Tài liệu Chuyển dịch hệ thống năng lượng - Kinh nghiệm của một số nước châu Á
Những động lực chính dẫn đến chuyển dịch năng lượng toàn cầu
Năm 2016 công suất năng lượng tái tạo lắp đặt mới đạt kỷ lục với 161
Gigawatt (GW), tổng công suất năng lượng tái tạo toàn cầu tăng thêm gần 9% so
với năm 2015. Nổi bật nhất là năng lượng mặt trời, chiếm 47% tổng công suất lắp
đặt mới, tiếp theo là năng lượng gió 34% và thủy điện 15,5%. Đây là năm thứ 5 liên
tiếp, đầu tư vào công suất phát điện mới từ năng lượng tái tạo (bao gồm thủy điện)
cao gấp đôi đầu tư vào điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Tổng mức đầu tư cho
năng lượng tái tạo đã đạt 249,8 tỷ USD. Hiện nay, hàng năm thế giới tăng công suất
lắp đặt mới từ năng lượng tái tạo nhiều hơn từ tất cả các nguồn nhiên liệu hóa thạch
gộp lại. Năng lượng tái tạo ngày càng được quan tâm phát triển ở nhiều quốc gia
trên thế giới, quá trình dịch chuyển năng lượng từ hóa thạch sang các nguồn năng
lượng tái tạo diễn ra mạnh mẽ là do một số động lực chính sau đây:
a) Giảm thiểu biến đổi khí hậu là lý do chính cho mục tiêu 100% năng
lượng tái tạo. Ở nhiều quốc gia, giảm ô nhiễm không khí và các vấn đề sức khỏe
do ô nhiễm không khí gây ra là động lực then chốt. Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu
thụ than chiếm gần một nửa nhu cầu thế giới; ở giai đoạn đỉnh điểm, gần 78% điện
năng tiêu thụ của nước này được sản xuất từ than. Do tình hình ô nhiễm không khí
ngày càng tăng từ việc xây dựng ồ ạt các nhà máy nhiệt điện than, Trung Quốc đã
kiểm soát và cho ngừng nhiều nhà máy hoạt động không hiệu quả. Tính đến năm
2016, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 62%. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt mục
tiêu giảm sản xuất điện than và phát triển nguồn năng lượng sạch. Ví dụ, Trung
Quốc tuyên bố vào đầu năm 2017 rằng họ sẽ đầu tư 2,5 nghìn tỉ nhân dân tệ (360 tỉ
USD) cho năng lượng tái tạo trước năm 2020, chủ yếu là do các vấn nạn ô nhiễm
không khí nghiêm trọng ở các thành phố lớn của nước này gây ra bởi các nhà máy
điện đốt than.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chuyển dịch hệ thống năng lượng - Kinh nghiệm của một số nước châu Á
sát, đánh giá việc thực hiện thích ứng, giảm nhẹ, chuẩn bị nguồn lực theo quy định của Thỏa thuận Paris; 5. Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo lập môi trường thuận lợi và tập trung nỗ lực quốc gia cho ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề liên vùng, liên ngành; thu hút nguồn lực tư nhân và hỗ trợ quốc tế. ♦ Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng Hiệu quả sử dụng năng lượng, được hiểu tổng quát là mức tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ điện để sản xuất một đơn vị vật chất. Tổng quát đối với một quốc gia thường được đo lường bằng "Cường độ năng lượng", hoặc "Cường độ điện" đối với GDP - nghĩa là cần bao nhiêu đơn vị năng lượng/ điện năng để có được một đơn vị GDP (1USD, 1.000USD,...). Chỉ tiêu này ở một số nước năm 2010 như sau: Bảng 4. Hiệu quả sử dụng năng lượng một số nước Quốc gia Thái Lan Nhật Bản Singapore Hàn Quốc CHLB Đức Trung Quốc Liên bang Nga 40 CDĐ- kWh/usd 0,56 0,22 0,25 0,40 0,25 1,05 1,0 CĐNL- kgOE/Kusd 199 154 139 159 164 231 205 Ở Việt Nam, hiện nay, cường độ điện khoảng 1,15-1,2kWh/USD, lại còn được dự báo tăng lên vào năm 2020-2025. Đồng thời hệ số đàn hồi điện - tỷ lệ tốc độ tăng trưởng điện so với tăng GDP các nước nói chung nhỏ hơn 1, Việt Nam hiện tại trên 1,5 và có xu thế tăng. Cường độ năng lượng nói chung năm 2017 khoảng 300 kgOE/nghìn USD. Nghĩa là tiêu thụ năng lượng của Việt Nam cao hơn các nước 2-3 lần! Để sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, Từ 2006, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (CTTK&HQ), gồm hai giai đoạn: 2006-2010 và 2012-2015; Chương trình đã tạo được những chuyển biến về nhận thức, cơ sở pháp lý và cả những kết quả cụ thể về tiết kiệm năng lượng. Một số kết quả chủ yếu của Chương trình tiết kiệm và hiệu quả 1. Kết quả tiết kiệm định lượng, tuy chưa thấy Chương trình tiết kiệm và hiệu quả (CTTK&HQ) công bố tư liệu, số liệu minh chứng cụ thể, nhưng kết quả đạt được trình bày tại bảng 2 dưới đây cho thấy chương trình đã cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Bảng 