Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN

1. Nhận dạng di sản

a. Khái niệm về di sản

Di sản văn hóa Việt nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật

(bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có

giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được truyền từ đời này sang đời khác.

b. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam

- Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54

dân tộc anh em, trải qua 1 quá trình lịch sử lâu đời, kế thừa và tái tạo qua nhiều thế hệ.

- Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu

và kế thừa văn minh nhân loại.

- Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống

mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy.

c. Phân loại di sản

- Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể

và di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao

gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng cá

nhân, vật thể và không gian có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể

hiện bản sắc cộng đồng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sang thế hệ khác.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, và các giá di vật, cổ

vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.3

- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên

hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có

giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.

- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn

hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.

- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý

hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 1

Trang 1

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 2

Trang 2

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 3

Trang 3

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 4

Trang 4

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 5

Trang 5

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 6

Trang 6

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 7

Trang 7

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 8

Trang 8

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 9

Trang 9

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang xuanhieu 05/01/2022 1500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Lịch sử
ách”. 
Đình là nơi diễn ra mọi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng trong thiết chế làng 
xã. Đình làng luôn nhộn nhịp mỗi dịp tết đến xuân về, khi mọi người cùng tề tựu 
mừng tuổi nhau và mừng thọ những bậc cao niên trong làng. Bởi thế, đình làng là 
ngôi đền thiêng, là công trình văn hóa, tín ngưỡng luôn vẹn tuyền trong tâm thức 
của mỗi người. Gia phả của 5 dòng họ ở làng Thọ Linh và cứ liệu lịch sử trên bia 
đá dựng uy nghiêm trước đình làng đã khẳng định thời điểm thành lập đình làng 
Thọ Linh vào khoảng giai đoạn cuối đời Trần và đầu thời Lê thuộc thế kỷ XVI: 
“Cuối thời Hậu Trần có giặc Chiêm Thành quấy nhiễu. Nhà vua sai một vị tướng 
tài vào đất Ô Châu dẹp loạn, tức là Đức Phù Diễn Hầu Quang Khải. Vừa dẹp giặc 
vừa chiêu dân khai khẩn lập ấp. Dẹp giặc chưa yên thì Đức Hầu tiếp chiếu chỉ triệu 
về dẹp giặc phương Bắc. Ngài giao binh quyền lại cho Thế tử Trần Minh Nghĩa 
tiếp tục sự nghiệp”. 
 36 
Đình làng Thọ Linh 
Đình làng Thọ Linh được lập tại cồn Mã Bụt, đến năm 1781 được di chuyển về cồn 
Đình, nay đổi tên thành xóm Đình. Buổi mới ra đời, mái đình tuy được lợp bằng tranh, bốn bề 
chắn gỗ nhưng các vì kèo cột rường đã được chạm trổ tinh vi, kỳ công. Đình gồm 5 gian, 4 mái 
