Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy

Những vấn đề cơ bản cần thiết cho ngƣời mới cầm máy Trƣớc đây cũng nhƣ hiện tại, đã có nhiều bài viết đầy kinh nghiệm, những ý kiến trao đổi nghề nghiệp rất hay. Những bài viết nhiều tâm huyết cho các mem tham khảo, giải tỏa những thắc mắc về kỹ thuật, về con art, nói chung là đã có rất nhiều những tài liệu quý giá nhƣ vậy. Nhƣng em tự hỏi bao nhiêu là đủ ? Có thêm một cũng chẳng gọi là nhiều, mà bớt một cũng không phải là thiếu. Vì vậy em xin tham gia với các bác một bài viết gọi là góp chút ý kiến thô thiển, trình bày một quan điểm riêng để các bác xem có đúng dắn đáng để dành cho lớp sau mình tiếp bƣớc hay không. 1) Tƣơng quan giữa khẩu độ và tốc độ : cái nào chính ? Cái nào phụ ? Mọi ngƣời còn nhớ lúc mới cầm máy ảnh chứ ? Chắc chắn một điều là đa số chúng ta ai cũng phải lúng túng trong vấn đề này. Đó là phải chụp nhƣ thế nào đây ? Tốc độ và khẩu độ sao cho đúng mỗi trƣờng hợp. Bắt buộc phải có sự phù hợp tƣơng quan giữa tốc độ và khẩu độ. Trong hai cái đó, cái nào là chính, cái nào là phụ ? Có ngƣời nói là cũng còn tùy cả hai đều là chính, đều là phụ. Có phải nhƣ thế không ? Tốc độ là chính ? Đó là lúc ta chụp một Đề tài di động. Đề tài di động tức là vật thể ta muốn chụp đang chuyển động theo một chiều nào đó. Ví dụ nhƣ chụp ảnh thể thao : bóng đá, đua xe đạp v.v. Với Đề tài di động, bắt buộc ta phải lấy tốc độ là chính. Ta phải quan sát và ƣớc lƣợng tốc độ bao nhiêu để bắt đứng chuyển động rồi mới tính tới khẩu độ cho phù hợp đúng sáng trong điều kiện lúc ấy. Hoặc muốn diễn tả chuyển động bằng cách tạo sự chao mờ thì ta cũng lấy tốc độ là chính (chậm) rồi sau đó mới tính tới khẩu độ phù hợp. Khẩu độ là chính ? Đó là lúc ta chụp những cảnh vật tĩnh. Tức là những cảnh vật không có sự chuyển động nhƣ phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, hoa, loài vật v.v. Với thể loại phong cảnh, ta có thể đóng khẩu độ thật nhỏ để ảnh đƣợc nét sâu. Lúc này thì tốc độ đóng vai trò phụ thuộc, tùy ánh sáng nhiều hay ít mà đặt chậm hay nhanh. Trên đây là sơ lƣợc về sự tƣơng quan giữa tốc độ và khẩu độ

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 1

Trang 1

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 2

Trang 2

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 3

Trang 3

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 4

Trang 4

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 5

Trang 5

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 6

Trang 6

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 7

Trang 7

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 8

Trang 8

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 9

Trang 9

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 103 trang xuanhieu 4080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy

