Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT

1. Khái niệm kĩ thuật dạy học

Những năm gần đây, ngoài khái niệm phương pháp dạy học các nhà khoa học còn

đề cập đến khái niệm KTDH. Theo Từ điển Giáo dục học, “KTDH là tổng thể các

phương pháp sư phạm của nhà giáo dục dùng để truyền thụ những kiến thức và giúp cho

phát triển nhân cách học sinh”. Theo cuốn “ Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình

thức tổ chức dạy học trong nhà trường”: “KTDH là cách thức giáo viên xử lí các khía

cạnh hoặc tổ chức các bước khác nhau trong phương pháp hoặc quy trình hướng dẫn của

mình”. Theo Bernd Meier “KTDH là những biện pháp, cách thức, hành động nhỏ của

giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động của hoạt động dạy học nhằm thực

hiện và điều khiển quá trình dạy học”.

Trên cơ sở phân tích những quan niêm trên, có thể hiểu: KTDH là những thao thác,

hành động cụ thể của giáo viên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhận thức

(HĐNT) nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

Mặt khác, mỗi PPDH luôn cấu

thành từ 3 thành phần:

Thứ nhất: Quan điểm dạy học là

những định hướng tổng thể cho các

hành động PP, trong đó có sự kết hợp

giữa các nguyên tắc dạy học làm nền

tảng, những cơ sở lý thuyết của LLDH,

những điều kiện dạy học và tổ chức

cũng như những định hướng về vai trò

của GV và HS trong quá trình DH. Đây

là những định hướng mang tính chiến

lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH. Ví dụ: DH giải thích minh họa, DH

làm mẫu – bắt chước, DH định hướng HS,.

Thứ hai: Phương pháp dạy học cụ thể là những hình thức, cách thức hành động của

GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và

những điều kiện DH cụ thể. Ví dụ: PP thuyết trình, PP đàm thoại, PP nhóm,.

Thứ ba: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của GV và

HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

Ví dụ: KT động não, KT khăn phủ bàn, KT sơ đồ tư duy,. Vì vậy, KTDH là một cấp độ

của PPDH. Việc GV nắm vững các PPDH cũng như các KTDH tương thích của mỗi

phương pháp dạy học là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học.

