Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp

I. KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết do C.Mác, Ph. Ăngghen sáng lập từ

những năm giữa thế kỷ XIX, được V.I.Lênin bổ sung, phát triển vào đầu thế kỷ

XX. Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba bộ

phận lý luận cơ bản là triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị học Mác-Lênin và chủ

nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống lý luận khoa học thống

nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng

giai cấp công nhân, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng thành công

chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Ba bộ phận cấu thành của Mác- Lênin có vị trí, vai trò khác nhau nhưng là

một thể thống nhất nêu rõ mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức giải phóng

xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Triết học Mác-Lênin là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên,

xã hội và tư duy; có vai trò trang bị cho con người cách nhìn khoa học và phương

pháp đúng đắn để nhận thức, cải tạo và phát triển thế giới.

Kinh tế chính trị học Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu các quan hệ xã hội

của sản xuất và trao đổi trong quan hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất

định.

Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật chính trị-xã hội, những

nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp

đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện

sự chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

- Nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Mác

Về kinh tế-xã hội: Nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa giữa thế kỷ XIX phát

triển mạnh ở nhiều nước Tây Âu. Sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản với tính

cách là lực lượng chính trị độc lập là nhân tố quan trọng ra đời chủ nghĩa Mác.

Về tư tưởng lý luận là những đỉnh cao về triết học cổ điển Đức, kinh tế chính

trị học cổ điển ở Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán ở Pháp.

Về khoa học là những phát minh về khoa học tự nhiên như thuyết tiến hóa

giống loài của Đác-uyn, thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-6

xốp; học thuyết về tế bào của các nhà khoa học Đức. Các học thuyết này là cơ sở

củng cố chủ nghĩa duy vật biện chứng - cơ sở phương pháp luận của học thuyết

Mác.

- Nhân tố chủ quan: C.Mác (1818-1883), Ph.Ăng-ghen (1820-1895) là

những thiên tài trên nhiều lĩnh vực. Hai ông đã nghiên cứu kỹ xã hội tư bản, kế

thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tiền đề tư tưởng lý luận, khoa học,

phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân và sáng lập ra

học thuyết mang tên mình.

- Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin

Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăng-ghen (1848-1895). Tháng 2-1848, tác phẩm

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do hai ông dự thảo được Đồng minh những người

cộng sản thông qua, mở đầu sự ra đời chủ nghĩa Mác. Sau đó hai ông đã viết nhiều

tác phẩm, xây dựng nên học thuyết khoa học với ba bộ phận triết học, kinh tế chính

trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

V.I.Lênin phát triển chủ nghĩa Mác (1895-1924): V.I.Lênin (1870-1924) đã

đấu tranh, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa

đế quốc. Người đã lãnh đạo thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, phát

triển nhiều vấn đề lý luận mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi V.I.Lênin

mất, Quốc tế Cộng sản đã bổ sung, gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Từ năm 1924 đến nay, các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới coi chủ

nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng để vận dụng, bổ sung, phát triển, xây dựng

đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn đất nước.

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 1

Trang 1

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 2

Trang 2

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 3

Trang 3

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 4

Trang 4

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 5

Trang 5

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 6

Trang 6

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 7

Trang 7

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 8

Trang 8

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 9

Trang 9

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 83 trang xuanhieu 5380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp

Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị - Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp
công đồng, hun đúc nên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của mỗi người 
dân. Truyền thống dân tộc, là bài học lịch sử quý báu truyền trao cho thế hệ sau 
nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức tốt của mỗi người dân, tiếp nối truyền 
thống yêu nước hào hùng, xây dựng lòng tự hào dân tộc. 
 76
 Người học cần nhận thức rõ đất nước là của dân, do dân, vì dân. Trách 
nhiệm của người dân trong công cuộc đổi mới là tương lai của dân tộc, hạnh phúc 
của mỗi gia đình. Bởi vậy, mỗi người học cần phải: 
 - Tu dưỡng ý chí, tiếp nối truyền thống yêu nước, biết điều chỉnh hành vi 
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; xác định quyền hạn, trách nhiệm và thực 
hiện nghĩa vụ của người công dân. 
 - Có lòng nhân ái, yêu thương, nhân nghĩa, đoàn kết, trân trọng các giá trị 
đạo đức nền tảng. 
 - Có trách nhiệm xây dựng lối sống lành mạnh và nơi làm việc văn minh để 
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 
 - Biết phê phán những hủ tục, lạc hậu cũng như phê bình chủ nghĩa cá nhân, 
trục lợi bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
 - Có động cơ học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng 
đam mê để có thể làm việc tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với sự 
phát triển của khoa học công nghệ. 
 2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân 
 Những tiêu chí của người lao động có đức, có tài, có kiến thức chuyên môn 
không thể có ngay mà là quá trình tu dưỡng, rèn luyện mà hình thành. Các tiêu chí 
đó tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau: 
 a) Tu dưỡng và rèn luyện về phẩm chất chính trị 
 Trước hết là tu dưỡng rèn luyện để bồi đắp tinh thần yêu nước, trung với 
nước, hiếu với dân; tin tưởng và đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
Đảng và nhân dân ta ta đã chọn. Đó là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối 
đổi mới của Đảng. Tu dưỡng bản lĩnh chính trị với mỗi sinh viên là sự vững vàng, 
không dao động trước mọi khó khăn, gian khổ; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi 
âm mưu và hoạt động sai trái “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. 
 Bản lĩnh chính trị của người học chỉ có được thông qua hoạt động thực hiện 
chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy 
chế của nhà trường; thông qua quá trình học tập, hoạt động chính trị-xã hội trong 
nhà trường, có quan điểm, thái độ, chính kiến rõ ràng, đúng mực trước tình hình 
đất nước. 
 Qua trải nghiệm thực tiễn học nghề, thực tế sản xuất, tiếp xúc với môi 
trường xã hội, mỗi người học mới tích lũy hiểu biết về mọi mặt, trở nên vững vàng, 
 77
kiên định. Bởi vậy cần tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, tích lũy kiến 
thức và kinh nghiệm, làm giàu vốn hiểu biết của mình. Cùng với rèn luyện bản lĩnh 
chính trị, cần thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, 
ích kỷ. 
 Mỗi người học cần xác định động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn. Học là để 
có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề 
nghiệp để thành người công dân tốt, người lao động tốt. Khi có động cơ học tập 
đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng đam mê để có thể làm việc 
tốt nhất, rèn luyện kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật, chấp 
hành nội quy, quy chế của tổ chức, hình thành tác phong công nghiệp thích ứng với 
sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. 
 Cần thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người công dân; 
thấy được sự quan tâm của Nhà nước, xã hội của nhà trường đào tạo nghề, của gia 
đình đối với việc học tập của mình. Từ đó có ý thức nâng cao trách nhiệm của 
bản thân, tích cực cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự giác và giữ kỷ luật trong 
học tập và rèn luyện. 
 Hiện tại trong việc học tập và rèn luyện, mỗi người học cần nhận thức rõ 
quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình khi đến lớp, khi tự nghiên cứu, khi ở ở trường, 
đi thực tế và ở ngoài xã hội. 
 b) Tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, lối sống, sức khỏe 
 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, 
gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành 
công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên 
hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt 
hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo”. Mỗi người học 
cần góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo 
tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh: Rèn luyện bản lĩnh 
chính trị, trung với nước, hiếu với dân, có tinh thần tự cường dân tộc, có tinh thần 
nhân ái, đoàn kết, có thương yêu quý trọng con người, nhất là người lao động 
nghèo khổ. Yêu thương con người phải Cần có tinh thần phê bình và tự phê; phân 
biệt đúng sai, tôn trọng lẽ phải; thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp 
nhau sửa chửa khuyết điểm. 
 Mỗi người học cần biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức 
công dân; rèn luyện lối sống lành mạnh “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. 
theo Hồ Chí Minh: “Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, 
 78
sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười 
biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, 
là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi con người. 
 Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của 
nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ. Liêm là luôn tôn trọng, 
giữ gìn của công và sống trong sạch. “Không tham tiền tài. Không tham sung 
sướng. Không ham người tâng bốc mình...”1. Chính là không tà, là thẳng thắn, 
đúng đắn; không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không 
đối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì 
để việc công lên trên, tên trước việc tư, việc nhà. Chí công vô tư là đem lòng chí 
công vô tư đối với người, với việc, “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến 
mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân. 
 Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. 
Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, 
một lòng vì nước, vì dân, vì đất nước thì sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. 
 Mỗi người học cần rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự 
giác và giữ kỷ luật trong học tập và rèn luyện. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, yêu 
lao động và tôn trọng lao động của người khác. Tham gia tích cực các hoạt động 
đoàn thể; các hoạt động xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của cá 
nhân, của tập thể, của Nhà nước và xã hội. 
 Mỗi người học luôn xác định quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ 
trách nhiệm bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh ở nhà trường và ngoài xã hội. 
Xây dựng lối sống trung thực, tự tin vào bản thân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá 
nhân, phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách, chống chạy theo chủ nghĩa cá 
nhân, vụ lợi; không gian lận trong học tập và tiêu cực trong cuộc sống, tránh xa các 
thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội và những cám dỗ thấp hèn để đạt kết quả cao nhất 
trong học tập, rèn luyện. 
 c) Tu dưỡng, rèn luyện về văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghề 
nghiệp 
 Xã hội càng phát triển, càng có nhiều ngành nghề đào tạo, nghề nào cũng quý, 
nghề nào cũng ngày càng đổi mới và phát triển. Mỗi học sinh khi đã chọn nghề, cần 
rèn tình yêu nghề, say mê với nghề mà tích cực học tập toàn diện. Các cơ sở đào tạo 
đã luôn bám sát cuộc sống, phối hợp với doanh nghiệp để đưa chương trình đào tạo 
sát với thực tế nhu cầu xã hội, sát với trình độ tiên tiến của thế giới. Sự chủ động của 
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.5, tr.292 
 79
nhà trường trong công tác kết nối với doanh nghiệp, để giúp người học có nơi thực 
tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tìm việc làm đúng với chuẩn đầu ra. Bởi vậy 
mỗi sinh viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Học 
nghề nào phải phấn đấu để giỏi nghề đó. 
 Tuy nhiên, học tập để có bằng cấp, chứng chỉ nghề mới là điều kiện cần 
nhưng chưa đủ. Cuộc sống vốn rất phong phú nên mỗi người học phải không ngừng 
nâng cao trình độ về mọi mặt, hiểu biết, tích lũy thêm về lý luận chính trị, các môn 
khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật, khoa học và công 
nghệ thông tin, ngoại ngữ, tin học... Trừ một số bẩm sinh, còn đại đa số các thiên tài 
là do cần cù, thông minh do tích lũy mà nên. Người học sinh học ở trường, ở lớp, 
học thầy vẫn chưa đủ, cần học qua sách vở tham khảo, học trong thực tiễn, học lẫn 
nhau, học nhân dân và biết tự học. 
 Tích cực chủ động tìm hiểu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, rèn luyện 
sức khỏe đảm bảo để trở thành lực lượng lao động tiến bộ, rèn luyện tác phong 
công nghiệp, thích ứng với yêu cầu phát triển của cách mạng khoa học và công 
nghệ, vì cầu phát triển của bản thân, hạnh phúc gia đình và phồn vinh của đất 
nước. 
 Tựu trung lại, người học sinh được đào tạo nghề phải thạo nghề, tư duy sáng 
tạo, áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, có kỹ năng giải quyết 
đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và xã hội. Thực hiện tốt các chuẩn 
mực đạo đức cơ bản như: Hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ; yêu thương, nhường 
nhịn anh em; nghiêm khắc với bản thân, hòa đồng với bạn bè; kiên trì học tập, say 
mê nghiên cứu; bảo vệ môi trường; chấp hành luật pháp. 
 d) Tu dưỡng, rèn luyện về tinh thần trách nhiệm: với công việc, với gia 
đình, với cơ quan, đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội 
 Đây là nội dung tu dưỡng, rèn luyện về trách nhiệm các nhân trong các mối 
quan hệ xã hội; yêu cầu mỗi người trong xã hội vừa có trách nhiệm với bản thân và 
có trách nhiệm với xã hội. 
 Nội dung tu dưỡng rèn luyện trong các mối quan hệ xã hội là làm tốt vị trí, 
vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong các quan hệ xã hội đó. Với công việc, cần 
xác định mình là một mắt khâu trong dây chuyền hoạt động làm ra sản phẩm cho 
xã hội để hoàn thành công việc được giao, đúng yêu cầu chất lượng, thời gian, hiệu 
quả và tiết kiệm. Với gia đình cần xác định trách nhiệm của cá nhân trong xây 
dựng gia đình hạnh phúc, trách nhiệm với vợ (chồng), con cái, cha mẹ, họ hàng nội 
ngoại để phấn đấu rèn luyện, giữ gìn. Với cơ quan đơn vị, xác định rõ mình là 
 80
một thành viên, có lợi ích chung trong hoạt động của cơ quan đơn vị để tham gia 
xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh, có văn hóa, thu nhập cao. Với cộng đồng, 
cần xác định rõ trách nhiệm tham gia các sinh hoạt chung, góp phần mình vào xây 
dựng quê hương, nơi cư trú có môi trường tự nhiên và xã hội xanh, sạch, đẹp, văn 
minh, thân thiện, đoàn kết. Với toàn xã hội, là rèn luyện trở thành người công dân 
tốt, có trách nhiệm, tuân thủ tự giác các quy định của pháp luật, thực hiện quyền và 
trách nhiệm làm chủ của mỗi công dân 
 CÂU HỎI 
 1. Trình bày quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt? 
 2. Cần phải làm gì và như thế nào để tu dưỡng và rèn luyện trở thành người 
công dân tốt, người lao động tốt? 
 81
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 
của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ 
thống giáo dục quốc dân” 
 2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 
30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-
KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập 
lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” 
 3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 
 4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện 
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo 
tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật 
 5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về 
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
 6. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-
BLĐTBXH ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương 
trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng 
 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 
18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình Các môn lý luận chính 
trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, 
Tư tưởng Hồ Chí Minh. 
 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 
7/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị 
dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp 
 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin 
 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác-Lênin 
 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học 
 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 
 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 
 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII của Đảng 
 82
 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
XI của Đảng. Nxb. CTQG, HN 
 16. Đảng CSVN (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương, khóa XI, 
Nxb CTQG, Hội nghị 
 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII của Đảng., Nxb. CTQG, HN 
 18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý 
luận-Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính 
trị, Hà Nội 
 19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý 
luận-Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 
 20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý 
luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực 
của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 
 21. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý 
luận-Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà 
Nội 
 22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý 
luận-Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản 
Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 
 23. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ 
nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản 
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 
 24. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 83

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_day_hoc_mon_giao_duc_chinh_tri_chuong_trinh_dao_tao.pdf