Tài liệu Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy
 là luồn dây qua đầu, vắt chéo ngang vai để máy yên ổn sau 
lƣng chỗ gần thắt lƣng, khi đã có chỗ đứng chắc chắn mới luồn tay cho máy đeo ở cổ và xoay ra 
trƣớc ngực. 
Tóm lại không đeo máy trần để hơi nƣớc hoặc gai góc có thể làm hƣ ống kính, đeo máy một cách 
chắc chắn và chỉ giở ra khi cần thu hình. Việc này tuy nhỏ nhặt tầm thƣờng, nhƣng nếu không lƣu 
ý thì có thể xảy ra điều đáng tiếc lớn. 
Có những ngày bất thƣờng Đà Lạt lạnh hẳn xuống, đôi khi cũng làm cho một vài bộ phận máy 
chạy kém trơn tru nhƣ màn trập, bộ phận tự động Gặp buổi nhƣ vậy, trƣớc khi đi ra ngoài ta 
nên cho mấy bộ phận ấy chạy thử năm mƣời bận cho thuần thục 
Việc sử dụng thì giờ chụp ảnh cao nguyên 
Khác hẳn với biển rộng, ở miền núi cao mặt trời “dậy trƣa” và “đi ngủ” rất sớm. Giờ giấc hoạt 
động thật là ít ỏi, mặt trời có khi 8 giờ vẫn chƣa thật sáng, và tối đã bắt đầu từ 6 giờ chiều. Đêm 
thì lạnh và tối tăm, mọi ngƣời nghĩ đến tấm chăn ấm hơn là những việc khác. Nói nhƣ vậy không 
có nghĩa là chúng ta đeo máy lên cao nguyên là cứ việc đi ngủ cho thích mắt, trái lại vẫn phải dậy 
sớm nhƣ thƣờng, vì nhiều địa điểm có thể kiếm đƣợc ảnh đẹp bắt buộc ta phải có mặt từ trƣớc khi 
mặt trời soi sáng nơi đó. Muốn tới đó cho kịp, ta phải dậy sớm vì nơi nọ thƣờng cách rất xa nơi 
kia. Ví dụ đƣờng đi Suối Vàng (đồi Ngựa) không phải là cùng một chiều với đƣờng đến hồ Tuyền 
Lâm. 
 94 
Bởi vậy, đi chụp ở Đà Lạt phải có kinh nghiệm và tính toán thời khóa biểu trƣớc. Mỗi ngày có thể 
nhắm vào loại ảnh gì làm đích chính để liệu đƣờng đi. Muốn ở đƣợc lâu một nơi ta nên tổ chức 
những bữa ăn trƣa ngay tại nơi chụp, vì nếu phải di chuyển hàng ba, bốn chục cây số để ăn đƣợc 
một bữa cơm thì thật phí thì giờ và mất đi bao nhiêu hào hứng. 
Vả chăng, thử một bữa ăn nguội tại một tảng đá nhẵn dƣới chân thác rồi tạm nhả lƣng trên thảm 
cỏ êm, chẳng là một điều thú vị hay sao? 
Chút ít kinh nghiệm về cách chọn đề tài và kỹ thuật thu hình 
Phong cảnh rộng – Phần lớn chúng ta lên cao nguyên là nhắm vào một số phong cảnh rộng lớn. 
Quả tình cảnh rộng ở Đà Lạt cũng rất hấp dẫn, nhất là đối với những ai chƣa từng đặt chân đến 
nơi này, vì vậy ta nên xem kỹ lại bài PHONG CẢNH và bài NHỮNG SỰ LỪA DỐI 
Tóm lại, phải nhìn thấy bố cục rộng của phong cảnh, đừng hấp tấp trƣớc loại cảnh sắc rất “mới 
mắt” nhƣng cũng dễ lừa dối ống kính. Thật vậy, đang sống giữa đô thị ồn ào, thiếu chân trời, 
bỗng thoắt đƣợc đổi hẳn không khí trƣớc một cảnh hùng vỹ, rộng rãi, có núi cao, rừng rậm, thung 
