Tài liệu Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh môn Công nghệ cấp THPT - Năm học 2016-2017
A. Phần thứ nhất
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC.
I. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Đổi mới phƣơng pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy
học cũng nhƣ đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá
kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích
thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sƣ
phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.
1. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Xu hƣớng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung vào
các hƣớng sau:
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá
tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các hình thức đánh giá thƣờng
xuyên, đánh giá định kì sau từng chủ đề, từng chƣơng nhằm mục đích phản hồi điều
chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình)
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của ngƣời
học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,.sang đánh giá
năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiển, đặc biệt chú trọng đánh giá các
năng lực tƣ duy bậc cao nhƣ tƣ duy sáng tạo.
- Chuyển từ đánh giá từ một hoạt động gần nhƣ độc lập với quá trình dạy học sang
việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá nhƣ là một phƣơng pháp dạy học;
- Tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các
phần mềm thẩm định các đặc tính đo lƣờng của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt,
độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.
Với những xu hƣớng trên, đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo
dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:
Học xong chuyên đề này, giáo viên cần:
-Ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới kiểm tra. đánh giá trong dạy học theo
hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Hiểu được đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo
định hướng tiếp cận năng lực.
- Vận dụng quy trình biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá vào dạy học ở đơn vị.5
- Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hƣớng tiếp cận năng lực)
từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến
thức, kĩ năng, thái độ (theo định hƣớng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học.
- Phối hợp giữa đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo
viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình,
cộng đồng.
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan) và
tự luận (trắc nghiệm tự luận) nhằm phát huy những ƣu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có
khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.
Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên đƣợc thể
hiện qua một số đặc trƣng cơ bản sau:
a) Xác định đƣợc mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng
lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học
ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.
b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu
thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định
điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:
(i) Thu thập thông tin: thông tin đƣợc thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và
bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học
tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,.); lựa chọn đƣợc những nội dung đánh giá cơ bản
và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu
cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,.) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp,
phiếu học tập, bài tập về nhà,.); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật (câu hỏi và
bài tập phải đo lƣờng đƣợc mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm
khách quan hay trắc nghiệm tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,.); tổ
chức thu thập đƣợc các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dƣỡng cho học sinh
những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và
cải tiến quá trình dạy học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh môn Công nghệ cấp THPT - Năm học 2016-2017
