Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường

1. Giới thiệu chung

Hiện nay, các phương tiện truyền thông Việt Nam ngày càng có sức ảnh hưởng lớn hơn. Tuy nhiên, họ

cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về kỹ năng nghiệp vụ. Mặc dù có một số lượng lớn các

nhà báo và hơn 800 phương tiện truyền thông, nhưng chỉ có một số ít các nhà báo có điều kiện tiếp cận

và thực hành các kỹ năng viết bài sâu và phóng sự hiện đại. Trình độ chuyên môn và năng lực tiếp cận

thông tin dẫn đến chất lượng các tác phẩm báo chí thấp, và thiếu những bài viết sâu về các lĩnh vực khó

như môi trường và phát triển.

Các nghiên cứu gần đây về hiện trạng phản ánh thông tin môi trường trên các phương tiện truyền thông

của Việt Nam do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc

tế (CIFOR) đã chỉ ra rằng bên cạnh mức độ xuất hiện hạn chế, chất lượng của các bài báo về môi trường nói

chung còn thấp, đặc biệt trong việc đưa tin tức khoa học và thể hiện quan điểm. Các nguyên nhân chính

dẫn đến tình trạng này là thông tin không được cập nhật thường xuyên, thiếu sự hiểu biết, và yếu về kỹ

năng trong việc chọn lọc, phân tích và trình bày thông tin một cách hấp dẫn, thuyết phục.

Với mục tiêu cung cấp thông tin cho các biên tập viên cao cấp tại Việt Nam, nâng cao năng lực nhà báo, và

khuyến khích các bài viết có chất lượng về hệ sinh thái vùng bờ biển, rừng, và REDD+, IUCN, CIFOR, và Tổ

chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện báo chí vào tháng 3/2012.

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 1

Trang 1

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 2

Trang 2

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 3

Trang 3

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 4

Trang 4

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 5

Trang 5

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 6

Trang 6

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 7

Trang 7

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 8

Trang 8

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 9

Trang 9

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 40 trang xuanhieu 9180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường

