Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2)

MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG

Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm được:

- Vai trò của việc đảm bảo an toàn và phòng tránh các rủi ro trong thương mại

điện tử

- Các dạng rủi ro trong thương mại điện tử

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh thương mại điện tử

- Nắm được mốt số biện pháp cơ bản để đảm bảo an ninh thương mại điện tử

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

4.1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH RỦI RO TRONG TMĐT

4.1.1. Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử

Ngày nay, vấn đề an ninh cho thương mại điện tử đã không còn là vấn đề mới mẻ.

Các bằng chứng thu thập được từ hàng loạt các cuộc điều tra cho thấy những vụ tấn công

qua mạng hoặc tội phạm mạng trong thế giới thương mại điện tử đang gia tăng nhanh

từng ngày. Theo báo cáo của Viện An ninh Máy tính (CSI) và FBI (Mỹ) về thực trạng

các vụ tấn công vào hoạt động thương mại điện tử năm 2002 cho biết:

- Các tổ chức tiếp tục phải chịu những cuộc tấn công qua mạng từ cả bên trong lẫn

bên ngoài tổ chức. Trong những tổ chức được điều tra, khoảng 90% cho rằng họ đã thấy

có sự xâm phạm an ninh trong vòng 12 tháng gần nhất.

- Các hình thức tấn công qua mạng mà các tổ chức phải chịu rất khác nhau: 85%

bị virus tấn công, 78% bị sử dụng trái phép mạng internet, 40% là nạn nhân của tấn công

từ chối dịch vụ (DoS).

- Thiệt hại về tài chính qua các vụ tấn công qua mạng là rất lớn: 80% các tổ chức

được điều tra trả lời rằng họ đã phải chịu thiệt hại về tài chính do hàng loạt các kiểu tấn

công khác nhau qua mạng. Tổng thiệt hại của những tổ chức này khoảng 455 triệu đôla

Mỹ.

- Cần phải sử dụng nhiều biện pháp đồng thời để nâng cao khả năng phòng chống

các vụ tấn công qua mạng. Hầu hết các tổ chức được điều tra đều trả lời rằng họ đã sử

dụng các thiết bị bảo vệ an ninh, tường lửa, quản lý việc truy cập hệ thống. Tuy nhiên,

không có tổ chức nào tin rằng hệ thống thương mại điện tử của mình tuyệt đối an toàn.

Tại Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam

(VnCERT- Vietnam Computer Emergency Response Teams) vào tháng 12/2005 theo

quyết định số 13/2006/QĐ-BBCVT. Trung tâm VNCERT sẽ là đầu mối trao đổi thông tin

với các trung tâm an toàn mạng quốc tế của Việt Nam và hợp tác với các tổ chức CERT

trên thế giới. Theo ông Đỗ Duy Trác, phụ trách CERT, thì trong những năm gần đây, tội163

phạm tin học gia tăng cả về phạm vi và mức độ chuyên nghiệp. Ban đầu là lấy cắp mật

khẩu thể tín dụng để mua sách và phần mềm qua mạng, tiếp đến là làm thẻ tín dụng giả

để lấy cắp tiền từ máy ATM, thiết lập các mạng máy tính giả để gửi thư rác, thư quảng

cáo, hay tấn công từ chối dịch vụ, thậm chí ngang nhiên hơn nữa là đe dọa tấn công, tống

tiền hay bảo kê các website thương mại điện tử

4.1.2. Rủi ro trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử còn non trẻ nhưng có tốc độ phát

triển nhanh chóng, theo báo cáo mới nhất thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam gấp đôi

Nhật bản (37% so với 15%). Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có con số thống kê

chính thức về tình hình an toàn thông tin trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các đơn vị

kinh doanh dựa trên thương mại điện tử cũng không cung cấp thông tin chính thức về mất

mát dữ liệu nếu có. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa kinh doanh thương mại điện tử ở

Việt Nam an toàn. Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực an toàn thông tin, Công ty cổ

phần An ninh mạng Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ từ các tổ chức kinh

doanh thương mại điện tử. Yêu cầu hỗ trợ phổ biến nhất là hạn chế tấn công DOS/DDOS,

loại hình tấn công này không làm mất dữ liệu người dùng nhưng khiến cho công việc

kinh doanh bị thiệt hại do ngưng trệ hệ thống và không thể phục vụ khách hàng. Các

công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến 24/7 thường gặp tấn công này như: bán vé trực

tuyến, đặt chỗ khách sạn, Các tìm hiểu chuyên sâu hơn cho thấy nhiều rủi ro nghiêm

trọng về thương mại điện tử tồn tại từ lâu và rất có thể đã bị kẻ xấu lợi dụng.

