Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc

Tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng

Thông thường, một cuộc phỏng vấn mà nhà tuyển dụng tiến hành để tuyển chọn nhân viên

kéo dài khoảng 20 - 30 phút. Đây là thời gian để nhà tuyển dụng tiếp xúc trực tiếp, quan

sát hình dáng, tướng mạo, phong cách của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra những

câu hỏi để tìm hiểu năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp cũng như tính cách của ứng

viên để tìm ra người nhân viên phù hợp có thể đáp ứng các yêu cầu của họ. Vì vậy, để tạo

ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, mỗi ứng viên cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có

thể được tuyển chọn vào vị trí mà mình mong muốn.

Để tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng, các ứng viên cần phải chú ý đến khâu chuẩn bị

như sau:

 Tìm hiểu thông tin về công ty

o Đọc kỹ thông tin tuyển dụng;

o Tìm hiểu lịch sử, quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty;

o Đọc kỹ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí tuyển dụng.

 Xác định năng lực của bản thân

o Xác định mức độ phù hợp của bản thân (trình độ/chuyên môn) với vị trí tuyển dụng;

o Xác định mức độ tâm huyết với công việc;

o Xác định khả năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; khả năng làm việc độc lập;

tính năng động sáng tạo; khả năng lãnh đạo.

 Nhận diện những thành tích và kinh nghiệm của bản thân

o Quá trình và kết quả học tập/các bằng cấp, chứng chỉ đã có;

o Những thành tích nổi bật trong học tập;

o Những thành tích trong công tác xã hội, công tác sinh viên

o Kinh nghiệm làm việc (kể cả công việc bán thời gian hoặc thực tập).

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 1

Trang 1

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 2

Trang 2

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 3

Trang 3

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 4

Trang 4

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 5

Trang 5

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 6

Trang 6

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 7

Trang 7

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 8

Trang 8

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 9

Trang 9

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang duykhanh 11960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc