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 1

Trang 1

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 2

Trang 2

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 3

Trang 3

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 4

Trang 4

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 5

Trang 5

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 6

Trang 6

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 7

Trang 7

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 8

Trang 8

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 9

Trang 9

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 41 trang xuanhieu 5360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý THPT
 tổ (nhóm) chuyên 
môn cùng xây dựng kế hoạch một bài dạy học cụ thể, sau đó một GV sẽ chịu trách nhiệm 
tổ chức giờ dạy học trên trong khi các thành viên của tổ (nhóm) dự giờ, theo dõi hành vi 
học sinh (HS) cả lớp để rút kinh nghiệm cho bài học trên. 
 Khi tham gia NCBH, các GV sẽ họp thành từng nhóm nhỏ 4-6 người có thể khác 
nhau về trình độ chuyên môn, khác nhau về chuyên ngành thậm chí có thể khác trường. 
Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá trình thực hiện bài học, thông thường các nhóm NCBH 
là các GV cùng trường và có cùng chuyên ngành. Trong quá trình tiến hành NCBH có 
thể có sự tham gia của các GV khác ngoài nhóm hoặc có thể mời những học giả, những 
giáo sư tiến sĩ đến từ các trường Đại học, những chuyên viên của Bộ Giáo dục, v.v 
những người này sẽ đóng góp những ý kiến chuyên môn, quan sát bài học và đưa ra 
những ý kiến, nhận xét, góp ý để quá trình trở nên hiệu quả hơn. 
Các GV cùng nhau nghiên cứu, xây dựng mục tiêu học tập cho HS. Sự tham gia 
của các thành viên phải mang tính chất tự nguyện trên cơ sở muốn nâng cao hiệu quả học 
tập của HS. Trong nhóm các thành viên cùng nhau hợp tác hướng đến mục tiêu chung 
của bài học, cùng chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhận xét, bổ sung giúp nhau hoàn thiện 
hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Cần tránh những biểu hiện tiêu cực như sự phê phán nhau 
về năng lực chuyên môn hay phẩm chất nghề nghiệp của các GV với nhau. Các nhóm sẽ 
làm việc trung bình từ 2-3 bài học/ năm do việc nghiên cứu có cường độ cao và chiếm 
khá nhiều thời gian. 
2. Những mục đích và ý nghĩa của giờ học theo hướng NCBH 
2.1. Mục đích: 
Những giờ học theo hướng NCBH có những mục đích chính sau: 
- Để hiểu rõ hơn về cách HS học; Tác động của PPDH đến việc học của HS: Trong 
những giờ học tổ chức theo hướng NCBH, GV thực hiện giờ dạy và các GV dự giờ phải 
quan sát các hành vi của HS để xác định các đối tượng HS khác nhau trong quá trình 
thực hiện nhiệm vụ học tập. Thông qua quan sát hành vi của HS, GV xác định được cách 
HS học; xác định quá trình mỗi HS cụ thể tham gia trong giờ học; xác định tác động của 
 35 
phương pháp dạy học của GV tác động đến từng HS. Từ những thông tin trên, GV và 
nhóm chuyên môn rút kinh nghiệm cho những giờ dạy sau. 
- Những đối tượng HS đã hoàn thành nhiệm vụ cần được giao những nhiệm vụ cao 
hơn. Những đối tượng HS gặp khó khăn cần có sự tác động kịp thời của GV và của 
những người dự giờ để hoàn thành nhiệm vụ. 
- Để nâng cao hiệu quả học tập của HS: Thông qua hành vi của HS, GV có những 
tác động cụ thể đến với mỗi học sinh. Sự tách biệt quá trình học tập của mỗi HS trong 
một bài học thống nhất làm cho từng HS nhận được những nhiệm vụ học tập vừa sức để 
HS có thể cố gắng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng. HS sẽ được độc lập làm việc 
nhiều hơn nên hiệu quả học tập sẽ cao hơn. 
- Để cải tiến việc dạy học của GV thông qua sự hợp tác có hệ thống với các GV 
khác trong trường hay cụm trường: Việc tổ chức một giờ dạy học theo hướng NCBH cần 
có sự hợp tác tập thể trong một tổ (nhóm) chuyên môn theo một qui trình chặt chẽ. 
Trong qui trình này mỗi thành viên đều có một công việc cụ thể theo sự phân công 
của tập thể. Vai trò của mỗi thành viên có đóng góp chung vào kết quả của giờ học. Vì 