Tài liệu Hành trình nâng cao nghiệp vụ - Báo chí môi trường
o luật ban hành từ trước”, Jake Brunner, điều phối 
viên chương trình của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) tại Việt Nam cho biết.
Các đầm phá nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc rừng ngập mặn dần dần biến 
mất. Phân tích hình ảnh năm 2011 châu thổ Mekong ở phía nam Việt Nam - một khu vực điển hình của 
rừng ngập mặn - cho thấy, từ 1973 - 2008, hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn đã biến thành các trang 
trại nuôi tôm, và khiến cho vấn đề xói mòn trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các cộng đồng cư dân và 
chính quyền địa phương rất ít chú ý tới các tác dụng phòng hộ của rừng ngập mặn cho tới khi xảy ra một 
thảm họa kinh khủng nào đó - ví dụ như sóng thần Ấn Độ Dwong từng cướp đi sinh mạng của khoảng 
180.000 người ở tỉnh Aceh, phía tây Indonesia.
“Ở Aceh, sau thảm họa sóng thần, hậu quả sẽ không như vậy nếu chúng ta vẫn còn rừng ngập mặn”, 
Daniel Murdiyarso, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế ở Indonesia, cũng là 
chuyên gia nghiên cứu tác dụng lưu giữ cacbon của rừng ngập mặn, cho biết.
Quản lý thảm họa và giảm bớt rủi ro giờ đây đã là tâm điểm của chính phủ Indonesia, nhưng tại hầu hết 
quốc gia, chính phủ và cộng đồng cư dân chưa ý thức hết tác động của biến đổi khí hậu và không thúc đẩy 
hành động hợp lý. Khi bão gió tấn công Việt Nam, các khu rừng ngập mặn từng giúp cứu nhiều sinh mạng.
“Đó là khi người ta nhận thấy rằng, ở đâu có rừng ngập mặn, ở đó con người sống sót”, Ông Brunner nói. 
“Thái Lan và Indonesia đã trải qua thảm họa - sóng thần - và đó là một thông điệp rất rõ ràng. Ở Việt Nam, 
thiên tai xảy ra thường xuyên nhưng cường độ thấp hơn, nên không gây hậu quả tác động tương tự, và vì 
thế bạn còn chứng kiến các khu rừng ngập mặn biến mất”.
Các sáng kiến như Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF), ra đời sau thảm họa sóng thần 2004 do IUCN và 
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc chủ trì, đã hỗ trợ cho các cộng đồng như ở Lăng Cô bảo vệ rừng 
Hành trình Nâng cao Nghiệp vụ Báo chí Môi trường 29
ngập mặn của họ. Kể từ năm 2008, MFF đã thực hiện khoảng 90 dự án ở tám quốc gia thành viên ở khắp 
vùng nam và đông nam châu Á. Dự án trị giá 29.000 USD ở Lăng Công - với 23.000 USD từ MFF và 6.000 
USD từ các tổ chức, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng (CCRD) và cộng đồng địa phương 
đang tập trung vào việc hỗ trợ tái sinh tự nhiên cho rừng ngập mặn hiện có - một biện pháp tiết kiệm chi 
phí hơn nhưng hiệu quả hơn là trồng mới. Theo CCRD, Lăng Cô có khoảng 100ha rừng ngập mặn vào hai 
thập niên trước, nhưng ngay nay chỉ còn lại 5h rừng ngập mặn kém chất lượng.
Dưới sự hỗ trợ của MFF, hiệp hội nghề cá Lăng Cô có nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc rừng ngập mặn. Các ngư 
dân địa phương sẽ được đào tạo để quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn cũng như tài nguyên thủy sản.
Nín thở trước dải rừng ngập mặn cuối cùng ở Lăng Cô (Thanh Tùng - báo Thanh tra 
Chính phủ)