và có hiên lồi bao quanh. Sau một thế kỷ tồn tại (lấy mốc dựng lại đình đầu thế kỷ XIX) tới đầu 
thế kỷ XX, đình bị xuống cấp hoàn toàn, không còn giá trị sử dụng. Đến năm 1914, người có 
công lớn trong việc xây dựng lại ngôi đình là Quan cố Tham tri Đinh Xuân Trạc, làm Quan Án 
sát ở Thanh Hóa. Ông trực tiếp gửi thư về đề nghị với làng cho bán số ruộng dư nằm ngoài rìa 
làng mà lâu nay các phú gia tự tiện thuê nhân công với giá rẻ mạt để cấy trồng nhằm thu lợi bất 
chính. Số tiền bán đất được dùng để tôn tạo miếu mạo, đình chùa và dựng trường học cho dân 
làng. Nhờ thế đình làng Thọ Linh mới được khởi tạo lại, vì kinh phí eo hẹp nên lúc đó chỉ dựng 
lại được đình hậu theo kiểu mái vòm cổ điển. Quan cố Tham tri Đinh Xuân Trạc về nghỉ hưu tại 
quê nhà khi tuổi đã già, vẫn tiếp tục đôn đốc dân làng góp công tích của để xây nốt đình tiền. 
Đình làng Thọ Linh là địa điểm mà cụ Lãnh binh Mai Lượng, người con ưu tú của đất Quảng 
Sơn phò vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương (1885-1896) để kháng Pháp và tay sai. 
Ông đã tụ họp dân làng và nghĩa quân để truyền đạt chiếu Cần Vương nhằm 
quyên góp lương thực, tiền bạc, vũ khí ủng hộ các nghĩa sĩ Cần Vương. Không lâu 
sau, thực dân Pháp cho quân lùng quét xóm Đình hòng lấy đình làng làm đồn bốt 
 37 
để ngăn chặn các con đường giao thông huyết mạch từ Ba Đồn lên Cao Mại, Tuyên 
Hóa, vào Bố Trạch, ra Hà Tĩnh và đi các tỉnh từ Bắc chí Nam. Đình làng Thọ Linh 
sau đó được lệnh phá theo chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”. 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đình Thọ Linh tiếp tục đồng hành cùng 
công cuộc thống nhất dân tộc. Đình được dùng làm kho dự trữ quốc gia chứa quân 
trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm nuôi quân; là nơi dừng chân của nhiều 
cán bộ chiến sĩ quân đội hành quân ngày đêm vào Nam chiến đấu. 
Hòa bình lập lại, để phục vụ đời sống tín ngưỡng và nhu cầu thưởng thức văn hóa 
của người dân, chính quyền xã Quảng Sơn được nhân dân đồng sức, đồng lòng đã tôn tạo 
lại nguyên mẫu ngôi đình làng. Chi tiết đặc biệt có ở đình làng Thọ Linh là dân làng thờ 
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong đình, với ý niệm hướng thiện. Với bề dày truyền thống 
xuyên suốt tiến trình lịch sử, đình làng Thọ Linh đã được UBND tỉnh Quảng Bình xếp 
hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2014. 
16. Di tích lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh 
 Lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng trên ngọn đồi rộng của núi 
An Mã, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, cách trung tâm huyện lị 25km về phía Nam. 
 Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy, Quảng Bình 
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là bậc công thần tướng quốc đời chúa 
Nguyễn Phúc Chu (Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế (1691-1725 ). Ông sinh quán 
Quảng Bình, nhưng quê gốc từ Tiền tổ ở Gia Viễn Ninh Bình. Ông nội của Lễ Thành 
 38 
Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là quan tham chiến Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn, vì bất 
mãn với chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê, nên theo phò chúa Nguyễn vào Đàng trong. 
Bước dừng chân đầu tiên của dòng Nguyễn Hữu vào năm 1609 do Triều Văn Hầu 
định hướng là đất Quảng Bình. Khi ấy người con trai thứ năm của Triều Văn Hầu là 
Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật mới được 6 tuổi. Ông Dật sau này là cha của Lễ 
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đến lượt Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được sinh 
vào năm 1650 tại Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. 