vậy cần có sự hợp tác trong toàn nhóm. Việc xây dựng giờ học có thể mở rộng giữa các 
tổ (nhóm) chuyên môn trong một trường, hay nhiều trường gần nhau. 
- Để phát triển năng lực chuyên môn của GV: Thông qua các hoạt động thực hiện 
qui trình NCBH, GV được tham gia nhiều vào quá trình dạy học và từ đó nâng cao năng 
lực chuyên môn. Bên cạnh đó việc rút kinh nghiệm giờ dạy khác với dự giờ, góp ý của 
các giờ dạy truyền thống không đi sâu vào việc đánh giá ưu nhược điểm mà tập trung vào 
việc phân tích giờ dạy, việc học của HS sao cho rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các giờ 
học sau. 
2.2. Ý nghĩa: 
Mô hình giờ học theo hướng nghiên cứu bài học đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội 
tham gia thực sự vào quá trình học tập, GV quan tâm đến khả năng học tập của từng HS, 
đặc biệt là những HS có khó khăn về học tập. 
 Giờ học theo hướng NCBH tạo cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ 
năng sư phạm và phát huy sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học 
thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẽ sau dự giờ. 
 Mô hình này nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 
 Điểm nhân văn của mô hình giờ dạy theo hướng NCBH là góp phần làm thay đổi 
văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với GV; GV 
với GV; GV với HS; HS với HS. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân 
thiện cho tất cả mọi người. 
 Những điểm khác biệt giữa giờ học và dự giờ truyền thống và sinh hoạt chuyên 
môn theo hướng NCBH có thể mô tả bằng bảng so sánh sau: 
 36 
Dự giờ, nhận xét truyền thống Sinh hoạt chuyên môn theo hướng 
nghiên cứu bài học 
- Triết lý SHCM: Chưa rõ ràng, thống 
nhất. 
- Quan điểm chính: nhận xét, góp ý cách 
dạy cho GV, thống nhất PPDH chung, 
học kỹ thuật dạy học, 
- Vị trí người dự giờ: ngồi cuối lớp, 
không quan sát việc học của HS, mà là 
việc dạy của GV 
- Vấn đề quan tâm của người dự: việc 
dạy của GV (kiến thức, ngôn ngữ, cử 
chỉ, điệu bộ của GV, kỹ thuật DH, quy 
trình DH, ND kiến thức, trình bày 
bảng) 
- Ghi chép: Nội dung, tiến trình giờ dạy, 
sai sót, hạn chế của GV 
- Thảo luận sau dự giờ: Đánh giá việc 
dạy (khen- chê, chỉ ra ưu điểm-hạn chế), 
đưa ra cách dạy khác. 
- Thời lượng thảo luận: Rất ít 
- Số lượng người phát biểu: ít 
- Cách nêu ý kiến: Các ý kiến đưa ra ưu 
điểm, tồn tại, hạn chế và cách dạy khác. 
- BÀI HỌC là của GV dạy minh họa. 
- Triết lý SHCM: Mọi HS đều có cơ hội 
học tập, phát triển năng lực GV, phát triển 
nhà trường. 
- Quan điểm chính: Bài dạy minh họa là 
tình huống nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện, 
học hỏi. 
- Vị trí dự giờ : đứng phía trước, 2 bên lớp 
học, đi lại xem HS học, quan tâm việc học 
của HS. Người dự có thể tham gia giúp HS 
học tập. 
- Vấn đề quan tâm: việc học của HS (HS 
học tập như thế nào? khi nào ? HS nào gặp 
phải khó khăn gì? Nguyên nhân? GV giúp 
HS vượt qua khó khăn thế nào?... 
- Ghi chép: Tình huống học tập của HS 
trong bài học. 
- Thảo luận: Suy ngẫm và chia sẻ (7 “chìa 
khóa”) về việc học của HS, suy đoán các 
nguyên nhân, đưa ra cách giải quyết. 
- Thời lượng : Không giới hạn (khoảng 
2,0-2,5 giờ/buổi) 
- Số lượng ý kiến: nhiều hơn 
- Cách nêu ý kiến: Chia sẽ khó khăn/thành 
công của đồng nghiệp; suy ngẫm về việc 
học đã quan sát được; cách dạy khác (sau 
khi chỉ ra vấn đề và nguyên nhân). 
- BÀI HỌC là của chung mọi người. 
3. Tiến trình của quá trình NCBH 
3.1. Tiến trình chung: 
NCBH để đánh giá hoặc cung cấp cho GV những thông tin phản hồi về thực tiễn 
dạy học. Giáo viên thực hiện NCBH thì thu thập được những nhận xét, kết quả cho việc 
sử dụng các phương pháp của mình đến sự tư duy của HS. Có nhiều cách phân chia các 
giai đoạn của quá trình NCBH. 
 37 
Stigler và Hiebert(1999) chia quá trình NCBH thành 8 bước cụ thể: 
+ Lập kế hoạch nghiên cứu bài học. 
+ Dạy học và quan sát các bài học nghiên cứu. 
+ Đánh giá, nhận xét các bài học đã được dạy. 
