Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng

1. Vị trí, tính chất, mục tiêu

1.1. Vị trí

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc

thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

1.2. Tính chất

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung

trong chương trình đào tạo cao đẳng giúp người học có những kiến thức cơ bản

về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc

phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an

ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về

phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Mục tiêu

1.3.1. Về kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà

bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân

tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc

gia;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng

chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang

nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp

phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội,

trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ

khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.

1.3.2. Về kỹ năng

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”,

bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

- Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng

lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ, biên giới quốc gia;5

- Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng

chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng

lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp

phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một

số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.

1.3.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các

thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;

- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có

ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

- Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội

góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân

dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố

quốc phòng và an ninh.

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 1

Trang 1

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 2

Trang 2

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 3

Trang 3

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 4

Trang 4

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 5

Trang 5

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 6

Trang 6

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 7

Trang 7

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 8

Trang 8

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 9

Trang 9

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 215 trang xuanhieu 7502
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng

Tài liệu dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng
bằng nẹp Crame 
 Đặt cẳng tay vuông góc với cánh tay ở tư thế cánh tay nửa sấp sát vào thân 
người, dùng cuộn băng hoặc cuộn bông lót vào nách. 
 Uốn nẹp theo tư thế của chi đi từ cổ tay vòng qua mặt ngoài cánh tay uốn ra 
sau lưng tới mặt sau xương bả vai chi lành. 
 Dùng cuộn băng buộc đầu trên với đầu dưới của nẹp, dải băng từ trước, ra 
sau thân người. Cuốn nhiều vòng băng để cố định nẹp vào chi và thân người. 
 Hình 22: Cố định gãy xương cánh tay bằng nẹp Crame 
 205 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 + Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân: Dùng hai nẹp tre hoặc Crame 
 Cố định bằng nẹp tre: 
 Đặt hai nẹp ở mặt trong và mặt ngoài cẳng chân gãy, từ gót lên tới giữa đùi. 
Nếu dùng 3 nẹp: 2 nẹp đặt như trên, nẹp thứ 3 đặt mặt sau cẳng chân. 
 Đặt bông đệm lót vào các đầu xương. 
 Buộc cố định nẹp ở 3 vị trí: Vì trí 1 ở cổ và bàn chân, vị trí 2 ở trên và dưới 
gối, vị trí 3 ở giữa đùi cố định chi gãy vào nẹp 
 a) b) 
 Hình 23: Cố định gãy xương cẳng chân bằng nẹp tre 
 a. Đặt nẹp tre; b. Buộc cố định; 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 Cố định bằng nẹp Crame 
 Đặt một nẹp Crame ở mặt sau của chi kéo dài từ giữa đùi đến gót chân, bẻ 
nẹp vuông góc với bàn chân tới ngón chân. 
 Đặt bông đệm lót rồi băng cố định cẳng chân vào nẹp ở 3 vị trí như cố định 
bằng nẹp tre. 
