Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1

1. Lý thuyết liên văn bản và hoạt động giới thiệu, ứng dụng nó ở Việt

Nam

1.1. Sơ lược về lý thuyết liên văn bản

Lý thuyết liên văn bản là hệ thống (hay tập hợp) những diễn ngôn về văn

bản trong sự cố gắng soi tỏ các vấn đề của nó, từ khi thuật ngữ liên văn

bản (intertextualité) do J. Kristéva đề xuất vào mùa thu năm 1966 bắt đầu được tiếp

nhận một cách nghiêm túc.

Nghiên cứu – giới thiệu những công trình của M.M. Bakhtin mà ở đó nhà

bác học Nga xây dựng một triết học về đối thoại để chống lại chủ nghĩa độc thoại,

về “tính đa bội của những trung tâm - ý thức không thể quy về một mẫu số tư tưởng

hệ” (1) và trình bày nguyên tắc đối thoại trong giao tiếp ngôn ngữ, J. Kristéva đã liên

tưởng tới sự “đối thoại” giữa các văn bản trong một văn bản. Từ đó, khái niệm liên

văn bản xuất hiện, được xây dựng để nhận diện đặc trưng bản thể của văn bản

trong tư cách “một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ

văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản

khác” (2)

.

Sự thực, tư tưởng về liên văn bản đã được manh nha từ lý thuyết giải cấu

trúc do J. Derrida khởi xướng, với những nghiên cứu về tính bất ổn về nghĩa của

ngôn từ, của ký hiệu và sự phủ định ý niệm về tồn tại bất di dịch của cái gọi là

Tuyệt đối, Trung tâm hay Thần ngôn. Nó cũng hoà điệu với tư tưởng của các lý

thuyết gia hậu hiện đại như J. Lyotard khi họ đập vỡ ảo tưởng về vị thế chân lý của

cái chỉnh thể để xây dựng nên triết học đa bội làm chỗ dựa cho nhận thức về trạng

thái phi trật tự hay hỗn độn của thế giới và cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa

toàn trị.

R. Barthes không chỉ ủng hộ khái niệm của J. Kristéva mà còn phát triển nó

theo một hướng rất độc đáo và nêu những luận điểm quan trọng làm cơ sở cho sự4

phát triển mạnh mẽ của lý thuyết liên văn bản. Chính khái niệm liên văn bản đã đưa

R. Barthes tới một định nghĩa mới, có tính nền tảng về văn bản, mà với nó, trước

hết, niềm tin về tính tự trị của từng văn bản bị phế bỏ, tiếp nữa, sự đồng nhất giữa

liên văn bản và văn bản được thực hiện: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những

văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều

nhận thấy được: những văn bản của văn hoá trước đó và những văn bản của văn

hoá thực tại chung quanh. Mỗi văn bản đều như là một tấm vải mới được dệt bằng

những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu trúc

nhịp điệu, những mảnh vụn biệt ngữ xã hội v.v. – tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt

và đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó bao giờ

cũng tồn tại ngôn ngữ. Với tư cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi văn bản,

tính liên văn bản không thể bị lược quy vào vấn đề nguồn gốc hay ảnh hưởng; nó là

trường quy tụ những định thức nặc danh, khó xác định nguồn gốc, những trích dẫn

vô thức hoặc máy móc, được đưa ra không có ngoặc kép” (3).

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 1

Trang 1

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 2

Trang 2

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 3

Trang 3

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 4

Trang 4

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 5

Trang 5

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 6

Trang 6

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 7

Trang 7

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 8

Trang 8

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 9

Trang 9

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang xuanhieu 05/01/2022 3800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1