Tài liệu Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc
ty lớn và em nghe nói là làm ở đây thu nhập cao hơn. 
 NTD: Nếu công ty yêu cầu bạn đi công tác xa, bạn có chấp nhận đi không? 
 Thắng: Ôi! Đi xa mệt lắm chị ạ. 
 NTD: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không? 
 Thắng: Cho em hỏi mức lương nếu em được nhận vào làm ạ. 
 NTD: Chúng tôi có thang lương sẵn theo quy định của công ty. Cảm ơn bạn đã tham gia 
 cuộc phỏng vấn. Có gì mình sẽ liên hệ với bạn sau. 
 Thắng: Không có gì. Chào chị. 
 Ví dụ: “Một cuộc phỏng vấn thành công” 
 Trong phòng phỏng vấn nhân viên mới của một công ty. Vân đã đến trước giờ hẹn 5 phút 
 và chờ đến đúng thời gian phỏng vấn để gõ cửa vào phòng phỏng vấn. Cộc cộc  
 Nhà tuyển dụng (NTD): Mời vào! 
 Vân: Em chào chị (cúi chào). 
 NTD: Bạn có phải là Trần Cẩm Vân không? 
 Vân: Dạ phải. 
 NTD: Mời bạn ngồi, mình là Thanh ở phòng nhân sự, là người trực tiếp phỏng vấn bạn. 
 Đầu tiên, bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình. 
 Vân: Dạ thưa chị. Trước tiên em gửi lời cám ơn công ty đã tạo điều kiện cho em đã tham 
 gia vào buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Em xin tự giới thiệu em tên là Trần Cẩm Vân, em 
 vừa tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại. Trong thời gian đi học, em có đi làm thêm một 
 số công việc bán thời gian như giới thiệu sản phẩm, là nhân viên kinh doanh cho một công 
 ty Mỹ phẩm. Điều đó giúp em tích lũy cho mình chút ít kinh nghiệm về thị trường tiêu dùng, 
 ngoài những điều đã học được trên ghế nhà trường. Em thấy mình phù hợp và rất thích 
 công việc là một nhân viên kinh doanh. Được biết công ty đang tìm kiếm nhân viên cho vị 
 trí nhân viên kinh doanh nên em đã nộp đơn xin việc, và hy vọng mình sẽ là ứng cử viên 
 sáng giá cho vị trí này. 
 NTD: Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì? 
 Vân: Trong thời gian làm việc tại công ty cũ, tuy thời gian không nhiều vì em vẫn lấy nhiệm 
 vụ học tập làm hàng đầu khi đó. Em luôn hoàn thành chỉ tiêu được giao, thậm chí, có lần 
 đã vượt chỉ tiêu và được nhận lời khen của chị phụ trách. 
 NTD: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? 
 Vân: Vì em muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình. 
 NTD: Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? 
 Vân: Vì em biết Công ty P&P là một công ty lớn và em muốn được làm việc trong một môi 
 trường chuyên nghiệp, được nâng cao chuyên môn cũng như được thử sức mình với 
 những dự án lớn ở đây. 
 NTD: Tại sao bạn lại muốn công việc này? 
 Vân: Theo quan điểm của em, để trở thành nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này cần 
 phải có sự nhiệt tình, đam mê công việc, có sự nhanh nhạy trước nhiều tình huống phức 
 tạp xảy ra. Và em muốn khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy. 
 NTD: Thử hình dung 5 năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ? 
 Vân: Mục tiêu phấn đấu của em là trở thành một nhà kinh doanh giỏi trước khi trở thành 
 một nhà quản lý kinh doanh. 
 NTD: Cảm ơn bạn đã tham gia cuộc phỏng vấn. Có gì mình sẽ liên hệ với bạn sau. 
 Vân: Em cảm ơn chị. 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 12 
 Networking 
 Phương pháp tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp với nhà tuyển dụng 
 Định nghĩa về ấn tượng ban đầu trong giao tiếp: 
 Trong giao tiếp, con người nhận thức, tác động với nhau thông qua quá trình tri giác. 
 Quá trình tri giác bị ảnh hưởng nhiều bởi ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG 
 GIAO TIẾP. 
 Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, nó thường hay kéo dài và chi phối thái độ hành vi 
 của chúng ta trong suốt quá trình giao tiếp tiếp theo. 
 Có nhiều định nghĩa khác nhau về ấn tượng ban đầu trong giao tiếp: 
 o Ấn tượng ban đầu là cái mà “khi gặp nhau đồng thời người ta vừa nhận xét vừa đánh 
 giá vừa có ác cảm hay thiện cảm ngay từ phút đầu tiên không chờ phải nghiên cứu, 
 khảo sát hay thí nghiệm lại những đánh giá ấy”. 
