Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT

I. NGUYÊN TẮC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Để việc dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng đạt hiệu quả cao, có tác dụng thiết thực trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có những nổ lực lớn trong việc làm chủ tri thức và vận dụng nhuần nhuyễn vào các bài giảng, có phương pháp sư phạm tốt.

 Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức khoa học xã hội mà cả khoa học tự nhiên. Mối quan hệ giữa các môn, các khóa trình lịch sử được thể hiện trong các loại bài, đặc biệt các bài về cách mạng, về văn hóa, khoa học, kĩ thuật, kinh tế.

 Việc dạy học liên môn và tính kế thừa trong việc học tập các khóa trình lịch sử làm cho các em nhận thức sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh. Nắm được mối liên hệ kiến thức giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp học sinh có khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử. Có như vậy học sinh nắm kiến thức mới vững chắc và việc giáo dục tư tưởng thông qua môn học mới có hiệu quả.

Vì vậy, sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc của hoạt động dạy học lịch sử.

Để thực hiện được nguyên tắc này, người giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông, trước hết là văn học, địa lí, giáo dục công dân; phải tìm ra những khái niệm, những tư tưởng chung có trong các môn học và vận dụng những hợp lí những kiến thức đó vào bài giảng. Đồng thời, học sinh cũng cần có thái độ tích cực, chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn, vì ở đây các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một sự kiện. Các em được ôn tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng thông minh trong học tập, làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn.

 