ó thể không giống với các hình thức đánh giá ở trên, thƣờng có thêm những nội dung khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức môn học mà còn phải có tính sáng tạo. 1.2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá Sự phân chia các phƣơng pháp KTĐG cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về KTĐG, đặc biệt là xem xét các phƣơng pháp phân chia khác nhau, có thể chia các phƣơng pháp KTĐG ra 3 nhóm lớn. Trong đó, mỗi nhóm lớn này lại đƣợc chia ra nhiều nhóm nhỏ, có thể gọi đó là phƣơng pháp hoặc kĩ thuật KTĐG. Để phù hợp với sử dụng trong thực tế, sau đây chỉ dùng thuật ngữ "kiểm tra" thay cho "kiểm tra đánh giá". 34 1) Kiểm tra bằng quan sát: - Nội dung: Giáo viên quan sát các hành động, lời nói, thái độ, sản phẩm, ... của ngƣời học để lấy tƣ liệu đánh giá. - Có thể tách nhóm phƣơng pháp này thành hai nhóm nhỏ sau: + Quan sát thƣờng xuyên: Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình học tập, hoạt động của ngƣời học trong một giai đoạn nhất định. Mọi thông tin đƣợc ghi vào nhật kí hoặc phiếu (bảng) kê để lấy tƣ liệu đánh giá. + Quan sát sự trình diễn của ngƣời học: Giáo viên quan sát, theo dõi ngƣời học trình diễn về một chủ đề nhất định trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Các thông tin có thể đƣợc ghi vào bảng kê hoặc đƣợc giáo viên ghi nhớ và xử lí ngay trong quá trình quan sát. Sau đó giáo viên tổng hợp các thông tin và đƣa ra quyết định đánh giá. Hình 1. Sơ đồ các phương pháp kiểm tra đánh giá 2) Kiểm tra viết: - Ngƣời học thể hiện trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình trên bài viết theo những vấn đề do giáo viên đƣa ra. Ngƣời học thực hiện bài làm trên lớp dƣới sự giám sát của giáo viên trong một khoảng thời gian nhất định hoặc ở nhà với khoảng thời gian khá dài tùy ý. Là phƣơng pháp có thể kiểm tra đồng loạt nhiều ngƣời học trong một khoảng thời gian hạn chế nhất định. Thông qua bài viết, ngƣời học thể hiện năng lực nắm vững kiến Các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá Kiểm tra bằng quan sát Kiểm tra viết Kiểm tra vấn đáp Quan sát sự trình diễn của ngƣời học Quan sát thƣờng xuyên Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan Vấn đáp thuần tuý Vấn đáp kết hợp Tiểu luận Bài viết Luận văn Đúng - Sai Ghép đôi Nhiều lựa chọn Điền khuyết 35 thức, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt, ... và cả năng lực sử dụng ngôn ngữ, chữ viết v.v... Đây là một phƣơng pháp đƣợc dùng nhiều nhất trong các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá. Kiểm tra viết có 2 cách phân loại theo hình thức và theo tính chất kiểm tra. - Theo hình thức KTĐG, chia nhóm "Kiểm tra viết" thành 3 nhóm nhỏ sau: + Kiểm tra viết trên lớp: Ngƣời học làm bài kiểm tra dƣới sự giám sát của giáo viên. Thời gian ngƣời học làm bài thƣờng là 15, 45, 60, 90, 120, 150 hoặc 180 phút. Dạng bài kiểm tra có thể là trắc nghiệm tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. + Kiểm tra viết ở nhà: Ngƣời học tự lực làm bài ở nhà, thời gian khá dài, dạng bài chủ yếu là trắc nghiệm tự luận. + Ngƣời học tự đánh giá: Là phƣơng pháp ngƣời học tự nhận xét, đánh giá về bản thân theo những tiêu chí nhất định do giáo viên hoặc các cấp quản lí đề ra. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng trong đánh giá đạo đức, đánh giá tinh thần, thái độ học tập, tu dƣỡng, ... của ngƣời học. - Theo tính chất của bài viết và sự đánh giá, chia nhóm "Kiểm tra viết" thành 2 nhóm nhỏ sau: + Nhóm "trắc nghiệm tự luận": Ngƣời học tự diễn đạt vấn đề, việc đánh giá có phụ thuộc vào chủ quan của ngƣời chấm. Nhóm này lại đƣợc phân ra 3 loại: bài viết, tiểu luận và luận văn. + Nhóm "trắc nghiệm khách quan": Ngƣời học chủ yếu đánh dấu vào các chỗ cần lựa chọn hoặc điền các từ, cụm từ vào chỗ trống, ...; việc đánh giá là khách quan, không phụ thuộc vào ngƣời chấm bài. Nhóm này lại đƣợc chia ra nhiều loại, thƣờng sử dụng 4 loại sau: nhiều lựa chọn, đúng - sai, ghép đôi và điền khuyết. Riêng bài viết nhằm để đánh giá khả năng viết "chính tả" của ngƣời học có thể đƣợc xếp vào nhóm riêng. 