Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10

Mục tiêu

 Kiến thức

+ Phân biệt được sinh vật sống với vật vô sinh.

+ Giải thích được các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ

sinh thái. Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.

+ Phân tích được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

+ Trình bày được đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống. Lấy được ví dụ minh họa.

 Kĩ năng

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích hình: tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan.

+ Rèn kĩ năng so sánh các cấp tổ chức của thế giới sống.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

 Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: tế

bào  cơ thể  quần thể - loài  quần xã – hệ sinh thái  sinh quyển.

Hình 1.1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

+ Các cấp độ tổ chức cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.

+ Cấp độ tổ chức trung gian: phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan.Trang 2

 Tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất của thế giới sống.

2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

 Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, trong đó tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức

sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà

còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được.

 Hệ thống mở tự điều chỉnh: mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy

trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

 Thế giới sống liên tục tiến hóa: sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên

ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, các sinh vật đều có

những điểm chung. Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị và chọn lọc tự

nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi.

 Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên

một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 1

Trang 1

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 2

Trang 2

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 3

Trang 3

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 4

Trang 4

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 5

Trang 5

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 6

Trang 6

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 7

Trang 7

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 8

Trang 8

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 9

Trang 9

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 49 trang xuanhieu 5220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10

Tài liệu Luyện thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10
là côlagen. 
(2) Đúng. Các enzim có bản chất là prôtêin, các enzim có vai trò xúc tác cho các phản ứng hóa 
sinh trong cơ thể. 
(3) Đúng. Hoocmôn có bản chất là prôtêin, mà các hoocmôn có vai trò điều hòa các hoạt động 
trong cơ thể. 
(4) Sai. Glicôgen là tinh bột dự trữ của động vật, là đường đa (không là prôtêin). 
 Trang 39 
(5) Đúng. Một trong những chức năng quan trọng của prôtêin là vận chuyển các chất. 
Hêmôglôbin là một prôtêin đặc biệt có vai trò vận chuyển các chất khí trong máu. 
(6) Đúng. Intefêron là một loại prôtêin đặc biệt có vai trò chống lại tế bào ung thư và virut. 
Chọn C. 
 Bài tập tự luyện 
Câu 1: Điểm giống nhau giữa prôtêin và lipit là 
A. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. 
B. có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể. 
C. đều có liên kết hiđrô trong cấu trúc phân tử. 
D. gồm các nguyên tố C, H, O. 
Câu 2: Tính đa dạng của phân tử prôtêin được quy định bởi 
A. số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin. 
B. nhóm amin của các axit amin trong phân tử prôtêin. 
C. số lượng liên kết peptit trong phân tử prôtêin. 
D. số chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin. 
Câu 3: Prôtêin không có chức năng nào sau đây? 
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, mảng tế bào. 
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmôn, kháng thể. 
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin. 
Câu 4: Khi nói về hiện tượng biến tính của prôtêin, có bao nhiêu ví dụ sau đây đúng? 
(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc. 
(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua. 