lũng sâu thẳm, đƣờng mòn hun hút, màu sắc chan hòa, đua nhau trình bày giữa một khúc nhạc 
thiên nhiên kỳ lạ với thông reo, thác đổ, con ngƣời đeo máy ảnh mới lên cao nguyên lúc nào cũng 
muốn chụp rất nhiều, nhƣng kết quả sẽ “chẳng đƣợc bao nhiêu”, nếu chúng ta không có kinh 
nghiệm. 
Hồ - Suối – Thác nƣớc. Cùng chung một chất nƣớc, nhƣng mỗi cảnh lại đƣợc tả theo một hình thức và ý 
nghĩa khác nhau, nếu ý thức đƣợc đúng sẽ dễ dàng trong việc diễn tả và thể hiện. 
Mặt hồ vốn có chất buồn, trầm lặng, mơ mộng, lúc yên nhƣ mặt gƣơng soi rõ cả những hàng thông cao 
vút bên bờ, khi lăn tăn gợn sóng xóa nhẹ từng bóng mây trôi trên nền trời xanh. Chụp cảnh này phải áp 
dụng loại đề tài êm dịu, gợi sầu nhẹ nhàng, không nên dùng làm bối cảnh cho những chủ đề động quá 
mạnh nhƣ đàn trâu đang tắm vùng vẫy, hay từng tốp ngƣời đùa nhau chạy loăng quăng. 
Suối tuy có chuyển động hơn mặt hồ, nhƣng vẫn còn êm nhẹ, rỉ rả luồn dƣới cỏ non hoặc cọ vào lƣờn đá. 
Những lạch suối nhỏ đứng riêng một mình khó nên ảnh đẹp nhƣng dùng làm bối cảnh thì rất nên thơ. 
Chẳng hạn làm nền cho một nhánh hoa dại, một chú nhện giăng tơ trên mấy ngọn cỏ là xuống gần nƣớc, 
hoặc một chú nai con nào đang đứng uống nƣớc. 
Thác là một hình thức nƣớc hùng vỹ và cuồng bạo nhất tập trung từ trên cao rồi đổ xuống ầm ầm mài 
mòn đá sắc, tung bụi nƣớc mù mịt. 
Chụp thác nên tả toàn diện một cảnh rộng, nếu muốn lấy một phần thôi cần phải chọn một dòng lớn đổ 
xuống, trông nghiêng trên một nền cây sẫm hoặc đá đen mới thấy nổi và rõ ràng sức mạnh của nguồn 
nƣớc trắng. Chụp cảnh thác mà chỉ cắt lấy một mảnh nhƣ đứng trƣớc một mảng tƣờng trắng thì rất uổng. 
 95 
Trong cảnh rộng lớn ấy, nếu có đƣợc một vài mẫu ngƣời dân tộc đi dƣới chân để so sánh tỷ lệ thì thật 
tuyệt. Nhƣng cũng không nên vì sự so sánh ấy mà dùng một ngƣời mẫu thành thị vén áo rón rén rửa 
chân 
Dòng thác đổ tuy rất mạnh, rât nhanh, nhƣng kinh nghiệm cho biết không phải vì vậy mà ta phải để tốc độ 
rất nhanh (nhƣ 1/500s, 1/1000s) để bắt đứng đƣợc hình ảnh nƣớc chảy. Chụp nhƣ vậy chắc chắn sẽ mất 
hết vẻ động vì nƣớc sẽ cứng ngắc lại, “chết” nhƣ nƣớc đá đông cứng trong tủ lạnh. Ở đây ta phải áp dụng 
kỹ thuật chụp chậm của nghệ thuật thu hình “chao mờ” mới thấy đƣợc vẻ đẹp “động” rất mƣợt mà của 
thác nƣớc. Nếu đứng tƣơng đối gần ta có thể để tốc độ ở khoảng 1/60s – 1/125s, và nếu thật xa, rộng có 
thể để tốc độ máy đến 1/30s – 1/15s. Tất nhiên là phải có chân máy, hoặc phải kềm máy cho thật vững, 