+ Chỉnh sửa các bài học dựa trên sự góp ý, bổ sung sau những gì thu thập được sau 
khi tiến hành bài học nghiên cứu lần 1. 
+ Tiến hành dạy các bài học đã được chỉnh sửa. 
+ Tiếp tục đánh giá, nhận xét kết quả lần 2. 
+ Đưa vào ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học. 
Lewis (2002) chia quá trình nghiên cứu bài học thành 4 bước: 
+ Tập trung vào bài học nghiên cứu. 
+ Đặt kế hoạch cho bài học nghiên cứu. 
+ Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu. 
+ Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế hoạch tiếp theo. 
3.2. Tiến trình cụ thể 
Quá trình NCBH bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau: 
Hình 1. Giáo viên đang tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo NCBH 
3.2.1. Chuẩn bị cho một "bài học minh hoạ", tức là cho một giờ học có những GV 
khác đến dự. Công việc này thường do một GV chịu trách nhiệm chính, đăng kí dạy và 
 38 
thiết kế kế hoạch bài học, xây dựng học liệu, làm đồ dùng dạy học, ... với sự hỗ trợ, chia 
sẻ của các GV trong nhóm. Thường những tiết học này GV dạy minh hoạ đều muốn thử 
áp dụng một ý tưởng, một cải tiến nào đó. 
3.2.2. Tiến hành giờ học minh hoạ, là một tiết học diễn ra như thường lệ theo kế 
hoạch dạy học nhưng có các GV khác đến dự giờ: GV thực hiện bài học còn các GV 
khác trong trường hay trong tổ (bộ môn, khối,...) đến dự, quan sát, ghi chép để ghi lại 
được những diễn biến trong giờ học, những biểu hiện của hành vi học tập của HS trong 
những hoạt động, thời điểm nhất định 
3.3.3. Phân tích bài học và rút kinh nghiệm - tất cả các GV dự giờ và GV dạy minh 
hoạ cùng nhau ngồi lại để chia sẻ những suy nghĩ, những điều quan sát được về các dấu 
hiệu, hành vi học tập của HS trong các tương tác của HS với tài liệu, nhiệm vụ học tập, 
với bạn, với nhóm, với GV,... và cùng thảo luận để hiểu, lí giải những tình huống trong 
giờ học, những hành vi học tập của HS và những nguyên nhân đưa đến những hành vi 
học tập tốt hoặc chưa tốt cũng như các cách làm để cải tiến, giải quyết các tình huống 
học tập không thuận lợi cho học tập của HS. 
Trong 3 giai đoạn của NCBH, GV đã tham gia vào một chuỗi các hoạt động cùng 
đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu thực tiễn của một lớp học, trong một bài học cụ 
thể: những ý định thiết kế và việc thực hiện của GV dạy minh hoạ; các kết quả quan sát 
 39 
về hành vi và kết quả học tập của HS; các cách lí giải cho các biểu hiện học tập và 
nguyên nhân của chúng; các cách giả định để cải tiến... 
 Những chia sẻ, trao đổi về chuyên môn xung quanh một bài học được nghiên cứu 
là cơ hội cho cả GV dạy và GV dự học cách nhìn vào thực tiễn từ những góc nhìn khác 
nhau; hiểu về những hành động, hành vi, biểu hiện khác nhau của HS trong giờ học; các 
cách giải quyết khác nhau cho những tình huống thực tiễn;... Vì thế, NCBH được xem là 
cơ hội cho GV học tập lẫn nhau thông qua quá trình cùng hợp tác nghiên cứu tác động 
cải tạo thực tiễn lớp học. 
Với những phân tích trên, NCBH như một hình thức SHCM lấy nghiên cứu cải 
tiến thực tiễn làm phương tiện để tạo ra môi trường cho các GV học tập từ chính quá 
trình cùng quan sát, phân tích và suy ngẫm về những cái diễn ra trong những giờ học 
thực. Như vậy, NCBH có những dấu hiệu thuộc tính cơ bản sau: 
- Thực tiễn một lớp học cụ thể trở thành đối tượng được nghiên cứu cải tiến 
- Sự hợp tác giữa các GV trong tất cả các khâu của quá trình nghiên cứu cải tiến bài 
học 
- Quá trình học tập của GV thông qua quan sát, trao đổi, phân tích, lập luận và suy 
ngẫm về những kinh nghiệm cụ thể diễn ra trong thực tiễn làm việc cùng các bạn đồng 
nghiệp. 
Điều đó có nghĩa là NCBH vừa hướng vào cải tiến thực tiễn dạy học (áp dụng 
phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy họ,..) và qua quá trình cùng hợp tác để cải 
tiến thực tiễn. Kết quả là năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu của GV được 
phát triển. Do đó, quá trình NCBH sẽ tác động đến cả 3 yếu tố: năng lực nghề nghiệp của 
GV, thực tiễn nghề dạy học và kết quả học tập của HS. Như vậy, tổ chức NCBH thường 