Sinh ra trong gia đình võ tướng, am tường quốc sự, lại chứng kiến bao cảnh truân 
chuyên của xã hội thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, ông đã sớm dấn thân vào cuộc chiến. 
Nguyễn Hữu Cảnh đã cầm quân “Thống binh” xông pha trận mạc khi tuổi đời chưa quá 
22 để phò chúa an dân, giữ yên bờ cõi. Với tài thao lược, trí tuệ thông minh và bản lĩnh 
hơn người, ông đã lập nhiều chiến công hiển hách, được chúa Nguyễn Phúc Chu tin cẩn 
trọng dụng ban tước Lễ Thành Hầu và cử giữ chức Cai Cơ. Năm 1692, trước việc vua 
Chăm Pa là Kế Bà Tranh từ bỏ bang giao với chúa Nguyễn, có ý muốn giành đất ở phủ 
Diên Ninh (Diên Khánh), chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh cùng với 
tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân đi bình định biên cương. Xuân 1693, bờ cõi 
được dẹp yên, các phần đất của Chăm pa sát nhập vào Đàng Trong. Nguyễn Hữu Cảnh y 
lệnh chúa lập ra Thuận Thành trấn, tháng 8 năm ấy đổi thành phủ Bình Thuận. 
Tháng 7/1693, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Phú Xuân xin chúa Nguyễn Phúc Chu 
chiêu mộ dân nghèo khắp xứ Thuận - Quảng đưa vào nam khẩn đất. Tháng 2 năm 
1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất 
kinh lược xứ Đồng Nai (gồm cả Sài Côn Bến Nghé). Thuở ấy Ông cho đóng đại bản 
doanh tại Cù Lao Phố còn gọi là Đông Phố (Đồng Nai). Ngoài mỏm đất này ra chung 
quanh toàn là rừng núi âm u: phần đất đai hoang hóa đầy hiểm trở, sông rạch thì 
chằng chịt, gai góc ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ của các loài mãnh thú, ác ngư... 
 "...Đồng Nai địa thế hãi hùng 
 Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um...’’ 
Phần nhân chủng tuy gồm các sắc tộc: Khơme, Chăm, Việt, Hoa... nhưng lại 
quá ít ỏi vắng vẻ, đời sống sinh hoạt còn quá thô sơ nghèo nàn. Với ý chí quả cảm 
 39 
và lòng yêu nước thương dân, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kiên quyết vượt gian 
nguy, vạch ra kế sách cấp thiết cùng quân dân gấp rút liên tiếp thi hành: 
- Khai hoang mở cõi 
- Dàn xếp biên cương 
- Bảo vệ chủng dân và vùng đất mới 
- Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ 
- Lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt 
- Đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông 
Tận tâm tận lực trong vòng chưa đầy một năm, Thống suất Nguyễn Hữu 
Cảnh đã thành công rực rỡ trước mọi phương án do ông đề ra. Riêng công trình di 
dân đã được đa số dân chúng miền Phú Xuân - ngũ Quảng hưởng ứng, nhất là nhân 
dân vùng Bố Chánh (Quảng Bình) đã sốt sắng đáp lời kêu gọi của bậc lãnh tướng 
đồng hương mà họ hằng kính yêu, nên đã hăng hái rủ nhau vào Đồng Nai lập 
nghiệp rất đông - Điển hình bằng cả những câu ca dao thời ấy: 
 "Làm trai cho đáng nên trai 
 Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng" 
Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé đã nhanh chóng trở 
thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí..., mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là 
vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân 
nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này: 
 "Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt, 
 Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai" 
Không những ông là vị tướng khai biên xuất, nhà chính trị tài giỏi mà còn là 
người giàu đức tính, đầy lòng nhân hậu, và có một tâm hồn thuần phác “Uống 
nước nhớ nguồn", với lòng yêu, quê hương Tổ Quốc thiết tha. Đặc biệt, Ông đặt 
nặng tình lưu luyến chân thành với sinh quán Quảng Bình của ông. Như ta thấy, 
Ông đã chắt chiu đem từng tên của hai huyện Phước Long, Tân Bình ở tận Quảng 