Ngay trong năm 2016, ví dụ nổi bật về sự nguy hiểm của tấn công mạng đó là vụ

việc mạng lưới của Cảng Hàng Không và Vietnam Airlines bị tấn công. Kẻ tấn công đã

thực hiện nhiều cách thức khai thác lỗ hổng, cài mã độc vào trong hệ thống thông tin từ

rất lâu trước khi bùng nổ (theo số liệu chính thức là từ năm 2014) thay đổi giao diện, lấy

cắp dữ liệu khách hàng. Mặc dù sự cố này không liên hệ trực tiếp tới lĩnh vực thương mại

điện tử nhưng cũng cho thấy sự nguy hiểm của tấn công mạng khi kẻ xấu đã âm thầm lợi

dụng các lỗ hổng bảo mật để trục lợi mà doanh nghiệp không hề hay biết. Sự cố khác gần

gũi hơn là đầu tháng 11 năm 2016, một hệ thống con của VietnamWorks.com đã bị tấn

công dẫn tới thông tin hàng nghìn tài khoản bị lộ. Nhiều tài khoản ở đây được người

dùng sử dụng chung với các dịch vụ khác, dẫn đến một số ngân hàng đã phải gửi cảnh

báo đến toàn bộ khách hàng về việc đổi mật khẩu tài khoản.

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 1

Trang 1

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 2

Trang 2

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 3

Trang 3

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 4

Trang 4

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 5

Trang 5

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 6

Trang 6

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 7

Trang 7

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 8

Trang 8

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 9

Trang 9

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 92 trang xuanhieu 8340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2)