Tài liệu Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT - Cuốn 1
 tiết chính của thiên truyện này ta dễ dàng thấy rằng hạt nhân của 
truyện ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân kì lạ. Và đó chính là cái "tình thế nảy ra 
truyện", cái tình huống của câu chuyện. 
2. Phân tích tình huống truyện 
2.1. Diện mạo của tình huống 
 Nói hôn nhân trong Vợ nhặt kì lạ, ít nhất vì ba lẽ. Một là, sự đảo lộn về giá 
trị : Tràng - một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cƣ, lâu nay ế vợ, bỗng 
dƣng "nhặt" đƣợc vợ, mà lại là vợ theo không (khác nào từ "vô giá trị" bỗng thành 
"vô giá" !). Hai là, sự ngƣợc đời: Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ - 
giữa những ngày nạn đói đang lăm le cƣớp đi mạng sống của mỗi ngƣời. Ba là, 
nghịch lí: một đám cƣới thiếu tất cả mà lại nhƣ đủ cả (Chỉ cần làm một so sánh nhỏ 
với chƣơng "Hạnh phúc của một tang gia" trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng 
có thể thấy ngay. Đám tang cụ Cố Tổ cực kì long trọng to tát, thừa thãi mọi hình 
thức, đồ lễ và nghi lễ. Chỉ thiếu duy nhất một thứ, ấy là lòng xót thƣơng dành cho 
ngƣời quá cố. Mà thiếu điều này, thì xem nhƣ là thiếu tất cả. Còn cuộc hôn nhân 
này ? Thì thiếu tất cả. Kể cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một đám cƣới. Thế 
nhƣng, nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thƣơng yêu gắn bó thực lòng. 
Mà đã có đƣợc điều này, thì những cái thiếu kia đều không còn đáng kể, thậm chí 
đều trở nên vô nghĩa). Những điều này quyết định đến việc tổ chức mạch chuyện và 
cả cấu tứ của thiên truyện nữa. 
2.2. Diễn biến của tình huống truyện 
2.2.1. Diễn biến trong mạch truyện 
 Không phải ngẫu nhiên mà mạch chuyện là một chuỗi ngạc nhiên kế tiếp. 
Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cƣ ngạc nhiên. Thoạt tiên là lũ trẻ. "Lũ ranh" 
ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là 
"chông vợ hài". Còn đám ngƣời lớn thì ngớ ra "không tin đƣợc dù đó là sự thật". 
45 
Khi đã tỏ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn :"Giời đất này còn rước cái của nợ 
đời về". Tiếp đó là bà cụ Tứ. Tràng lấy đƣợc vợ là điều bà đêm mong ngày tƣởng, 
vậy mà khi sự xảy đến, bà hoàn toàn không tin nổi - không tin vào mắt mình (ngỡ 
mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng 
"u"). Song, đáng nói nhất vẫn là Tràng. Là"thủ phạm" gây ra tất cả, mà vẫn không 
hết ngạc nhiên (chẳng những cứ đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trƣớc mà đến 
tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhƣng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ 
trong một giấc mơ"). Trong chuỗi ngạc nhiên ấy, ta đọc thấy những định nghĩa xót 
xa về ngƣời vợ : Vợ là cái của nợ đời, vợ là gánh nặng phải đèo bòng... Có thể nói, 
chƣa có ở đâu giá trị của ngƣời vợ lại thấp kém, lại bèo bọt nhƣ hoàn cảnh này. Và 
cũng chƣa bao giờ, hạnh phúc lại có một nghĩa lí đáng sợ nhƣ ở đây : hạnh phúc là 
một mạo hiểm, một nguy cơ ! Nhƣ vậy, tạo đƣợc tình huống này, tác phẩm đã tố 
cáo đƣợc tội ác của Phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, không chỉ 
