Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ ĐUN

Mô đun kiểm tra, đánh giá HS THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS là Mô

đun bồi dưỡng GV phổ thông cốt cán trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập, rèn luyện của học HS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mô đun này được xây dựng theo cấu trúc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm nâng

cao hiểu biết cho học viên những kiến thức cơ bản về kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát

triển phẩm chất và năng lực, trên cơ sở đó, học viên sẽ được phát triển kỹ năng sử dụng các

công cụ đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực HS trong quá trình dạy học môn học.

2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau khi thực hiện xong mô đun, học viên có thể:

− Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh

giá phát triển phẩm chất, năng lực HS;

− Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù

hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của HS;

− Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS về

phẩm chất, năng lực;

− Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo các biểu hiện của năng lực để ghi nhận

sự tiến bộ của HS và đổi mới phương pháp dạy học môn học;

− Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS theo

hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

3. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN

Mô đun được cấu trúc bởi 5 nội dung với các hoạt động:

Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục

theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc và quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực HS

Hoạt động 3: Sử dụng, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo

dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong dạy học môn Toán.

Hoạt động 4: Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo

dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS cho một chủ đề/bài dạy.

Hoạt động 5: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS

phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Toán.

Hoat động 6: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học môn

Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Hoạt động 7: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh

giá HS phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Toán

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 1

Trang 1

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 2

Trang 2

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 3

Trang 3

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 4

Trang 4

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 5

Trang 5

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 6

Trang 6

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 7

Trang 7

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 8

Trang 8

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 9

Trang 9

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang xuanhieu 05/01/2022 3280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán

Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán
hất, năng lực HS 
5.2.1. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung 
 Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp đã xây dựng, có thể tiến hành bồi dưỡng tập 
trung các nội dung của mô đun 3 về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực HS cho GV đại trà tại các cơ sở giáo dục. Bồi dưỡng tập trung sẽ đi sâu vào nội dung 
có tính thực hành cao như xây dựng kế hoạch, thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong 
dạy học môn học. Việc bồi dưỡng tập trung sẽ hiệu quả hơn khi GV đã nghiên cứu để nắm bắt 
nền tảng lý luận cơ bản của mô đun. 
Để hình thức bồi dưỡng tập trung đạt kết quả tốt, cần lưu ý: 
– Khảo sát, đánh giá nhu cầu của GV để xác định mục đích và nội dung bồi dưỡng phù 
hợp, có tính trọng tâm; 
– Xây dựng và thực hiện những chủ đề bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tế và năng lực đội 
ngũ GV; 
– Sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tương tác với GV trong quá trình bồi 
dưỡng, chú trọng vào hình thành năng lực vận dụng vào thực tế cho đội ngũ; 
– Thiết kế các tiêu chí đánh giá và tự đánh giá kết quả bồi dưỡng; 
– Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng tập trung. 
5.2.2. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tập huấn qua mạng là việc sử dụng các thiết 
bị công nghệ thông tin, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng 
Internet) hỗ trợ các hoạt động tập huấn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ 
chức tập huấn, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá theo định 
hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. 
Để tiến hành bồi dưỡng qua mạng cho GV, cần đảm bảo các yếu tố: 
* Học liệu số (hay học liệu điện tử): Là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và 
học, bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm 
tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng 
điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác. 
* Hệ thống quản lý học tập qua mạng (LMS - Learning Management System): Là hệ thống 
phần mềm cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động tập huấn qua mạng từ lúc 
nhập học đến khi HS hoàn thành lớp học qua mạng; giúp đơn vị chủ trì tổ chức lớp tập huấn 
qua mạng theo dõi và quản lý quá trình học tập của HS; tạo ra môi trường dạy và học qua 
mạng; giúp người dạy tương tác được với HS trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp 
HS có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với 
GV và các HS khác để trao đổi bài. 
* Hệ thống quản lý nội dung học tập qua mạng (LCMS - Learning Content Management 
System) là hệ thống phần mềm quản lý kho nội dung học tập qua mạng, cho phép tổ chức lưu 
trữ và phân phát các nội dung học tập tới HS. Hệ thống quản lý nội dung học tập kết hợp với 
hệ thống quản lý học tập để truyền tải nội dung học tập tới HS và phần mềm công cụ soạn bài 
giảng để tạo ra các nội dung học tập. 
90 
* Đơn vị chủ trì tổ chức lớp tập huấn qua mạng: Là đơn vị được cấp có thẩm quyền giao 
chủ trì nhiệm vụ tổ chức lớp tập huấn. 
Trước khi tổ chức tập huấn qua mạng cho giảng viên, cần đảm bảo thực hiện tốt những nội 
dung sau: 
– Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng: Ngoài các yêu cầu của kế hoạch tổ chức 
tập huấn thông thường, kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng phải thể hiện rõ: Hình thức và 
thời gian tổ chức tập huấn qua mạng; hệ thống thông tin phục vụ tập huấn qua mạng; hướng 
dẫn cách thức HS tham gia các hoạt động của lớp tập huấn qua mạng. Đối với hoạt động kiểm 
tra thường xuyên và đánh giá cuối lớp tập huấn, cần chỉ rõ các yêu cầu và hình thức tổ chức là 
thực hiện qua mạng hay thực hiện tập trung. 
– Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, học liệu điện tử và đưa lên hệ thống quản lý học tập trực tuyến. 
– Tạo và mở lớp tập huấn trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến để HS có thể sử dụng; 
cập nhật danh sách HS, tài khoản HS của lớp tập huấn. 
– Gửi thông báo và hướng dẫn HS tham gia các hoạt động của lớp tập huấn qua mạng. 
Khi tổ chức các hoạt động tập huấn qua mạng cho GV đại trà, cần lưu ý: 
– GV đăng nhập hệ thống quản lý học tập và tự học qua mạng theo quy định và kế hoạch 
đã được duyệt. 
– Người dạy và cố vấn học tập triển khai các nội dung tập huấn theo kế hoạch; theo dõi, 
đánh giá, trợ giúp HS trong suốt quá trình thực hiện lớp tập huấn thông qua hệ thống quản lý 
học tập trực tuyến và các công cụ giao tiếp qua mạng khác (thư điện tử, họp trực tuyến, mạng 
xã hội và các kênh giao tiếp khác) đảm bảo HS nắm bắt được nội dung và theo kịp tiến độ các 
hoạt động của lớp tập huấn. 
– Cán bộ kỹ thuật quản trị hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng trực và vận hành, 
điều khiển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo các điều kiện kỹ thuật phục vụ 
hoạt động của lớp tập huấn theo như kế hoạch. 
- Kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức trắc nghiệm hoặc bài luận phù hợp với nội dung 
và mục tiêu tập huấn. 
5.2.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn 
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tại các cơ sở giáo dục bao gồm sinh hoạt chuyên môn 
thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề. Hiệu trưởng cần nắm vững mục đích, nội 
dung, qui trình thực hiện sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để chỉ đạo thực hiện tổ trưởng chuyên 
môn và GV thực hiện việc bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Có thể hỗ trợ đồng nghiệp 
thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong sinh hoạt 
chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề như sau: 
a) Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên 
Được tổ chức định ít nhất 2 lần/tháng theo Điều lệ/quy chế nhà trường, tập trung vào các 
nội dung: 
– Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên môn 
định. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do chính GV, cán bộ quản lí 
giáo dục đề xuất, thống nhất và thực hiện. 
– Thảo luận các quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực HS; 
– Trao đổi những kinh nghiệm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ trong dạy học môn 
học và hoạt động giáo dục; 
91 
– Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, thiết kế các 
công cụ kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; 
– Đề xuất các phương hướng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực HS, sử dụng kết qủa đánh giá để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới phương 
pháp dạy học môn Toán 
b) Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề 
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề được tổ chức theo kế hoạch của tháng, học 
hoặc cả năm, bao gồm các nội dung: 
– Đặc trưng của kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; 
– Hình thức, phương pháp đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; 
– Lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn học; 
– Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
HS; 
– Xử lý và phản hồi kết quả đánh giá; 
– Sử dụng kết quả đánh giá. 
 Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có hiệu quả thì cần phải thiết 
kế được các hoạt động một cách khoa học. Do đó, cần chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn thiết kế các buổi 
sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề gồm các bước sau: 
Bước 1: Công tác chuẩn bị 
– Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân công rõ 
ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn: 
+ Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động. 
+ Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động? 
+ Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao 
lâu? trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào? 
– Bản thân tổ trưởng/nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực 
các thành viên trong tổ/nhóm. Để làm được việc này đòi hỏi mỗi GV và tổ trưởng chuyên môn 
phải có kĩ năng làm việc nhóm. 
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề 
– Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn. 
– Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: 
Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo 
luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc. 
– Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung. 
– Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi các ý kiến 
phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; 
lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu. 
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề 
– Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề phải đưa ra được các kết luận cần thiết, 
phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy. 
– Đối với các trường qui mô nhỏ, GV mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt 
chuyên môn theo chủ đề với qui mô cụm trường để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực 
chuyên môn theo yêu cầu. 
92 
Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện theo các hình thức khác nhau như: sinh 
hoạt theo môn học, theo nhóm môn học, sinh hoạt trong nhà trường; sinh hoạt theo cụm trường; 
sinh hoạt trên "Trường học kết nối". Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong 
các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà trường trên phạm 
vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS 
có thể thực hiện trên "Trường học kết nối" tại địa chỉ website:  
5.2.4. Một số lưu ý khi hỗ trợ đồng nghiệp 
– Đánh giá đúng thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV trong nhà trường, xác 
định được những đồng nghiệp có khả năng hướng dẫn, trợ giúp các đồng nghiệp khác trong 
đơn vị; 
– Xác định những nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định 
hướng phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với nhu cầu và năng lực của GV, trên cơ sở đó 
lựa chọn những hình thức và phương pháp hướng dẫn đồng nghiệp phù hợp; 
– Xác định những nguồn lực cho công tác hướng dẫn đồng nghiệp từ các chương trình mục 
tiêu, kinh phí bồi dưỡng hàng năm; 
– Xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong quản lý công tác hướng dẫn đồng nghiệp 
và tự bồi dưỡng của GV. 
93 
BÀI TẬP CUỐI KHÓA HỌC 
 Mỗi học viên cần hoàn thiện và nộp lên hệ thống 2 sản phẩm học tập sau: 
SP1: 01 kế hoạch và các công cụ đánh giá cho một chủ đề/bài học trong môn Toán 
trong chương trình GDPT 2018 theo hướng phát triển năng lực học sinh; 
SP2: 01 kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp. 
 Mỗi sản phẩm để trong 1 file và tải lên hệ thống theo tài khoản cá nhân của mình. 
SP1 nộp phần C và SP2 nộp ở nội dung 5 trong phần B. 
 Học viên có thể tham khảo tiêu chí đánh giá ở phần C và tải from mẫu trong file 
đính kèm (file form mẫu SP1 ở mục 3.2.3 trang 72 trong Tài liệu đọc, SP2 ở nội 
dung 5 mục 5.1 trang 86 trong tài liệu đọc). 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ARC (2014), “The difference between assessment and evaluation”, Academic Resource 
2. Center, Duke University, Durham, NC 27708, American. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH v/v Hướng dẫn biên sọan 
đề kiểm tra, 2010. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH v/v Hướng dẫn sinh hoạt 
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các 
họat động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng,2014 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, Ban hành quy chế xếp loại 
HS THPT, HS THPT, 2011. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Ban hành quy chế đánh giá 
HS tiểu học. 
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm 
tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS các môn học, Hà Nội. 
8. Chương trình phổ thông môn Toán 2018, Bộ Giáo dục. 
9. Chương trình phổ thông tổng thể 2018, Bộ Giáo dục. 
10. Đánh giá trình độ toán hiểu sâu khái niệm và thành thạo kĩ năng cơ bản trong giải 
quyết vấn đề, Trần Vui. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2018. 
11. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Sái Công Hồng, (2013), Các kĩ thuật đánh 
giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam, 
Hà Nội. 
12. Đỗ Đức Thái (chủ biên), Đỗ Tiến Đạt, Lê Tuấn Anh, Đỗ Đức Bình, Phạm Xuân Chung, 
Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Phương Thúy, Dạy học phát triển năng lực môn Toán 
Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2018. 
13. Đỗ Đức Thái (chủ biên), Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Phạm Xuân Chung, Nguyễn 
Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Hướng dẫn dạy học môn Toán THPT theo chương trình giáo dục phổ 
thông mới, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2019. 
14. Herried, C.F (1994), Case studies In Science: A novel Method for science Education, 
Journal of college science teaching, p.221-229. 
15. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/Pages/default.aspx? 
ItemID=6273 
94 
16. Luật giáo dục, 2019. 
17. McMillan J. H. (2000), Đánh giá trong lớp học – những nguyên tắc và thực tiễn để 
giảng dạy hiệu quả (Xuất bản lần thứ hai), Allyn & Bacon, USA. 
18. Merry, Robert W (1954), “Preparation to teach a case”, In The Case Method at the 
Harvard Business School. (ed.) McNair, M.P with A.C. Hersum. New York: McGraw-Hill. 
19. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2019), Giáo trình Kiểm tra đánh giá 
trong giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội. 
20. Nguyễn Lộc (chủ biên), (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng 
lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội. 
21. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 
2017. 
22. Nguyễn Văn Cường, B. Meier,(2015), Lý luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản ĐHSP, 
Hà Nội 2015. 
23. Phạm Đức Tài, Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong đánh giá năng lực giải quyết 
vấn đề toán học của HS lớp 9. Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục 
Việt Nam, 2019. 
24. Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị 
Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng,(2017), Giáo trình Giáo dục học, Nhà xuất 
bản ĐHSP. 
25. Popham W. J. (1998), Classroom assessment: what teachers need to know (2nd 
edition), NXB Allyn & Bacon, USA. 
26. Thiết kế tổ chức dạy học tích hợp môn Toán ở trường phổ thông. Phạm Đức Quang – 
Lê Anh Vinh (Đồng chủ biên), Trần Thúy Ngà, Nguyễn Thế Sơn. 
27. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, NXB ĐHSP Hà Nội. 
28. Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên, Sách giáo 
khoa Hình học 10, NXBGDVN 
29. Vũ Quốc Chung (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Trần Ngọc 
Lan, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Hùng Quang, Nguyễn Thị Kim Thoa (2017), Phương pháp 
dạy học Toán ở Tiểu học, NXB ĐHSP, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_boi_duong_giao_vien_pho_thong_cot_can_mo.pdf