Tài liệu học tập Thương mại điện tử (Phần 2)
 được ban hành từ năm 2005 trở về trước, những văn bản ra 
đời trong 2 năm gần đây đã tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện cho giao dịch 
điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam, đặc biệt là 4 Chỉ thị 
hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và 3 Chỉ thị hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin. Nếu 
trước năm 2005, phần lớn văn bản được ban hành chỉ liên quan đến những vấn đề kỹ 
thuật công nghệ thông tin, thì các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử đã mở 
rộng diện điều chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, 
hành chính nhà nước, v.v... Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho 
việc triển khai các quy trình thương mại điện tử hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong 
thời gian tới. 
 Ngoài tác động trực tiếp đưa đến sự ra đời các văn bản hướng dẫn cho những vấn 
đề cụ thể trong triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, tác động sâu xa hơn của Luật Giao 
dịch điện tử là đã đưa khái niệm “thông điệp dữ liệu” và “chứng từ điện tử” vào những bộ 
luật cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành. Bộ luật Dân sự sửa đổi và Luật Thương 
mại sửa đổi, được biên soạn song song với Luật Giao dịch điện tử, đều bổ sung quy định 
thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự và thương 
mại. 
6.4.3. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử 
Nghị định về Thương mại điện tử là Nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện 
tử, được ban hành vào ngày 9/6/2006. Với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp 
lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, 
chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng, Nghị định này đã 
tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện 
tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp 
lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. 
 Trong năm 2007 các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành soạn thảo hai thông tư 
hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử. Đó là Thông tư của Bộ Công Thương về giao 
kết hợp đồng trên website thương mại điện tử và Thông tư liên tịch Bộ Công Thương – 
Bộ Y tế hướng dẫn việc bán thuốc qua các phương tiện điện tử. Đến cuối năm 2007, hai 
thông tư này đã cơ bản hoàn thành về mặt nội dung và được đưa ra xin ý kiến rộng rãi 
của doanh nghiệp trước khi chính thức ban hành. 
 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử về giao 
kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được xây dựng trong bối cảnh số lượng 
website thương mại điện tử đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống 
249 
pháp luật hiện vẫn chưa điều chỉnh về quy tắc giao dịch cũng như mô hình hoạt động của 
các website thương mại điện tử. Mọi giao dịch được tiến hành một cách tự phát và không 
có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Vì vậy, Thông tư được xây 
dựng nhằm thiết lập những nguyên tắc và chuẩn mực chung cho các website thương mại 
điện tử, nâng cao tính minh bạch của môi trường giao dịch, đồng thời giúp bảo vệ và cân 
bằng lợi ích của các bên tham gia. 
 Nội dung chính của Thông tư gồm những quy định về quy trình giao kết hợp đồng 
trên website thương mại điện tử, thời điểm giao kết và giá trị pháp lý của hợp đồng giao 
kết bằng chức năng đặt hàng trực tuyến; nguyên tắc chung và những quy định cụ thể về 
cung cấp thông tin liên quan đến các điều khoản hợp đồng. Thông tư cũng quy định chi 
tiết các cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng trên website thương mại điện tử như cơ chế 
rà soát và xác nhận điều khoản hợp đồng, thủ tục chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh 
chấp và nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên website thương mại điện 
tử. 
 Văn bản thứ hai hướng dẫn Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử 
được xây dựng trong năm 2007 là Thông tư liên tịch Bộ Công Thương – Bộ Y tế hướng 
dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện điện tử. Thuốc là mặt hàng thích hợp cho 
mua bán trực tuyến vì có giá trị cao, khối lượng nhỏ. Việc bán thuốc và công khai giá 
thuốc trên mạng Internet sẽ giúp người dân cũng như doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các 
nguồn thuốc khác nhau, góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Mặt khác, thuốc chữa 
bệnh là mặt hàng kinh doanh đặc biệt, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng 
con người nên cũng cần có những quy định riêng, tránh việc lợi dụng bán thuốc qua 
mạng để có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Cho tới nay đã có một số doanh nghiệp 
đầu tư thiết lập website bán thuốc qua mạng. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý để điều 
chỉnh hoạt động bán thuốc qua mạng nên những doanh nghiệp này mặc dù đã thiết lập 
website vẫn chưa thể tiến hành kinh doanh trong thực tế. 
 Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 
một số điều của Luật Dược cũng đã đề cập đến việc bán thuốc qua mạng. Khoản 4c Điều 
43 của Nghị định quy định rõ: “Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ 
quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và triển khai thực hiện các 
quy định pháp luật về thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh thuốc”. 
6.4.4. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về 
chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư 
số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy 
định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của 
các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn. 
250 
Giá trị pháp lý của chữ ký số 
 Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử cho phép xác nhận sự chấp thuận của người ký 
đối với nội dung thông điệp, đồng thời chứng thực sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu từ 
thời điểm được ký. 
 Điều 8 Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số đã chính thức 
thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử: “Trong trường hợp 
pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu 
được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số”. 
 Với chủ trương của Ban soạn thảo xây dựng Nghị định thật chi tiết để có thể đưa 
vào triển khai ngay trong thực tế mà không cần các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị 
định này đi sâu vào những vấn đề mang tính kỹ thuật về quản lý và cung cấp dịch vụ 
chứng thực chữ ký số. Các quy định được chi tiết hóa trong 72 điều, chia thành 11 
chương: 
 - Chương 1: Những quy định chung: quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp 
dụng, các chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số, trách nhiệm quản lý nhà 
nước và những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực 
chữ ký số. 
 - Chương 2: Chữ ký số và chứng thư số: quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số; 
nội dung của chứng thư số; một số vấn đề liên quan đến chữ ký số và chứng thư số của 
cơ quan, tổ chức; giá trị pháp lý của chữ ký số và chứng thư số nước ngoài. 
 - Chương 3: Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký 
số công cộng: quy định về điều kiện, quy trình thủ tục cấp phép, gia hạn và thu hồi giấy 
phép của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. 