chống rung. 
Chân dung ngƣời dân tộc – Ta đã biết rõ, ngƣời dân tộc là một trong những mẫu ngƣời rất ăn ảnh vì 
đƣờng nét, y phục, nƣớc da, ánh mắt rất phù hợp với bối cảnh núi rừng, nhƣng cũng nhƣ tất cả những 
“ngƣời mẫu không chuyên”, họ rất lúng túng và mất tự nhiên khi ta sắp xếp họ quá đáng. Muốn tránh 
đƣợc việc này, ta vừa nói chuyện với họ vừa chụp, hoặc làm cho họ chăm chú vào một ngƣời trong nhóm 
của ta để ngƣời khác xoay quanh thu hình. Việc đầu tiên là phải làm cho họ quen ta dễ dãi. Cảm tình đầu 
tiên thƣờng dễ mua chuộc bằng điếu thuốc, bao diêm đƣa tặng. Gần đây, nhiều đồng bào dân tộc ở nhiều 
nơi đã tƣơng đối “nhạy bén thị trƣờng” nên đôi khi ta phải trả tiền cho một số “ngƣời mẫu”. Họ vui lòng 
làm theo ý ta nếu đƣợc thỏa mãn, vui vẻ. Cho nên khi chủ tâm đi chụp sinh hoạt của ngƣời dân tộc vùng 
cao, nếu không nghiện thuốc lá trong túi cũng nên thủ sẵn vài “gói thuốc lá ngoại giao” phòng khi cần 
dùng đến. 
 96 
Ảnh: Quang Ngọc 
 97 
Ảnh: Thành Chiến 
Đồi Ngựa – Muốn đến thăm đập nƣớc Suối Vàng, ta phải đi vào một đƣờng đất đỏ. Đó là đƣờng Đồi 
Ngựa. Đồi Ngựa là tên anh em nhiếp ảnh xƣa (khoảng thập niên 1960) tự đặt ra cho dễ gọi, vì ở đấy lô 
nhô không biết bao nhiêu là đồi trọc, nhƣng lƣng đồi mềm mại đó luôn luôn tô điểm linh động bằng 
những bầy ngựa thả rong, ngựa không yên cƣơng tha thẩn đi tìm gặm cỏ non rất tự nhiên. 
Chúng ở ngay ven đƣờng đi, nhƣng cũng có khi kiếm ăn tại mấy ngọn đồi xa tít. Muốn nghiên cứu, chụp 
ảnh về ngựa thì có lẽ ở đây đủ điều kiện nhất; chúng cúi đầu gặm cỏ yên tĩnh nhƣ những đồ vật sành sứ 
bày trong tủ kính, nhƣng cũng có khi hung hăng cắn đuổi nhau náo nhiệt, hai chân dựng đứng, bờm, đuôi 
tung bay hùng dũng, cát bụi mù mịt hệt nhƣ một cảnh nào bên Nam Mỹ. Buổi chiều, có thể tìm gặp vài ba 
mẹ con ngựa lủi thủi đi về, bóng đổ dài trên mặt đồi, tạo một nét buồn khó tả. 
 98 
Ngựa ở đây rất dạn, ta có thể đến mà chụp “chân dung”, nhƣng chớ quá kinh động mà làm chúng hoảng 
sợ thì cũng rầy rà cho ta lắm. 
Đi vào đồi ngựa, có những buổi may mắn vác máy vƣợt đồi vào đến nơi, ngựa đã đứng sẵn trong một góc 
cạnh đẹp, có thể chụp đƣợc ngay, nhƣng cũng có khi chúng đứng lộn xộn rất khó chụp, gặp trƣờng hợp 
ấy, vài ngƣời trong bọn phải hy sinh xua cho ngựa “đi đúng vào bố cục”, để mấy ngƣời chờ sẵn thu hình 
mới có kết quả. 
Trèo lên một số ngọn đồi trọc ở đồi ngựa nhìn xuống ta thấy đƣợc cả một khu làng mạc với những mái 
nhà sắp xếp thành hàng lối khá đẹp mắt. Qua dãy đồi trọc, đất cằn, men theo con đƣờng đất đỏ hoe, càng 