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 1

Trang 1

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 2

Trang 2

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 3

Trang 3

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 4

Trang 4

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 5

Trang 5

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 6

Trang 6

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 7

Trang 7

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 8

Trang 8

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 9

Trang 9

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 39 trang xuanhieu 05/01/2022 3720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử THPT
út nguyên nhân của các sự kiện  không nhiều nhưng nếu có thì rất cô đọng, dễ nhớ do đó có dấu ấn lâu dài trong trong nhận thức lịch sử của học sinh. Chẳng hạn đánh giá về công lao của Lí Công Uẩn: 
Công Uẩn là kẻ phi thường,
Dựng lên nhà Lí cầm quyền nước ta.
Mở mang văn hóa nước nhà,
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.
Hay đánh giá về Ngô Quyền:
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.
3. Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với nêu câu hỏi và bài tập nhận thức trong kiểm tra đánh giá.
Có thể sử dụng tài liệu văn học để kết hợp xây dựng đề kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc áp dụng cho hình thức trắc nghiệm là thuận lợi và phù hợp với đối tượng phổ thông hơn. Nó làm cho lời dẫn trong câu hỏi trắc nghiệm trở nên hấp dẫn, thú vị và giảm bớt sự nhàm chán trong cách hỏi. Chẳng hạn, khi hỏi về các nhân vật lịch sử, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi trắc nghiệm kiểu: 
1. Em hãy xác định nhân vật “vua Bình Định” trong câu ca sau là ai?
Lạy trời cho cả gió lên
Cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
a. Lê Lợi c. Nguyễn Trung Trực
b. Nguyễn Huệ d. Nguyễn Trãi
2. Em hãy điền đúng tên nhân vật trong câu thơ sau: 
Ai qua nông cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ .. anh hùng.
a. Triệu Việt Vương c. Triệu Thị Trinh
b. Tướng Lê Chân d.Trần Nhật Duật.
	Trên đây chỉ là một số gợi của tổ biên soạn chúng tôi để các đồng nghiệp tham khảo. Chúng tôi nghĩ sự thành công của chúng tôi khi biên soạn tài liệu này chính là nhờ ở sự nhiệt tình, đầu tư thời gian, trí lực đề vận dụng của các bạn đồng nghiệp trong thực tế giảng dạy ở trường mình. Có thể tài liệu còn nhiều khiếm khuyết, rất mong các bạn đồng nghiệp trao đổi, góp ý để xây dựng bộ tài liệu hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực đối với việc dạy học của môn lịch sử hơn.
CHUYÊN ĐỀ 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY CÁC BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH THPT
	I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÁC BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT 
	- Giúp học sinh nắm chắc lại kiến thức. Ôn tập có nghĩa là học và luyện lại những vấn đề đã học để nhớ kỷ, nhớ lâu.
	- Giúp các em hiểu sâu sắc hơn những khái niệm, mối quan hệ, sự kiện đã học trước đó.
	- Như vậy, mục đích ôn tập không chỉ củng cố tri thức, mà còn tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lệch của học sinh, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực của học sinh.
	- Bài ôn tập, tổng kết là dịp để học sinh nắm lại một cách khái quát những điều cơ bản nhất của một chương, một giai đoạn hay một thời kỳ. Hơn nữa, bài tổng kết có thể giúp học sinh về phương pháp khái quát hóa, vì thế nó có ý nghĩa hết sức quan trọng và hoàn toàn không nên biến nó thành một bài nhắc lại kiến thức một cách tẻ nhạt, nặng nề.
	- Các tiết ôn tập có một vai trò hết sức to lớn, là một khâu chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá. Vì vậy, củng cố, ôn tập giúp học sinh nắm vững kiến thức, bổ sung hoàn thiện, khắc sâu kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm và thái độ đúng đắn.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DẠY CÁC BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT
	- Như trên đã nói các bài ôn tập, tổng kết thường nằm ở cuối một chương, giai đoạn hay kết thúc chương trình trong một năm học. Do đó, nó mang tính tổng hợp và khái quát cao, điều này dẫn đến việc học sinh khó tiếp thu, khó hệ thống kiến thức.
	- Những bài ôn tập tổng kết thường có khối lượng kiến thức lớn, liên quan kiến thức cũ cần phải giải quyết trong khi thời gian ngắn 45 phút trên tiết học dẫn đến việc giáo viên lúng túng trong giờ dạy do phải hoàn thiện nội dung của bài học. 
	- Điều kiện đa phần nhiều giáo viên còn khó khăn chưa có đủ điều kiện máy móc, thiết bị để đầu tư cho các tiết ôn tập, tổng kết một cách chu đáo.
	- Một số không nhỏ giáo viên cho rằng kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa chỉ cần hệ thống, khái quát là xong, chưa thực sự nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức kỹ năng, không dám sử dụng các hình thức dạy học mới.
- Giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, khó hướng tới hoạt động của học sinh.
- Chưa có quy định cụ thể hay một phương pháp chung nào về cách thức dạy các bài ôn tập, tổng kết nên hầu như một số tiết bị xem nhẹ đặc biệt là các tiết ôn tập cuối năm. 
	- Tâm lý đa phần học sinh cho rằng Sử là môn học phụ, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học môn Sử của con em mình so với các môn khác vì nó liên quan đến việc chọn trường chọn khối thi Đại học, bên cạnh đó hầu như trong chương trình môn Sử ít được bố trí tiết tự chọn, ôn tăng tiết.