(Thanh tra)- Có lẽ, nhờ sự tương phản từ mái tóc bạch kim 
của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Trưởng Ban Điều hành Quốc 
gia Sáng kiến “Rừng ngập mặn cho tương lai” (MFF) Việt 
Nam mà vạt rừng ngập mặn (RNM) tái sinh góc đầm Lập 
An (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế) như xanh thêm 
dưới bầu trời đầy nắng nóng. 
Trái tim bị ám sát
RNM ở đầm Lập An giảm từ 100ha xuống còn 10ha trong 
vòng chưa đầy 20 năm là lý do để ông Nguyễn Chu Hồi 
- nhà khoa học có uy tín lớn về biển đảo và hệ sinh thái 
vùng bờ (HSTVB) có mặt tại đây. 
Sự hiện diện của người đứng đầu tổ chức MFF Việt Nam ở 
đầm Lập An có thể là cứu cánh cho những vạt RNM cuối 
cùng và ngược lại, cũng có thể là phán quyết chấm dứt 
quá trình tồn tại của các loài đước, vẹt, mắm, bần... bên 
bờ vịnh biển Lăng Cô.
MFF là các chữ cái đầu của cụm từ Mangroves fo the Future (RNM cho tương lai) do cựu Tổng thống Mỹ 
Bill Clinton khởi xướng năm 2006 tại Phuket (Thái Lan) sau hàng loạt thảm họa thiên tai (đặc biệt là sóng 
thần năm 2004 ở Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ). MFF có sứ mệnh hướng tới một tương lai tốt 
đẹp, thịnh vượng, an toàn hơn cho cộng đồng ven biển - khi HSTVB được bảo tồn, quản lý hiệu quả
“HSTVB là trái tim của vùng bờ. Khi trái tim bị ám 
sát thì không còn gì nữa cả”. Đây là ý kiến của ông 
Chu Hồi mà tôi kịp ghi lại trước khi từ Đà Nẵng 
vượt đèo Hải Vân ra đầm Lập An chứng kiến “trái 
tim HSTVB” đang thoi thóp
Sự thoi thóp HSTVB của đầm Lập An được khẳng 
định rõ nét hơn qua lời của ông Trương Văn Tuyển, 
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển 
cộng đồng (Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên - Huế). 
Tấm bản đồ quy hoạch Khu Kinh tế Chân Mây - 
Lăng Cô được căng ngay trước cửa phòng họp 
UBND thị trấn Lăng Cô và ngón trỏ của ông Tuyển 
dí mạnh vào nơi RNM vừa hồi sinh. RNM rải rác 
quanh đầm Lập An gom lại có tổng diện tích 10ha, 
nhưng tương lai sẽ không còn vì phải phá đi để 
nhà đầu tư xây dựng sân golf. 
Sự tương phản thú vị từ mái tóc bạch kim của PGS.TS 
Nguyễn Chu Hồi với màu xanh của rừng ngập mặn ở 
đầm Lập An.
Ảnh: D.Th.Tùng
Vị trí của những vạt RNM cuối cùng ở đầm Lập An trên bản đồ. 
Ảnh: D.Th.Tùng
Hành trình Nâng cao Nghiệp vụ Báo chí Môi trường30
Tại thời điểm này, ông Tuyển cùng cộng sự đang nỗ lực đề xuất lồng ghép các chương trình sinh kế của 
cộng đồng thuỷ sản khoảng 500 - 600 người để giữ RNM, nhưng không hy vọng nhiều vào kết quả cuối 
cùng. Nguyên nhân khiến những người tha thiết với RNM như ông Tuyển không tin tưởng vào tương lai 
của 10ha RNM là tính pháp lý mong manh của nó. Theo lời ông: “Nếu quy hoạch sân golf được phê duyệt 
thì 10ha RNM sẽ bị nhà đầu tư coi là bụi cây hay rừng hoang hóa để phá đi”.
Dân và lãnh đạo địa phương đều mơ hồ 
Có 2 tuyến đường rải nhựa bao quanh đầm Lập An. Sinh kế của dân địa phương phơi ra trên mặt đầm và 
2 tuyến đường này. Đó là những chiếc thuyền nhỏ, chài lưới và rất nhiều lốp ô tô cũ làm chỗ bám cho loài 
giáp xác như hàu, vẹm
Trong rất nhiều người dân cặm cụi mưu sinh bên đầm buổi sáng hôm ấy, người đàn ông tên là Nguyễn 