vào sâu càng thấy thông mọc rậm rạp hơn và ngựa ít dần đi, nhƣng từ những đồi cỏ gianh có thông mọc ta 
sẽ gặp một số ngƣời dân tộc vạch lau, rẽ lá tìm lên đƣờng lớn để ra chợ. Nhiều tác giả đã tìm đƣợc tác 
phẩm đẹp ở khu này. 
Ở Đà Lạt, muốn chụp thú vật, ngoài ngựa ra, tại Preen còn có nuôi một ít thú, trong đó có một bầy nai thả 
trong một khu vƣờn rộng, cỏ thấp. Chúng đi đứng, chạy nhảy rất “rừng”, nhƣng cũng vì vậy nên lúc chụp 
phải cẩn thận 
(Vì bài viết mang tính chất tƣ liệu, tham khảo sách hƣớng dẫn của các vị tiền bối nên có thể đã lạc hậu. 
Ngày nay, không biết có còn những cảnh nhƣ trên hay không. Điều này có lẽ phải nhờ các bác thành viên 
vnphoto nhóm Đà Lạt – Lâm Đồng cập nhật và đính chính giùm, để khi có dịp ace offline khu vực này đỡ 
bỡ ngỡ). 
 99 
Ảnh: Tam Thái 
 100 
Ảnh: Trần Vĩnh Nghĩa 
Vƣờn rau và đồi trà – Trong những đề tài về cảnh rộng ở cao nguyên, vƣờn rau và trà là hai cảnh thiên 
nhiên, đƣờng lối sắp xếp cũng khá hấp dẫn ống kính. Nhìn ở xa, những đồi trà rất đều, từng bậc xếp cao 
mãi lên, có lớp lang thứ tự nhƣ một mâm xôi đơm khéo. Đồi trà chụp toàn cảnh hơi khó, vì từ cao trông 
xuống, thấy từng lớp rất đẹp, phân minh, mà tới gần những hàng lối đó biến đâu mất hết. Nhiều khi ta 
chợt nghĩ, muốn tả cho hết vẻ đẹp của đồi trà, có lẽ phải dùng tới chiếc trực thăng bay thấp. Tuy nhiên, 
nếu lại gần, những luống trà gặp ngày hái búp cũng có nhiều cảnh sinh hoạt đáng chụp. Muốn tả những 
luống trà theo bậc cao thấp của sƣờn đồi, ta nên chờ ánh sáng trái để những ngọn cây trà trong luống viền 
trắng ra, lớp này đến lớp khác. Ánh sáng thuận sẽ làm cho những tầng lớp dính liền nhau nhìn nhƣ một 
thảm cây lô nhô không thành đƣờng lối nào cả. 
Đà Lạt là một trung tâm sản xuất rau củ tƣơi, nên chung quanh đô thị đâu đâu cũng gặp những luống rau 
xanh tốt. Muốn có những cảnh thật đẹp mắt về rau, ta phải đi vào các ấp, xã Ở đây rau trồng theo một 
quy mô rộng lớn, nên ta đƣợc gặp những luống đất dài, song hàng hun hút, hay những luống vòng cung 
rất nhịp nhàng. Chụp vƣờn rau dễ đẹp, nhƣng nên chọn những buổi mai có ngƣời nhà vƣời ra tƣới, chăm 
bón mới có tỷ lệ so sánh với khu vƣờn, và riêng những dòng nƣớc tỏa ra ở mấy vòi hoa sen bình tƣới trĩu 
trên vai ngƣời gánh cũng đã đẹp mắt rồi. 
 101 
Cỏ hoa miền núi – Leo trèo để tìm góc cạnh cho cảnh rộng mãi cũng có lúc mỏi và khi ấy là lúc quay về 
tìm vẻ đẹp gần gũi bên mình. Những vẻ đẹp kiều diễm ấy không gì hơn là những nhánh hoa, ngọn cỏ bên 