 o Ấn tượng ban đầu thường là một đánh giá một hình ảnh, một nhận xét, một thái độ 
 về đối tượng được hình thành ngay từ phút đầu gặp gỡ hay lần đầu tiên gặp gỡ”. 
 Tựu chung lại: “Ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn 
 nhận họ một cách toàn diện, qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, 
 tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ Sau lần tiếp xúc ban đầu, ta sẽ có một ấn tượng 
 nhất định về đối tượng của mình. 
 Đặc điểm của ấn tượng ban đầu trong giao tiếp: 
 Là những ấn tượng chung, tổng thể về đối tượng, là những nét khái quát nhất về 
 đối tượng. 
 Mang tính chủ quan cảm tính. Đây cũng là một nhược điểm khó tránh khỏi của ần tượng 
 ban đầu. 
 Thể hiện sự đánh giá, thái độ của chủ thể về đối tượng. 
 Trong lần gặp gỡ đầu tiên, một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý: 
 Đúng giờ; 
 Thể hiện bản thân một cách phù hợp; 
 Cởi mở, tự tin; 
 Nói ít >< Nói có chất lượng và tác động mạnh mẽ; 
 Tác phong chuyên nghiệp, lịch sự; 
 Gây ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên 
 Nguyên tắc ABC: 
 Accuracy (chính xác) 
 o Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối quan trọng để đản bảo cho giao 
 tiếp thành công. 
 o Thực tế đã chứng minh rằng: Thông điệp càng chính xác thì giao tiếp càng hiệu 
 quả. “Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ, nêu sự kiện chính xác, nêu 
 con số chính xác và chính xác cả về khả năng thực hiện lời cam kết của mình. 
 Brevity (ngắn gọn) 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 13 
 o Thông tin được truyền đạt phải ngắn gọn, có giá trị. Tránh truyền những thông điệp 
 dài dòng, rườm rà,vòng vo, với nhiều thông tin thừa, không cần thiết. 
 o “Thông tin quá nhiều cũng nguy hiểm như quá ít vậy. Hãy nói cho mọi người những 
 gì họ cần biết, nhưng đừng bao giờ để họ bị chìm ngập trong quá nhiều thông tin” 
 (Theo C.Northcote Parkinson và Nigel Rowe “Giao tiếp” (1979). Vì vậy, khi giao 
 tiếp bạn cần cân nhắc, chọn lọc thật kỹ lưỡng để có được những thông tin vừa đủ 
 mà bạn muốn truyền đạt. 
 Clarity (rõ ràng). 
 o Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh dùng những từ ngữ 
 (hoặc những cách mã hoá khác) mập mờ, có thể hiểu hai, ba cách khác nhau. 
 o Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro 
 trong giao tiếp, hiệu quả giao tiếp càng cao. 
 Phương pháp nắm bắt tâm lý, tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng 
 Bản chất tâm lý nhà tuyển dụng: 
 o Tâm lý bề trên; 
 o Ưa thích sự oai phong, làm chủ; 
 o Thích thể hiện sự hiểu biết; 
 o Phần đông luôn kỳ vọng tiếp nhận được sự thuần phục và kính nể từ các đối tượng 
 cùng giao tiếp; 
 o Luôn kỳ vọng tìm được các ứng viên thích hợp và xứng đáng. 
 Phương pháp tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng (các lưu ý về hình thức bên ngoài) 
 o Lưu ý lựa chọn màu sắc trang phục; 
 o Lưu ý về phụ kiện; 
 o Lưu ý về mùi cơ thể; 
 o Lưu ý về phong thái và các ngôn ngữ cơ thể. 
 Phương pháp tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng (qua giao tiếp) 
 o Thể hiện thái độ, tinh thần cầu thị; 
 o Từ tốn lắng nghe; 
 o Bình tĩnh tiếp nhận các ý kiến nhận xét, góp ý; 
 o Dứt khoát và nhất quán trong việc cung cấp thông tin và đưa các phản hồi; 
 o Luôn có tinh thần mong muốn duy trì mối tương tác lâu dài với các nhà tuyển dụng. 
 Giải quyết tình huống dẫn nhập 
 Để vượt qua được các cuộc phỏng vấn thành công, bạn phải trang bị cho mình các kỹ năng 
 cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết CV,... Đồng thời bạn phải chuẩn bị tốt cho cuộc 
 phỏng vấn của mình, trước, trong và sau cuộc phỏng vấn như thế nào? Tìm hiểu thêm các 
 thông tin về nơi tuyển dụng, chuẩn bị kỹ năng bên trong và hình thức bên ngoài... 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 14 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
 Trước khi đi phỏng vấn chúng ta nên tìm hiểu rõ các thông tin về công ty mình đến phỏng vấn 