Văn Tây rất ít khi ngẩng đầu lên. Thuỷ sản trên đầm ngày một ít đi nên ông Tây phải chọn công việc vốn chỉ 
dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ - cạy hàu bám vào vỏ yếm những chiếc lốp xe. “Việc này tốn nhiều thời gian 
và tiền cũng rất ít, nhưng không làm thì không có ăn”, ông Tây nói. 
Theo lời ông, 5 năm trước, đầm Lập An có nhiều sò huyết. Sò huyết giờ không còn nữa vì đã hết RNM. “Nếu 
Nhà nước cho tui chọn, tui chọn rừng chứ không chọn sân golf vì 3 đời nhà tui có biết sân golf là cái chi 
mô”. Khi nói câu này, ông Tây chợt ngẩng lên, nhìn khách và nhìn mông lung trên mặt đầm. 
Sân golf đe dọa xóa sổ 10ha RNM cuối cùng ở đầm Lập An, còn dân Lăng Cô thì không biết gì về nó. Cách 
đây chưa lâu người dân được nhà đầu tư mời “hội thảo tập huấn”, giúp hiểu biết về sân golf nhưng ngoài 
việc hy vọng con em được thu nhận vào phục vụ, họ không biết thêm gì khác. 
Dân không biết và Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô Trần Văn Giảng cũng mơ hồ về sân golf. Ông Giảng nói 
rằng: “Họ (nhà đầu tư) xây nhà cao tầng, thấp tầng hoặc làm sân golf như thế nào thì chưa rõ lắm! Đất 
giao cho dự án từ năm 2007 là đất nông nghiệp, đền bù chưa hết, còn treo đó. Dân bây giờ không có 
đất sản xuất”.
Ông Giảng cũng chỉ biết, chủ đầu tư dự án là một doanh nghiệp có tên gọi Gia Minh Conic. Trụ sở “đóng 
ở mô thì cũng không rõ”.
Dân không biết, lãnh đạo địa phương sở tại mơ hồ Tuy nhiên, trên website của mình, Gia Minh Conic đã 
quảng cáo rất hoành tráng: “Trên diện tích 145ha bán đảo đầm Lập An sẽ hình thành khu sân golf 18 lỗ 
kết hợp những biệt thự sang trọng vươn ra mặt đầm và những dãy núi hùng vĩ”.
Góc đầm Lập An, tôi nhìn thấy ông Trần Phong, 
Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi 
trường (Tổng cục Môi trường) đang “nín thở”, mê 
mải thu vào ống kính khoảnh khắc tươi sáng của 
RNM vừa hồi sinh. Các nhà quản lý thường chế 
ngự cảm xúc trước sự kiện nhạy cảm. Tuy nhiên, 
có một câu nói của ông Phong làm tôi nhớ mãi: 
“Một người đề ra chính sách hiểu được vấn đề 
quan trọng hơn một trăm người dân hiểu vấn đề”. 
Với những gì đang diễn ra, có thể thấy sân golf 
không phải là mơ ước của hàng vạn dân cư đầm 
Lập An, thị trấn Lăng Cô nói riêng và huyện Phú 
Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung. Họ cần RNM 
hơn sân golf. Đáng tiếc là, khi từng người dân 
hiểu ra vấn đề thì lại phải ‘nín thở” lo âu vì RNM 
bị đe doạ biến mất, bởi chính sách thu hút đầu tư 
chưa phù hợp.
Theo ông Trương Văn Tuyển, khu vực này đang được nhà đầu tư 
“xin thêm” để xây sân golf. 
Ảnh: D.Th.Tùng
Hành trình Nâng cao Nghiệp vụ Báo chí Môi trường 31
Liên quan đến việc nhà đầu tư “xin thêm đất” ở đầm Lập An xây sân golf, tháng 4/2012, Văn phòng Chính 
phủ có Công văn số 2871/VPCP-ĐP, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Yêu cầu UBND 
tỉnh Thừa Thiên - Huế tuân thủ đúng quy định tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ 
tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng sân golf; tuyệt đối không được sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ 