 40 
Bình vào đặt tên cho vùng đất mới khai hóa này, mà đến nay phần lớn vẫn còn. 
Trước hết là hai huyện Phước Long (vùng Đồng Nai) và Tân Bình (vùng Sài Côn - 
Bến Nghé). Rồi còn biết bao thôn xã khóm ấp được mang tên Bình hoặc Tân như: 
Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, 
Bình Hòa, Bình Điền, Bình Phước, ...Tân Định, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Thuận, 
Tân Mỹ, Tân Phước, Tân Thạnh... 
Do công nghiệp ấy, ân đức ấy, Ông đã được nhân dân trong vùng kính trọng, 
họ tỏ lòng tôn kính uy danh ông, không dám gọi tên húy luôn cả hai tên Kính và 
Cảnh mà chỉ tôn xưng bằng chức tước của ông là Quan Chương Cơ, quan Thống 
Suất và tôn quý gọi là Lễ Công, Đức Ông. 
Sau hơn 8 năm quan hệ Việt - Miên yên ổn, triều đình Chân Lạp lại cho 
quân qua đốt phá nhà cửa của dân chúng, cướp phá các dinh của ta. Chúa Nguyễn 
lại lệnh cho Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lo liệu việc biên cương. 
Tháng 2 năm 1700, đại quân của Nguyễn Hữu Cảnh đóng quân ở Rạch Cá tức 
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lần này, ông cũng dùng chính sách ôn hòa, 
đem nhân tâm thu phục lòng người là chính. Công cuộc an định biên cương mau 
chóng hoàn tất, ông hạ lệnh dong thuyền xuôi dòng Cửu Long về Dinh Trấn. 
Nhưng khi về đến ngã ba Tiền Giang - Rạch Gầm (tục còn gọi quãng này là Sầm 
Giang) thì bị bệnh mất đột ngột. Khi ấy nhằm ngày 9-5 Canh Thìn (1700). Quan 
quân bàng hoàng xao động, âm thầm đưa linh cữu của ông về đình cữu và huyền 
táng cạnh dinh Trấn Biên Đồng Nai, thuộc thôn Bình Hoành, Cù Lao Phố. 
Được tin dữ bất ngờ, Chúa Nguyễn Phúc Chu rất xót, ban sắc truy tặng Hiệp 
Tán Công Thần, đặc tấn Chưởng dinh Tráng Hoàn Hầu (Vĩnh An Hầu) thụy là Trung 
Cần. Truyền rằng sau đó linh hài của ông đã được cải về an táng tại Thác Ro thuộc 
huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nơi này mới đây được hậu duệ 10 đời của ông đã tìm ra 
mộ và tấm bia khắc tên Ông bằng chữ Hán, được dịch là (mặt trước) Vĩnh An Hầu 
Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) chi mộ, (mặt sau) ghi: Bảo Đại năm thứ 5 ngày 16, hậu duệ 
là Viện trưởng Cơ mật Đại thần Thái tử Thái phó Hiển đại học sĩ Phước Môn Bá 
Nguyễn Hữu Bài cùng con Hữu Giải và nữ thị Dương cung kính dựng bia. Xét ra mộ 
 41 
chí của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Thác Ro, Quảng Bình đã rất đúng hướng 
địa lý đặt mộ của tiền nhân dòng Nguyễn Hữu đã chọn và truyền lại: 
 - Thượng Yên Mã = phía trước giáp núi Yên Mã 
 - Hạ Đùng Đùng = phía dưới gần phá Hạc Hải 
 - Trung trung nhất huyệt = khoảng trung tâm là nơi an táng được 
Ở Cù Lao Phố xưa nay vẫn có lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu 
Cảnh. Phải chăng tiền nhân khi xưa vừa làm công việc cải táng linh hài ông về 
Quảng Bình, vừa đắp lại như cũ mộ huyền táng của Ông ở Cù Lao Phố để trấn an 
lòng sùng kính của nhân dân vùng Đồng Nai. Ngoài ra, Thượng Đẳng Thần Lễ 
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn có một ngôi mộ vọng nữa ở xã Điện Thắng, 
Điện Bàn, Quảng Nam. Thuở ấy, sau khi ông mất, nhân dân khắp nơi lập Đền, 
Miếu thờ phụng, cùng những liễn đối hoành phi..., ghi ơn Đức Ông Lễ Thành Hầu 
Nguyễn Hữu Cảnh. Ngoài đền Vĩnh Yên ở Quảng Bình, đền Binh Kính ở Biên 
Hòa (Đồng Nai), còn suốt miền đồng bằng sông Cửu Long, nhưng địa phương nào 
trước đã từng được đón tiếp ông hay những nơi ông đóng doanh trại đều có đền thờ 
như: Cù Lao Tiêu Mộc (sau đổi là Cù Lao Ông Chưởng), Long Điền, Kiến An, 
Vĩnh Ngươn, Châu Đốc, Rạch Gầm, Thới An, Bình Mỹ, Mỹ Đức, Cù Lao Phố... 
Đâu đâu ông cũng được sắc phong Thượng đẳng thần. Không những người Việt 