 Hình 24: Cố định gãy xương cẳng chân bằng Came 
 a. Đặt nẹp; b. Buộc cố định 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 206 
 Không dùng nẹp: Trường hợp không có nẹp có thể cố định tạm thời gãy 
xương cẳng chân bằng cách buộc vào chi lành ở cổ chân, gối và đùi, trước khi 
vận chuyển. 
 + Cố định tạm thời gãy xương đùi: Dùng ba nẹp tre hoặc ba nẹp Crame 
 Cố định bằng nẹp tre: 
 Đặt nẹp sau từ ngang thắt lưng (trên mào xương chậu) đến gót chân. 
 Đặt nẹp ngoài từ hố nách đến qua gót chân. 
 Đặt nẹp sau từ nếp bẹn đến qua gót chân. 
 Dùng bông đệm lót vào các đầu xương. 
 Buộc cố định nẹp vào chi ở bàn chân, cổ chân, trên và dưới gối, bẹn, 
ngang thắt lưng, hố nách. 
 Hình 25: Cố định gãy xương đùi bằng nẹp tre 
 a. Đặt nẹp; b. Băng cố định 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 Cố định bằng nẹp Crame: tương tự như cố định bằng nẹp tre. 
 Đối với các trường hợp gãy xương đùi, mặc dù đã được cố định đều phải 
vận chuyển bằng cáng cứng. 
 3. Hô hấp nhân tạo 
 Hô hấp nhân tạo là biện pháp làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không 
khí trong phổi ra ngoài để thay thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi người bị 
nạn ngạt thở. 
 3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở 
 Ngạt thở là biểu hiện của thiếu ôxi, có thể thiếu ôxi ở phổi, có thể thiếu ôxi 
trong máu và tế bào, nhất là tế bào thần kinh, làm cho các tế bào bị tê liệt rồi 
chết. 
 Ngạt thở thường xảy ra trong một số trường hợp sau: 
 - Do chết đuối (ngạt nước): Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị 
nước nhấn chìm sau 23 phút sẽ ngạt thở. 
 207 
 - Do vùi lấp: Khi bị sập hầm, đổ nhà cửa đất cát vùi lấp... ngực bị đè ép, 
mũi miệng bị đất cát nhét kín nhanh chóng gây ngạt thở. 
 - Do hít phải khí độc: 
 + Kẻ địch có thể sử dụng một số chất khí độc để gây ngạt như: Clorua 
xianogien, axit xianhirit (HCN), phôt-pho-gien và đi-phôt-gien... 
 + Những người ở lâu trong các khu vực chật hẹp, hầm kín thường xuyên 
thiếu không khí, hay những người làm việc trong khu vực tiếp xúc với chất độc, 
thiếu phương tiện bảo hộ hoặc có nhưng người lao động vi phạm các quy tắc bảo 
đảm an toàn độc hại, có thể hít phải một số chất độc như: oxit cacbon (CO)...dễ 
gây ngạt thở. 
 - Do tắc nghẽn đường hô hấp trên: Người bị bóp cổ, người thắt cổ, người bị 
nạn có nhiều đờm, dãi, máu, các chất nôn...ùn tắc đường hô hấp trên gây ngạt 
thở. 
 Người bị ngạt thở thường nằm yên, không cử động, không tỉnh, hoạt động 
hô hấp ngừng, lồng ngực thành bụng bất động, sắc mặt trắng nhợt hoặc tím tái, 
chân tay lạnh giá, tim ngừng đập, mạch không sờ thấy, đặt sợi bông vào trước 
mũi không chuyển động. 
 3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu 
 Yêu cầu: “Cấp cứu nhanh, khẩn trương, kiên trì và thành thạo trong kỹ 
thuật”. 
 - Những biện pháp cần làm ngay 
 + Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt: Bới đất cát cho người bị vùi lấp, với 
người chết đuối, đưa người bị nhiễm độc ra nơi an toàn (phải có phương tiện bảo 
vệ cho người cấp cứu), để người bị nạn tại nơi thông thoáng, tránh tập trung 
đông người, nhanh chóng gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu lưu động. 
 + Khai thông đường hô hấp trên: 
 Lau chùi, móc đất cát, đờm dãi...ở mũi miệng, cần thiết phải hút trực tiếp 
bằng miệng. 
 Nới tháo bỏ quần áo, các dây nịt, thắt lưng, dây thắt cổ để người bị nạn dễ 
có thể tự thở được. 
 - Hô hấp nhân tạo 
 + Thổi ngạt: 
 Người bị nạn nằm ngửa, kê một chiếc gối hoặc chăn, màn...dưới gáy cho 
đầu hơi ngửa ra sau. 
 Người cấp cứu quỳ bên trái sát ngang vai người bị nạn, dùng một ngón tay 
cuốn miếng gạc hoặc vải sạch đưa vào trong miệng người bị nạn lau sạch đờm 
dãi, các chất nôn...Dùng một tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm 
cho miệng há ra, hít một hơi thật dài, áp miệng mình vào sát miệng người bị nạn 
 208 
thổi mạnh. Làm liên tiếp với nhịp độ 15 20 lần/phút. Nếu phối hợp ép tim 
ngoài lồng ngực 1 lần thổi ngạt 45 lần ấn tim. 
 Hình 26: Thổi ngạt 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 + Ép tim ngoài lồng ngực: 
 Người cấp cứu quỳ bên cạnh ngang thắt lưng người bị nạn. 
 Đặt bàn tay trái chồng lên bàn tay trái, các ngón tay xen kẽ nhau, đè lên 1/3 
dưới xương ức, các ngón tay chếch sang bên. 
 Ép mạnh bằng sức nặng cơ thể xuống xương ức người bị nạn với một lực 