3) Kiểm tra vấn đáp: Ngƣời học trực tiếp trả lời các câu hỏi của giáo viên. Thông qua quá trình hỏi - đáp, giáo viên có thể đánh giá khả năng ghi nhớ, lập luận, diễn đạt, trình độ tƣ duy, ... của ngƣời học. Phƣơng pháp này có hạn chế là mỗi lần chỉ kiểm tra đƣợc một ngƣời học nên khó áp dụng đối với các lớp có nhiều ngƣời học. Có thể tách nhóm này thành 2 nhóm nhỏ sau: - Vấn đáp thuần túy: Thầy và trò chỉ thực hiện hỏi (thầy) - đáp (trò) một cách thuần túy (còn đƣợc gọi là "kiểm tra miệng" hoặc "hỏi - miệng"). Mục đích dạng kiểm tra này là nhằm đánh giá sự ghi nhớ, nắm vững kiến thức; khả năng diễn đạt, lập luận, ... của ngƣời học. - Vấn đáp kết hợp: Quá trình hỏi - đáp đƣợc tiến hành sau hoặc trong khi ngƣời học đang thực hiện các thao tác khác nhƣ viết, vận hành máy, gia công, tháo lắp, sửa chữa v.v... Có thể coi đây là phƣơng pháp kết hợp giữa vấn đáp thuần túy và quan sát sự 36 trình diễn của ngƣời học. Mục đích dạng kiểm tra này là nhằm đánh giá năng lực, trình độ của ngƣời học cả về mặt lí thuyết lẫn về mặt thực hành. Giá trị của kiểm tra vấn đáp đôi khi lại chỉ đóng vai trò phụ trợ, tham khảo. 2. Khái quát về xây dựng ma trận đề Ma trận đề là một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung (chủ đề) hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh (chia theo thang đánh giá NIKKO). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chƣơng trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lƣợng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lƣợng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lƣợng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. 2.1. Quy trình thiết lập ma trận đề Quy trình thiết lập ma trận đề kiểm tra bao gồm các bƣớc sau đây (vị trí công việc đƣợc đánh dấu trong bảng 1 dƣới đây bằng chữ số trong vòng tròn): . Liệt kê danh mục các chủ đề (nội dung, chƣơng...) cần kiểm tra. . Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tƣ duy. . Quyết định phân phối tỷ lệ % của tổng điểm cho mỗi chủ đề. . Quyết định điểm số tổng của bài kiểm tra (ví dụ: tổng điểm: 10). . Tính số điểm cho mỗi chủ đề tƣơng ứng với tỷ lệ %. . Tính số điểm, số câu hỏi cho mỗi chuẩn tƣơng ứng. . Tính số điểm và số câu hỏi cho mỗi hàng. . Tính tỷ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột. . Đánh giá lại ma trận và có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Khi thiết lập ma trận đề cần lƣu ý một số điểm sau: * Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tƣ duy cần phải đảm bảo: - Chuẩn đƣợc chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chƣơng trình môn học. Đó là chuẩn có thời lƣợng quy định trong phân phối chƣơng trình lớn và làm cơ sở để hiểu đƣợc các chuẩn khác. - Mỗi một chủ đề (nội dung, chƣơng...) đều phải có những chuẩn đại diện đƣợc chọn để đánh giá. - Số lƣợng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề tƣơng ứng với thời lƣợng quy định trong phân phối chƣơng trình dành cho chủ đề đó. Nên để số lƣợng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tƣ duy cao (vận dụng) nhiều hơn. 37 Bảng 1: Ma trận đề kiểm tra hoặc bảng mô tả tiêu chí câu hỏi Chủ đề kiểm tra Các mức độ mục tiêu Nhớ/Biết Hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao -Chủ đề 1 % tổng điểm= điểm Tổng số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: -Chủ đề 2 % tổng điểm= điểm Tổng số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: -Chủ đề 3 % tổng điểm= điểm Tổng số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: .. .. .. .. .. -Chủ đề n % tổng điểm= điểm Tổng số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng= điểm Số câu: % điểm hàng = điểm Số câu: Tỉ lệ: Tổng số điểm: Tổng số câu: % tổng bài KT = điểm Tổng số câu: % tổng bài KT = điểm Tổng số câu: % tổng bài KT = điểm Tổng số câu: % tổng bài KT = điểm Tổng số câu: * Khi quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề cần căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề trong chƣơng trình và vào thời lƣợng quy định trong phân phối chƣơng trình. * Khi tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tƣơng ứng cần căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh. - Căn cứ vào số điểm đã xác định ở bƣớc 6 để quyết định số điểm và câu hỏi tƣơng ứng, trong đó các câu hỏi trắc nghiệm phải có số điểm bằng nhau. - Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp. 2.2. Xây dựng bản hướng dẫn chấm và thang điểm 38 Việc xây dựng hƣớng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: - Nội dung: khoa học và chính xác; - Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhƣng ngắn gọn và dễ hiểu; - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Về cách tính điểm có thể làm nhƣ sau: * Đối với đề kiểm tra dùng loại câu trắc nghiệm: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi đƣợc 0,25 điểm. * Đối với đề kiểm tra kết hợp câu tự luận và trắc nghiệm Điểm toàn bài là 10. Phân phối điểm cho phần tự luận và trắc nghiệm theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành mỗi phần và các câu trắc nghiệm có số điểm bằng nhau. * Đối với đề kiểm tra dùng loại câu tự luận: Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bƣớc từ bƣớc 4 đến bƣớc 8 phần thiết lập ma trận đề kiểm tra. 2.3. Xem xét và hoàn thiện đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bƣớc sau: 1. Đối chiếu từng câu hỏi với hƣớng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3. Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chƣơng trình và đối tƣợng học sinh (nếu có điều kiện). 4. Hoàn thiện đề, hƣớng dẫn chấm và thang điểm. 3. Kiểm định câu hỏi Để xác định tính đúng đắn, hiệu quả sử dụng của các câu hỏi đã soạn thảo, cần phải đánh giá chúng trƣớc khi đƣa ra sử dụng trong khâu KTĐG. Việc đánh giá câu hỏi có thể chia thành hai bƣớc sau: * Bước 1: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Bƣớc này nhằm chỉnh lí, hoàn thiện các câu hỏi. Đối với câu tự luận, tham khảo ý kiến về các vấn đề: 39 - Phân tích sự phù hợp của chúng đối với từng nội dung cần đánh giá ở mức độ vận dụng. - Xem xét sự hợp lí của các dữ kiện, của thời gian làm bài v.v... Đối với câu trắc nghiệm, tham khảo ý kiến về các vấn đề: - Phát hiện những câu chƣa đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức. - Xem xét sự chính xác của thuật ngữ, cách diễn đạt câu. - Riêng với câu nhiều lựa chọn, cần phát hiện những sai sót nhƣ có nhiều câu chọn hoặc chẳng có câu chọn nào, các câu nhiễu chƣa hợp lí v.v... Trên cơ sở các ý kiến đóng góp và cả sự tự đánh giá, tác giả tiến hành chỉnh sửa lại nhằm hoàn thiện ở mức cao hơn. * Bước 2: Đánh giá thông qua thực nghiệm. Bƣớc này rất quan trọng vì chỉ có thông qua bƣớc này mới đánh giá đƣợc chất lƣợng của câu hỏi đã biên soạn. Riêng loại câu trắc nghiệm, đánh giá câu hỏi bằng phƣơng pháp thực nghiệm nhằm đánh giá độ khó và độ phân biệt của câu trắc nghiệm. - Độ khó của câu trắc nghiệm có tác dụng phân tán điểm số của nhóm thí sinh làm trắc nghiệm. Phổ các điểm kiểm tra càng trải rộng càng tốt. Sự phân tán hoặc sự trải rộng điểm số sẽ đạt mức thích hợp khi các câu trắc nghiệm có độ khó thích hợp (độ khó trung bình) và độ phân biệt cao. Độ khó (ĐK) của câu trắc nghiệm đƣợc xác định căn cứ vào số lƣợng thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm ấy. Nhƣ vậy, độ khó của câu trắc nghiệm thứ i đƣợc tính nhƣ sau: Số ngƣời trả lời đúng câu i ĐKi = --------------------------------------------------------- Tổng số ngƣời tham gia làm bài trắc nghiệm Do đó, nếu ĐKi 0, câu trắc nghiệm thứ i quá khó. nếu ĐKi 1, câu trắc nghiệm thứ i quá dễ. Thông thƣờng lấy 0,25 ĐK 0,75. Với ĐK > 0,75 vẫn có thể sử dụng tùy theo mục đích cụ thể. Đôi khi còn dùng cả các câu có ĐK > 0,1. Tốt nhất nên dùng các câu có độ khó trung bình (ĐK 0,5). Cần chú ý rằng, khi tính độ khó trung bình của câu trắc nghiệm cần phải căn cứ vào tỉ lệ may rủi. Chẳng hạn với câu nhiều lựa chọn có 4 câu chọn và nhiễu thì tỉ lệ may rủi là 25 %. Khi đó độ khó trung bình sẽ là (25 + 100) / 2 = 0,625 (thƣờng viết ngắn gọn là 0,62). Tƣơng tự nhƣ vậy, độ khó của bài trắc nghiệm còn có thể đƣợc xác định bằng chỉ số thƣơng số giữa điểm trung bình của bài trắc nghiệm với tổng số điểm có thể có đƣợc của bài trắc nghiệm. Chỉ số càng nhỏ thì độ khó càng lớn. 40 - Độ phân biệt của câu trắc nghiệm thể hiện ở chỗ mọi ngƣời đạt điểm của bài trắc nghiệm cao sẽ làm đúng câu đó và mọi ngƣời đạt điểm thấp sẽ trả lời sai câu đó. Độ phân biệt (ĐPB) là sự phân bố tỉ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thí sinh thuộc nhóm khá và nhóm kém. Độ phân biệt của câu thứ i đƣợc xác định theo công thức sau: Nkhá - Nkém ĐPBi = ------------------ n Với: Nkhá - số thí sinh của nhóm đạt điểm kiểm tra cao làm đúng câu thứ i đó. Nhóm này có thể lấy khoảng 25 35 % trong tổng số thí sinh. Nkém - số thí sinh của nhóm đạt điểm kiểm tra thấp làm đúng câu thứ i đó. Số lƣợng của nhóm này cũng lấy bằng hoặc tƣơng đƣơng số lƣợng của nhóm đạt điểm cao. n - trung bình cộng của số thí sinh hai nhóm. Thông thƣờng lấy ĐPB > 0,3, cũng có trƣờng hợp đặc biệt có thể lấy ĐPB > 0,1. Đặc biệt nếu ĐPB < 0 thì câu trắc nghiệm đó không thể đem dùng đƣợc. Ngoài hai thông số trên, khi đánh giá câu trắc nghiệm còn cần phải chú ý tới một số điểm khác sau: - Nếu câu nhiễu nào có quá nhiều thí sinh lựa chọn hoặc chẳng có ai lựa chọn thì cần phải đƣợc xem xét, chỉnh sửa lại. - Nếu câu nhiễu nào đƣợc số thí sinh ở nhóm điểm cao chọn nhiều hơn số ở nhóm điểm thấp thì cũng phải đƣợc xem xét, chỉnh sửa lại.
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_nang_cao_nang_luc_cho_giao_vien_ve_doi_mo.pdf