III. CÁC BÀI ÔN TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT VÀ NỘI DUNG CẦN NẮM
	1. Lịch sử 10
	- Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại. 
+ Nắm được các sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ - trung đại
+ Sự phát triển của xã hội nguyên thủy qua từng thời kỳ.
+ Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến - trung đại.
+ Làm rõ một số khái niệm trong bài như: nông dân công xã; vua chuyên chế; xã hội chiếm nô; địa chủ; nông dân lĩnh canh; lãnh chúa; lãnh địa
- Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
+ Ở bài này cần chú ý các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước (Thời kỳ dựng nước đầu tiên, giai đoạn đầu của nhà nước phong kiến độc lập, thời kỳ đất nước bị chia cắt, đất nước ở nữa đầu thế kỷ XIX). 
+ Khái quát các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước của nhân dân ta trong mỗi thời kỳ. 
	- Bài 28: Truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
+ Nắm được truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
+ Sự hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
+ Sự phát triển truyền thống yêu nước trong quá trình dựng nước.
+ Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
2. Lịch sử 11 
	- Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
+ Nắm được một số vấn đề chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến XVIII.
+ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.
+ Nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Những thành tựu văn hóa thời cận đại.
	- Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( Phần từ năm 1917 - 1945)
+ Nắm những sự kiện lịch sử thế giới trong những năm 1917- 1945.
+ Những vấn đề (nội dung) của lịch sử thế giới hiện đại trong những năm này và một số quy luật vận động, phát triển của nó.
	- Bài 34: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)
+ Nắm được về cơ bản lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Trình bày các phong trào yêu nước tiêu biểu của nhân dân ta 1858 - 1918.
+ Một số khái niệm cần làm rõ trong bài cho học sinh như chủ nghĩa tư bản; bình định; thuộc địa nữa phong kiến; khuynh hướng dân chủ tư sản
3. Lịch sử 12
	- Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000
+ Giúp học sinh nắm lại những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 - 2000.
+ Những nội dung chủ yếu của giai đoạn lịch sử này.
	- Bài: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919- 2000 
+ Nắm nội dung các giai đoạn chính của lịch sử Việt Nam và nội dung chính trong từng giai đoạn.
+ Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của của cách mạng Việt Nam. 
+ Một số khái niệm cần giải thích để làm rõ nội dung của bài học như kháng chiến, kiến quốc; chiến tranh đặc biệt; chiến tranh cục bộ; Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh; chiến tranh phá hoại lần thứ nhất; chiến tranh phá hoại lần hai ”
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY CÁC BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT
	Phương pháp dạy học bằng việc thiết kế các trò chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với các bài ôn tập, tổng kết.
	1. Ưu điểm của phương pháp thiết kế, tổ chức các trò chơi
	- Giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu các kiến thức lịch sử.
	- Hệ thống hóa tốt kiến thức, rèn luyện kỷ năng cho học sinh như phán đoán, sử dụng lược đồ, diễn đạt, xử lý tình huống
	- Tiết học sinh động, hấp dẫn, ít nhàm chán, kích thích các em làm việc
	2. Một số hạn chế
	- Tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị. 
	- Để dạy tiết sử dụng các trò chơi hấp dẫn đòi hỏi khá nhiều năng khiếu ở giáo viên. 
	3. Một số lưu ý
	- Chọn trò chơi theo do phù hợp với mục tiêu bài, đối với dạng bài ôn tập tổng kết nến sử dụng trò chơi theo dòng lịch sử, rung chuông vàng, hái hoa, trò chơi lắp ghép, ô chữ,..
	- Chọn trò chơi phù hợp với kỷ năng của học sinh, kỷ năng tư duy độc lập, kỷ năng diễn đạt
	- Giáo viên phải chuẩn bị tốt trò chơi, phải thiết kế trò chơi bám sát nội dung kiến thức đồng thời phải gợi mở giúp các em tìm tòi sáng tạo.
- Phổ biến cách chơi thật ngắn gọn khi bắt đầu thực hiện trò chơi để học sinh hiểu và thực hiện được ngay, thời gian cũng phù hợp với yêu cầu nội dung của bài học, có thể mời giáo viên cùng tổ tham gia. 
	- Giữ lớp học trong phạm vi cho phép để không ảnh hưởng đến các lớp xung quanh nhưng phải tạo không khí tươi vui.
	- Nên có điểm thưởng cho học sinh hoặc những món quà nhỏ ý nghĩa. 
	4. Các bước tiến hành 
	- Bước 1: Giới thiệu trò chơi 
	- Bước 2: Lựa chọn đội chơi
	- Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.
	- Bước 4: Tổ chức trò chơi.
	- Bước 5: Tổng kết trò chơi.
IV. VÍ DỤ MINH HỌA 
 Bài 27 ( Sách giáo khoa 12 cơ bản)
TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
	1. Giới thiệu trò chơi: Trò chơi mang tên Theo dòng lịch sử.
	2. Lựa chọn đội chơi: Giáo viên hia cả lớp làm 4 đội (có thể chia theo tổ hoặc theo đối tượng học sinh cho phù hợp) sau đó đặt tên cho mỗi đội có thể là Việt Bắc - Biên Giới - Điện Biên Phủ - Tây Nguyên.
 	3. Quy định thời gian, phổ biến luật chơi
Trò chơi sẽ được tiến hành qua 3 phần thi: Phần khởi động; Phần tăng tốc; Phần về đích. 
- Phần khởi động: Thang điểm 50 và sẽ tiến hành chơi trong vòng 10 phút. 4 đội sẽ tiến hành lần lượt 5 câu hỏi, thời gian suy nghĩ cho mổi câu 30 giây, sau đó viết kết quả ra giấy A4. (có thể sử dụng máy tính hổ trợ) mỗi câu trả lời đúng tương đương với 10 điểm. 