năng suất thấp), đất màu, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để đầu tư sân golf
Chỉ đạo rõ ràng, nhưng cộng đồng ngành nghề ở Lăng Cô vẫn lo ngại nhà đầu tư có thể tìm cách này hay 
cách khác thực hiện cho bằng được. Tại thời điểm này, chưa có dấu hiệu gì cho thấy dự án sân golf tại đầm 
Lập An dừng triển khai.
Tổng hợp danh sách, tin, bài, và phóng sự:
Tọa đàm với các biên tập viên về Rừng và Biến đổi Khí hậu
Ngày 6/3/2012: bản tin 5 phút trên truyền hình VOV
Phỏng vấn Ông Nguyễn Thái Phiên - Phó Tổng cục trưởng Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông và 
Ông John Colmey - Giám đốc Truyền thông CIFOR về vai trò của rừng trong cuộc chiến chống lại biến đổi 
khí hậu. 
Ngày 20/3/2012: phim tài liệu 45 phút trên VTV 2
Hiện trạng phá rừng và suy thoái rừng trên toàn cầu và tại Việt Nam sử dụng tài liệu truyền thông, phim, và 
nghiên cứu của CIFOR cùng với phỏng vấn sâu ông John Colmey (CIFOR) về cách thức giải quyết vấn đề.
Một số tin và bài viết đánh giá cao vai trò của rừng trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu đã đăng
trên một số báo như: Kinh tế Nông thôn, Thiennhien.net, Hội nhà báo Việt Nam, Vietnam Plus.
Hội thảo tập huấn báo chí “Rừng, biến đổi khí hậu, và REDD+ ở Việt Nam” 
STT Các báo đưa tin Tên bài Đường dẫn
01 Vnexpress Tiền rừng xanh chặn tay
lâm tặc
tienrung-xanh-chan-tay-lam-tac/
02 Thanh Niên Chủ rừng thành chủ nợ 
chu-rung-thanh-chu-no.aspx
03 Vietnam News Locals responsible for future
of forests
Features/222703/locals-responsible-for-future-
off orests.html
04 VOV Tập huấn báo chí về chống 
phá rừng
pha-rung/20123/203723.vov
05 Mega News 
(tintuc.vnn.vn)
Tập huấn báo chí về chống 
phá rừng (đăng lại của VOV)
truong/436535/tap-huan-bao-chi-ve-chong-pha-
rung.htm
06 thiennhien.net Tập huấn báo chí về rừng, 
biến đổi khí hậu và REDD
bao-chi-ve-rung-bien-doi-khi-hau-va-redd/
07 tinmoi.vn Tập huấn báo chí về rừng, 
biến đổi khí hậu và REDD 
(đăng lại của thiên nhiên.net)
bien-doi-khi-hau-va-redd-03819050.html
08 Vietnam Plus Hội thảo tập huấn về rừng, 
biến đổi khí hậu tại Việt Nam
thao-tap-huan-ve-rung-bien-doi-khi-hau-tai-
VN/20123/131663.vnplus
Hành trình Nâng cao Nghiệp vụ Báo chí Môi trường32
STT Các báo đưa tin Tên bài Đường dẫn
09 Tạp chí công 
nghiệp
PES ở Sơn La 
channel/1/News/403/18250/Chitiet.html
10 Website - Tổng 
cục Môi trường 
Hội thảo tập huấn về rừng, 
biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Pages/T%E1%BA%ADp-hu%E1%BA%A5n-
b%C3%A1o-ch%C3%AD-v%E1%BB%81-
R%E1%BB%ABng,-Bi%E1%BA%BFn-
%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-
h%E1%BA%ADu,-Ch%C6%B0%C6%A1ng-
tr%C3%ACnh-REDD+.aspx
11 Báo Thanh tra 
Chính Phủ 
Sơn La cao 
newsid/53972/temidclicked/34/seo/S
12 Đài truyền hình 
Hà Nội 
Phim về thực hiện PES ở Sơn La Phát sóng ngày 15/4/2012 lúc 14.30 chiều 
Hội thảo tập huấn báo chí “Đầu tư cho hệ sinh thái vùng bờ biển” 
STT Các báo đưa tin Tên bài Đường dẫn
01 VTV Đà Nẵng 
(27/3/ 2012)
Tin vắn (2 phút) về hội thảo tập huấn báo 
chí vai trò của hệ sinh thái ven bờ biển
IUCN lưu video 
02 VOV
(21/4/2012) lúc 
09.15 sáng
Phỏng vấn (46 phút) với PGS.TS. Nguyễn 