vừa đủ để lồng ngực lún xuống 2 - 3 cm. Với trẻ nhỏ lực ép nhẹ hơn. 
 Sau mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình thường. Duy trì với 
nhịp độ 50 60 lần/phút 
 Trường hợp một người làm, duy trì 2 lần thổi ngạt 15 lần ép tim. 
 Hình 27: Ép tim ngoài lồng ngực 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 Trường hợp hai người làm: Người thổi ngạt quỳ bên trái, người ép tim quỳ 
bên phải người bị nạn và duy trì một lần thổi ngạt 5 lần ép tim. 
 Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được, tim đập lại thì dừng. 
 209 
 Thổi ngạt ép tim ngoài lồng ngực không áp dụng với những người có tổn 
thương cột sống và gãy xương sườn. 
 + Phương pháp Ninsen (Nielsen) 
 Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên hai bàn tay đã 
bắt chéo nhau lên đầu. 
 Người cấp cứu quỳ ở bên phía đầu đặt hai bàn tay lên hai bả vai người bị nạn. 
 Thì thở ra: Người cấp cứu hơi ngả về trước, hai cánh tay thẳng, ấn mạnh 
xuống hai bả vai người bị nạn rồi đột ngột buông lỏng tay làm cho không khí ở 
trong phổi ra ngoài. 
 Thì thở vào: Người cấp cứu cầm tay người bị nạn ở sát mỏm khuỷu kéo 
cánh tay lên trên và về phía đầu (không nhấc đầu lên) rồi đặt tay về tư thế ban 
đầu làm cho không khí ở ngoài vào phổi. 
 Làm với nhịp độ 1012 lần/phút 
 Hình 28: Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp NinSen 
 a. Thở ra; b. Thở vào 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 + Phương pháp Xinvetstơ 
 Người bị nạn nằm ngửa đầu quay về một bên có chăn hoặc gối đệm dưới 
lưng. 
 Người cấp cứu quỳ ở phía đầu, nắm chặt lấy hai cổ tay người bị nạn. 
 Thì thở ra: Đưa hai cẳng tay người bị nạn gấp vào trước ngực, người cấp 
cứu hơi nhổm về phía trước, tay duỗi thẳng, ép mạnh để làm cho không khí ở 
trong phổi ra ngoài. 
 Thì thở vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời kéo hai cổ tay người bị 
nạn dang rộng ra tới chạm đầu rồi lại đưa trở về tư thế ban đầu làm cho không 
khí ở ngoài vào trong phổi. 
 210 
 Làm với nhịp độ 1012 lần/phút 
 Hình 29: Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp Xinvetstơ 
 a. Thở ra; b. Thở vào 
 (Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho 
 trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015). 
 + Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo: 
 Bằng mọi cách kích thích lên người bị nạn: Chà xát mạnh khắp người, giật 
tóc mai, hoặc có điều kiện đốt quả bồ kết thổi khói vào hai lỗ mũi, nếu người bị 
nạn nấc sẽ có khả năng thở lại được. 
 Xoa dầu cao chống lạnh hoặc sưởi ấm. 
 Điều kiện cho phép có thể tiêm thuốc trợ tim. 
 - Những điểm chú ý khi làm hô hấp nhân tạo 
 + Làm càng sớm càng tốt, kiên trì cho đến khi người bị nạn tự hô hấp tự nhiên. 
Thông thường làm trong thời gian 40 60 phút không có hiệu quả thì dừng. 
 + Làm đúng nguyên tắc, lực đủ mạnh, giữ nhịp độ đều đặn mới thực sự 
hữu hiệu. 
 + Làm tại chỗ thông thoáng, nhưng không làm ở chỗ giá lạnh. 
 + Không được hô hấp nhân tạo cho người bị nhiễm chất độc hoá học, bị 
sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn và tổn thương cột sống. 
 + Không chuyển người bị ngạt thở về các tuyến khi hô hấp tự nhiên chưa 
hồi phục. 
 3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở 
 - Tiến triển tốt 
 Hô hấp dần dần hồi phục, người bị nạn nấc và bắt đầu thở, nhịp thở lúc đầu 
ngập ngừng, không đều và vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của người 
bị nạn cho đến khi thở đều, sâu, môi và sắc mặt hồng trở lại. 
 - Tiến triển sấu 
 Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi người bị nạn đã có dấu hiệu chết xuất hiện như: 
 211 
 + Các mảng tím tái xuất hiện trên da ở những chỗ thấp. 
 + Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 250c. 
 + Bắt đầu có hiện tượng cứng đờ của xác chết. 
 4. Kỹ thuật chuyển thương 
 Tùy theo địa hình thời tiết, tình trạng cụ thể của vết thương khoảng cách 
vận chuyển mà sử dụng phương tiện chuyển thương cho phù hợp 
 4.1. Mang vác bằng tay 
 Vận dụng để vận chuyển người bị thương ở cự ly gần như dìu người bị 
thương, bế người bị thương, cõng người bị thương. 
 4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng 
 Là biện pháp phổ biến, thường dùng nhất đảm bảo thuận lợi và an toàn cho 
người bị thương. 
 - Những điểm chú ý khi vận chuyển người bị thương bằng cáng, võng 