tôn thờ ông, mà người Trung Hoa cũng tỏ lòng ngưỡng mộ đặt bài vị thờ Ông tại 
đền Minh Hương Chợ Lớn. Thậm chí người Chân Lạp cũng kính phục uy danh 
Ông, họ lập miếu thờ ở đầu chợ Nam Vinh (Nam Vang) thờ Đương Cảnh Thành 
Hoàng Nguyễn Hữu Cảnh. 
Phía triều đình các vua chúa nối ngôi sau này đều có ban sắc phong tước hiệu 
truy tặng cố công thần Nguyễn Hữu Cảnh. Dân ta vốn là một dân tộc có truyền thống 
uống nước nhớ nguồn, cho nên trải qua hàng bao thế hệ, cho dù các nhà cầm quyền 
thuộc thể chế nào, thời gian nào. và cho đến tận ngày nay cũng đều muốn tỏ lòng ghi 
khắc công ơn Nguyễn Hữu Cảnh bằng mọi hình thức và ở mọi địa phương. 
Theo Quảng Bình non nước huyền diệu - NXB Văn nghệ TP Hồ Chí 
Minh - 2000 và Quảng Bình di tích và danh thắng - tập 2 năm 2002 
 42 
KẾT LUẬN 
Di sản văn hóa có vai trò thực sự to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản 
sắc dân tộc. Trong dạy học, biết sử dụng di sản văn hóa để hướng đến những giá trị 
về chân - thiện - mỹ thì bài giảng của người thầy mang sức sống văn hiến và có 
thêm độ dày của lịch sử. Di sản văn hóa Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất 
có giá trị lâu bền về lịch sử, khoa học và được lưu truyền vĩnh cửu từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. Có thể coi di sản văn hóa là một thứ của cải vô cùng quý báu mà 
ông cha ta đã để lại cho con cháu muôn đời sau. Vì vậy việc nghiên cứu cách thức 
sử dụng di sản trong dạy học tích cực ở bộ môn Lịch sử, trường Trung học phổ 
thông là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Mặt khác việc dạy và học môn Lịch 
sử tại trường Trung học phổ thông bằng cách sử dụng di sản văn hóa đang là vấn 
đề được Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch hết sức quan 
tâm, đẩy mạnh. 
Trong bối cảnh đổi mới sâu sắc và toàn diện giáo dục hiện nay, sử dụng di 
sản trong dạy học sẽ góp phần đắc lực trong việc hoàn thiện hơn nữa về phương 
pháp giảng dạy sáng tạo môn Lịch sử sau này. 
 43 
MỤC LỤC 
 ĐẶT VẤN ĐÊ 1 
 NỘI DUNG 2 
 Chƣơng I. Những vấn đề chung về di sản và sử dụng di sản 
trong quá trình dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông 
2 
I Một số vấn đề chung về di sản 2 
1 Nhận diện di sản 2 
2 Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học 3 
3 Một số vấn đề khi khai thác, sử dụng giá trị các di sản trong dạy 
học lịch sử ở trường phổ thông 
4 
II Sử dụng di sản trong dạy học tích cực 4 
1 Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học tích cực 4 
2 Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản 5 
3 Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản 5 
4 Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng di sản trong dạy học 6 
5 Quy trình thực hiện một bài học tại di sản 7 
 Chƣơng II. Sử dụng tƣ liệu về các di sản ở Quảng Bình phục 
vụ giảng dạy lịch sử dân tộc 
9 
I Các di sản có thể đƣợc giới thiệu trong quá trình giảng dạy 
lịch sử dân tộc 
9 
II Tƣ liệu về các di sản 10 
1 Di chỉ khảo cổ học Bàu Tró 10 
2 Di chỉ khảo cổ học Cồn Nền 11 
3 Di tích Thành Lồi Cao Lao Hạ 12 
4 Di tích Thành nhà Ngo 14 
5 Di tích lăng mộ Hồ Cưỡng 15 
6 Di tích lăng mộ Hoàng Hối Khanh 16 
7 Di tích Điện Thành Hoàng Vĩnh Lộc 20 
8 Điện thờ Thượng thư Đại Hành khiển Trần Bang Cẩn 20 
9 Thành Đồng Hới 21 
 44 
10 Lũy Trường Dục và Lũy Nhật Lệ 23 
11 Di tích lò gốm Mĩ Cương 27 
12 Đền Truy Viễn Đường 28 
13 Di tích đền mẫu Liễu Hạnh 29 
14 Di tích lịch sử đình làng Thuận Bài 31 
15 Đình làng Thọ Linh 35 
16 Di tích lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh 37 
 KẾT LUẬN 42 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_thpt_mon.pdf