 và tìm hiểu kỹ về công việc cụ thể mà mình sẽ ứng tuyển là gì? 
 Bộ hồ sơ xin việc, trong đó quan trọng nhất là đơn xin việc và bản CV cần phải được chuẩn bị 
 thật chu đáo bởi vì nhà tuyển dụng có thể đánh giá về con người bạn khi nhìn vào bộ hồ sơ 
 của bạn. 
 Để thành công trong giao tiếp tuyển dụng và được tuyển chọn vào vị trí mà bạn mong muốn, 
 bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng từ khâu chuẩn bị phỏng vấn tuyển dụng 
 cho đến cách giao tiếp, cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn và 
 cách liên lạc với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 15 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Những nội dung gì cần được trình bày trong một bản CV? 
 2. Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn bạn cần phải làm gì? 
 3. Trong khi đi phỏng vấn bạn nên làm gì? 
 4. Bạn có nên tiếp tục giữ mối liên hệ với nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn? 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
 1. Ứng viên nên làm gì trong khâu chuẩn bị trước khi phỏng vấn? 
 A. Nên dự đoán trước các câu hỏi và luyện tập nhiều lần với người thân đã có kinh nghiệm. 
 B. Không cần luyện tập vì bạn bè hoàn toàn khác với nhà tuyển dụng. 
 C. Chỉ cần luyện tập 5 phút trước khi đi phỏng vấn là đủ. 
 D. Không cần luyện tập vì ứng viên có quyền từ chối trả lời những câu hỏi khó. 
 2. Nếu bạn được phỏng vấn bởi một hội đồng, ánh mắt của bạn sẽ như thế nào? 
 A. Trong khi lắng nghe và chờ đợi câu hỏi, bạn nên nhìn vào mắt người vừa đặt câu hỏi. 
 B. Khi được hỏi bạn nên nhìn thẳng vào mắt người hỏi và khi trả lời nên lần lượt nhìn qua 
 những người khác trong hội đồng phỏng vấn. 
 C. Nhìn lên trần nhà bạn sẽ không phải đối mặt với những ánh mắt đáng sợ. 
 D. Tai vừa nghe người hỏi, mắt nhìn lần lượt qua những người khác trong hội đồng. 
 3. Bạn nên mặc gì tới cuộc phỏng vấn? 
 A. Tìm hiểu đồng phục công ty và mặc tương tự. Nó chứng tỏ bạn có thể phù hợp với 
 công ty. 
 B. Chọn một bộ quần áo bất kỳ khiến bạn thoải mái vì như vậy cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra 
 tốt đẹp hơn. 
 C. Mặc trang phục công sở để thể hiện sự chuyên nghiệp. 
 D. Mặc bộ quần áo may mắn của bạn. 
 4. Ứng viên nên viết gì trong CV của mình? 
 A. Phóng đại khả năng và kinh nghiệm của bản thân. 
 B. Mô tả kỹ lưỡng một công việc đã làm trước đây để thể hiện bề dày kinh nghiệm 
 của bạn. 
 C. Liệt kê tất cả những công việc từ nhỏ đến lớn mà đã trải qua. 
 D. Viết về năng lực và kinh nghiệm của bản thân một cách trung thực, chính xác và ngắn gọn. 
 5. Dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công 
 A. thời gian phỏng vấn kéo dài hơn bình thường. 
 B. nhà tuyển dụng chia sẻ thông tin. 
 C. nhà tuyển dụng liên tục ghi chú và nhìn đồng hồ. 
 D. thời gian phỏng vấn kéo dài hơn bình thường và nhà tuyển dụng chia sẻ thông tin. 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 16 
ĐÁP ÁN 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Những nội dung cần được trình bày trong một bản CV 
 Thông tin cá nhân: 
 o Điền đầy đủ thông tin. 
 o E-mail: sử dụng địa chỉ E-mail trung tính. 
 o Ảnh đính kèm (bắt buộc). 
 Quá trình đào tạo và thành tích cá nhân: 
 o Chỉ cần cung cấp thông tin về quá trình học đại học, trên đại học và những lĩnh vực 
 liên quan (nếu có). 
 o Thành tích cá nhân: nêu những thành tích nổi bật đáng chú ý nhất và ghi rõ đã đạt 
 được thành tích này ở đâu, vào thời gian nào? 
 Kinh nghiệm làm việc: 
 o Nêu kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian ngược: 
 o Ghi rõ vị trí công tác và đơn vị công tác. 
 o Mô tả những công việc cụ thể tại vị trí đã làm. 
 o Kinh nghiệm làm việc bao gồm cả quá trình làm bán thời gian (nếu có). 
 o Có thể kết hợp phần hoạt động xã hội, đoàn thể vào phần này. Chú ý: ghi rõ thời 
 gian sinh hoạt, ngắn gọn, súc tích. Nên lựa chọn những hoạt động có tính tiêu biểu, 
 tránh đi sâu vào hoạt động ngoại khoá đặc biệt là đối với sinh viên khi kinh nghiệm 