cƣớp đi sinh mệnh của mấy triệu ngƣời Việt Nam, mà còn đánh tụt giá ngƣời 
xuống hàng cỏ rác bèo bọt. Mặt khác cũng làm toát lên đƣợc niềm tin vào bản chất 
Ngƣời trong con ngƣời : dù hoàn cảnh muốn biến Con Ngƣời thành Bèo Bọt, 
nhƣng Con ngƣời vẫn không chịu làm Bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm Ngƣời. Nghĩa 
là một tình huống đem lại tầm vóc nhân văn đáng nể cho tác phẩm. 
2.2.2. Diễn biến trong tình thế 
2.2.2.1. Trƣớc hết, đó là tình huống đùa mà không đùa. 
 Hôn nhân là một chuyện hệ trọng và thiêng liêng vào bậc nhất của đời sống 
nhân sinh. Ấy thế mà ở đây, hoàn cảnh tai ác và cả con ngƣời nữa nhƣ muốn biến 
thành trò đùa - "Tràng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai lần thế mà thành chuyện". 
Nếu trƣớc sau chỉ là một trò đùa, thì Con ngƣời đã thành Bèo bọt. May thay, các 
nhân vật đã bƣớc ra khỏi trò đùa kia với tƣ cách Con ngƣời. Một diễn biến nhƣ thế, 
có thể thấy về bản chất là : Cảnh ngộ cứ lăm le Bèo bọt hoá Con ngƣời, nhƣng Con 
ngƣời đã vƣợt lên cả cảnh ngộ lẫn bản thân mình. 
 Nhìn từ phía cô "vợ nhặt", cái đói quay quắt ném cô vào một đời sống vất 
vƣởng. Đời sống vất vƣởng nghiệt ngã đã biến cô thành một kẻ chanh chua, chao 
chát, cong cớn, trơ tráo. Không chỉ làm biến dạng tính cách con ngƣời, nạn đói 
khủng khiếp còn nhƣ một cơn lũ lớn đã cuốn phăng đi bao sinh mệnh. Chới với 
giữa dòng lũ, tiếng nói thƣờng trực nhất, tất nhiên, là tiếng nói của bản năng : cần 
46 
phải sống đã, cần phải bám ngay vào một cái gì có thể bám đƣợc. Và bản năng ham 
sống đã xui khiến cô làm tất cả những gì có thể để thoát khỏi cái chết đang đe dọa 
từng giờ từng phút. Thật may mắn, cô đã bám đƣợc vào một cái cọc, thoạt đầu có 
vẻ ơ hờ không đâu, té ra lại vững vàng đáo để. Cái cọc ấy có tên là Tràng. Đầu 
đuôi, chƣa phải là bám vào Tràng, hay bám vào cái xe bò, mà là bám vào một cái 
rất không đâu, rất mong manh vô hình, ấy là... câu hò không địa chỉ của Tràng. Để 
làm đƣợc kì công ấy, cô đã biến một câu hò đùa vu vơ giữa chợ thành một lời hứa 
hẹn thật ("Muốn ăn cơm trắng mấy giò này, lại đây mà đẩy xe bò với anh nì"). "Kì 
công" nhất là, biến một lời rủ rê đùa thành... một lời cầu hôn chính thức ("Làm 
đếch gì đã có vợ. Nói thế chứ muốn về với tớ thì ra sửa soạn các thứ rồi cùng về !). 
Có phải bản năng đã hoàn toàn lấn át danh dự ? Nếu quả thực chỉ có thế, thì cô 
cũng chỉ là một thứ Bèo bọt, không hơn không kém. Nhìn kĩ, bên trong chƣa hẳn đã 
mất hết lòng tự trọng. Nếu hoàn toàn không còn ý thức ấy, hẳn ở cô không thể có 
những cung cách nhƣ khi nhìn thấy căn lều rách nát của mẹ con Tràng, cô đã nén 
một tiếng thở dài trong ngực, không thể ngồi mớm bên giƣờng ôm khƣ khƣ cái 
thúng trong lòng, không thể đêm khuya cứ ngồi bần thần bất động trong khi Tràng 
đã sốt ruột leo lên giƣờng mong hƣởng đêm tân hôn. Nhất là cái cung cách ứng xử 
vào sáng hôm sau : không phải việc lao vào dọn dẹp cùng với mẹ chồng từ sáng 
sớm- việc ấy nghĩ cũng bình thƣờng !- mà là : khi nhận bát "chè khoán" từ tay bà 
cụ Tứ, mắt thị chợt tối lại, sau đó và ăn một cách điềm nhiên. Thái độ và cung cách 