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng. 
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 5: Hãy hoàn chỉnh bảng sau: 
Loại prôtêin Chức năng Ví dụ 
Prôtêin cấu trúc 
Prôtêin enzim 
Prôtêin hoocmôn 
Prôtêin dự trữ 
Prôtêin vận chuyển 
 Trang 40 
Prôtêin thụ thể 
Prôtêin bảo vệ 
ĐÁP ÁN 
1-B 2-A 3-C 4-D 
Câu 5: 
Loại prôtêin Chức năng Ví dụ 
Prôtêin cấu trúc Cấu trúc nên tế bào và cơ thể. Kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng; 
sợi côlagen cấu tạo nên mô liên 
kết, 
Prôtêin enzim Xúc tác các phản ứng sinh hóa. Lipaza thủy phân lipit; xenlulaza thủy 
phân xenlulôzơ; 
Prôtêin hoocmôn Điều hòa chuyển hóa vật chất của 
tế bào và cơ thể. 
Insulin điều chỉnh hàm lượng đường 
trong máu; 
Prôtêin dự trữ Dự trữ các axit amin. Albumin dự trữ trong trứng gà; 
glôbulin dự trữ trong các cây họ 
đậu; 
Prôtêin vận chuyển Vận chuyển các chất Hêmôglôbin vận chuyển O2 và CO2; 
chilômicrôn vận chuyển côlestêrôn; 
Prôtêin thụ thể Giúp tế bào nhận tín hiệu hóa học. Các prôtêin thụ thể trên màng sinh 
chất; 
Prôtêin bảo vệ Chống bệnh tật. Các kháng thể, intefêron chống lại sự 
xâm nhập virut và vi khuẩn; 
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC 
Mục tiêu 
 Kiến thức 
+ Kể tên được các loại axit nuclêic. 
+ Nêu được thành phần của 1 nuclêôtit. 
+ Mô tả được cấu tạo của phân tử ADN và phân tử ARN. 
+ Trình bày được các chức năng của ADN và ARN. 
+ So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. 
 Kĩ năng 
 Trang 41 
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh hình: cấu tạo, cấu trúc của ADN, ARN. 
+ Rèn kĩ năng so sánh thông qua so sánh cấu tạo, chức năng của ADN, ARN. 
+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ. 
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 
1. Axit đêôxiribônuclêic (ADN) 
1.1. Cấu trúc của ADN 
a. Thành phần cấu tạo 
 ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit. 
 Hình 6.1: Cấu tạo 1 nuclêôtit của ADN 
 1 nuclêôtit gồm 3 thành phần: 
+ 1 phân tử đường 5C. 
+ 1 nhóm phôtphat (H3PO4). 
+ 1 gốc bazơnitơ (A, T, G, X). 
 Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit. 
 Các nuclêôtit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi pôlinunclêôtit. 
b. Cấu trúc 
 Hình 6.2: Mô hình cấu trúc của ADN 
 Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song, ngược chiều, xoắn đều quanh 1 trục. 
 Trang 42 
 Giữa 2 mạch các bazơnitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: nu A mạch này liên kết 
với nu T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và nu G mạch này liên kết với nu X của mạch kia 
bằng 3 liên kết hiđrô. 
1.2. Chức năng của ADN 
 Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN. 
 Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống 
enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa. 
 Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác. 
2. Axit ribônuclêic (ARN) 
2.1. Cấu trúc của ARN 
a. Thành phần cấu tạo 
Hình 6.3 : Cấu tạo 1 nuclêôtit của ARN 
 Cấu tạo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit. 
 Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. 
b. Cấu trúc 
 Hình 6.4: Các loại ARN 
 Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. 
 ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng. 
 ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thùy. 
 ARN ribôxôm (rARN) có nhiều xoắn kép cục bộ. 
 Trang 43 
2.2. Chức năng của ARN 
 mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin. 
 tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm. 
 rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin. 
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP 
Ví dụ 1 (Câu 1 – SGK trang 30): Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN. 
Hướng dẫn giải 
 ADN ARN 
Axit 
nuclêôtit 
A, T, G, X A, U, G, X. 
Mạch pôli- 
nuclêôtit 
Gồm 2 mạch xoắn kép, liên kết với 
nhau bằng các liên kết hiđrô 
( A T 2 liên kết hiđrô, G X 3 
liên kết hiđrô) 
Gồm 1 mạch pôlinuclêôtit có hoặc 
không có liên kết hiđrô. 
 Trang 44 
Đường Đêôxiribôzơ (C5H10O4) Ribôzơ (C5H10O5). 
Ví dụ 2 (Câu 2 – SGK trang 30): Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong 
quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể đa dạng 
như ngày nay hay không? 
Hướng dẫn giải 
Nếu ADN quá bền vững và quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì 
không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Do vậy, sinh giới 
không thể đa dạng như ngày nay. 