Chu Hồi và GS. Hoàng Trí về tính tất yếu 
của bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ biển 
News/channel/1/News/403/18250/
Chitiet.html
VOV
(27/4/2012)
Hội thảo tập huấn về nâng cao năng lực 
cho nhà báo viết về lĩnh vực môi trường
luc-cho-nha-bao-viet-ve-linh-vuc-
moi-truong/20123/204430.vov
VOV
(14/5/20012 lúc 
08.15 sáng) 
Câu chuyện về đầm Lập An IUCN lưu audio fi le. Download 
fi le tại  re.
com/?1oo91co76tvkudo
03 Đài PT-TH 
Hà Nội
 Phim về Cù Lao Chàm
04 Viet Nam News
(14/4/ 2012)
Interview with Prof. Chu Hoi 
Opinion/223490/overexploitation-
ofcoastal-areas-contributes-to-
climatechange.html
6 /5/2012 Golf courses: boon or bane? 
Sunday/Features/224415/golf-
courses--a-boon-orbane.html
6/5/2012 Nature vs nurture, the Cham dilemma 
nangluc-cho-nha-bao-viet-ve-linh-
vuc-moitruong/20123/204430.vov
Hành trình Nâng cao Nghiệp vụ Báo chí Môi trường 33
STT Các báo đưa tin Tên bài Đường dẫn
05 Viet Nam Plus Nâng kỹ năng cho phóng viên viết 
về hệ sinh thái biển
nang-cho-phong-vien-viet-he-
sinhthaibien/20123/132890.vnplus
06 Guardian 
Weekly
Vietnam’s mangroves trees 
threatened by rising tide of 
deforestation
apr/24/vietnam-mangrove-deforestation-
climate-change
07 Thông tấn
xã Việt Nam/
Website Đảng
Cộng Sản
Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho
phóng viên báo chí viết về các hệ
sinh thái vùng bờ biển
NewsDetail.aspx?co_id=30071&cn_
id=514976
08 Cổng thông tin
Tổng cục Môi
trường/ Bộ Tài
nguyên và Môi
trường
Tập huấn báo chí - Đầu tư cho hệ
sinh thái vùng bờ biển
tintuchangngay/Pages/T%E1%BA%ADphu%
E1%BA%A5n-b%C3%A1och%
C3%AD-%C4%90%E1%BA%A7ut%
C6%B0-cho-h%E1%BB%87-sinhth%
C3%A1i-v%C3%B9ng-b%E1%BB%9Dbi%
E1%BB%83n.aspx
09 Dân Trí Nhiều hệ sinh thái vùng bờ đang bị
suy giảm mạnh
nhieu-he-sinh-thai-vung-bo-dang-bi-suy-
giam-manh.htm
10 Báo điện tử
chính phủ
Đầu tư nhiều hơn cho hệ sinh thái
vùng bờ
Dau-tu-nhieu-hon-cho-he-sinh-thai-
vungbo/20123/133637.vgp
11 Sở TN & MT
Tuyên Quang
Tập huấn báo chí: “Đầu tư cho hệ
sinh thái vùng bờ biển”
vi/news/Moi-truong/Tap-huan-bao-
chi-Dautu-cho-he-sinh-thai-vung-bo-
bien-9399/
12 Thanh tra chính 
phủ 17/5/2012
Mất 80% diện tích rừng ngập mặn
trong 50 năm
newsid/52365/temidclicked/34/seo/Mat-80-
dien-tich-rung-ngap-man-trong-50-nam/
Default.aspx
Nín thở trước dải rừng ngập mặn 
cuối cùng ở Lăng Cô
newsid/54238/temidclicked/34/seo/Nin-
tho-truoc-dai-rung-ngap-man-cuoi-cung-o-
Lang-Co/Default.aspx
13 Báo Mới Nâng kỹ năng cho phóng viên viết 
về hệ sinh thái biển
nang-cho-phong-vien-viet-he-sinh-thai-
bien/79/8155503.epi
14 Tuổi Trẻ Phục hồi rừng ngập mặn ở Đầm 
Lập An 
Tin đưa trên báo, đã scan lưu tại IUCN
TỔ CHỨC BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ
Tầng 1, Nhà 2A
Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc
198 Kim Mã, Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam
Tel: +844 - 3726 1575/6
Fax: +844 - 3726 1561
E-mail: info.vietnam@iucn.org
Website: 
Một nhà báo đang quay phim trong chuyến thực địa tại Mêkông © IUCN Việt Nam

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hanh_trinh_nang_cao_nghiep_vu_bao_chi_moi_truong.pdf