nhƣ thế chỉ có thể có ở một ngƣời có ý thức sâu về cảnh ngộ mình cùng thân phận 
mình. Té ra, những chao chát, chỏng lỏn, cong cớn kia chỉ là những du nhập từ 
ngoài vào, nhƣ một thứ vũ khí để tự vệ, để đối phó với cảnh sống vất vƣởng thôi. 
Bản tính sâu xa đến giờ mới hiện ra, mà cơ chừng cuộc hôn nhân này mới làm hồi 
sinh thì phải ! Nhƣ thế, nảy nở bởi một trò đùa, nhƣng bên trong con ngƣời vốn dĩ 
là một cái mầm nghiêm túc luôn khát sống và khát làm Ngƣời. Ta mới hiểu đƣợc vì 
sao, cô tự rơi vào một hoàn cảnh rất dễ bị khinh rẻ, nhƣng ngƣời đọc và cả ngƣời 
trong truyện không thấy khinh mà chỉ thấy thƣơng, rồi thấy quí, dù lắm lúc 
thấy...buồn cƣời. 
 Nhìn từ phía Tràng, tình huống này không hẳn là lƣỡng lự giữa sự đùa cợt 
phất phơ và ý định nghiêm túc, mà ở chiều sâu, chính là phân vân giữa một bên là 
sự khước từ của lòng vị kỉ một bên là sự cưu mang của lòng vị tha (hay một bên là 
47 
nỗi lo sợ cái chết, một bên là khát khao hạnh phúc, thì cũng thế). Sau những gì đã 
"gây ra" bởi hàng loạt những trò đùa tào phào, Tràng có "chợn", nghĩa là thoáng lo 
sợ và ân hận của kẻ trót đẩy trò đùa đi quá trớn. Nếu lúc bấy, Tràng bỏ của chạy lấy 
ngƣời, thì về lí, chẳng ai trách đƣợc gã trai ấy. Nhƣng tình ngƣời trong gã hẳn là 
mất mát đi nhiều lắm. Thế thì Tràng cũng chẳng hơn thứ Bèo bọt là bao. Song, 
Tràng đã "Chặc, kệ !". Có vẻ nhƣ một quyết định không nghiêm túc, nhƣ phóng 
lao phải theo lao vậy. Đến đấy, cả ngƣời đọc thừa thãi niềm tin nhất cũng chƣa thể 
tin là rồi ra có thể chắc chắn. Dù ngẫm cho cùng, họ đến với nhau, bề ngoài thì 
ngẫu nhiên, không đâu, mà bên trong lại là tất nhiên : ngƣời này cần ngƣời kia để 
có một chỗ dựa mà qua thì đói kém, còn ngƣời kia cũng cần đến ngƣời này để mà 
có vợ, để biết đến hạnh phúc làm ngƣời (Nếu không "gặp cái nước này, người ta 
mới lấy đến" Tràng, thì tình trạng ế vợ trƣờng kì của gã trai đây còn khuya mới đến 
hồi kết thúc !). Và cuối cùng, nằm ngoài mọi tƣởng tƣợng và ngờ vực, hai que củi 
trôi dạt ấy đã chụm vào nhau, đã nhen nhóm lên thành bếp lửa. Sau cái tiếng 
"Chặc, kệ!" đó, mọi tầm phơ tầm phào đã lập tức khép lại, nhƣờng chỗ hoàn toàn 
cho sự nghiêm trang. Hãy chú ý đến những gì Tràng làm ngay sau đó. Còn chút 
tiền, Tràng đã dồn vào ba việc : mua cho vợ một cái thúng, ăn với nhau một bữa 
cơm và mua một chai dầu. Hai việc đầu là thiết thực. Việc thứ ba xem chừng xa xỉ, 
cứ nhƣ một thứ chơi sang, chơi ngông. Hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, không có đèn 
thắp, có chết đâu ! Nhƣng chính cái việc ngỡ nhƣ xa xỉ kia lại nói với ta rất nhiều 
về tấm lòng của Tràng. Thì ra, không phải lấy đƣợc vợ quá dễ dàng thì Tràng cũng 
rẻ rúng hạnh phúc của mình. Nếu rẻ rúng, Tràng cũng chỉ là Bèo bọt. Trái lại, 
Tràng rất trân trọng. "Vợ mới vợ miếc thì cũng phải sáng sủa một chút chứ chả nhẽ 
chưa tối đã chui ngay vào". Cách nói có cái vẻ bỗ bã của một gã trai quê, nhƣng 
động cơ thì không thiếu cái nghiêm trang của một ngƣời giai tế tối tân hôn. Hôm 
nay phải là một ngày khác hẳn. Phải là một sự kiện của đời mình. Ngày mình có vợ 