5. Kết quả tiết kiệm năng lượng từ thực hiện CTTK&HQ Giai đoạn 2006-2010 2011-2015 Mục tiêu TKNL đề ra (%) 3-5 5-8 Kết quả đạt được (%) 3,4 5,65 Tổng NLTK (triệu TOE) 4,5 11,261 Nguồn: Trịnh Quốc Vũ, BC Hội thảo CTQG về SDNLTK&HQ giai đoạn 2019-30, Hà Nội 6/2018 2. Xây dựng và hoàn thiện một số văn bản pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tiết kiệm và hiệu quả năng lượng nói chung và hoạt động của Chương trình nói riêng, có thể kể tới là: như: (1) Luật số 50/2010/QH 12 ngày 28/6/2010 về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (2) Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 41 29/3/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật; (3) Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (4) Thông tư số 09/2012/BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công thương về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng; ... Hiện nay Bộ Công Thương đang xây dựng Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, đề nghị lấy tên chương trình là: Chương trình quốc gia về sử dụng Năng lượng Hiệu quả và Tiết kiệm giai đoạn 2019-2030, như vậy chính xác và phù hợp với quốc tế hơn; theo đó bố trí hợp lý nội dung, phân đoạn thời gian thực hiện, khắc phục những tồn tại của giai đoạn trước. ♦ Những sáng kiến địa phương Năm 2017, lần đầu tiên trên cả nước, người dân không chỉ sử dụng điện từ hệ thống điện mặt trời do chính mình lắp đặt mà còn có thể bán lại lượng điện dư thừa từ hệ thống lên lưới với mức giá hỗ trợ. Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam cho rằng với việc nhân rộng mô hình này sẽ giảm đi đáng kể nhu cầu tiêu thụ điện từ lưới, đặc biệt đối với khu vực miền Nam. Đây có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả cho kế hoạch xây dựng thêm các dự án nhiệt điện tốn kém gây nguy hại đến môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn bước đầu về nguồn vốn, khả năng đấu nối và truyền tải là không thể tránh khỏi nhưng với quyết tâm mạnh mẽ của người dân, những hỗ trợ từ chính sách, sự vào cuộc của ngành điện và các bên liên quan, không có “trở ngại nào” không thể “vượt qua”. ♦ Năng lượng tái tạo và việc làm Năng lượng tái tạo giúp đẩy mạnh kinh tế các vùng nông thôn và khu vực kém phát triển ở nhiều quốc gia từ Đức cho tới Ấn Độ, Trung Quốc và Băng-la-đét Việt Nam không ngoại lệ và năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn Việt Nam, năng lượng tái tạo góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân và hiện đại hóa phương pháp sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh lợi ích kinh tế cho vùng nông thôn, năng lượng tái tạo còn là nguồn năng lượng nội địa có thể giúp Việt Nam chủ động hơn về nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu, than và khí gas trên thị trường quốc tế. Năng 42 lượng tái tạo giúp giảm chi tiêu cho nhập khẩu về dài hạn và tăng thêm lợi thế cho nền kinh tế cũng như giảm phát thải cho Việt Nam Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) có trụ sở tại Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất), trong Báo cáo thường niên năm 2017 Năng lượng Tái tạo và việc làm cho biết, cách đây 5 năm lĩnh vực này chỉ tạo được 5 triệu việc làm. Đến năm 2016, NLTT thế giới tạo việc làm cho 9,8 triệu người, gần gấp đôi mức của năm 2012. IRENA dự đoán số người làm việc trong lĩnh vực NLTT sẽ lên tới 24 triệu tới năm 2030 và đây sẽ trở thành động lực chính cho các nền kinh tế trên khắp thế giới. NLTT cũng tạo ra triển vọng việc làm lớn tại Việt Nam. Chia sẻ tại Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2017 diễn ra hồi tháng 8/2017, GS.TS Nguyễn Thế Mịch – Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, theo Kịch bản Phát triển năng lượng bền vững tối ưu (ASES), ngành NLTT của Việt Nam có thể tạo ra 700.000 việc làm mới liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian tới. Một ví dụ điển hình, theo ông Chung – Han Wu, Giám đốc công nghệ của công ty Boviet – một công ty sản xuất pin mặt trời có trụ sở tại Bắc Giang, số lượng việc làm trong ngành năng lượng mặt trời chiếm đa số trong số các ngành NLTT. “Để thiết kế theo đặc thù và bố trí các nhà máy năng lượng mặt trời tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 1.300 công nhân cần cho nhà mát sản xuất dàn pin năng lượng mặt trời 1 GW và khoảng 900 công nhân cần cho nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời 1 GW. Năm 2020, việc lắp đặt hàng năm hệ thống năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ tăng lên 850 MW, có nghĩa là khoảng 15.000 người trên cả nước sẽ làm việc về lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời”. 