Ví dụ 3 (Câu 3 – SGK trang 30): Trong tế bào thường có enzim sửa chữa các sai sót về trình tự 
nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu 
trên? 
Hướng dẫn giải 
 Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN là vì: mỗi 
phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung: 
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô. 
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. 
 Vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở một mạch thì mạch còn lại sẽ được dùng làm khuôn để 
sửa chữa cho mạch bị hư hỏng dưới sự tác động của enzim theo nguyên tắc bổ sung. 
Ví dụ 4 (Câu 4 – SGK trang 30): Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác 
nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? 
Hướng dẫn giải 
 Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit nhưng do số lượng, thành phần và trình tự 
phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số 
loại ADN khác nhau. 
 Các phân tử ADN khác nhau thì các gen trên đó sẽ khác nhau, điều khiến sự tổng hợp nên các 
prôtêin khác nhau quy định các đặc điểm và kích thước khác nhau ở các loài sinh vật. 
Ví dụ 5: Công thức cấu tạo chung của đơn phân cấu tạo axit nuclêic là 
A. axit phôtphoric + 1 đường glucôzơ + 1 loại bazơ nitric. 
B. axit phôtphoric + 1 đường fructôzơ + 1 loại bazơ nitric. 
C. axit phôtphoric + 1 đường đêôxiribôzơ hoặc đường ribôzơ + 1 loại bazơ nitric. 
D. axit phôtphoric + 1 đường hexôzơ + 1 loại bazơ nitric. 
Hướng dẫn giải 
 Trang 45 
Axit nuclêic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là các nu-clêôtit, một nuclêôtit 
có cấu tạo từ một phân tử axit phôtphoric, một phân tử đường đêôxiribôzơ hoặc đường ribôzơ và 
1 loại bazơ nitơ. 
Chọn C. 
Ví dụ 6: Công thức cấu tạo chung của đơn phân cấu tạo ADN là 
A. axit phôtphoric + 1 đường pentôzơ + 1 trong 4 loại bazơ nitric (A, T, G, X). 
B. axit phôtphoric + 1 đường ribôzơ + 1 trong 4 bazơ nitric (A, U, G, X). 
C. axit phôtphoric + 1 đường hexôzơ + 1 trong 4 loại bazơ nitric (A, T, G, X). 
D. axit phôtphoric + 1 đường đêôxiribôzơ + 1 trong 4 loại bazơ nitric (A, T, G, X). 
Hướng dẫn giải 
ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit, một nuclêôtit được cấu tạo từ axit phôtphoric + 1 đường 
đêôxiribôzơ + 1 trong 4 loại bazơ nitric (A, T, G, X). 
Chọn D. 
Ví dụ 7: Các nuclêôtit trên một mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng 
A. Liên kết phôphođieste. B. Liên kết hiđrô. 
C. Liên kết glicôzit. D. Liên kết peptit. 
Hướng dẫn giải 
Các nuclêôtit trên một mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị 
hay liên kết phôtphođieste. Các liên kết này làm cho mạch đơn pôlinuclêôtit có cấu trúc khá bền 
vững, ít bị phá vỡ trong các quá trình nhân đôi, phiên mã. 
Chọn A. 
Ví dụ 8: Khi nói về axit nuclêic, nhận định nào sau đây đúng? 
A. Axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N. 
B. Axit nuclêic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào. 
C. Axit nuclêic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung. 
D. Có 2 loại axit nuclêic: axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN). 
Hướng dẫn giải 
 Các nuclêôtit được cấu tạo từ các nguyên tố là C, H, O, N. 
 Axit nuclêic có 2 loại là ADN và ARN. 
Chọn D. 
Ví dụ 9: Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là GAT-GGXAA. 
Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là 
A. - TAAXXGTT -. B. - XTAXXGTT - 
 Trang 46 
C. - UAAXXGTT - D. - UAAXXGTT - 
Hướng dẫn giải 
 ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo 
nguyên tắc bổ sung: 
+ A mạch 1 liên kết với T mạch 2 bằng 2 liên kết H. 
+ T mạch 1 liên kết với X mạch 2 bằng 2 liên kết H. 
+ G mạch 1 liên kết với X mạch 2 bằng 3 liên kết H. 
+ X mạch 1 liên kết với G mạch 2 bằng 3 liên kết H. 
 Vì vậy, trên mạch 1 có trình tự đơn phân GATGGXAA thì mạch kia có trình tự: - TAAXXGTT 
-. 
Chọn B. 
Ví dụ 10: Những nhận định nào sau đây chỉ chức năng của ADN? 
(1) Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. 
(2) Lưu trữ thông tin di truyền. 
(3) Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. 
(4) Truyền đạt thông tin di truyền. 
(5) Bảo quản thông tin di truyền. 
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (4), (5). 
Hướng dẫn giải: 
Xét sự đúng – sai của từng phát biểu: 
(1) Sai. ADN nằm trong nhân nhưng không có chức năng dự trữ năng lượng cho tế bào. 