kia mà - nhà cần phải sáng ! Mua chai dầu chính là nỗ lực để đàng hoàng ở cái mức 
mình có thể có đƣợc vào lúc này. Kể từ khi ấy, họ gắn bó với nhau chân thành và 
nghiêm trang nhƣ bất cứ đôi lứa nào trên cõi đời này. Chẳng phải đấy là hình ảnh 
của Tình ngƣời, của tƣ cách Ngƣời trong con ngƣời ? Rõ ràng, hoàn cảnh muốn 
biến con ngƣời thành bèo bọt nhƣng con ngƣời quyết không làm bèo bọt mà vẫn 
kiên nhẫn làm ngƣời. 
48 
2.2.2.2. Thứ hai là tình thế đám cưới ở giữa đám ma. Thậm chí, đám cƣới nhỏ nhoi 
giữa một đám ma khổng lồ. 
 Là việc hai cá thể tự nguyện gắn bó với nhau, lập nên một gia đình rồi sinh 
con đẻ cái, đám cƣới đƣợc coi nhƣ sự kiện khởi đầu một sự sống mới trong nhân 
gian. Còn đám ma lại là sự kiện kết thúc một chu trình sống trên cõi đời này. Tình 
huống Vợ nhặt, do đó, còn có thể gọi là sự sống nảy sinh giữa cái chết. Có thể 
Kim Lân chƣa chắc đã ý thức thật đầy đủ về khía cạnh này. Nhƣng ý nghĩa khách 
quan của tác phẩm thì toát lên điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong thiên 
truyện, ta thấy nổi lên song hành hai cuộc giao tranh : Sự sống với Cái chết và Ánh 
sáng với Bóng tối. 
 Thật oái oăm, cuộc hôn nhân hình thành một phần lớn là do Cái Chết dồn 
đuổi. Đôi trai gái là hiện thân của Sự Sống. Khi dắt nhau về xóm ngụ cƣ, họ đi 
trong sự bao vây của cái chết. Cái chết hiện ra với nhiều bộ mặt, nhiều biến thể : 
khi thì trong hình ảnh xác những ngƣời chết đói nằm la liệt trên bãi chợ, khi thì ở 
bóng những ngƣời đói xanh xám dật dờ nhƣ những bóng ma đằng sau gốc đa và 
gốc gạo, khi lại hiện ra trong hình ảnh bầy quạ đen bu kín trên ngọn cây, chỉ chờ 
những ngƣời đói đổ xuống là ùa tới moi gan rỉa thịt, khi lại hiện trong hình ảnh 
khói của những nhà đốt đống rấm để xua mùi tử khí... Cái Chết truy đuổi rình rập 
quanh bƣớc chân của họ. Thậm chí, khi đôi trai gái sắp lên giƣờng ngủ, nó vẫn 
chƣa chịu buông tha. Đúng lúc ấy, họ nghe thấy tiếng khóc hờ của những nhà mới 
có ngƣời chết tỉ tê lọt qua kẽ vách. Nhƣng, sự sống không bao giờ chán nản. Sáng 
hôm sau, tất cả các thành viên trong gia đình ấy đã cùng lao vào một việc, một việc 
có thể nói là không thiết thực, bởi không có một hiệu quả kinh tế trực tiếp gì : dọn 
dẹp nhà cửa. Nhƣng cái việc có vẻ chƣa cần thiết một tí nào ấy lại nói với ta rất 
nhiều về thái độ sống của họ. Họ không muốn tạm bợ, mà muốn đàng hoàng. Họ 
đang chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài. Họ bƣớng bỉnh tuyên chiến với nạn đói. Ở 
ngƣời mẹ già nua, sự sống ngỡ nhƣ đã khô cạn đi, lại nhƣ bừng lên một sức sống 
mới. Bà xăm xắn lao vào công việc, hay cƣời, hay nói và toàn nói về tƣơng lai, 
tƣơng lai gần còn chƣa hiện ra đã lại nghĩ đến những tƣơng lai xa hơn nữa ( Tràng 
ạ, lúc nào có tiền mua lấy đôi gà. Tao tính cái đám đất đầu bếp kia nếu làm chuồng 
gà thì rất tiện. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ có ngay đàn gà cho mà xem). Vậy 
49 
đấy, Sự sống đâu có đầu hàng Cái chết ! Trái lại, Sự sống đang kiên nhẫn vƣợt lên 
Cái chết. 
 Nhƣng, tinh vi nhất vẫn là cuộc giao tranh thứ hai : Ánh sáng với Bóng tối. 