- Phần tăng tốc: Khoảng 5 vấn đề đoán sự kiện, nhân vật lịch sử hay một vấn đề trong bài. Điểm cho phần thi này là 100 điểm và sẽ tiến hành chơi trong vòng 15 phút. Các đội sẽ lần lượt trả lời theo gợi ý của giáo viên từ khó đến dễ, mỗi sự kiện tương ứng 20, 15, 10 điểm với thời gian suy nghĩ lần lượt là 5, 10,15 giây cho mỗi gợi ý và mỗi đội chỉ được trả lời một lần và nếu đội nào trả lời đúng thì đội khác không có quyền trả lời.
- Phần về đích: Thang điểm 50 và sẽ tiến hành chơi trong 12 phút, mỗi đội chuẩn bị 1 phút và trả lời trong vòng 2 phút( học sinh có quyền trả lời 1 lần và nhận xét lẫn nhau) phần này giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
4. Tiến hành trò chơi
* Phần khởi động: (Giúp học sinh nắm khái quát kiến thức từng giai đoạn) 
Câu 1: Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 chia ra làm mấy giai đoạn chính?
Đáp án: 5 giai đoạn: 1919 - 1930; 1930 - 1945; 1945 - 1954; 1954 - 1975; 1975 - 2000.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?
Đáp án: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 3: Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu và do ai chủ trì?
Đáp án: Hương Cảng - Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. 
Câu 4: Hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam từ 1945 - 1954 là gì?
Đáp án: Kháng chiến và kiến quốc (giáo viên giải thích thêm) 
Câu 5: Giai đoạn lịch sử nào Đảng ta đã tiến hành lãnh đạo đồng thời hai nhiệm vụ. Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam?
Đáp án: 1954-1975.
* Phần tăng tốc: Gồm 5 vấn đề lịch sử (Trên cở sở những vấn đề sau giúp học sinh nắm lại những sự kiện tiêu biểu để trả lời tốt câu 3 trong bài)
- Vấn đề 1: Sự kiện nào?
+ Gợi ý thứ nhất: Ngệ An và Hà Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất.
+ Gợi ý thứ hai: Cuộc tập dượt đầu tiên cho cho cách mạng tháng Tám.
+ Gợi ý thứ ba: Diễn ra trong những năm 1930 - 1931.
Đáp án: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. 
- Vấn đề 2: Sự kiện nào?
+ Gợi ý thứ nhất: Tiêu diệt 600 tên địch.
+ Gợi ý thứ hai: Kết thúc 19/12/1947.
+ Gợi ý thứ ba: Phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Đáp án: Chiến dịch Việt Bắc 1947.
- Vấn đề 3: Sự kiện nào?
+ Gợi ý thứ nhất: Phân tán lực lượng của địch.
+ Gợi ý thứ hai: Có sự phối hợp với bộ đội Lào.
+ Gợi ý thứ ba: Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
Đáp án: Chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954.
- Vấn đề 4: Sự kiện nào?
+ Gợi ý thứ nhất: Buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị Pari.
+ Gợi ý thứ hai: Buộc Mỹ phải tuyên bố phi Mỹ hóa chiến tranh.
+ Gợi ý thứ ba: Diễn ra vào năm 1968.
Đáp án: Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968.
- Vấn đề 5: Sự kiện nào?
+ Gợi ý thứ nhất: Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư.
+ Gợi ý thứ hai: Đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.
+ Gợi ý thứ ba: Đề ra kế hoạch 5 năm 1986 - 1990. 
Đáp án: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. 
* Phần về đích: (Giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản của bài và trả lời câu 1&2)
Chủ đề: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm mà Đảng và nhân dân ta đã rút ra từ 1930 cho đến nay.
Đáp án: Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình để làm rõ kiến thức cho học sinh.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta đoàn kết một lòng, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu kiên cường dũng cảm vì độc lập tự do.
+ Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Nắm vững ngọn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một bài học xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta. 
+ Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân vì dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử.
+ Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. 
+ Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
5. Tổng kết, rút kinh nghiệm: Căn cứ vào thái độ, ý thức tham gia của học sinh để giáo viên có phần nhận xét, rút kinh nghiệm hợp lý
Cuối bài giáo viên có thể sử dụng Lược đồ tư duy để khái quát lại nội dung bài học.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấu trúc đề thi môn lịch sử, Nguyễn An Ninh chủ biên, Nxb Giáo dục 2009.
2. Dạy tốt học tốt bằng bản đồ tư duy, Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thủy, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2011. 
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp12, Phan Ngọc Liên chủ biên, Nxb Giáo dục 2008.
4. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2012
5. Lịch sử lớp 10, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008.
6. Lịch sử lớp 11, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008.
7. Lịch sử Việt Nam 12 , Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008.
8. Sách giáo viên lịch sử 10, Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006.
9. Sách giáo viên lịch sử 11, Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2007.
10. Sách giáo viên lịch sử 12, Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008.
11. Tài liệu chuẩn kiến thức kỉ năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006.
Tài liệu mạng:
- Giáo viên.net 
- Global Education
- Thiết kế trò chơi và dạy học lịch sử THCS của Nguyễn Thị Hoa trên Google.com.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_mon_lich_su_thpt.doc