đƣờng; vẻ đẹp nhỏ nhoi nhƣng tinh vi này ở đâu cũng có, chỉ cần một khóe nhìn khám phá mà thôi. 
Có hai loại hoa, một thứ mọc hoang dại bên bờ suối, khe đá, hoặc gởi gắm hình hài trên mấy vỏ cây khô 
mục, và một loại trồng sẵn trong vƣờn nhà đƣợc vun xới và cắt xén. Thứ hoa dại mọc rất tự nhiên nên ta 
thƣờng gặp những nét bất ngờ trong dáng hoa và nhất là những bối cảnh kỳ lạ không thể lƣờng trƣớc 
đƣợc; có những bông hoa thân rất mảnh mọc ven bờ suối lúc nào cũng lả ra nhƣ muốn soi bóng vào mặt 
nƣớc; một đôi khi vì hƣơng thơm của hoa làm ta cố tìm tới và phải rẽ những gối cỏ sắc và khỏe, để thấy 
đóa hoa bé bỏng không sao vƣơn lên đƣợc. Có lần chúng tôi đã nhìn mãi không thôi hình ảnh một nõn 
thông rất nhỏ bé run rẩy giữa một khối đá tảng khô nứt, tuy nhỏ bé bơ vơ nhƣng nõn thông hoe hoe vàng 
cũng cứ vƣơn cọng lá lên trời xanh, nhƣ muốn tìm cho mình một sinh lộ. 
Một cảnh đẹp không kém là ở ngay những gốc cây chết, sần sùi mục nát mọc lên những đóa hoa mơn 
mởn, mảnh mai, duyên dáng. Nói chung những đóa hoa dại này, nếu tìm đúng góc cạnh, đúng sáng, dễ 
thành ảnh đẹp, tuy nhiên sự tình cờ luôn luôn đóng một vai trò quyết định lúc ra đi. 
Thứ hoa nhà trồng, không mất công tìm kiếm lắm, cứ việc đến những vƣờn ƣơm hoa, hay có khi ngay ở 
trƣớc cửa nhà mình trọ. Loại hoa này thƣờng có vẻ gò bó, hàng lối phân minh quá, ngắm nhìn thích mắt 
nhƣng vào ảnh lại kém tự nhiên. 
Tuy vậy, gặp những buổi xấu trời, mƣa dầm rả rích, không ra chụp ngoài đƣợc, ngắt một ít hoa trong 
luống đem vào nhà rọi đèn mà nghiên cứu tĩnh vật cũng là một thú lớn trong ngày mƣa. 
Đà Lạt vào những ngày cuối năm, ta không thể nào sơ sót bỏ qua đƣợc những hàng cây đào trổ bông rực 
rỡ lồ lộ ngay trên đƣờng đi, hay ẩn náu trong thung lũng. Loại đào cánh nhỏ hoa chùm này khó chụp nếu 
tách ra từng bông, vì vậy muốn chụp phải tìm từng cảnh đẹp mới hy vọng có ảnh tốt. 
Trong kỹ thuật chụp hoa, điều quan trọng bậc nhất là ánh sáng. Sáng không hợp với chiều cánh hoa, hoa 
sẽ cứng, dầy, và phẳng nhƣ hoa giấy chứ không trong suốt, nổi và linh động. Chụp hoa cũng là một thử 
thách về kỹ thuật, nhƣ sử dụng kính chụp gần (macro) để có những bức cận cảnh (closeup) từng đóa hoa 
một. 
Khói sƣơng Đà Lạt – Một trong những mục tiêu chính của ngƣời săn ảnh cao nguyên là sƣơng. Cảnh trí 
Đà Lạt vốn đã thơ mộng lại càng thơ mộng thêm nếu có sƣơng phủ. Sƣơng ở đây có khi tan theo ánh mặt 
trời lên, có khi còn đọng lại mãi đến 9 – 10 giờ sáng, không sao tính toán trƣớc đƣợc, chỉ biết là gặp ngày 