(2) Đúng. Một trong những chức năng quan trọng nhất của ADN là lưu trữ thông tin di truyền qua 
trình tự các nuclêôtit trong các mạch của ADN. 
(3) Sai. Thành phần của màng sinh chất gồm lớp kép phôtpholipit và prôtêin. 
(4) Đúng. Chức năng của ADN là truyền đạt thông tin di truyền bằng cơ chế nhân đôi hoặc phiên 
mã hình thành mARN. 
(5) Đúng. Các liên kết ở mạch đơn của ADN là rất bền vững nên trình tự các nuclêôtit được ổn 
định bền vững vì thế thông tin di truyền được bảo quản. 
Chọn C. 
Ví dụ 11: Mô tả hình vẽ sau, chỉ rõ thành phần cấu trúc, các mối liên kết giữa các thành phần và 
ý nghĩa của các mối liên kết đó? 
 Trang 47 
Hướng dẫn giải 
 Hình vẽ mô tả cấu trúc các loại nuclêôtit của ADN gồm 4 loại A, T, G, X. 
 Các nuclêôtit đều gồm 3 thành phần: 
+ Đường C5H10O4. 
+ Axit phôtphoric được kí hiệu là P. 
+ Khác nhau ở thành phần thứ 3 là bazơ nitơ có 4 loại A, T, G, X. 
 Các mối liên kết giữa các thành phần: 
+ Bazơ nitơ liên kết với đường pentôzơ bằng liên kết glicôzit. 
+ Axit phôtphoric liên kết với đường pentôzơ bằng liên kết este. 
Đây là các mối liên kết bền vững chính vì vậy mà nó đảm bảo cấu trúc bền vững của từng đơn 
phân nuclêôtit, là cơ sở cho sự bền vững của ADN. 
Ví dụ 12: Hãy phân biệt 3 loại ARN về đặc điểm cấu tạo và chức năng. 
Hướng dẫn giải 
Loại ARN Cấu trúc Chức năng 
mARN 
(ARN thông tin) 
Là 1 mạch pôliribonuclêôtit 
gồm hàng trăm đến hàng nghìn 
đơn phân, sao chép từ ADN 
trong đó U thay cho T. 
Truyền đạt thông tin di truyền 
theo sơ đồ: ADN ARN 
prôtêin. 
tARN 
(ARN vận chuyển) 
Là 1 mạch pôliribonuclêôtit 
gồm từ vài chục đến vài trăm 
đơn phân, có những đoạn các 
cặp bazơ trên cùng 1 mạch liên 
kết với nhau theo nguyên tắc 
bổ sung tạo cấu trúc ba thùy 
đặc trưng. 
Vận chuyển axit amin đặc hiệu 
tới ribôxôm để tổng hợp 
prôtêin. 
rARN Là 1 mạch pôliribonuclêôtit Là thành phần cấu trúc chủ 
 Trang 48 
(ARN ribôxôm) gồm hàng trăm đến hàng nghìn 
đơn phân trong đó có tới 70% 
số ribônuclêôtit có liên kết bổ 
sung. 
yếu của ribôxôm (bào quan 
tổng hợp prôtêin). 
 Bài tập tự luyện 
Câu 1: Axit nuclêic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây? 
A. Nguyên tắc đa phân. B. Nguyên tắc bán bảo 
tồn và nguyên tắc đa phân. 
C. Nguyên tắc bổ sung. D. Nguyên tắc bổ sung 
và nguyên tắc đa phân. 
Câu 2: Các loại nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở 
A. thành phần bazơ nitơ. B. cách liên kết của đường C5H10O4 với axit 
H3PO4. 
C. kích thước và khối lượng các nuclêôtit. D. hình dạng các nuclêôtit. 
Câu 3: Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – 
ATTTGGGXXX-GAGGX -. Tổng số liên kết hiđrô của đoạn ADN này là 
A. 50. B. 40. C. 30. D. 20. 
Câu 4: Một đoạn phân tử ADN có 300 A và 600 G. Tổng số liên kết hiđrô được hình thành giữa 
các cặp bazơ nitơ là 
A. 2200. B. 2400. C. 2700. D. 5400. 
Câu 5: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và A chiếm 20% tổng số nuclêôtit. 
Tổng số liên kết hiđrô của đoạn ADN này là 
A. 3000. B. 3100. C. 3600. D. 3900. 
Câu 6: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở thành phần là 
A. đường. B. nhóm phôtphat. 
C. cách liên kết giữa các nuclêôtit. D. cấu trúc không gian. 
Câu 7: Một phân tử ADN có chiều dài 5100 
o
A . Hãy tính: 
a. Tổng số nuclêôtit. 
b. Số chu kì xoắn. 
c. Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của cả phân tử. 
Câu 8: Trình bày các điểm giống nhau của ADN và ARN. 
ĐÁP ÁN 
 Trang 49 
1-A 2-A 3-B 4-B 5-D 6-B 
Câu 7: 
 Hai mạch pôlinuclêôtit của phân tử ADN xếp song song nhau nên chiều ADN bằng chiều dài 
của 1 mạch. Kí hiệu: 
N: số nuclêôtit của ADN. 
L: chiều dài của ADN. 
C: số vòng xoắn (chu kì xoắn). 
Mỗi nuclêôtit dài 3,4 
o
A nên ta có: 
Chiều dài gen: 
N
L 3,4.
2
Tổng số nuclêôtit của gen: 
2L
N .
3,4
Chu kì xoắn: 
N L
C N 20 C.
20 3,4
Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit: HT N 2. 
 Áp dụng vào bài tập: 
a. Tổng số nuclêôtit của ADN là 
L 2 5100 2
N 3000.
3,4 3,4
b. Số chu kì xoắn của ADN là 
N 3000
C 150.
20 20
c. Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit là 3000 2 2998 liên kết cộng hóa trị. 
Câu 8: 
Các điểm giống nhau của ADN và ARN: 
 Đều là các đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 
 Có kích thước và khối lượng lớn. 
 Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. 
 Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân. 
 Tham gia vào quá trình hình thành tính trạng. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_10.pdf