào: Học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng sau đó lập danh sách những câu 
hỏi cần thiết sẽ hỏi ứng viên. Danh sách những câu hỏi sẽ giúp cuộc phỏng vấn 
diễn ra trôi chảy và hạn chế được thời gian chết trong cuộc phỏng vấn. Điều mà cả 
người tuyển dụng và ứng viên đều không muốn. 
2. Sắp xếp các thông tin cần thiết, những điểm chính và những yêu cầu của công ty 
về công việc. 
Sự chuẩn bị này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng chủ động khi các ứng viên muốn hiểu 
rõ hơn về công việc và quy trình tuyển dụng của công ty. 
3. Nên gọi cho ứng viên đúng giờ đã hẹn. Điều đó thể hiện bạn tôn trọng ứng viên 
và là người làm việc có nguyên tắc. Trong khi phỏng vấn bạn cần đặt hồ sơ xin 
việc của ứng viên trước mặt, để đảm bảo rằng bạn đang hỏi đúng người và bạn có 
thể hỏi kỹ hơn những thông tin về ứng viên. 
4. Trong khi phỏng vấn qua điện thoại bạn nên đặt những câu hỏi ngắn gọn, dễ 
hiểu để ứng viên có thể trả lời nhanh. Nếu nhận thấy ứng viên có năng lực thì bạn 
có thể đặt thêm những câu hỏi khác để biết rõ hơn về ứng viên. Tiếp đó hãy sắp 
xếp cuộc hẹn trực tiếp tiếp theo với ứng viên nếu thấy ứng viên phù hợp với vị trí 
ứng tuyển. 
Ứng viên cần làm gì? 
Phỏng vấn qua điện thoại là cách để nhà tuyển dụng chọn ra những ứng viên phù 
hợp nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp. Cơ hội để được mời đến cuộc phỏng vấn 
trực tiếp có đến với bạn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn. 
Vậy khi nhận được thông báo sẽ được phỏng vấn qua điện thoại thì bạn sẽ làm gì? 
1. Thực tập phỏng vấn 
Bạn đừng xem nhẹ phỏng vấn qua điện thoại. Nếu không chuẩn bị tốt, bạn sẽ bị 
loại và cơ hội dành cho những ứng viên khác. Vì vậy, hãy xem phỏng vấn qua điện 
thoại cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, bạn nên thực tập trước bằng cách: hãy tự 
đặt ra những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi và nhờ ai đó làm người 
phỏng vấn và bạn trả lời những câu hỏi. Sau đó nhờ họ nhận xét về cách trả lời, 
giọng nói, âm lượng, tốc độ khi bạn nói xem đã được lưu loát chưa. Đây là yếu tố 
rất quan trọng để đánh giá một ứng viên. 
2. Nếu được hãy chọn thời gian phỏng vấn thích hợp nhất cho mình 
Nếu nhà tuyển dụng cho bạn được lựa chọn thời gian phỏng vấn thì bạn hãy chọn 
ra cho mình thời gian phù hợp nhất trong ngày. Đó là khoảng thời gian mà bạn cảm 
thấy thoải mái nhất để trả lời những câu hỏi để đảm bảo rằng những câu trả lời của 
bạn là tốt nhất. 
3. Chọn không gian yên tĩnh 
Đừng chọn những nơi ồn ào để phỏng vấn. Những tiếng nói chuyện xung quanh, 
tiếng ồn của xe cộ sẽ làm giảm hiệu quả của cuộc phỏng vấn. Hãy chọn một căn 
phòng yên tỉnh, một cái bàn, một cái ghế, giấy và bút để sẵn sàng ghi chép lại 
những câu hỏi của nhà tuyển dụng hoặc những điều mà bạn chưa hiểu rõ để cuối 
cuộc phỏng vấn có thể hỏi lại người phỏng vấn. 
4. Chủ động xưng hô tự tin 
Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn hãy chủ động giới thiệu về bản thân. Đây là cách 
bạn đang nhắc lại cho nhà tuyển dụng biết thông tin về bạn, thêm vào đó bạn hãy 
hỏi nhà tuyển dụng xem bạn xưng hô với họ như thế nào cho đúng. Điều này sẽ 
giúp cho cả bạn và nhà tuyển dụng dễ xưng hô và tạo sự mở đầu cho cuộc phỏng 
vấn được suôn sẻ. 
5. Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng 
Mặc dù sẽ không có nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Nhưng 
bạn hãy tận dụng cơ hội này để biết rõ hơn về công việc mà bạn ứng tuyển, đó 
cũng là cách làm cho nhà tuyển dụng tin bạn rất quan tâm tới công việc mà họ 
đang tuyển dụng. 
6. Nên đi lại trong cuộc phỏng vấn và tránh ăn uống bất kỳ thứ gì 
Vì phỏng vấn qua điện thoại nên nhà tuyển dụng sẽ không thể nhìn thấy được thái 
độ, biểu hiện của bạn. Vì vậy, khi trả lời phỏng vấn bạn hãy khiến cho nhà tuyển 
biết được rằng bạn là một người lịch sự, tôn trọng nhà tuyển dụng và vị trí ứng 
tuyển. 
Việc đi lại trong khi phỏng vấn sẽ giúp cho bạn thấy thoải mái và chủ động hơn là 
bạn ngồi yên một chỗ nói chuyện. Việc đó có thể cho bạn những câu trả lời hay và 
sáng tạo. 
Trong khi phỏng vấn nếu bạn uống nước, nhai kẹo hay ăn bất kỳ thứ gì có thể 
khiến cho câu trả lời của bạn bị ngắt quảng, không rõ ràng. Như vậy, nhà tuyển 
dụng sẽ đánh giá thấp về cuộc phỏng vấn. 
7. Luôn đặt hồ sơ trước mặt 
Đừng nghĩ rằng bạn đã nhớ tất cả những gì mình đã viết trong đơn xin việc. Bởi 
trong khi phỏng vấn có thể bạn sẽ quên đi một số chi tiết nào đó. Vì vậy, để chắc 
chắn bạn hãy luôn có bản photo hồ sơ đã nộp cho nhà tuyển dụng ở trên tay. Bởi 
nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lại những thông tin bạn ghi trong hồ sơ. Ví dụ như: 
“Tôi thấy trong hồ sơ bạn ghi là có 3 năm kinh nghiệm làm kế toán, vậy bạn có thể 
tóm tắt lại công việc mà bạn đã làm trong thời gian đó không?”. 
Với những dạng câu hỏi như thế này, bạn đừng chủ quan và cho là dễ. Có thể bạn 
sẽ không nhớ hết được bạn đã làm những gì và đã viết những gì vào hồ sơ xin viêc. 
Vậy nếu lúc này có hồ sơ xin việc trên tay thì không có gì là khó khăn. 
8. Tránh nói quá nhiều, hắt hơi hay ho 
Mặc dù thời gian nhà tuyển dụng dành cho bạn không nhiều, nhưng đó không phải 
là lý do bạn phải nói thật nhiều khi được hỏi. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng 
lúc này chỉ để xác định lại thông tin và thăm dò về thái độ của bạn đối với công 
việc. Vì vậy hãy trả lời những câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. 
Một điều bạn nên tránh nữa là không nên ho hay hắt hơi trong khi phỏng vấn. Nếu 
bạn ho hay hắt hơi sẽ khiến cho cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, điều này có thể 
khiến cho nhà tuyển dụng không hài lòng, đánh giá thấp về thái độ, phép lịch sự 
của bạn. 
9. Không tỏ ra hoảng hốt 
Khi gặp một câu hỏi khó bạn hãy bình tĩnh và xin nhà tuyển dụng cho ít phút để 
suy nghĩ chứ không nên tỏ ra hốt hoảng. Bởi khi bạn lo lắng một điều gì thì lời nói 
và hơi thở sẽ tố cáo bạn và lúc đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra. Đừng để 
người phỏng vấn biết được những điểm yếu nếu bạn được mời phỏng vấn qua điện 
thoại. 
Bạn có được mời phỏng vấn trực tiếp hay không tất cả do bạn quyết định. Vì vậy, 
đừng để cuộc phỏng vấn qua điện thoại trôi qua một cách vô ích. Hãy cho nhà 
tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên xuất sắc nhất dù họ chưa được gặp bạn 
trực tiếp. 
Chúc bạn thành công! 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_phong_van_qua_dien_thoai_can_chuan_bi_nhung_gi.pdf