 + Phải theo dõi tình trạng toàn thân của người bị thương (như sắc mặt, hơi 
thở, mạch, huyết áp) để xứ lý kịp thời. 
 + Người bị thương có ga rô phải thực hiện nới băng đúng quy định về thời gian 
 + Bị thương ở hàm, cổ trước phải đặt nằm xấp (nếu nằm ngửa rất dễ bị ngạt 
thở do máu chảy vào đường hô hấp). 
 + Bị thương ở bụng phải đặt nằm ngửa, chân hơi co để tạo áp lực trong ổ 
bụng, giảm thiểu các phủ tạng lòi ra ngoài. 
 + Bị thương ở ngực phải đặt nằm ngửa nửa trên gần như tư thế ngồi để dễ thở. 
 + Bị thương ở xương sống, vùng chậu phải vận chuyển bằng cáng cứng 
không dùng võng. 
 + Khi khiêng thương binh bao giờ cũng phải đưa đầu đi trước. 
 + Khi leo núi đầu thương binh bao giờ cũng phải cao hơn chân (nếu là cáng 
cứng phải bảo đảm cân bằng) thăng bằng. 
 + Tuyệt đối không để ngã, rớt thương binh khi đặt cáng, võng phải nhẹ 
nhàng không gây chấn động mạnh. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Trình bày mục đích nguyên tắc và các biện pháp cầm máu tạm thời, cố 
định xương gãy? 
 2. Trình bày nguyên nhân gây ngạt thở? Các phương pháp cấp cứu ban đầu 
khi có nạn nhân bị ngạt thở? 
 212 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. 
 2. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự 
lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình 
hình mới. 
 3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung 
ương Đảng, Hà Nội, 2016. 
 4. Luật Biên giới quốc gia, 2004. 
 5. Luật Nghĩa vụ quân sự, 2015. 
 6. Luật An ninh quốc gia, 2004. 
 7. Bộ luật Hình sự2015, sửa đổi, bổ sung năm 2018. 
 8. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016. 
 9. Luật Quốc phòng, 2018. 
 10. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013. 
 11. Luật biển Việt Nam, 2012. 
 12. Luật Dân quân tự vệ, 2009. 
 13. Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên năm, 1996. 
 14. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về 
động viên quốc phòng. 
 15. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về 
Công tác dân tộc. 
 16. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014quy định về phòng, 
chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. 
 17. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy 
định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. 
 18. Nghị định 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ về “kết 
hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng” 
 19. Nghị định số 71/2018/NĐ-CPngày 15/05/2018quy định chi tiết một số 
điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ 
công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. 
 20. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc 
phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ 
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung 
cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. 
 213 
 21. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh 
trong trường trung học phổ thông. 
 22. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động 
- Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục 
quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề. 
 23. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh 
trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. 
 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh 
tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản giáo 
dục, 2007. 
 25. Đào Huy Hiệp, Nguyễn Mạnh Hưởng, Lưu Ngọc Hải, Nguyễn Hoàng 
Minh, Lê Đại Nghĩa, Trần Đăng Thanh, Vũ Quang Tạo, Đỗ Xuân Tảo, Hoàng 
Khắc Thông, Lê Doãn Thuật, Tạ Ngọc Vãng, Nguyễn Từ Vượng, Nguyễn Trọng 
Xuân: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh (dùng cho sinh viên các trường 
đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008. 
 26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - 
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009. 
 27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012. 
 28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011. 
 29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997. 
 30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000. 
 31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./. 
 214 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_day_hoc_mon_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_chuong_t.pdf