Phần thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng. Điều này hiện rõ ngay trong kết cấu. Có 
ngẫu nhiên không khi câu chuyện mở ra lúc trời nhá nhem tối và kết thúc vào sáng 
hôm sau, khi mặt trời lên cao bằng con sào? Và hệ thống tình tiết dọc theo mạch 
chuyện cũng không hẳn là ngẫu nhiên. Trƣớc khi đôi trai gái dắt nhau về, bao trùm 
lên xóm ngụ cƣ là một bầu không khí âm u, ảm đạm bởi tử khí vây quanh cùng bao 
ánh mắt lo âu. Nhƣng họ về đến đâu ánh sáng theo về đến đó. Thoạt tiên là có một 
cái gì tƣơi mát thổi vào đám ngƣời ngụ cƣ làm cho gƣơng mặt hốc hác u tối của họ 
bỗng rạng sáng lên. Rồi đêm ấy căn lều lâu nay bóng tối vẫn ngự trị của mẹ con bà 
cụ Tứ cũng sáng lên - bằng ngọn đèn từ chai dầu của Tràng ? Không, sâu xa hơn, là 
bằng nguồn sống bừng lên từ cuộc hôn nhân ấy. Sáng hôm sau, gƣơng mặt lâu nay 
u ám bủng beo của bà cụ Tứ cũng sáng lên. Cảnh vật bao quanh căn lều cũng sáng 
sủa quang đãng... Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, chai dầu của Tràng giỏi lắm cũng chỉ 
xua đi đƣợc Bóng tối trong cái căn lều nhỏ bé ấy thôi. Còn Bóng tối bao trùm lên 
toàn bộ thế giới của câu chuyện thì ngọn đèn dầu kia làm sao xua tan nổi. Nó phải 
nhờ vào một nguồn sáng khác lớn lao hơn, mãnh liệt hơn. Đó là nguồn sáng của lá 
cờ. Câu chuyện đƣợc khép lại bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ hiện lên trong 
tâm trí của Tràng là nằm vào mạch ngầm tất yếu đó. Một kết thúc bằng Ánh sáng. 
Một kết thúc lạc quan. 
3. Ý nghĩa tƣ tƣởng của tình huống truyện 
3.1. Quan niệm : Con ngƣời dù có thế nào vẫn cứ là CON NGƢỜI : a) Vẫn khao 
khát vun vén hạnh phúc, b) Quyết không làm bèo bọt mà kiên nhẫn và kiêu hãnh 
làm Ngƣời. 
3.2. Sự sống chẳng bao giờ chán nản, lúc nào nó cũng hƣớng ra phía trƣớc và vƣơn 
ra ánh sáng. Thế là, nảy sinh trên một mảnh đất mà Cái chết đang lan tràn, nhƣng 
Sự sống quyết không chán nản. Sự sống bao giờ cũng mạnh hơn Cái chết. Đó chính 
là bản tính tích cực của Sự sống. Điều ấy chẳng phải là dƣ vị triết lí tiềm ẩn trong 
tình huống Vợ nhặt, chỗ sâu xa nhất trong ý nghĩa nhân văn của tác phẩm này sao ? 
Gọi Vợ nhặt là Bài ca Sự sống, thiết tƣởng cũng không phải một đề cao quá đáng. 
50 
 Kết luận, từ những vấn đề lí thuyết và qua những phân tích thực tế vào tác 
phẩm có thể thấy : 
 - Hạt nhân thể loại của truyện ngắn là tình huống truyện 
 - Tiếp cận một tác phẩm truyện ngắn mà chƣa chú ý đúng mức đến tình 
huống truyện thì xem nhƣ chƣa thực sự khám phá phần then chốt nhất, phần lõi cốt 
nhất của truyện ngắn. 
 - Vấn đề này cần đƣợc ứng dụng rộng rãi hơn vào việc nghiên cứu, giảng dạy 
truyện ngắn nói chung và giảng dạy truyện ngắn ở trƣờng phổ thông nói riêng. 
 Chu Văn Sơn 
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 
 1. Cách xác định tình huống truyện ở bài viết này có gì khác so với cách xác 
định của Sách giáo viên (Chuẩn và Nâng cao)? 
 2. Khi "nhìn" Vợ nhặt từ tình huống truyện, tác giả bài viết đã có những phát 
hiện độc đáo nào? 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_de_gop_phan_day_tot_ngu_van_thpt_cuon_1.pdf