 làm việc thực tế không nhiều. 
 o Chỉ nên nêu những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc. 
 Kỹ năng: 
 o Nêu những kỹ năng mình có và có liên quan đến yêu cầu tuyển dụng. 
 o Nếu có những chuẩn mực đánh giá (chứng chỉ, chứng nhận) sẽ được đánh giá cao hơn. 
 Sở thích và xu hướng cá nhân: 
 o Nêu một vài sở thích của bản thân có lợi với vị trí ứng tuyển. 
 o Xu hướng bản thân: nêu định hướng trong nghề nghiệp. 
 Thông tin tham khảo: 
 o Là thông tin về người có thể xác nhận những thông tin trong CV. 
 o Nên nêu rõ nguồn thông liên quan đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại 
 khóa (không nhất thiết phải nêu). 
 2. Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn bạn cần phải làm: 
 Chuẩn bị hồ sơ; 
 Tìm hiểu về công ty, tổ chức; 
 Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn 
 3. Trong khi đi phỏng vấn bạn nên làm: 
 Trình bày về bản thân; 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 17 
 Trình bày về sự phù hợp của mình với công việc ứng tuyển; 
 Trình bày các điểm mạnh, các điểm cần hoàn thiện, cần làm quen tại môi trường mới; 
 Khâu giao tiếp với hội đồng phỏng vấn; 
 Trao đổi về chế độ chính sách, đãi ngộ, lương. 
 4. Bạn nên tiếp tục giữ mối liên hệ với nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn bằng cách: 
 Viết thư cảm ơn sau khi các vòng phỏng vấn kết thúc. 
 Theo dõi tình hình hoạt động của công ty qua phương tiện thông tin đại chúng. Nếu có 
 dịp ứng tuyển lần sau, hay trở thành đối tác, khách hàng. 
 Liên lạc, phát triển quan hệ khi có dịp thích hợp. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
 1. Đáp án đúng là: Nên dự đoán trước các câu hỏi và luyện tập nhiều lần với người thân đã 
 có kinh nghiệm. 
 Vì: Nhờ người thân có kinh nghiệm đóng vai người phỏng vấn để tập dượt trôi chảy, để khi đi 
 phỏng vấn mình không bị vấp những câu hỏi rất đơn giản. 
 2. Đáp án đúng là: Khi được hỏi bạn nên nhìn thẳng vào mắt người hỏi và khi trả lời nên lần 
 lượt nhìn qua những người khác trong hội đồng phỏng vấn. 
 Vì: Nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng khi họ đang nói với bạn, tập trung nghe để trả lời đúng 
 trọng tâm. Tránh nhìn khi họ đang có chút việc riêng như đang nghe điện thoại, đang mở 
 cặp hay ngăn kéo tìm tài liệu, đang nói chuyện với người thứ ba. 
 Khi bạn trả lời nên lần lượt nhìn qua những người khác trong hội động phỏng vấn. Cần cân 
 bằng sự chú ý của bạn với các thành viên khác, cố gắng để ai cũng cảm thấy mình quan trọng. 
 3. Đáp án đúng là: Mặc trang phục công sở để thể hiện sự chuyên nghiệp. 
 Vì: Mục đích mặc trang phục công sở là để tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp bất kể 
 vị trí công việc cao thấp như thế nào con đường sự nghiệp của bạn ra sao. 
 Kiểu dáng, màu sắc, độ dài và sự vừa vặn của trang phục nói lên khả năng làm việc của 
 bạn. Nếu bạn quan tâm đến sự nghiệp của mình thì bạn nên quan tâm hơn đến việc ăn mặc 
 như thế nào để trở nên chuyên nghiệp chứ không phải để trở nên xinh xắn hay hợp mốt. 
 4. Đáp án đúng là: Viết về năng lực và kinh nghiệm của bản thân một cách trung thực, chính 
 xác và ngắn gọn. 
 Vì: Viết CV trung thực chính xác vì nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra các thông tin 
 về bạn qua các kênh khác nhau. 
 5. Đáp án đúng là: thời gian phỏng vấn kéo dài hơn bình thường và nhà tuyển dụng chia sẻ 
 thông tin. 
 Vì: Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn: Nếu bạn không gây được ấn tượng với họ, họ sẽ 
 không bao giờ kéo dài thời gian phỏng vấn. 
 Nhà tuyển dụng dành nhiều thời gian để chia sẻ thông tin: Khi nhà tuyển dụng dành nhiều thời 
 gian để trả lời câu hỏi của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn giới thiệu hoạt động kinh 
 doanh của công ty, đồng nghiệp và công việc với bạn để thuyết phục bạn làm việc cho họ. 
PPH101_Bai7_v1.0018109225 18 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ky_nang_viet_cv_va_phong_van_xin_viec.pdf