 - Chương 4: Hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực 
chữ ký số công cộng: quy định việc cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng 
thư số; tạo cặp khóa và các dịch vụ có liên quan của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực 
chữ ký số công cộng. 
 - Chương 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ 
chứng thực chữ ký số công cộng: quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch 
vụ chứng thực chữ ký số công cộng cũng như quyền và nghĩa vụ của thuê bao. 
 - Chương 6: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng: quy 
định điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch 
vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều 
kiện hoạt động cho những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng 
muốn đảm bảo giá trị pháp lý của chữ ký số cho các thuê bao của mình như đối với chữ 
ký số của thuê bao của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. 
 - Chương 7: Công nhận chữ ký số, chứng thư số và hoạt động cung cấp dịch vụ 
của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài: quy định về điều kiện, 
thủ tục công nhận chữ ký số, chứng thư số nước ngoài và hoạt động cung cấp dịch vụ của 
tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài. 
 - Chương 8: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia: quy định 
về điều kiện hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ 
ký số quốc gia. 
251 
 - Chương 9-11: quy định việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và bồi thường thiệt 
hại; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành. 
6.4.5. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 
Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi 
tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm 
đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch 
điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động 
nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn 
thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến 
trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. 
 Nghị định gồm 25 điều chia thành 5 chương và điều chỉnh hai nội dung chính sau: 
 - Chứng từ điện tử (Chương 2): quy định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử; việc 
ký, mã hóa, chuyển đổi, hủy, tiêu hủy, niêm phong, tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ điện 
tử; việc sử dụng hệ thống thông tin tự động để gửi, nhận, và xử lý chứng từ điện tử. 
 - Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (Chương 3): quy định về trách 
nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài 
chính; tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng; dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt 
động tài chính; bảo đảm môi trường thực hiện giao dịch điện tử trong ngành tài chính và 
giữa tổ chức, cá nhân với ngành tài chính; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong 
hoạt động tài chính. 
Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán 
trong quá trình dự thảo 
 Ngày 20/12/2007, dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường 
chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán nhà nước chủ trì soạn thảo đã được đưa ra lấy ý 
kiến lần đầu. Đối tượng tham gia đóng góp ý kiến là các công ty chứng khoán và các 
thành viên thị trường chứng khoán. 
 Thông tư này quy định về “nguyên tắc, thủ tục tổ chức giao dịch điện tử trong hoạt 
động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử liên quan 
đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, lưu ký chứng khoán, niêm yết 
chứng khoán, hoạt động quản lý công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, hoạt 
động công bố thông tin và các hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo 
quy định tại Luật Chứng khoán.” 
 Nội dung chính của dự thảo thông tư xoay quanh các yêu cầu về dịch vụ và kỹ 
thuật đối với công ty chứng khoán khi tổ chức giao dịch chứng khoán trực tuyến, đồng 
thời quy định chi tiết thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. 
 Tuy nhiên, còn một số vấn đề khá then chốt đối với giao dịch điện tử trong hoạt 
động chứng khoán như bảo mật thông tin, biện pháp xác thực người giao dịch, v.v... chưa 
được đề cập đến trong dự thảo thông tư. Theo ý kiến của đại diện các công ty chứng 
252 
khoán, dự thảo cần có thêm quy định chi tiết về tiêu chuẩn giao dịch trực tuyến, tiêu 
chuẩn mã hoá, tiêu chuẩn kết nối của các tổ chức cung cấp dịch vụ để đảm bảo hoạt động 
thông suốt của thị trường giao dịch chứng khoán trực tuyến trong tương lai. 
6.4.6. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng 
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin sớm nhất ở 
Việt Nam. Giao dịch điện tử đã được triển khai trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng từ 
cuối những năm 1990. Quyết định 196/TTg ngày 1/4/1997 và Quyết định 44/2002/TTg 
ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký 
điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng có thể coi là những văn bản 
pháp lý đầu tiên liên quan đến giao dịch điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ với sự ra 
đời của Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho 
lĩnh vực này mới cơ bản được hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai 
giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, hỗ 
trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán cho thương mại điện tử tại Việt Nam. 
 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động 
ngân hàng là Nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn 
Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch 
điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi 
trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ 
thống ngân hàng. 
 Nghị định gồm 5 chương, 29 điều, với hai nội dung điều chỉnh chính như sau: 
 - Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 2): xác định phạm vi các 
giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; quy định về điều kiện giao dịch điện tử; quy 
định các loại chữ ký điện tử sử dụng trong hoạt động ngân hàng và tổ chức cung cấp dịch 
vụ chứng thực chữ ký điện tử. 
 - Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 3): hướng dẫn bổ sung, 
làm rõ những quy định về nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ, định dạng của chứng từ điện 
tử; nguyên tắc lập, kiểm soát, xử lý, sử dụng, chuyển đổi, lưu trữ, bảo quản chứng từ điện 
tử trong giao dịch điện tử ngân hàng; việc ký và giá trị của chữ ký điện tử trên chứng từ 
điện tử. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 
1. Doanh nghiệp cần quan tâm tìm hiểu khung pháp lý nào khi tham gia vào thị 
trường thương mại điện tử trên thế giới (thị trường B2B)? 
2. Đối với cá nhân kinh doanh TMĐT C2C cần am hiểu điều luật gì? 
253 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Hòe, Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 
2015 
2. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan, Thương mại điện tử căn bản, Nhà xuất 
bản Bách Khoa, 2013 
4. Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử 
5. Nguyễn Hoàng Việt, Marketing thương mại điện tử, - NXB Thống kê, 2011. 
6. Nguyễn Văn Thanh, Thanh toán trong thương mại điện tử, NXB Thống kê, 2011. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoc_tap_thuong_mai_dien_tu_phan_2.pdf