có sƣơng thì vui lắm, vội vàng tíu tít, chỉ sợ tan biến ngay. Có những buổi sớm, sƣơng phủ kín cả đƣờng 
phố, và trong thung lũng thì dày đặc. Muốn chụp gần, ta tìm ở mấy con đƣờng vòng ven hồ, đƣờng ra 
Cam Ly, mấy chiếc cầu trắng dẫn đến chợ, chọn góc cạnh trƣớc, để máy và chờ ngƣời qua lại, tha hồ mà 
 102 
thu hình. Mấy chiếc xe ngựa, ngƣời quảy gánh, nữ sinh đi học, ngƣời dân tộc ra chợ, mỗi loại có một tính 
chất riêng trong sƣơng mờ buổi sớm. 
Ảnh: Hồng Trọng Mậu 
Chịu khó dậy sớm để tìm vào những miền thung lũng, cảnh sƣơng mới thật lạ: núi đồi đều không có chân 
vì sƣơng vắt ngang, nổi trôi thành nhiều lớp, càng xa càng mờ có khi đến chín mƣời đợt, đƣờng lối sắp 
xếp sẵn, quay phải, sang trái đều bấm đƣợc cả. 
Kiên tâm hơn một chút nữa, ngồi chờ mặt trời vƣơn lên khỏi vách núi rọi ánh sáng vào thung lũng, sƣơng 
và mây thấp bị bắt buộc bốc hơi nhanh nên co giãn mạnh, chuyển động uốn éo trong những tia nắng xẹt. 
Gặp đƣợc cảnh ấy, chắc chắn có mấy tấm phong cảnh đẹp. 
Trong một vài thung lũng ƣơm cây, trồng rau, những ngƣời làm vƣờn thì hay đốt lá khô làm tro, khói bốc 
cao ngất, mù mịt thôn làng, đó cũng là một cảnh lạ và đẹp mắt. 
Đã nói đến chụp sƣơng, tƣởng cũng nên nhắc đến một sai lầm của một số anh em nhiếp ảnh phạm phải, 
đó là cách sử dụng kính lọc sƣơng mù (Ultra Violet), tức là kính lọc UV mà ta hay lắp vào ống kính với 
mục đích bảo vệ. Loại kính lọc này có tác dụng loại bớt hoặc hoàn toàn tia cực tím (Ultra Violet) có nhiều 
trong sƣơng, làm cho ảnh chụp ra đƣợc trong trẻo hơn. Nhƣ vậy, vô hình trung, ta chụp sƣơng mà lắp 
kính lọc này chẳng khác nào phá sƣơng đi vậy. 
 103 
Việc sử dụng các loại kính lọc khác thì tùy nơi, tùy màu mà áp dụng. Cần nhất là kính lọc màu vàng lục, 
hoặc màu lục, là thứ ƣa dùng nhất trên cao nguyên – một nơi bao phủ toàn một màu xanh lá cây (lục) – 
không có kính lọc màu ấy, màu lục sẫm của cây cỏ sẽ quá đen và ít chi tiết đi khi ra ảnh (ảnh đen trắng). 
Cao nguyên thật là một kho đề tài phong phú cho nhiếp ảnh. Không khí êm dịu làm cho việc tìm kiếm tác 
phẩm ít đổ mồ hôi. Đeo máy lên vai, hƣớng lên cao nguyên, đƣờng thấy xa xôi mà thành gần gụi vì biết 
bao nhiêu sự bất ngờ lý thú đang chờ đợi ta khắp dọc đƣờng đi. Trong mỗi chuyến “lãng du” ấy, mỗi 
chúng ta sẽ có nhiều dịp thử thách, thực tập số vốn liếng đã có và rất có thể sẽ góp thêm phần sáng tạo 
của mình vào kho tàng những hình ảnh đẹp của giang sơn gấm vóc. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_nhung_van_de_co_ban_can_thiet_cho_nguoi_moi_cam_may.pdf