xuyên và huy động sự tham gia của tất cả GV trong trường sẽ thúc đẩy quá trình học tập 
của mọi GV và nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong thực tiễn. Và kết quả 
đưa đến là chất lượng học tập của HS sẽ được cải thiện. Đó chính là động lực để GV hợp 
tác giữa GV trong nghiên cứu, tìm tòi và cải tiến thực tiễn. 
4. Vận dụng NCBH trong việc dạy học Vật lý với học sinh yếu kém 
- Vật lý là một môn học khó đối với HS vì có nhiều kiến thức tương đối phức tạp, 
nhiều kỹ năng tổng hợp các môn học khác và có nhiều phần kiến thức khác nhau. Số HS 
yêu thích môn Vật lý nhiều, nhưng số em học tốt và có các kỹ năng giải bài tập khó 
không nhiều. Và có khá nhiều em học chưa tốt môn Vật lý nên kết quả kiểm tra đánh giá 
chưa cao. 
- Tinh thần của giờ học theo hướng NCBH là không có HS bị bỏ rơi trong giờ học 
thông qua việc phân loại những đối tượng học khác nhau trong giờ học. Thông qua việc 
quan sát hành vi của HS, GV có thể xác định được những đối tượng HS gặp khó khăn 
trong giờ học và ngay lập tức có sự giúp đỡ để HS vượt qua khó khăn. Nếu việc làm này 
 40 
thường xuyên và liên tục thì những HS yếu kém sẽ có sự tiến bộ trong học tập. Sự giúp 
đỡ của giáo viên đối với HS đó chính là giao cho HS những nhiệm vụ học tập vừa sức 
của HS. Những nhiệm vụ vừa sức này sẽ được tăng dần độ khó và từ đó HS sẽ có sự 
phát triển trong học tập vì có được sự rèn luyện thường xuyên. 
- Trong các giờ học Vật lý nếu phân biệt được các đối tượng HS sẽ giúp cho GV có 
những câu hỏi, bài tập và những nhiệm vụ học tập vừa sức HS. Khi HS giải quyết được 
những vấn đề trên sẽ có nhu cầu tiếp cận với những vấn đề khó hơn và dần dần có kết 
quả học tập môn Vật lý cao hơn. 
- Tuy nhiên đối tượng HS THPT, đặc biệt là HS khối 12 là đối tượng khó tác động 
theo cách này bởi vì một số lý do như sau: 
+ Về tâm lý của HS đã có sự phức tạp, đa chiều về tâm lý nên khó xác định được trạng 
thái tâm lý thật của HS thông qua hành vi của HS. 
+ Nhiều HS không có nhu cầu học tập một số môn vì các môn đó không nằm trong các 
môn của khối thi mà các em theo học. Nên các em theo học các môn này với ý thức 
không cao, đối phó, học cho qua chuyện. 
+ Số học sinh đi học thêm nhiều nên phần lớn đã biết các kiến thức từ trước nên rất khó 
phát hiện những HS gặp khó khăn. 
Do một số các nguyên nhân trên mà việc áp dụng giờ dạy theo hướng NCBH là 
một hướng đi cần có sự đầu tư lâu dài của mỗi tập thể tổ (nhóm) chuyên môn của các 
nhà trường và trải nghiệm qua nhiều năm. Thông qua sự trải nghiệm này sẽ có sự phát 
triển về năng lực chuyên môn, ý thức nghề nghiệp của từng giáo viên và tập thể tổ 
chuyên môn. 
BÀI TẬP 
1. Mỗi nhóm chuyên môn tổ chức một bài dạy minh họa theo hướng NCBH 
2. Tổ chức rút kinh nghiệm ghi lại biên bản chi tiết. 
 41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – Nguyễn Văn Cường - 
Dự án phát triển GDTHPT 
2. Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá- PGS.TS Đặng Thành 
Hưng- Tạp chí giáo dục số 102 (chuyên đề), quý IV/2004, trang 10 
3. Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong dạy học Vật lí – Nguyễn Văn Sản – Luận 
văn Thạc Sĩ – ĐH Huế 2011. 
4. Vận dụng dạy học dự án trong dạy học Vật lí – Phan Thị Hà Linh – Luận Văn 
thạc sỹ - ĐH Huế năm 2009. 
5. Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn năm 2013. 
6. Chương trình dạy học cho tương lai của Intel – Microsoft – 2005 
7. Các website thamkhảo: www.violet.vn www.thuvienvatly.vn 
www.giaoduc.net   
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG TÀI LIỆU 
KTDH Kỹ thuật dạy học 
KT Kỹ thuật 
DH Dạy học 
PPDH Phương pháp dạy học 
PP Phương pháp 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
QTDH Quá trình dạy học 
HĐNT Hoạt động nhận thức 
DHDA Dạy học dự án 
DA Dự án 
NCBH Nghiên cứu bài học 
VL Vật lý 
CHKQ Câu hỏi khái quát 
CHND Câu hỏi nội dung 
CHBH Câu hỏi bài học 
NĐLH Nhiệt động lực học 
NC Nâng cao 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_vat_ly_thpt.pdf