1.2. Những hạn chế trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam Quá trình Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam bao gồm phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả năng lượng và tiết kiệm năng lượng, và giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (ví dụ thông qua đện khí hoá ngành giao thông vận tải và dần xóa bò các nhà máy nhiệt điện than). Nhiều nghiên cứu khác nhau đã xác định các rào cản chính đối vối quá trình chuyền dịch cơ cấu năng lượng tại Việt Nam, cũng như các bên liên quan chính. Những rào càn và cơ hội đối vói chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội chủ yếu nằm ở việc sàn xuất và sử dụng điện tái tạo ỏ các quy mô khác nhau. Các rào cản có thể được chia về các nhóm 43 chính sau: thể chế và chính sách; kinh tế và tài chính; kỹ thuật và cơ sở vật chất; và rào cản về quan điểm/nhận thức. a, Thể chế, chính sách và quy định Chính sách và quy định về năng lượng tái tạo không đầy đủ và chưa hiện quả Quy trình đầu tư phức tạp đối với năng lượng tái tạo. Khó khăn trong việc đấu nối lưới điện quốc gia Các thể chế còn mâu thuẫn về lợi ích b, Kinh tế và tài chính Giá điện thấp, thiếu áp lực đầu tư hiện quả năng lượng Giá bán điện hỗ trợ của các loại năng lượng tái tạo thấp Hạn chế về vốn đầu tư C, Nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất Nhân lực ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn thiếu Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu, công nghệ chưa phát triển D, Nhận thức Các quan điểm tiêu cực về năng lượng tái tạo vẫn còn Những lợi ích của năng lượng tái tạo vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Những thách thức trong việc thay đổi quan điểm 2. Khuyến nghị về chuyển dịch hệ thống năng lượng tại Việt Nam 1) Khung chính sách tích hợp - Các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên xây dựng khung chính sách tích hợp tạo ra tầm nhìn xuyên suốt dài hạn và môi trường chính sách ổn định, mang lại sự chắc chắn để thu hút đầu tư. 2) Định giá carbon - Việc định giá carbon nên được thực hiện nhanh nhất có thể - các cơ quan trung ương nên hướng dẫn nhiệm vụ này, trong trường hợp vắng mặt, các cơ quan địa phương áp dụng các chương trình riêng của họ. 44 3) Trợ cấp thông minh - Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách xem xét danh mục trợ cấp hiện tại của họ để loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và chuyển hướng sang các quỹ có các chương trình về hiệu quả năng lượng và hướng đến các mục tiêu công nghệ sạch. 4) Hỗ trợ đổi mới sáng tạo - Chính sách tiếp tục cần được thiết kế để đảm bảo cả lĩnh vực công và tư đều tiến tới đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các mục tiêu chuyển đổi năng lượng và các nhà hoạch định chính sách nên đảm bảo cung cấp các chương trình và hỗ trợ cần thiết. 5) Hiệu quả năng lượng - Hiệu quả năng lượng tiếp tục là lựa chọn năng lượng hiệu quả chi phí nhất, và các nhà hoạch định chính sách nên loại bỏ những rào cản trong việc thông qua, bao gồm cả việc cung cấp các cơ chế tài chính phù hợp. 6) Thiết kế thị trường điện - Để hỗ trợ phát triển nhanh hệ thống điện, các nhà hoạch định chính sách phải chủ động hỗ trợ việc thiết kế thị trường điện theo các các quy tắc và tạo ra những sản phẩm cần thiết để vận hành hiệu quả các hệ thống năng lượng tái tạo. 45 KẾT LUẬN Việt Nam đang đứng trước thách thức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong vòng một thập kỷ tới, do đó cần có những giải pháp kịp thời để bảo đảm an ninh năng lượng. Trong giai đoạn 2005 - 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần, nhu cầu điện của Việt nam tăng 10%/năm đến năm 2025. mặc dù có trữ lượng than, khí và dầu mỏ lớn, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu thuần nhiên liệu hoá thạch. Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), các chuyên gia dự báo điện than sẽ chiếm hơn một nửa lượng điện vào năm 2030 (và một nửa lượng than sử dụng là than nhập khẩu). Chuyển dịch cơ cấu năng lượng hiện nay là xu hướng chung của thế giới, điều này có thể đảm bảo công bằng xã hội, vì có thể nâng cao chất lượng dịch vụ năng lượng, tạo công ăn việc làm, hiện đại hoá ngành công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường, giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, đến năm 2050, lượng điện tái tạo và thuỷ điện lớn sẽ chỉ chiếm hơn 40% trong cơ cấu điện. Các dự báo này dựa trên giả định nhu cầu sẽ tăng cao và nâng cao hiệu suất chậm, cũng như lạc quan về tiềm năng tăng trưởng của thuỷ điện. Bộ Công Thương hiện đang lên dự thảo Kế hoạch hành động năng lượng tái tạo, kế hoạch này phải hiện thực hoá các cam kết trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo - như áp dụng phí các bon đối với sử dụng nhiên liệu hoá thạch, và nguồn thu sẽ đưa về Quỹ năng lượng tái tạo Việt Nam đã có một số chính sách hỗ trợ điện gió, sinh khối, phát điện từ chất thải và điện mặt trời (PV), tuy nhiên tỉ lệ khai thác vẫn rất thấp và quy mô của các dự án rất nhỏ. Một phần là do giá điện hỗ trợ (FiT) còn thấp, và quy định hành chính và kỹ thuật chi tiết vẫn còn thiếu, hoặc yếu. Một số chương trình và trợ giá của chính phủ tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả năng lượng. Hệ thống nhiệt và sấy sử dụng năng lượng mặt trời, nguyên liệu sinh khối đã, đang được ứng dụng ở các hộ gia đình và trong các ngành công nghiệp... Việt Nam có thể tự hào với các thành tựu như tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận với điện cao, nhưng vẫn còn đi sau nhiều quốc gia khác về hiệu quả năng lượng và khai thác năng lượng tái tạo phi thuỷ điện. Các cơ sở sản xuất điện, giao thông vận tải, các ngành sản xuất, các toà nhà thương mại và khu nhà ở đang mở rộng nhanh chóng, mang lại cơ hội cho một tương lai các bon thấp. 46 Từ những nghiên cứu quá trình chuyển dịch năng lượng trên thế giới và xu hướng của Việt Nam, Tổng luận đã khuyến nghị một số chính sách về chuyển dịch hệ thống năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới. Hy vọng với những khuyến nghị này, các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp và các đối tượng chịu ảnh hướng có thể có một kênh tham khảo hữu hiệu trong việc cân đối hài hòa giữa những lợi ích và thiệt hại, từ đó đưa ra được những biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Biên tập: Nguyễn Thị Minh Phượng Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (số 50/2010/QH12) ngày 17/6/2010 2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 phê duyệt Chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050. 3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết địnhsố 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030. 4. Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 29 /6/2011 về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. 5. Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. 6. Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng đảm bảo công bằng xã hội và kinh tế tại châu Á, Miranda A Schreurs and Julia Balanowski, Viện Friedrich Ebert Việt Nam, 2017. 7. Ý nghĩa và quan ngại của quá trình chuyển đổi ngành điện ở Ấn Độ, Ann Josey Prayas, báo cáo tại Hội nghị thúc đẩy đảm bảo chuyển dịch năng lượng công bằng, Hà Nội, tháng 9/2018. 8. Chuyển dịch công bằng: Từ năng lượng than truyền thống sang nguồn năng lượng các bon thấp tại Indonesia, Hindu Mulaika, Quản lý chương trình phòng trào năng lượng Greenpeace Southeast Asia, Văn phòng Indonesia. 9. Hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội tại Việt Nam, Koos Neefjes và Đặng Thị Thu Hoài, Viện Friedrich Ebert Việt Nam, 2017. 10. Energy Transition in Thailand: Challenges and Opportunities, Dr Puree Sirasoontorn and Pf Praipol Koomsup, Viện Friedrich Ebert Thái Lan, 2017. 11. Acheving a Socially Equitable Energy Transition in China, ZANG Junjie , Donhui LIU, XHEN Xiduo, WO Honglin, Viện Friedrich Ebert Trung Quốc, 2017. 12. Báo cáo nghiên cứu các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam, Green ID.
File đính kèm:
- tai_lieu_chuyen_dich_he_thong_nang_luong_kinh_nghiem_cua_mot.pdf